<h2>Thị trường BĐS đã và đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất từ trước đến nay. Hàng loạt doanh nghiệp BĐS trên sàn đối mặt với thua lỗ hay suy giảm mạnh về lợi nhuận. Tuy nhiên vẫn còn đó những doanh nghiệp “chưa bị đông cứng trong tảng băng BĐS”.</h2>Thị trường ghi nhận 4 doanh nghiệp ít ỏi trong số 68 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận liên tục trong suốt giai đoạn 2009-2012.
4 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2009 - 2012:
Nguồn:
Dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chính là
CTCP Đầu tư thương mại BĐS An Dương Thảo Điền (HOSE: ). Năm 2007, An Dương Thảo Điền chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 32 tỷ đồng và chỉ mới niêm yết trong năm 2013.
Sau hơn 5 năm thành lập, HAR đã đạt được những bước tăng trưởng khá ấn tượng. Đến cuối năm 2012, tổng tài sản của HAR đạt 449.91 tỷ đồng, vốn điều lệ 350 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt 32.72 tỷ đồng và giá trị sổ sách đạt 10,473 đồng. Trong giai đoạn 2009-2012, HAR ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân ở mức 322%.
Trong đó, năm 2011 mới thực sự đánh giá là năm thành công của HAR với mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 600%, từ 740 triệu đồng lên gần 6 tỷ đồng. Đây cũng là năm mà nhiều doanh nghiệp trong ngành BĐS phải chịu rất nhiều khó khăn và sụt giảm mạnh về lợi nhuận.
Tuy nhiên, có thể thấy năm 2012 HAR bắt đầu suy yếu trong hoạt động chính, nguồn thu lớn của HAR đến từ hoạt động khác, hay cụ thể là thanh lý quyền sử dụng đất, mang lại khoản lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng. Nhờ đó, công ty không chỉ thoát lỗ mà còn ghi nhận tăng trưởng lãi sau thuế lên tới 87% so với cùng kỳ. Một bước tăng trưởng ấn tượng trước khi lên sàn niêm yết vào đầu năm 2013!
Về kế hoạch 2013, HAR đặt ra chỉ tiêu tổng doanh thu 215 tỷ đồng, trong đó hoạt động chính mang về 135 tỷ đồng, hoạt động khai khoáng 80 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 58 tỷ đồng, trong đó hoạt động chính góp 33 tỷ đồng, hoạt động khai khoáng 25 tỷ đồng.
Tính đến ngày 13/05/2013, giá cổ phiếu HAR trên sàn giao dịch có được những mức tăng đáng kể từ khi chính thức niêm yết vào 17/01/2013, với mức tăng 124% từ 14,400 đồng lên 32,200 đồng.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2009-2012 đạt mức 260%,
CTCP Tập đoàn (HNX: FLC) cũng là doanh nghiệp vượt qua được vũng lầy của thị trường BĐS để phát triển.
Sau 10 năm khởi nghiệp từ một doanh nghiệp nhỏ vào năm 2001, công ty đã chính thức đổi tên thành CTCP Tập đoàn FLC vào 22/11/2010, hoạt động theo mô hình đa ngành nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chính là BĐS, đầu tư tài chính và khoáng sản.
Tính đến 31/12/2012, vốn điều lệ của FLC đã lên đến 771.8 tỷ đồng và tổng tài sản cũng chính thức đạt mốc nghìn tỷ tại 2,124 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận cùng đạt được bước tăng trưởng ấn tượng với lần lượt 1,554 tỷ đồng và 37 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong cơ cấu doanh thu của FLC thì doanh thu BĐS chỉ xuất hiện trong năm 2012 và chỉ chiếm 1/3 tổng doanh thu của năm này, ở mức hơn 587 tỷ đồng. Còn chủ yếu doanh thu trong giai đoạn 2009 – 2012 là đến từ doanh thu bán hàng khác và cung cấp dịch vụ. Năm 2012, doanh thu bán hàng khác chiếm 62% tổng doanh thu, đạt hơn 940 tỷ đồng. Đây cũng là năm đánh dấu doanh thu FLC vượt mức 1,000 tỷ đồng.
Về định hướng năm 2013, FLC tiếp tục dồn lực để xây dựng thành một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực. Chỉ tiêu về tổng doanh thu năm 2013 là 1,784 tỷ đồng, tăng 14% và lợi nhuận sau thuế đạt 92 tỷ đồng, tăng gấp 1.5 lần thực hiện năm trước.
Tập đoàn dự tính sẽ xây dựng Nhà máy bao bì carton cao cấp trên diện tích đất khoảng 2 ha với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 400 tỷ đồng. Theo tính toán của HĐQT, khi vận hành với 80% công suất thiết kế nhà máy sẽ mang lại doanh thu vào khoảng 400 tỷ đồng/năm, lợi nhuận sau thuế khoảng 50 tỷ đồng/năm.
Xét về giá trị tuyết đối thì
CTCP Khách sạn & DV Đại Dương (HNX: ) là doanh nghiệp có mức tăng lợi nhuận lớn nhất từ năm 2009 đến 2012, với mức tăng là 86 tỷ đồng. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này thì chỉ đạt 164%, sau HAR và FLC.
OCH tiền thân là CTCP Xây dựng – Thương mại Bảo Long, với số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Năm 2009 đổi tên thành CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương và vốn điều lệ đã tăng lên 530 tỷ đồng. Ngày 31/12/2009, OCH được tái cấu trúc và trở thành công ty con của CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: ).
Năm 2010, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận của OCH, đạt mức hơn 72 tỷ đồng trong khi năm trước đó chỉ gần 10 tỷ đồng. Trong năm đó, tổng tài sản của OCH cũng chính thức vượt nghìn tỷ đồng để đạt gần 2,000 tỷ đồng. Đây cũng là năm mà OCH đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của OCH trong giai đoạn 2009 – 2012 đạt 34%. Trong cơ cấu doanh thu của OCH bao gồm hai mảng chính là kinh doanh BĐS và kinh doanh bánh kẹo, đồ uống. Tỷ trong của hai mảng kinh doanh này gần bằng nhau trong tổng doanh thu của OCH trong những năm qua.
Tuy nhiên, ngay khi lên sàn vào tháng 10/2010, giá cổ phiếu OCH đã liên tục điều chỉnh giảm từ 24,700 đồng về 8,200 đồng, tương ứng giảm 67% đến cuối năm 2011. Sau đó OCH đã có sự hồi phục mạnh mẽ để trở lại vùng với mức tăng hơn 95%. Tính đến phiên giao dịch ngày 15/05, OCH có giá 16,000 đồng
Doanh nghiệp cuối cũng giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoan 2009-2012 chính là
CTCP Đầu tư tài chính Giáo dục (HNX: ).
Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Giáo dục là công ty con của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, EFI có vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, sau đó tăng lên 134.26 tỷ đồng vào 22/07/2010.
Mặc dù công ty có vốn điều lệ khiêm tốn như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2009 – 2012 đạt đến 27%. Kể từ năm 2010, LNST của công ty luôn được duy trì trên mức 10 tỷ đồng.
Điều đáng chú ý đối với EFI, mặc dù doanh thu thuần không cao nhưng mức lợi nhuận đạt được lại rất ấn tượng. Năm 2010 và 2012 doanh thu thuần của EFI đạt 7.8 và 10.6 tỷ đồng, trong khi đó LNST tương ứng là 10.5 và 11.7 tỷ đồng. Điều này có được là nhờ doanh thu tài chính công ty qua các năm đều đạt mức cao, trong đó thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay chiếm tỷ trọng khá lớn.
Doanh thu của EFI hàng năm chủ yếu đến từ bán hàng BĐS và doanh thu dịch vụ (tư vấn, hỗ trợ mau bán DN…) Năm 2013, EFI đặt chỉ tiêu doanh thu 25 tỷ đồng và LNST là 15.4 tỷ đồng. Trong năm này, HĐQT công ty cũng đưa ra kế hoạch sẽ tập trung vào mảng kinh doanh khai thác các dự án BĐS đã hoàn thành, tận dụng nguồn lực sẵn có chứ không đầu tư dàn trải. Đặc biệt cũng không đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, kéo dài vì sẽ không kiểm soát được vốn.
Mặc dù là một doanh nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn thị trường BĐS khó khăn nhưng giá cổ phiếu EFI trên sàn giao dịch không thực sự ấn tượng. Kể từ khi niêm yết đến phiên giao dịch ngày 15/05 thì cổ phiếu EFI đã giảm gần 21%, được giao dịch quanh mức giá 6,000 đồng.
Cả HAR, FLC, OCH và EFI đã làm được điều mà không phải doanh nghiệp BĐS nào trên sàn cũng làm được trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp trên có thể thấy sự hỗ trợ mạnh từ các mảng khác ngoài bất động sản. HAR thoát lỗ nhờ thanh lý quyền sử dụng đất, FLC có doanh thu chủ yếu từ bán hàng khác và cung cấp dịch vụ, OCH hoạt động đa ngành còn EFI có nguồn thu cao từ hoạt động tài chính trong năm 2012. Bản thân hoạt động bất động sản cũng không thể thoát vòng suy yếu!
Sanh Tín (Vietstock)