Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.822
18.819
113
Lâm Đồng
Sự sụt giảm doanh số diễn ra khắp các mặt của thị trường xe, từ xe con đến xe thương mại, báo hiệu một năm 2023 đầy gian nan sắp tới.

toyota 337698332_562227929307841_4022047709692162021_n.jpg

VAMA QUY 1-2023 cover.jpg


Doanh số quý I thấp nhất trong vòng 3 năm qua

Thị trường xe quý I năm nay có doanh số thấp nhất trong 3 năm gần đây (2021-2022-2023). Doanh số này chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2020 khi cả nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19).

Cụ thể như sau:
  • Quý I-2020: 67.701 xe
  • Quý I-2021: 93.979 xe
  • Quý I-2022: 115.904 xe
  • Quý I-2023: 86.817 xe
2023-04-25_151054.jpg


Thông thường, biểu đồ doanh số quý 1 sẽ có xu hướng trũng nhẹ ở tháng 2 do vướng dịp Tết Nguyên Đán, có thể thấy rõ ở điều này biểu đồ quý 1 năm 2021 và 2022.

Nhưng ở năm 2023, biểu đồ này hoàn toàn khác biệt. Điểm rơi thị trường năm 2023 lại xảy ra vào tháng 1 chứ không phải tháng 2 như thường thấy.

Top xe bán chạy Quý I 2023 có sự xáo trộn so với cùng kỳ

Nhiều dòng xe từng là "vua doanh số" đã dần dần rời khỏi các bảng xếp hạng bán chạy. Bộ mặt thị trường giờ đây thú vị hơn với sự xuất hiện của nhiều "gương mặt" mới, thể hiện xu hướng mua xe mới của người tiêu dùng.

VAMA QUY 1-2023.jpg


Mitsubishi Xpander dẫn đầu ngành xe trong quý 1 - 2023 với 4.444 xe bán ra. Kết quả kinh doanh này đến từ việc bán hàng ổn định và phù hợp thị hiếu thực dụng của người tiêu dùng hiện nay. Ngoài Xpander, mẫu MPV Toyota Veloz cũng được lòng khách hàng Việt với 2.393 xe bán ra.

Đứng thứ 2 toàn thị trường là Hyundai Accent với 3943 xe bán ra. Honda City cũng lọt vào top 8 với 2.451 xe bán ra. Trong khi đó, mẫu xe từng là vua doanh số như Toyota Vios lại rớt khỏi top 10.

Ford Ranger không chỉ chiếm lĩnh hoàn toàn phân khúc bán tải mà còn thuộc top 3 những xe được khách hàng Việt chuộng mua nhất. 3 tháng đầu năm 2023, mẫu bán tải này ghi nhận 3.656 xe bán ra.

TOP XE BAN CHAY QUY 1 2021 2022 2023.jpg

Sự xáo trộn thứ hạng giữa các dòng xe bán chạy nhất thị trường Việt theo quý

Nguyên nhân do đâu?

Không còn chính sách kích cầu hấp dẫn


Tác động của các chính sách kích cầu kinh doanh khiến cho thị trường phát triển không theo quy luật thường thấy.

Nếu ta lùi lại mốc thời gian vào cuối năm 2022 thì mọi việc sẽ rõ ràng hơn. Chính sách ưu đãi 50% phí trước bạ cho ô tô mới chính là nguyên nhân.

Doanh số đầu năm 2023 sụt giảm mạnh, thị trường xe Việt sẽ nhiều khó khăn trong thời gian tới


Chính sách này được áp dụng từ 01/12/2021 đến hết ngày 31/05/2022. Và tạo đà cho thị trường kinh doanh ổn định cho đến cuối tháng 12/2022. Nhờ đó, năm 2022 toàn thị trường đã ghi nhận cột mốc kỷ lục 509.139 xe. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường ô tô Việt Nam đạt ngưỡng trên 500.000 xe.

Nhưng làn sóng này chỉ có thể duy trì đến cuối năm 2022, khi các hãng vẫn còn ngân sách để thực hiện các đợt khuyến mãi lớn nhằm ghi vào báo cáo những con số đẹp. Doanh số sụt giảm nặng nề và chậm chạp tăng trưởng trong quý 1 là những dấu hiệu đuối sức đầu tiên cho năm 2023.

Doanh số quý 1-2023 (3).jpg

Chính sách hiệu quả nhưng “có hạn sử dụng”

Các chính sách kích cầu mua xe được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ xe hơi, từ đó giúp kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm mới cho nền kinh tế. Nhưng nó có thời hạn áp dụng nhất định và tầm ảnh hưởng cũng mang tính thời vụ chứ không sâu rộng. Thậm chí, việc áp dụng các chính sách kích cầu mua xe còn làm thị trường phát triển không theo quy luật thường thấy, và tạo ra những tác động không mong đợi đến thị trường ô tô.

Có những thời điểm người dân mua xe ồ ạt để “tranh thủ ưu đãi” dẫn đến tình trạng “bia kèm lạc”, nhưng cũng có những lúc không ai mua xe làm lệch cán cân giữa sản xuất và tiêu thụ.

Tác động từ thị trường BĐS, Chứng Khoán

Thị trường BDS trầm lắng khiến cho dòng tiền của nhiều khách hàng bị đóng băng. Từ đó, việc mua ô tô trở nên kém hấp dẫn và không còn là ưu tiên của đại đa số khách hàng.

Tương tự với thị trường chứng khoán, đã qua rồi thời điểm thị trường tăng trưởng mạnh và nhà đầu tư rủng rỉnh tiền đế mua ô tô. Hiện nay, chứng khoán gặp nhiều biến cố lớn khiến nhà đầu tư mất tiền hoặc luôn trong tâm thế giữ vốn nên dẫn đến giảm sức mua ô tô.

Ngân hàng siết cho vay, tăng lãi suất

Việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng và mức lãi suất tăng cao khiến không ít khách hàng phải hoãn nhu cầu mua ô tô.

Mặc dù nhiều ngân hàng bắt đầu "mở van" tín dụng cho vay mua ô tô nhưng mức lãi suất vẫn còn cao khiến cho nhiều khách hàng chưa mặn mà. Hơn nữa, khi các ngành nghề đều đang gặp khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng, người dân có tâm lý do ngại khó theo kịp việc trả lãi suất trong thời gian dài cho ngân hàng nếu mua ô tô.

Doanh số đầu năm 2023 sụt giảm mạnh, thị trường xe Việt sẽ nhiều khó khăn trong thời gian tới


Điểm rơi thị trường sau khi lập đỉnh doanh số trong năm 2022

Năm 2022 toàn thị trường đã ghi nhận cột mốc kỷ lục 509.139 xe. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường ô tô Việt Nam đạt ngưỡng trên 500.000 xe. Cột mốc lớn này đến từ việc kích cầu từ phía nhà nước lẫn các hãng ô tô.

Nhưng khi đạt ngưỡng doanh số kỷ lục, thị trường tiến đến điểm rơi trong năm 2023.
  • Nhóm khách hàng có nhu cầu mua ô tô đều đã mua xe trong năm 2022.

  • Nhóm khách hàng chưa có nhu cầu mua xe cấp thiết thì quyết định tạm gác nhu cầu để chờ các cột mốc ưu đãi lớn hoặc khi kinh tế ổn định, khởi sắc hơn, thị trường sôi động hơn.

Thị trường khó khăn nhưng 'kẻ thức thời là trang tuấn kiệt"

Như những dự báo trước đó, thị trường ô tô Việt năm 2023 sẽ khó có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2022, nhất là với những tín hiệu khởi đầu từ quý I-2023.

Việc không còn chính sách kích cầu và giảm phí trước bạ có thể làm giảm sự hấp dẫn của thị trường ô tô và giảm số lượng xe được bán ra. Đồng thời, việc ngân hàng siết tín dụng và tăng lãi suất cho vay có thể làm giảm khả năng mua xe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các công ty sản xuất ô tô.

Kia-line.jpg


Tác động từ thị trường tài chính và bất động sản kém khởi sắc cũng làm giảm nhu cầu mua ô tô của người tiêu dùng và tác động đến kinh doanh của các công ty ô tô.

Tuy nhiên, kẻ thức thời là trang tuấn kiệt. Những điểm lặng của thị trường lại là thời điểm thích hợp nhất để những thương hiệu có thị phần nhỏ vươn lên, giành được miếng bánh to hơn của thị trường xe ô tô Việt. Do đó, thị trường càng khó khăn, các công ty sản xuất và kinh doanh ô tô càng cần đưa ra chiến lược phù hợp để vượt qua thách thức và tìm cách tăng cường đà tăng trưởng.

>>> Xem thêm:
Các bác dự đoán thế nào về thị trường xe Việt trong thời gian tới của năm 2023?
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: hjno and CuBiMi
Hạng B2
25/2/20
106
307
63
36
"Thông thường, biểu đồ doanh số quý 1 sẽ có xu hướng trũng nhẹ ở tháng 2 do vướng dịp Tết Nguyên Đán, có thể thấy rõ ở điều này biểu đồ quý 1 năm 2021 và 2022.

Nhưng ở năm 2023, biểu đồ này hoàn toàn khác biệt. Điểm rơi thị trường năm 2023 lại xảy ra vào tháng 1 chứ không phải tháng 2 như thường thấy."

Lol, do năm nay tết tháng 1 chứ sao