Xin chào các bác, số là hôm trước có rảnh rỗi ngồi chém gió với mấy anh em (cũng là thành viên OS) về vấn đề phim cách nhiệt. Nghiệt ở chỗ là mỗi người lại có một ý kiến khác nhau, mỗi người có một cách hiểu, cảm nhận và đánh giá khác nhau. Thế nên máu anh hùng nổi dậy, em về kiếm tài liệu, tìm hiểu chi tiết về món này để thứ nhất là có thêm kiến thức (sau này còn có cái để đi chém gió), thứ hai là muốn chia sẻ thông tin đến tất cả các anh em diễn đàn OS.[pagebreak][/pagebreak]
Để đánh giá khách quan về phim cách nhiệt, dĩ nhiên chúng ta phải hiểu về nó, cách nó được chế tạo cũng như cách nó hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn, chúng ta cũng phải hiểu về thứ mà phim cách nhiệt muốn chống lại, đó chính là “năng lượng mặt trời”.
Phần 1, em muốn đề cập đến vấn đề: Năng Lượng Mặt Trời
Năng lượng mặt trời là một dạng bức xạ điện từ. Tất cả các dạng năng lượng mặt trời được thể hiện như một bước sóng. Năng lượng mặt trời đi vào bầu khí quyển Trái Đất được chia thành ba dải sóng: Ultraviolet (viết tắt lại là tia UV- tia cực tím hay tia tử ngoại), Visible (viết tắt là VIS – ánh sáng nhìn thấy được) và Infrared (viết tắt IR – tia hồng ngoại).
Các bác chú ý dùm em cái thông số quan trọng này, đây là bước sóng của các tia lần lượt như sau:
+ Tia cực tím: có bước sóng từ 100 - 400 nm (nanomet)
+ Ánh sáng mắt người nhìn thấy được là các tia có bước sóng từ 400 – 800 nm
+ Tia hồng ngoại có bước sóng từ 800 – 2000 nm.
Vậy là 1 tia sáng từ mặt trời chiếu đến chúng ta sau khi qua bầu khí quyển của trái đất là 1 dải quang phổ bao gồm các tia có bước sóng từ dưới 400 nm đến hơn 2000 nm.
Trong đó, tia cực tím chiếm 3%, tia hồng ngoại chiếm 53% và ánh sáng nhìn thấy được chỉ chiếm 44%.
Trong 3 loại tia trên, hiển nhiên tia cực tím là độc hại với con người nhất. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rõ là tia cực tím có đến 3 loại được phân chia thành UVA, UVB và UVC.
+ UVA: Đây là bức xạ cực tím có nhiều nhất (chiếm 97%), có bước sóng trong khoảng 320 – 400 nm. Loại tia UV này dễ dàng xuyên qua tầng ozone, qua các vật liệu như kính, chúng đi sâu vào lớp biểu bì da và làm tăng các nguy cơ ung thư da. Tia UVA này còn có thể đi xuyên qua giác mạc, đi vào thủy tinh thể hay võng mạc ở bên trong mắt. Nếu phơi dưới bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
+UVB: Bức xạ cực tím này có bước sóng trong khoảng từ 290 – 320 nm, giúp kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (một loại sắc tố da), nguyên nhân làm cho da trở nên tối đi, tạo ra sự rám nắng. Nếu với cường độ cao, tia UVB sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng, lão hóa da sớm. Đồng thời, với đôi mắt, do giác mạc của con người hấp thu hầu hết các bức xạ UVB nên dễ gây ra các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng mắt.
+UVC: Là tia cực độc, có khả năng gây tổn hại nhất cho đôi mắt và làn da. Có bước sóng từ 100 – 290 nm, chiếm chỉ 3% trong phổ tia UV. Tầng Ozone đã ngăn chặn gần như toàn bộ tia UVC này. Tuy nhiên, do tình trạng ô nhiễm, tầng Ozone ngày càng mỏng đi và xuất hiện nhiều lỗ thủng đã cho phép các bức xạ năng lượng cao UVC đi xuống trái đất.
Như vậy, cùng là tia cực tím (UV) nhưng có đến 3 loại, đều độc hại và nguy hiểm, chiếm 3% trong tổng năng lượng mặt trời mà chúng ta tiếp xúc mỗi ngày. Rất nhiều loại phim cách nhiệt trên thị trường quảng cáo là có khả năng ngăn tia UV trên hơn 90% nhưng không nói rõ là ngăn được tia UV trong bước sóng nào ( từ 100-400nm). Em lấy ví dụ là 1 dòng phim ghi ngăn được 97% tia UV nhưng chỉ ngăn được bước sóng trong khoảng từ 320-400nm thì cũng chỉ ngăn được tia UVA (loại tia ít độc hại hơn 2 loại UV còn lại) thì chúng ta chưa chắc đã được bảo vệ bởi tác hại của tia cực tím.
Phần 2, giải pháp ngăn chặn bức xạ mặt trời:
Cái khó của vấn đề nằm ở chỗ xe ô tô thì cần phải có kính và chúng ta không thể bít chúng lại để ngăn năng lượng mặt trời được. Thế nên, giải pháp đưa ra ở đây là chúng ta phải lọc chúng!
Có bao giờ các bác tự hỏi là tại sao hơn 90% các loại phim cách nhiệt được bán trên thị trường ngày nay đều có liên quan đến “kim loại”?
Câu trả lời khá đơn giản, vì ánh sáng mặt trời bao gồm các tia sáng có bước sóng khác nhau và được gọi chung là quang phổ. Muốn ngăn được tác hại hoặc các tia không mong muốn, chúng ta phải có một bộ lọc quang phổ để lọc nguồn sáng này. Và kim loại là loại vật chất dễ tìm, ít tốn kém và đạt hiệu quả cao khi dùng để lọc quang phổ.
Tuy nhiên, không phải kim loại nào cũng giống nhau. Mỗi kim loại chỉ có tác dụng lọc một dải quang phổ nhất định mà thôi. Thế nên trên một tấm phim cách nhiệt khác nhau, người ta dùng nhiều loại kim loại khác nhau (có khi lên đến 20-30 loại) để lọc những dãy quang phổ khác nhau. Đặc biệt là, trên một số dòng phim cách nhiệt, vì muốn lọc được hoàn hảo các tia có bước sóng từ 100 đến hơn 2000 nm, người ta buộc lòng phải sử dụng các kim loại quí như vàng, bạc, đồng, crome hay thập chí là Titanium. Nhưng như vậy thì giá thành bị buộc phải đẩy lên cao, khó cạnh tranh trong một thị trường đầy khốc liệt.
Thế nên có rất nhiều hãng phim cách nhiệt chỉ giới thiệu chung chung là phim cách nhiệt kim loại nhưng tuyệt nhiên ít hãng nào quảng cáo chi tiết họ sử dụng bao nhiêu loại và các loại đó là gì!
Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem các cách thực hiện qui trình sản xuất phim cách nhiệt.Hiện nay, trên thị trường có rất rất nhiều loại phim cách nhiệt khác nhau. Các hãng phim cách nhiệt này sử dụng công nghệ và cách làm khác nhau từ hiện đại đến bình dân (công nghệ cũ) như: công nghệ phún xạ, công nghệ nano, công nghệ tráng phim, công nghệ nhuộm v.v….
Trong bài viết này, em chỉ xin chia sẻ về công nghệ phún xạ (một trong số những công nghệ tiên tiến và đắt tiền nhất) thôi nhé!
Phần 3, công nghệ Phún Xạ Kim Loại:
Đầu tiên, người ta sẽ dùng một tấm phim có chất liệu Polyester làm nền. Đặt tấm Polyester này vào một căn phòng chân không cùng với 1 tấm kim loại. Ở đó, quá trình kim loại hóa được diễn ra ở cấp độ nguyên tử.
Tức là, các trường điện từ điều chỉnh các dòng ion từ một khí hóa học trơ (khí argon) hướng đến tấm kim loại. Sự bắn phá ion này, thường được gọi là quá trình “bi-a nguyên tử”, khiến các nhóm nguyên tử kim loại bị đánh bật ra thành các mãnh vỡ nhỏ và rải đều khắp các mặt phim Polyester. Người ta có thể phún xạ kim loại thành 1 lớp dày bằng 1/100 sợi tóc và dĩ nhiên, chúng siêu trong suốt. Người ta làm công đoạn này nhiều lần với các tấm kim loại khác nhau rồi sẽ liên kết chúng lại thành một tấm phim cách nhiệt hoàn chỉnh.
Công nghệ phún xạ là một công nghệ rất đắt so với các công nghệ truyền thống như công nghệ nhuộm, tráng hay nano. Ưu điểm của công nghệ này là có thể tạo nên 1 lớp phim vừa mỏng vừa có khả năng chứa nhiều loại kim loại khác nhau lên trên chúng nhưng vẫn giữ được độ xuyên sáng tối ưu nhất. Vì qui trình được thực hiện dưới dạng nguyên tử nên có lợi thế về độ bền và khả năng cách nhiệt thì không một sản phẩm nào có thể so sánh được.
Phần 4: Kết Luận
Bài viết này mang đậm tính chủ quan, theo kiến thức nhỏ bé mà em thu thập được từ nhiều nguồn trên internet rồi tổng hợp lại cho nên chắc chắn nó chưa hoàn chỉnh và rất cần các bác có chuyên môn cao vào bổ sung thêm thông tin hộ em để xây dựng bài này thành một bài hoàn chỉnh cho anh em tham khảo.
Về kinh nghiệm chọn sản phẩm phim cách nhiệt thì em xin chia sẽ kinh nghiệm của bản thân mình như sau: có 4 thông số kỹ thuật cực kỳ quan trọng chúng ta không thể bỏ qua mà nhất thiết phải yêu cầu bên nhà cung cấp cho chúng ta xem
+ Khả năng chống tia cực tím (các dải bước sóng mà phim có thể ngăn được).
+ Khả năng chống tia hồng ngoại (các dải bước sóng phim có thể ngăn được).
+ Độ xuyên sáng, chống chói (cái này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người sử dụng).
+ Độ cách nhiệt (cái này nhiều sản phẩm trên thị trường ngày nay không cho người tiêu dùng tiếp cận).
Theo như “nghiên cứu” của em bữa giờ thì chỉ có mỗi 1 sản phẩm phim cách nhiệt mang nhãn hiệu Cool N Lite là công bố rõ ràng và đầy đủ nhất các thông số kỹ thuật sản phẩm của mình. Và cũng chỉ có nhãn hiệu này hiện đang sử dụng công nghệ Phún Xạ kim loại (loại cao cấp nhất có sử dụng cả kim loại Titanium). Thế nên sau khi viết bài này, em hy vọng sẽ nhận được tiền quảng cáo hay được giảm giá cực mạnh từ Cool N Lite. Hahahaha….
Lỡ quảng cáo rồi nên em làm luôn cho đầy đủ để anh em hiểu thêm tí về kim loại Titanium: Titanium là kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng loáng, chống ăn mòn tốt (giống platinum). Có thể chống ăn mòn kể cả với axit, khí clo và với các dung dịch muối thông thường.
Nhiệt độ nóng chảy của Titanium là 1.668 độ C nên thường được sử dụng làm kim loại chịu nhiệt. Titanium có tỷ số tỷ trọng độ bền như thép và cứng gấp 6 lần nhôm.