Hạng C
5/11/10
826
767
93
:Dcác bác cho e hỏi : DRS là viết tắt của những từ nào ? e biết đó là chức năng tăng tốc của xe, các tay đua thường dùng khi vượt các xe khác, nếu được, các bác giải thích dùm e luôn cái nguyên lý hoạt động của nó nhé ! than'k các bác :D
 
DRS = Drag Reduction System.

Để hiểu được nguyên lý hoạt động của DRS trước hết ta cần hiểu vài điểm cơ bản về khí động học và sự kiên hệ giữa khí động học với racing.

Trên các xe thương mại yếu tố khí động học được định hướng để sao cho chiếc xe có hệ số cản Cd thấp thất. Ngược lại trên xe đua khí động học được định hướng để chiếc xe sinh ra nhiều down force (DF) nhất từ đó xe đua luôn có hệ số cản lớn gấp nhiều lần xe thương mại.

Lý do của sự khác biệt nằm ở việc với hệ số cản thấp nên DF của xe thương mại gần như không có hay không đáng kể cho vậy chiếc xe không thể vào cua ở tốc độ lớn được. Trong khi đó vì là xe đua nên DF sẽ giúp xe đua có khả năng bám đường tốt hơn nhờ đó có thể vào cua với tốc độ nhanh hơn và kết quả là thời gian hoàn thành 1 vòng đua sẽ ngắn lại. DF của xe đưa sinh ra từ đâu, đã phần là từ cánh gió. Cánh gió trên xe đua làm việc với nguyên lý tương tự cánh máy bay, chỉ khác mỗi chỗ là nó ngược lại.

Tuy vậy cái gì cũng có cái lợi và cái hại. Cánh gió sinh DF nhưng ngược lại, nó sinh DRAG. Khi một vật chuyển động trong không khí thì nó để lại sau lưng nó 1 "khoảng trống" và khoảng trống này khí chiếc xe chạy chậm lại hay nói cách khác, nó khéo chiếc xe ngược lại theo chiều chuyển động của chiếc xe. Và như đã nói ở trên thì DF chỉ cần cho xe đua khi chiếc xe vào cua. Vậy trên đường thẳng thì sao. Câu trả lời là trên đường thẳng DF và hệ quả của nó là Drag chỉ khiến chiếc xe chậm đi.

Bài toán đặt ra là liệu có cách nào để khi cần DF thì cánh gió vẫn hoạt động để sinh DF và khi không cần thì cánh gió có thể ngưng việc sinh DF từ đó cắt luôn Drag???

Giải pháp chính là DRS - Drag Reduction System. Nguyên lý rất đơn giản: ở góc đón gió (angle of attach - AoA) nhất định cánh gió sẽ sinh DF và khi chuyển đến 1 góc nhất định nó sẽ không sinh DF nữa từ đó không còn Drag. DRS là hệ thống điều chỉnh AoA của cánh trên của cánh gió sau thông qua hệ thống thủy lực. Người lái sẽ bật DRS trên đường thẳng để cắt Drag từ đó tăng vận tốc của xe. Trước khi tới khúc cua tay đua phải đạp phanh, hành động này sẽ ngắt DRS, cánh gió đóng lại, DF lại được sinh ra để hỗ trợ việc phanh và vào cua của chiếc xe.
 
  • Like
Reactions: De Red
Hạng C
5/11/10
826
767
93
:D he he, ra là vậy ! cám ơn bác kebab ! e cũng rất ghiền môn f1 này, sau này còn nhiều cái nhờ các bác giải thích giùm ! thank's ! :)
 
Hạng B2
23/4/08
198
1
18
30
DRS rất có lợi nhất là đoạn speedtrap , dùng để passing cho lên tốc độ tối đa
 
Hạng B2
1/4/11
352
23
18
kebab nói:
BBInterlude nói:
DRS rất có lợi nhất là đoạn speedtrap , dùng để passing cho lên tốc độ tối đa
Nhưng trong cuộc đua thì DRS chỉ được dùng trong những điều kiện nhất định chứ không phải lúc nào cũng được dùng...:D

Ở những lúc mà bộ lốp đã mòn, quá mòn thì các tay đua không dùng DRS phải không bác Bắp, ví dụ như trường hợp của L. Hamilton tại chặng Châu Âu vừa rồi và trường hợp của Kimi Raikkonen tại Thượng Hải?
 
Vừa đúng mà cũng vừa không đúng bác Luận ạ. Vấn đề nó ở chỗ này: DRS được dùng để cắt DF do cánh gió sau sinh ra qua đó cắt drag, cái này ta đã biết. Sự liên hệ với lốp mòn như bác hỏi nó như thế nào, câu trả lời là khi lốp mòn tức là mechanical grip (trong đó ụ thể là tire grip) giảm thì aerodynamic grip (down force) cần phải lớn để bù lại do vậy như bác nêu lên ở trên là hợp logic bởi dùng DRS sẽ giảm grip. Tuy nhiên ta cũng biết rằng DRS chỉ được dùng tại các đoạn thẳng trong cuộc đua hơn nữa grip chỉ thực sự cần thiết khi vào và thoát cua do vậy cái bác nói lại không chính xác.

Trường hợp của LH và Kimi như bác nói thì em không nhớ có đoạn nào tại hai chặng đó mà họ không dùng DRS khi đủ điều kiện cả. Bác check lại xem sao!?