- Status
- Không mở trả lời sau này.
oc sen nói:Hôm nay quởn lên ghé qua Bắc Rạch Chiếc xem thế nào,trong bụng nhủ thầm hỏi cái oto6 mở rộng đến đâu rồi cho đứa em,tội nghiệp nó khóc hoài.Thấy cái ống bơm cát chạy tít vào trong nên vào xem thì thấy mấy anh công nhân ngoài bãi san lấp,dưới gốc cây có 2 anh đang ngồi chắc quản lý nên gật đầu chào ghé lại hỏi thăm:
-Anh ơi chỗ đang bơm cát này là của dự án nào vậy anh?
-Chổ này là của Bách Giang
-Vậy anh có biết dự án của oto 6 mở rộng nó nằm chỗ nào không?
-Thì là của oto 6 nè,ổng mua hết chổ này rồi,
-Ủa e tưởng oto 6 mở rộng là bên công ty Phú Mỹ mà sao lại Bách Giang? (vì đứa e của mình mua bên cty Phú Mỹ)
-Mình cũng không biết nữa,mình là dân san lấp thôi nên cũng không rành nưã.
-Vậy anh ơi chừng nào mới xong giao nền ha anh?
-Nền thì vài ba tháng là xong nhưng còn làm đường nữa,chắc cũng lâu
-Vậy thôi e cám ơn anh nha.
Trên đường về cứ ngẩn ngơ suy nghĩ lát nữa về đứa e nó hỏi thì nói như thế nào với nó đây?Có bác nào rành vào giải thích giùm em với.
Bác call bác Hope theo số 0908690779 nhé. Vụ này chắc chỉ có bác ấy nắm rõ.
<h2>Chết dở với đất nền dự án</h2>Từng tạo sức hút trên thị trường, nhưng hiện tại đất nền dự án rất ít giao dịch. Theo phân tích của giới đầu tư, sở dĩ phân khúc đất nền dự án khó chuyển động, nhất là vào thời điểm hiện tại, là bởi sự quản lý yếu kém và kiểu làm ăn chụp giật, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” của một số chủ đầu tư, dẫn đến tình trạng người dân mất niềm tin.
Chết dở với đất nền dự án
Từng tạo sức hút trên thị trường, nhưng hiện tại đất nền dự án rất ít giao dịch. Theo phân tích của giới đầu tư, sở dĩ phân khúc đất nền dự án khó chuyển động, nhất là vào thời điểm hiện tại, là bởi sự quản lý yếu kém và kiểu làm ăn chụp giật, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” của một số chủ đầu tư, dẫn đến tình trạng người dân mất niềm tin.
Năm 2009, gia đình anh Trần Tuấn Khanh, nhân viên một công ty xuất nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh, dồn hơn tỷ đồng để mua một nền đất diện tích 100 m2 tại khu dự án Bắc Rạch Chiếc (Phước Long A, quận 9) với mục đích xây nhà để ở. Theo cam kết ban đầu, cùng với việc bàn giao đất, chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông nội bộ, các hạng mục về cung cấp điện, nước… đảm bảo đủ điều kiện để khách hàng có thể yên tâm đến xây dựng nhà theo quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, đã 5 năm trôi qua, dự án đã hoàn tất việc bán toàn bộ số đất nền cho khách hàng tham gia mua dưới hình thức hợp đồng góp vốn, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện xong cam kết của mình.
Những hạng mục hạ tầng đã xây xong thì sau nhiều năm xuống cấp, đường sá lầy lội, phần lớn đất trống bỏ hoang, cỏ lau mọc đầy, đường lầy lội mỗi lúc trời mưa và bụi mù khi trời nắng... Vì vậy, chủ đầu tư chưa thể bàn giao dự án lại cho ban quản lý, tạo điều kiện cho người dân đến yên tâm an cư, xây dựng nhà trên chính mảnh đất đã bỏ tiền ra mua.
Anh Khanh cho biết, một số gia đình do nhu cầu bức thiết về nhà ở đành phải “nhảy dù” vào chính mảnh đất mình đã bỏ tiền ra mua để xây nhà, chấp nhận sống trong điều kiện không đảm bảo về an ninh, vệ sinh môi trường. Dù những hộ dân này đã cử một ban đại diện để làm việc với chủ đầu tư, yêu cầu thực hiện cam kết, nhưng đến nay đâu vẫn hoàn đó. Ai chấp nhận điều kiện sống kém thì vào xây nhà ở, còn lại đa số các hộ vẫn cứ “cắm dùi” để đó.
Đất nền dự án từng là tâm điểm thu hút của thị trường bất động sản, do đáp ứng được tâm lý chuộng nhà gắn liền với đất của phần lớn người dân Việt Nam. Hơn nữa, theo lẽ thông thường nhà đất trong khu dự án bao giờ cũng thể hiện tính tiện ích do luôn được đặt trong một quần thể với hạ tầng tốt, công viên cây xanh, khu thể thao ngoài trời… Chính vì vậy, mức giá chào bán của đất nền dự án bao giờ cũng cao hơn so với một số phân khúc khác.
Đơn cử, nếu bỏ ra hơn tỷ đồng, khách hàng đã có thể sở hữu căn chung cư với diện tích trên dưới 100 m2 và chỉ việc vào ở không phải lo đến khâu xây dựng và phần cơ sở hạ tầng phụ trợ. Nhưng cũng với số tiền này chỉ có thể mua được từng ấy diện tích đất với khoảng cách khá xa trung tâm thành phố. Ngoài ra, người mua lại phải bỏ ra từng ấy tiền để xây dựng căn nhà đúng theo quy hoạch mới có thể hoàn thành tâm nguyện sở hữu nhà đất của mình. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến đất nền dự án khá kén khách mua. Cho nên, khi thị trường bất động sản trầm lắng, phân khúc này cũng trở thành lựa chọn sau cùng của khách hàng.
Theo phân tích của giới đầu tư, sở dĩ phân khúc đất nền dự án khó chuyển động, nhất là vào thời điểm hiện tại, là bởi sự quản lý yếu kém và kiểu làm ăn chụp giật, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” của một số chủ đầu tư, dẫn đến tình trạng người dân mất niềm tin. Thực tế, không ít chủ đầu tư sau khi huy động được nguồn vốn từ phía khách hàng, thay vì dùng tiền đó đầu tư trở lại chính dự án đã sinh lời cho mình thì lại đem quay vòng vốn, lấy tiền “đập” vào những dự án khác. Vì vậy, khi thị trường xuống dốc, năng lực tài chính không đủ nên chủ đầu tư chỉ còn cách bỏ mặc dự án, bỏ mặc cam kết với khách hàng.
Về phía khách hàng, dù ý thức quyền lợi của mình chưa được đảm bảo, nhưng nhiều khi đành phải chấp nhận do biết khó có thể làm gì để thay đổi tình hình, ngại đeo đuổi thưa kiện, thậm chí tự nhận có một phần lỗi do đã quyết định mua, tham gia dự án một cách thiếu chọn lọc. Cũng khó trách họ bởi trên thực tế, không ít trường hợp do bức xúc đã làm đơn kiện để đòi được chủ đầu tư đáp ứng quyền lợi, như một số vụ khiếu kiện gần đây ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng kết cục vẫn là “chờ được vạ thì má đã sưng”.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (Horea), ngoài việc trông chờ vào chính sách của Nhà nước nhằm khôi phục thị trường bất động sản, bản thân mỗi doanh nghiệp làm dự án phải nỗ lực trước tiên bằng cách chấp nhận hạ giá thành, giảm lợi nhuận để chia sẻ, đồng hành với khách hàng. Đồng thời, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dự án công trình, thực hiện đúng cam kết với khách hàng để tạo niềm tin, kích cầu thị trường. Có như vậy, thị trường bất động sản mới thực sự phát triển bền vững trên cơ sở hài hòa về lợi ích chứ không phải như thời gian trước đây, thiệt thòi luôn ở phía người mua… Thanh Tuyết
Chết dở với đất nền dự án
Từng tạo sức hút trên thị trường, nhưng hiện tại đất nền dự án rất ít giao dịch. Theo phân tích của giới đầu tư, sở dĩ phân khúc đất nền dự án khó chuyển động, nhất là vào thời điểm hiện tại, là bởi sự quản lý yếu kém và kiểu làm ăn chụp giật, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” của một số chủ đầu tư, dẫn đến tình trạng người dân mất niềm tin.
Năm 2009, gia đình anh Trần Tuấn Khanh, nhân viên một công ty xuất nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh, dồn hơn tỷ đồng để mua một nền đất diện tích 100 m2 tại khu dự án Bắc Rạch Chiếc (Phước Long A, quận 9) với mục đích xây nhà để ở. Theo cam kết ban đầu, cùng với việc bàn giao đất, chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông nội bộ, các hạng mục về cung cấp điện, nước… đảm bảo đủ điều kiện để khách hàng có thể yên tâm đến xây dựng nhà theo quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, đã 5 năm trôi qua, dự án đã hoàn tất việc bán toàn bộ số đất nền cho khách hàng tham gia mua dưới hình thức hợp đồng góp vốn, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện xong cam kết của mình.
Những hạng mục hạ tầng đã xây xong thì sau nhiều năm xuống cấp, đường sá lầy lội, phần lớn đất trống bỏ hoang, cỏ lau mọc đầy, đường lầy lội mỗi lúc trời mưa và bụi mù khi trời nắng... Vì vậy, chủ đầu tư chưa thể bàn giao dự án lại cho ban quản lý, tạo điều kiện cho người dân đến yên tâm an cư, xây dựng nhà trên chính mảnh đất đã bỏ tiền ra mua.
Anh Khanh cho biết, một số gia đình do nhu cầu bức thiết về nhà ở đành phải “nhảy dù” vào chính mảnh đất mình đã bỏ tiền ra mua để xây nhà, chấp nhận sống trong điều kiện không đảm bảo về an ninh, vệ sinh môi trường. Dù những hộ dân này đã cử một ban đại diện để làm việc với chủ đầu tư, yêu cầu thực hiện cam kết, nhưng đến nay đâu vẫn hoàn đó. Ai chấp nhận điều kiện sống kém thì vào xây nhà ở, còn lại đa số các hộ vẫn cứ “cắm dùi” để đó.
Đất nền dự án từng là tâm điểm thu hút của thị trường bất động sản, do đáp ứng được tâm lý chuộng nhà gắn liền với đất của phần lớn người dân Việt Nam. Hơn nữa, theo lẽ thông thường nhà đất trong khu dự án bao giờ cũng thể hiện tính tiện ích do luôn được đặt trong một quần thể với hạ tầng tốt, công viên cây xanh, khu thể thao ngoài trời… Chính vì vậy, mức giá chào bán của đất nền dự án bao giờ cũng cao hơn so với một số phân khúc khác.
Đơn cử, nếu bỏ ra hơn tỷ đồng, khách hàng đã có thể sở hữu căn chung cư với diện tích trên dưới 100 m2 và chỉ việc vào ở không phải lo đến khâu xây dựng và phần cơ sở hạ tầng phụ trợ. Nhưng cũng với số tiền này chỉ có thể mua được từng ấy diện tích đất với khoảng cách khá xa trung tâm thành phố. Ngoài ra, người mua lại phải bỏ ra từng ấy tiền để xây dựng căn nhà đúng theo quy hoạch mới có thể hoàn thành tâm nguyện sở hữu nhà đất của mình. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến đất nền dự án khá kén khách mua. Cho nên, khi thị trường bất động sản trầm lắng, phân khúc này cũng trở thành lựa chọn sau cùng của khách hàng.
Theo phân tích của giới đầu tư, sở dĩ phân khúc đất nền dự án khó chuyển động, nhất là vào thời điểm hiện tại, là bởi sự quản lý yếu kém và kiểu làm ăn chụp giật, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” của một số chủ đầu tư, dẫn đến tình trạng người dân mất niềm tin. Thực tế, không ít chủ đầu tư sau khi huy động được nguồn vốn từ phía khách hàng, thay vì dùng tiền đó đầu tư trở lại chính dự án đã sinh lời cho mình thì lại đem quay vòng vốn, lấy tiền “đập” vào những dự án khác. Vì vậy, khi thị trường xuống dốc, năng lực tài chính không đủ nên chủ đầu tư chỉ còn cách bỏ mặc dự án, bỏ mặc cam kết với khách hàng.
Về phía khách hàng, dù ý thức quyền lợi của mình chưa được đảm bảo, nhưng nhiều khi đành phải chấp nhận do biết khó có thể làm gì để thay đổi tình hình, ngại đeo đuổi thưa kiện, thậm chí tự nhận có một phần lỗi do đã quyết định mua, tham gia dự án một cách thiếu chọn lọc. Cũng khó trách họ bởi trên thực tế, không ít trường hợp do bức xúc đã làm đơn kiện để đòi được chủ đầu tư đáp ứng quyền lợi, như một số vụ khiếu kiện gần đây ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng kết cục vẫn là “chờ được vạ thì má đã sưng”.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (Horea), ngoài việc trông chờ vào chính sách của Nhà nước nhằm khôi phục thị trường bất động sản, bản thân mỗi doanh nghiệp làm dự án phải nỗ lực trước tiên bằng cách chấp nhận hạ giá thành, giảm lợi nhuận để chia sẻ, đồng hành với khách hàng. Đồng thời, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dự án công trình, thực hiện đúng cam kết với khách hàng để tạo niềm tin, kích cầu thị trường. Có như vậy, thị trường bất động sản mới thực sự phát triển bền vững trên cơ sở hài hòa về lợi ích chứ không phải như thời gian trước đây, thiệt thòi luôn ở phía người mua… Thanh Tuyết
Nhiều dự án xây sai mẫu nhà</h1>
Trong đợt kiểm tra tình hình cấp giấy hồng tại bốn quận 9, 12, Thủ Đức và Gò Vấp, một trong những vướng mắc khiến nhiều chủ đầu tư không thể tiến hành hoàn tất thủ tục cấp giấy hồng cho dân là việc xây sai mẫu nhà so với thiết kế được duyệt.</h2>
Nổi cộm nhất là trên địa bàn quận 9 với một số dự án nhà ở tại phường Phú Hữu của Công ty Cổ phần Địa ốc 3, Công ty Dịch vụ TP, Công ty Xây dựng và Thương mại Đức Thái; tại phường Phước Long A của Công ty Xây dựng Thanh niên Xung phong…
Nguyên nhân của tình trạng này là nhiều dự án mẫu thiết kế nhà được duyệt cách đây gần chục năm đã lỗi thời, người dân và chủ đầu tư đã tự ý sửa chữa. Khi tiến hành làm thủ tục cấp giấy hồng thì những chi tiết sửa chữa này không phù hợp với mẫu thiết kế được duyệt nên bị ách lại. Sở TN&MT TP cho biết đối với những thay đổi không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình, đời sống người dân, mỹ quan đô thị thì không nên cứng nhắc mà linh động cấp giấy cho dân.
Trong đợt kiểm tra tình hình cấp giấy hồng tại bốn quận 9, 12, Thủ Đức và Gò Vấp, một trong những vướng mắc khiến nhiều chủ đầu tư không thể tiến hành hoàn tất thủ tục cấp giấy hồng cho dân là việc xây sai mẫu nhà so với thiết kế được duyệt.</h2>
Nổi cộm nhất là trên địa bàn quận 9 với một số dự án nhà ở tại phường Phú Hữu của Công ty Cổ phần Địa ốc 3, Công ty Dịch vụ TP, Công ty Xây dựng và Thương mại Đức Thái; tại phường Phước Long A của Công ty Xây dựng Thanh niên Xung phong…
Nguyên nhân của tình trạng này là nhiều dự án mẫu thiết kế nhà được duyệt cách đây gần chục năm đã lỗi thời, người dân và chủ đầu tư đã tự ý sửa chữa. Khi tiến hành làm thủ tục cấp giấy hồng thì những chi tiết sửa chữa này không phù hợp với mẫu thiết kế được duyệt nên bị ách lại. Sở TN&MT TP cho biết đối với những thay đổi không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình, đời sống người dân, mỹ quan đô thị thì không nên cứng nhắc mà linh động cấp giấy cho dân.
- Status
- Không mở trả lời sau này.