Lúc thị trường càng biến động, người mua lại càng quan tâm đến yếu tố pháp lý của dự án. Tuy vậy, các dự án BĐS đủ điều kiện mở bán ở thời điểm này tại Tp.HCM cũng như các vùng phụ cận lại khá ít ỏi.
Thủ tục pháp lý dự án vẫn câu chuyện muôn thuở của thị trường BĐS. Thực tế, nguyên nhân của câu chuyện này không hoàn toàn đến từ một phía. Thế nhưng, hệ luỵ cuối cùng thì người mua nhà phải chịu trận. Đặc biệt, tại Tp.HCM khi mà suốt những năm qua, thủ tục pháp lý vướng mắc, rất nhiều dự án không thể bung hàng, mặc dù doanh nghiệp BĐS, hiệp hội ban ngành nhiều lần kiến nghị. Cũng từ việc pháp lý "không thông" đã khiến thị trường BĐS liên tục thiếu hụt nguồn cung mới; giá nhà biến động tăng cao.
Tại Tp.HCM, hiện người mua "đỏ mắt" tìm dự án đủ pháp lý mới bung thị trường. Tại khu Nam Tp.HCM chỉ còn một số dự án có pháp lý hoàn thiện bung thị trường, còn lại gần như phải "chờ". Chẳng hạn như dự án Westgate (Bình Chánh) của Tập đoàn An Gia hiện đang chào bán căn hộ giá từ 2.3 tỉ đồng/căn, là một trong số rất ít dự án sở hữu pháp lý hoàn chỉnh tại Tp.HCM thời điểm này.
Cùng khu vực, khu căn hộ Flora Panorama thuộc KĐT Mizuki Park cũng là một trong số ít các dự án pháp lý hoàn thiện, bung thị trường cuối năm nay. KĐT này hiện đã gần 3.000 cư dân vào sinh sống.
Trong khi đó, tại vùng giáp ranh Tp.HCM là Bình Dương, dù hàng loạt dự án căn hộ được "manh nha" ra thị trường suốt thời gian qua, nhưng rất ít dự án đủ pháp lý. Hiện tại, khu vực Dĩ An – giáp ranh Tp.HCM chỉ một số dự án như Phú Đông Sky Garden, Diamond Connect…đủ pháp lý mới bung thị trường. Trong khi các dự án khác cũng gần như là "bán lúa non"…
Điều này cho thấy, người mua nhà hiện nay gặp khó cả về nguồn cung lẫn các dự án có pháp lý hoàn thiện. Theo các chuyên gia, thời điểm này, các dự án đủ pháp lý bung thị trường có lợi thế rất lớn về sức mua. Bởi, dù thị trường biến động như thế nào thì yếu tố an toàn pháp lý vẫn được người mua nhà coi trọng, đặt lên hàng đầu. Đây cũng là tâm lý ăn sâu vào tiềm thức của người khách mua từ trước đến nay. Chính trong bối cảnh thị trường thiếu hụt dự án pháp lý chuẩn lại càng cho thấy, nhu cầu tìm kiếm, sở hữu tăng mạnh ở các dự án đáp ứng được yêu cầu này.
Tâm lý "sợ" mua nhà không "chủ quyền" cũng là điều dễ hiểu ở khách hàng. Bởi lẽ, những hạn chế về pháp lý và rủi ro do dự án chậm tiến độ đã nhiều người mua nhà khổ sở. Nhiều trường hợp khách hàng đã đóng cho chủ đầu tư đến 90% giá trị căn hộ, nhưng dự án vẫn không thể triển khai hoặc chỉ xây dựng phần móng rồi ngừng thi công do chưa đủ điều kiện chào bán. Hệ quả, doanh nghiệp vỡ nợ, ngân hàng siết nợ, người mua "mất trắng".
Trong 6 tháng đầu năm, Sở Xây dựng Tp.HCM đã xác nhận 17 dự án đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai, với tổng số 9.456 căn nhà và tổng diện tích sàn là 860.205 m2. Con số này là rất khiêm tốn so với những năm trước đây.
Có một thực tế, tình hình chuyển nhượng các dự án nhà ở trong thời gian qua giảm mạnh do chưa đầy đủ các thủ tục pháp lý, đồng thời cũng do thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung dự án mới, đặc biệt là những dự án phân khúc nhà ở bình dân, nhà vừa túi tiền. Hiện tại, tại Tp.HCM chỉ còn xuất hiện một số dự án căn hộ như Westgate, Akari City, MT Eastmark City, Fiato Premier… còn ở ngưỡng giá từ 45-60 triệu đồng/m2 – mức giá được xem còn dễ chịu so với mặt bằng giá chung của Tp.HCM.
Để cải thiện nguồn cung, trong thời gian tới, Tp.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hình thức liên thông, cắt giảm thủ tục, rút ngắt thời gian giải quyết hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản. Điều này đang tạo niềm tin cho thị trường BĐS, nhìn ở góc độ nguồn cung và thanh khoản.
Xem thêm: