Tập Lái
12/10/14
14
3
3
43
Du lịch Cuba - Hơn 5 thập kỷ bị cấm vận triệt để đã biến Cuba trở thành "thiên đường" của những chiếc xe hơi Mỹ ra đời từ thập niên 50. Khi cấm vận được dỡ bỏ, chúng đột nhiên trở thành kho báu của giới chơi xe cổ.
Khoảng 10 năm trước, McKeel Hagerty - một người đam mê ô tô và cũng là CEO của hãng Bảo hiểm Hagerty đã đến Cuba và gặp gỡ người quản lý các mẫu xe cổ điển đặc trưng của đất nước này.
xe-hoi-co-cuba.jpg
Cadillac 1956
Trong chuyến đi, thành viên một câu lạc bộ xe đã mời ông đi thử chiếc Cadillac 1956 của mình. Hagerty thấy chiếc xe vẫn rất tốt dù nước sơn màu crom đã được sửa thành màu bạc. Nhưng khi khởi động, tiếng động cơ diesel kêu rất to. Thì ra chiếc xe này được lắp động cơ của một chiếc Peugeot.
Những người sưu tầm xe muốn săn kho báu ở Cuba có thể sẽ tìm được rất nhiều loại xe cổ điển của Mỹ. Theo ông Hagerty, dù đã qua nhiều thế hệ, những chiếc xe này vẫn rất được ưa chuộng, nhưng chúng là những con quái vật Frankenstein - thành phẩm của lệnh cấm vận kéo dài 53 năm ở quốc đảo này.
xe-hoi-co-cuba-01.jpg
Pontiac Chieftans 1953
Trong quá khứ, Cuba đã từng trải qua thời hoàng kim giữa thế kỷ với những con phố ở Havana tràn ngập xe hơi Detroit. Nhưng khi lệnh cấm vận bị Mỹ áp đặt, những chiếc xe hơi đột nhiên trở thành gánh nặng của nhiều chủ nhân bởi sự hỏng hóc mà không có linh kiện thay thế. Bất đắc dĩ người ta phải chế các linh kiện hay mang động cơ, linh kiện của xe này lắp sang cho xe khác để duy trì cuộc đời của chúng.
Ông Hagerty cho rằng chiếc xe tốt nhất có thể sẽ được đem ra đấu giá và ít nhất giá của nó cũng phải có 6 chữ số (hàng triệu USD).
xe-hoi-co-cuba-02.jpg

Cadillac Series 62 năm 1956
Một trong những model mà người sưu tầm có thể dễ dàng tìm thấy là Cadillac Series 62 sản xuất năm 1956 (giá trung bình 51.465 USD), Pontiac Chieftan (32.900 USD), Chevrolet 210 sedan (15.700 USD).
xe-hoi-co-cuba-03.jpg
Chevrolet 210 sedan
Nhưng một vài nhà sưu tầm sẽ đi tìm thứ mà họ gọi là “chén thánh” (holy grail) - một trong những dòng xe cao cấp như Maserati, Jaguar, hay Ferrari. Các model thể thao này từng đua trên các phố ở Havana một thời gian ngắn, khi cố Tổng thống Fulgenica Batista mang giải đua xe Grand Prix đến Cuba.
Sự kiện đáng nhớ nhất là vụ việc tay đua vô địch thế giới công thức I, Juan Manuel Fangio bị lực lượng nổi dậy bắt cóc tại giải đua Grand Prix lần 2 vào năm 1958. Vào thời điểm này, một chiếc xe đua turbo có thể đáng giá hàng triệu USD.
Quay trở lại những năm 1950, đội đua thường bán xe của mình sau mỗi giải đua quốc tế vì nó quá đắt. Khi ấy, Cuba là nước có rất nhiều khách hàng sẵn sàng mua lại những chiếc xe này
xe-hoi-co-cuba-04.jpg

Grand Prix Cuba
Nhưng cũng chưa chắc sẽ đào được những báu vật này vì phần lớn chúng đã được đưa khỏi đất nước từ rất lâu rồi. Thêm nữa, chỉ có khoảng 20, 30 đội tham gia đua 3 năm 1 lần tại giải Grand Prix ở Cuba. Ông Hagerty đã từng bắt gặp một chiếc Grand Prix Cuba ở Argentina của một người Cuba. Người này đã lén đưa xe của mình ra nước ngoài khi cách mạng xảy ra.
Về số phận các câu lạc bộ xe và văn hóa tự sửa chữa của Cuba, ông Hagerty tin rằng việc này vẫn sẽ tiếp diễn dù Mỹ có bỏ cấm vận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang tin của kênh truyền hình CNBC, kênh chuyên về thông tin kinh tế và thị trường tài chính của Mỹ.
Theo Info Net​
Du lịch Cuba được xem là một điểm dừng chân mới mẻ, độc đáo trong hành trình khám phá Trung Mỹ theo lộ trình: Cancun – Cuba – Panama – Mua sắm tại Los Angeles. Với cách dịch vụ chất lượng, phù hợp với khách hàng trung niên, người lớn tuổi, tour du lich Cuba do Du lịch Hoàn Mỹ tổ chức luôn được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao
Công ty Du lịch Hoàn Mỹ – www.dulichhoanmy.com – 273B An Dương Vương, P.3, Q.5,TP.HCM – ĐT: 08 38 336 336, Hotline: 0938 336 336. Hãy đến với Du Lịch Hoàn Mỹ để được phục vụ tốt nhất.