Hạng D
16/8/07
1.966
735
113
53
E tìm đã đời trên google, trên OS nhưng vẫn không ra bản đầy đủ. Vì có một số Link chỉ có hình ảnh minh họa, không thấy có Điều, khỏan, chương....
(Điều lệ Báo hiệu đường bộ (22TCN-237-01) ban hành kèm theo QĐ số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001)
Link bác Hai Chén cho có một số chết queo rồi ạ. Các bác vui lòng giúp e với.
 
Hạng D
16/8/07
1.966
735
113
53
Dạ cám ơn bác rất nhiều. Để e down về xem sau.
 
Hạng D
16/8/07
1.966
735
113
53
E đang tổng hợp lại một số Điều theo e là quan trọng, làm xong e sẽ post lên hầu a e nhé.
 
Hạng D
16/8/07
1.966
735
113
53
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam​
 
22-TCN-237-01
Bộ Giao thông     vận tải​
 
Có hiệu lực từ ngày​
01/01/2002​
Bản "Điều lệ báo hiệu đường bộ" này thay thế cho Điều lệ báo hiệu đường bộ (22-TCN 237-97) ban hành theo Quyết định số 3618/QĐ-BGTVT ngày 31-12-1998 của Bộ Giao thông vận tải .
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 2 Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu.
a). Khi đồng thời có các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực mà ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
1. Hiệu lệnh của những người điều khiển giao thông;
2. Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4. Vạch kẻ đường.
b). Khi ở một chỗ đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển tạm thời.
Điều 10 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Trường hợp có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại nếu phương tiện tham gia giao thông đã vượt quá vạch sơn dừng lại mà dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì cho phép đi tiếp; …………..
Điều 13 Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn.
3. ý nghĩa của  đèn tín hiệu:
- Tín hiệu xanh: Cho phép đi.
- Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn, tín hiệu vàng cấm đi. Khi tín hiệu vàng thay đổi, lái xe và người đi bộ không thể dừng lại trước nơi giao nhau theo quy định thì được phép đi qua tiếp……….
- Tín hiệu vàng nhấp nháy: Cho phép các phương tiện qua lại và báo hiệu cần chú ý khi qua phải thận trọng.
………….
4. Nếu đèn có lắp hộp đèn phụ tín hiệu hình mũi tên chỉ thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu.
Khi tín hiệu mũi tên được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì lái xe và những người điều khiển các loại phương tiện đi theo hướng mũi tên, chỉ phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.
Điều 14 Hiệu lực của đèn tín hiệu.
ở nơi giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có bố trí biển báo hiệu thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh phát ra của đèn tín hiệu. Trong trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu.
Điều 31 Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển.
a) Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp;
Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. ………………
Biển số 125, 126, 127, 130, 131 (a,b,c) có giá trị đến ngã ba, ngã tư tiếp giáp, hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số 133, 134, 135) biển số 130 và 131 (a,b,c) còn căn cứ vào biển phụ 503 (d,e);
Biển số 101
 
Đường cấm
Biển số 102
 
Cấm đi ngược chiều
Biển số 103
(a)​
Cấm ôtô
Biển số 103
(b, c)​
Cấm ôtô rẽ trái, rẽ phải
Biển số 104
 ​
Cấm môtô
Biển số 105
 ​
Cấm ôtô và môtô
Biển số 106
 ​
Cấm ôtô tải
Biển số 107
 ​
Cấm ôtô khách và ôtô tải
Biển số 108
 ​
Cấm ôtô kéo moóc
Biển số 109
 ​
Cấm máy kéo
Biển số 110
(a)​
Cấm đi xe đạp
Biển số 110
(b)​
Cấm xe đạp thồ
Biển số 111
(a)​
Cấm xe gắn máy
Biển số 111
(b) hoặc (c)​
Cấm xe ba bánh loại có động cơ                               (xe lam, xích lô máy)
Biển số 111
(d)​
Cấm xe ba bánh không có động cơ  (xích lô)
Biển số 112
 ​
Cấm người đi bộ
Biển số 113
 ​
Cấm xe người kéo đẩy
Biển số 114
 ​
Cấm xe súc vật kéo
Biển số 115
 ​
Hạn chế trọng lượng xe
Biển số 116
 ​
Hạn chế trọng lượng trên trục xe
Biển số 117
 ​
Hạn chế chiều cao
Biển số 118
 ​
Hạn chế chiều ngang
Biển số 119
 ​
Hạn chế chiều dài ôtô
Biển số 120
 ​
Hạn chế chiều dài ôtô kéo moóc
Biển số 121
 ​
Cụ ly tối thiểu giữa hai xe
Biển số 122
 ​
Dừng lại
Biển số 123
(a,b)​
Cấm rẽ (phải, trái)
Biển số 124
(a)​
Cấm quay xe
Biển số 124
(b)​
Cấm ôtô quay đầu xe
Biển số 125
 ​
Cấm vượt
Biển số 126
 ​
Cấm ôtô tải vượt
Biển số 127
 ​
Tốc độ tối đa cho phép
Biển số 128
 ​
Cấm bóp còi
Biển số 129
 ​
Dừng xe kiểm tra
Biển số 130
 ​
Cấm dừng xe và đỗ xe
Biển số 131
(a,b,c)​
Cấm đỗ xe
Biển số 132
 ​
Nhường đường cho xe cơ giới ngược chiều qua đường hẹp
Biển số 133
 ​
Hết cấm vượt
Biển số 134
 ​
Hết hạn chế tốc độ
Biển số 135
 ​
Hết tất cả lệnh cấm
Biển số 136
 ​
Cấm đi thẳng
Biển số 137
 ​
Cấm rẽ trái và rẽ phải
Biển số 138
 ​
Cấm đi thẳng và rẽ trái
Biển số 139
 ​
Cấm đi thẳng và rẽ phải
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.
Điều 53. Hiệu lực của vạch kẻ đường.
Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo hiệu mà ý nghĩa sử dụng của vạch kẻ đường mâu thuẫn với ý nghĩa sử dụng của biển báo hiệu thì người lái xe phải tuân theo sự điều khiển cuả biển báo hiệu.
Phụ lục 1.
ĐỊNH NGHĨA CÁC DANH TỪ KỸ THUẬT DÙNG TRONG ĐIỀU LỆ
5.  "Đường ưu tiên" là để chỉ tuyến đường chính, khi qua nơi giao nhau giữa đường chính với các đường khác thì xe cơ giới chạy trên đường chính được quyền ưu tiên đi qua, các xe chạy trên đường khác phải nhường đường (trừ xe được ưu tiên).
……………
Nếu hai đường cùng hạng, cùng mức giao nhau, việc xác định đường nào là đường ưu tiên theo quy định sau:
- Hai đường giao nhau có Lưu lượng xe chạy bằng nhau, đường nào có nhiều ôtô vận tải công cộng hoặc đường nào có tốc độ xe chạy lớn hơn thì đường đó là đường ưu tiên. Nếu cường độ xe chạy khác nhau, đường nào có cường độ xe chạy lớn hơn thì đường đó là đường ưu tiên.
- Hai đường giao nhau, đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì đường đó là đường ưu tiên.
- Hai đường giao nhau, đường nào mang ý nghĩa chính trị rõ rệt thì đường đó là đường ưu tiên.
Không được quy định cả hai đường cùng là đường ưu tiên giao nhau cùng mức.
……………………
23. Biển số 123a "Cấm rẽ trái" - Biển số 123b "Cấm rẽ phải"
……………….
Nếu đã đặt biển cấm rẽ trái thì các loại xe (cơ giới và thô sơ) cũng không được phép quay đầu xe
24. Biển số 124 "Cấm quay xe" - Biển số 124b "Cấm ôtô quay đầu xe"
………
Biển không có giá trị cấm rẽ trái để sang hướng đường khác.
30. Biển số 130 "Cấm dừng xe và đỗ xe"
………
b) Dừng xe là đứng yên không được tắt máy và người lái xe không được rời tay lái.
c) Hiệu lực cấm của biển bắt dầu từ chỗ đặt biển đến ngã ba, ngã tư tiếp theo hoặc đến vị trí quy định nơi đỗ xe, dừng xe (hoặc đến chỗ đạt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng). Nếu cần thể hiện đặc biệt thì chỗ bắt đầu cấm phải dùng biển phụ số 503d và chỗ kết thúc, dùng biển phụ số 503e "Hướng tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính.
d) Trong vành viền đỏ ở phía dưới biển có thể ghi số thời gian xe được phép dừng, đỗ. Quá thời gian đó là không cho phép. Nếu không ghi số thì tuyệt đối không được dừng, đỗ.
………………………
3.2. Vạch cấm vượt xe
a. Vạch giữa màu vàng gồm hai đường kẻ liền biểu thị nghiêm cấm xe cộ vượt xe hoặc chạy đè lên vạch. Dùng để phân chia hai luồng xe đi ngược chiều gồm hai làn hay nhiều làn xe cơ động nhưng đường lại không đặt giải phân cách ở giữa. Vạch này màu vàng gồm hai đường kẻ liền, mỗi đường kẻ có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai đường kẻ là 15 ~ 30cm. Xem vạch 31, trừ các ngã ba ngã tư có nhiều đường gặp nhau hoặc các đoạn đường cho phép xe rẽ trái (hoặc rẽ quay đầu), thì vạch này nên vẽ liên tục nhiều lần trùng lặp. Về thiết kế thì xem ở hình 21.
………………..
 
 
Hạng D
16/8/07
1.966
735
113
53
3.3. Vạch cấm thay đổi làn xe.
Tác dụng của vạch này là cấm thay đổi làn xe hoặc mượn làn xe khác để vượt xe. Vạch này kẻ ở những đoạn đường có nhiều làn xe cùng chiều, hay khi đi qua cầu, mật độ giao thông cao, khi đường đi qua hầm, qua dốc, qua đoạn cong hoặc ở những đoạn mà chiều rộng của làn xe bị thu hẹp ở đoạn sắp vào đường giao nhau, hay gần sát luồng đường giành cho người đi bộ hoặc ở những đoạn đường cần thiết phải cấm xe thay đổi làn xe. Vạch này là đường kẻ liền màu trắng có chiều rộng 15cm. Như trình bày ở vạch số 39
 ​
Vạch số 39 . Vạch cấm thay đổi làn xe.​
………..
3.4. Vạch cấm đỗ xe trên đường.
3.4.1. Vạch cấm đỗ xe lâu trên đường dùng để biểu thị đoạn đường đó cấm dừng xe bên đường nó là đường vạch đứt khúc màu vàng vẽ trên mặt đường và trên bó vỉa ở hè phố.
Nếu đoạn đường đó không có bó vỉa thì kẻ vạch trên mặt đường cách mép đường 30cm. Chiều rộng của vạch vàng đứt khúc là 15cm hoặc vừa bằng chiều dài viên đá (gạch) xây gờ đường và chiều dài của mỗi đốt là 100cm, giãn cách giữa các đốt 100cm. Loại vạch này nên phối hợp sử dụng với ký hiệu chữ "cấm đỗ xe" trên mặt đường và biển báo báo "cấm dừng xe" bên cạnh đường ngoài ra căn cứ theo nhu cầu đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm đỗ xe và phạm vi cấm đỗ xe. Cách vẽ vạch này như giới thiệu ở vạch số 40.
 
3.4.2. Vạch cấm dừng xe hoặc đỗ xe bên đường dùng để biểu thị đoạn đường đó cấm dừng xe hoặc đỗ xe, là đường vạch màu vàng liền nét vẽ tiên gờ bó vỉa hè đường và bên cạnh gờ bó vỉa, nếu đoạn đường đó không xây gờ bó vỉa thì có thể vẽ trên mặt đường cách mép đường khoảng 30cm, chiều rộng của đường kẻ liền màu vàng là 15cm hoặc vừa đúng bằng chiều rộng của viên vỉa (gạch gờ đường), chiều dài của vạch vừa đúng bằng phạm vi cấm đỗ xe. Loại vạch này nên cùng phối hợp sử dụng với ký hiệu chữ "cấm dừng xe" trên mặt đường và biển báo "cấm dừng xe" dựng cạnh đường ngoài ra tùy theo nhu cầu còn có thể đặt thêm biển báo phụ  nêu rõ thời gian và phạm vi làn vực cấm dừng xe cạnh đường. Cách vẽ vạch này như hình vẽ vạch số 41.
 
 ​
Vạch số 41 - vạch cấm đỗ xe  hay dừng xe trên đường.​
 
3.5 – Vạch dừng xe.
Báo vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho đi tiếp. Vạch được vẽ ở các đường giao nhau có sử dụng tín hiệu điều khiển giao thông, nơi sắp giao nhau với đường sắt đồng mức hoặc sắp sửa vào làn chờ rẽ trái. Vạch dừng xe là vạch đặc liền màu trắng. ở các nút giao thông xe chạy hai chiều thì vạch dừng xe được nối liền với đường giữa làn xe. ở các nút giao thông xe chạy một chiều thì chiều dài của vạch phải dài hết chiều rộng mặt đường. Chiều rộng của mặt đường căn cứ vào cấp đường, lưu lượng xe, tốc độ chạy xe  để chỉ, nên chọn dùng trong khoảng 20, 30, 40cm. Vạch dừng nên đặt ở vị trí mà lái xe dễ nhìn thấy nhất và vẽ ở trên đường của kéo dài thêm của bó vỉa trục đường chính. Nếu có thêm vạch giành phần đường cho người đi bộ cắt qua đường thì vạch dừng nên cách vạch cho người đi bộ qua đường 150 - 300cm, như trình bày ở vạch số 42,  43.
 
Vạch số 42                                                              Vạch số 43
 
Vạch số 42: Vạch dừng xe ở nút giao thông có đèn tín hiệu.
Vạch số 43: Kích thước của vạch dừng xe, đơn vị: cm.
 
 
 
Hạng D
16/8/07
1.966
735
113
53
Bác nào cần bộ đầy đủ, vui lòng post địa chỉ mail, e sẽ cố gắng chuyển cho các bác sử dụng. Khi cần cũng hữu dụng lắm các bác à.