Hạng C
28/7/14
569
769
93
http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20160...o-va-noi-loi-roi-hoi-lam-nghe-gi/1061245.html
CSGT chỉ tôi vô, chào và nói lỗi rồi hỏi: "Làm nghề gì?" (!)
03/03/2016 20:18 GMT
transparent.png

  • transparent.png
TTO - Khi thổi phạt người đi đường, CSGT làm các thủ tục bắt buộc như chào và thường hay đưa ra những câu quen thuộc, trong đó có câu không dính gì đến lỗi vi phạm như: "Anh/chị làm nghề "gì?
Trên đây là suy nghĩ có lẽ từ trải nghiệm của bạn Vũ Trọng Hoàng về những "chiêu trò" của một số CSGT gởi đến tham gia chuyên mục Dân đặt hàng lãnh đạo TP.HCM do Tuổi Trẻ làm cầu nối.
Để góp thêm một góc nhìn từ người trong cuộc, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết này.
"Thông thường, khi CSGT phát hiện và phạt người vi phạm, sau khi làm các thủ tục bắt buộc như chào “đại” cho xong và thường hay đưa ra những câu sau (theo kinh nghiệm của cá nhân tôi) :
- Anh/chị cho xem giấy tờ xe và bằng lái xe
- Anh/chị đã vi phạm lỗi…
- Anh/chị biết lỗi này phạt bao nhiêu không? (Giở quyển luật dầy cộp ra mà đâu phải ai cũng có thể hay có thời gian để đứng đó đọc quyển luật đó)
- Anh/chị làm nghề gì? (Tôi nghĩ hoài mà không hiểu câu hỏi này nhằm mục đích gì!? Có dính gì đến lỗi vi phạm giao thông!?).
- …. Và thường là... "chúng tôi giữ giấy tờ anh/chị đem về đội ".
Nghe nói đến việc giữ giấy tờ đem về đội rồi hẹn ngày lên nộp phạt, làm thủ tục lấy giấy tờ ra, và thường CSGT sẽ đưa mức phạt cao nhất trong khung (thí dụ quẹo không bật đèn báo hiệu thì từ 100.000 đến 300.000 đồng) thì không ít người xanh mặt, thôi thì... "thoả thuận" đưa tiền phạt tại chỗ còn CSGT muốn ghi gì thì ghi!
Thế là xong, lấy lại giấy tờ xe và bằng lái rồi đi cho khỏe!
Chưa kể, nếu gặp người đi từ các tỉnh khác đến làm việc, thì chỉ cần nghĩ đến việc ngày nào đó theo hẹn lại phải bỏ công việc đến nơi để nộp phạt, và các thủ tục “hành là chính” mất thêm 1 hoặc vài ngày làm việc nữa thì việc chi tiền cho xong là hầu như chắc chắn sẽ xảy ra.
Đó là lý do tại sao trước đây có vị lãnh đạo thắc mắc “ngoài đường có gì mà con cháu chúng ta thích ra đứng đường?”
Đó cũng là lý do tại sao nạn mãi lộ khó lòng dẹp bỏ!
Theo tôi, có hai lý do:
1- Chỉ vì "lợi ích" cả 2 bên đều được thoả mãn.
2- Do sự bất cập và thiếu minh bạch trong luật pháp và qui trình “hành là chính” của chúng ta gây nên.
Do đó, nhân dịp đọc bài báo: Nộp phạt giao thông, chỉ thêm 15.000 đồng là xong, tôi xin đề xuất kiến nghị cải cách thủ tục hành chính trong xử lý vi phạm và cũng nhằm chống nạn mãi lộ, ít ra trên địa bàn TP.HCM đó là: cho người vi phạm ký biên bản có tài khoản Kho bạc Nhà nước.
Với cách làm này, để người vi phạm chuyển khoản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vi phạm và không quá 15 ngày sau khi nhận được giấy báo mức phạt phải đóng từ cơ quan xử lý vi phạm giao thông theo khung hình phạt qui định sẵn theo luật và trả giấy tờ cho người vi phạm tại chỗ.
Việc gửi giấy báo phạt vi phạm giao thông có thể được thực hiện thông qua chuyển phát bảo đảm của Tổng công ty Bưu chính viễn thông với giá giao theo hợp đồng số lượng lớn (phí thấp) được ký hợp đồng giữa Bộ (hay sở)Công an và Tổng công ty Bưu chính viễn thông và được ghi rõ ràng trong phiếu phạt phần tiền phạt và phí cộng thành tiền phải nộp vào kho bạc Nhà nước.
Ban hành qui định nếu sau 15 ngày kể từ ngày ký nhận giấy của Bưu chính viễn thông mà không nộp phạt sẽ tính phạt tăng 50%. Nếu sau 3 lần gửi giấy báo mà không đóng thì sẽ tiến hành kê biên, thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe, …
Nếu thực hiện được việc này, tôi nghĩ cũng góp phần không nhỏ vào việc xóa bỏ nạn mãi lộ và tăng năng suất lao động của người dân và chính quyền. Tạo nên sự thuận lợi hơn, văn minh hơn trong xã hội mà chúng ta đang hướng đến.
Chân thành cám ơn và hy vọng góp ý hữu ích!"
[xtable=border:0|cellpadding:1|cellspacing:4]
{tbody}
{tr}
{td}
Tuổi Trẻ làm cầu nối "Dân đặt hàng lãnh đạo TP.HCM"
Song song với việc đăng các ý kiến ở phần BÌNH LUẬN dưới từng bài viết, bắt đầu từ ngày 18-2, Tuổi Trẻ Online (TTO - tuoitre.vn) sẽ mở thêm chuyên mục Dân đặt hàng lãnh đạo TP.HCM để người dân có thể chuyển những ý kiến hiến kế cũng như kỳ vọng của mình đến lãnh đạo TP.HCM.
Các ý kiến hay sẽ được đăng tải trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ hoặc chuyển trực tiếp đến những người có trách nhiệm.
Kính mời bạn đọc gởi ý kiến đóng góp, hiến kế cho lãnh đạo TP.HCM về địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P9, Q. Phú Nhuận TP.HCM hoặc gởi qua địa chỉ email: [email protected].
TUỔI TRẺ ONLINE{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
VŨ HOÀNG TRỌNG
 
Hạng F
16/7/15
6.349
26.616
113
chả giải quyết được gì vì luôn có giá tốt hơn;
50-50 không được thì 40-60 hoặc 30-70 thế nào cũng sẽ chung thôi;
chỉ cần qui định xxx nhận tiền bắt được "treo cổ" thì may ra sẽ giảm được chút ít;
 
Hạng C
28/7/14
569
769
93
Nhưng ít ra những ý kiến các bác thường bức xúc đã được đưa lên báo, trong mục bình luận cũng rất hay:
Vĩnh Nam 20:38 03/03/2016
Kể Tuổi Trẻ nghe về việc các anh CSGT tôi thường gặp
- Ở một ngã 4, sáng sớm đi làm thấy CSGT hay thổi biển số tỉnh, tôi tạt ngang hỏi các anh các xe này bị lỗi gì và tại sao toàn biển số tỉnh ? Các anh không trả lời mà nhìn từ đầu đến chân hỏi anh làm ở đâu ? tại sao hỏi thế rồi hỏi số điện thoại để hôm nào mời uống cà phê
- Trên đường Lý Thường Kiệt hay bắt lỗi xe máy sai làn nhưng không có bản phân làn, 4 lần tôi bị thổi nhưng tranh luận một hồi các anh cũng cho đi nhưng 4 lần đều hỏi anh làm ở đâu ? Nhà ở gần đây không ? Các anh còn lấy thuốc lá ra mời hút nữa ? Lý do là tôi lấy mấy ảnh ra chụp để gởi cho UB An toàn giao thông quốc gia để góp ý về việc không có bản phân làn nhưng CSGT vẫn bắt lỗi sai làn đường, mặc dù theo điều 13 luật GTđB là tôi đi như thế là đúng.
Teo SG 20:42 03/03/2016
Tôi đi China, ông tài xế phạm luật bị csgt tuýt còi phạt, nói dăm ba câu thấy ông tài xế chạy lòng vòng và vô ngân hàng, sau đó ra và lái tới csgt phạt ổng đưa tờ biên lai thu tiền của ngân hàng lấy lại bằng lái đi tiếp, nói với ổng " sao không đưa tiền cho csgt cho rồi", ổng trợn tròn mắt " làm vậy vợ con ra đường luôn". Kết luận: Luật nghiêm thì ai cũng ngán, Luật lầy nhầy chẳng ai sợ. Trăm sự tại không nghiêm.
    • Quang Vinh 21:01 03/03/2016
      “ngoài đường có gì mà con cháu chúng ta thích ra đứng đường?” Có thật là vị cán bộ đó ngây thơ đến mức không biết "ngoài đường có gì!". Và người dân ai cũng biết CSGT đứng đường không thể ăn một mình nếu họ không muốn chỉ ăn một lần.
Bạn đọc 22:09 03/03/2016
Người ta "trong sạch", sao bạn bảo "ngây thơ"?! :)
    • Tôi Là Ai 20:37 03/03/2016
      Bạn không biết Tại Sao CSGT lại hỏi bạn làm nghề gì à? Vì có một vài công việc có anh CSGT biết khó ăn. Nếu bạn là sĩ quan quân đội thì bạn cũng dễ được tha. Nếu bạn là cán bộ kha khá một chút thì chắc cũng sẽ không phải nộp phạt hay chung chi gì...
ban doc 22:10 03/03/2016
Theo tôi,câu hỏi "Bạn làm nghề gì" dành cho mọi người vi phạm luật không khó hiểu đâu! Vì hành vi con người có mối quan hệ lo-gich với nghề nghiệp và học vấn đấy bạn!!! Có lẽ các Anh GT đang thống kê cho một số liệu của một Đề tài NC khoa học! Sắp có thể có giải pháp hữu hiệu nào đó rất có lợi cho bạn đấy!!! Xin dành tình cảm đối với GT các bạn ơi! vì họ đang phải chịu bao cực nhọc để bảo vệ cho người tham gia GT đấy nhé!... [xem thêm]
Phú
21:56 03/03/2016
Tôi kể các bạn nghe chuyện vui (Nói láo chết liền)Vài năm trước lúc 23h00, trong lúc chạy trên đường về, do trời tối chạy nhanh nên lấn làn oto cho chắc ăn ( sợ xe trong hẻm chạy ra). Gặp a áo vàng, thổi vào. Sau màn chào hỏi thì:- Mày thấy thằng kia không có giấy tờ, còn đưa "trăm dưởi", mày còn cải à?- Dạ, thôi e còn "năm chọt" thôi a lấy đỡ nha - (suy nghĩ...) Thôi, đưa đây- e nhỏ móc bóp ra....(chết cha bóp toàn là tờ "một chăm" thôi...sao đây ta?) Đành giả bộ ngây thơ....a thói e "năm chọt nha" e hết tiền lẻ rồi....(mặt hơi thảm tí)- Anh áo vàng: "năm chọt" nè mày...Em chạy về mà vừa chạy vừa mắc cười chịu không nổi, mà cảm thấy sao xót quá...sao giờ còn nhiều người khổ vậy. bất chấp tất cả...
Phuoc 22:00 03/03/2016
Phong thánh cho bac Thăng nếu như dẹp đuoc nạn mãi lộ ở TP
Minh Hiếu 20:39 03/03/2016
Mình sợ nhất cái kiểu này: từ a đồng đến z đồng. Và luôn luôn (ít ra với mình) là z đồng.
Sao lại đưa ra cái khung lập lờ như vậy, lỗi gì thì ghi ra cụ thể luôn.
KP 21:01 03/03/2016
Nạn mua biển số, làm giấy tờ xe nữa. Nói "Bấm" chứ toàn số xấu không. Nhưng thôi để mấy ảnh kiếm thêm chứ. Nghe danh Công an là ai cũng thích, cũng nể nhờ có tiền.
Đạt 20:38 03/03/2016
Tôi thấy câu hỏi "làm nghề gì ?" là bình thường. Và tôi thường xuyên trả lời ko đúng sự thật...
  • hai lúa 20:30 03/03/2016
    Hỏi làm nghề gì là để xác định người vi phạm có thuộc một số lĩnh vực thân quen, được ưu ái hay không.