Cảm nhận du xuân bằng xế hộp về miền Tây sông nước...</h2> Là người dân xứ Bắc, sống ở Nam Bộ đã hai chục năm, công việc đòi hỏi tôi phải đi tới nhiều vùng, nhiều tỉnh thành phía Nam nhưng quả thật một chuyến du xuân về miền Tây Nam Bộ để hưởng thụ thú tao nhàn cùng gia đình và bạn bè thì chưa có cơ hội thực hiện. Vì thế, khi nghe Hội Bà Cả đưa danh sách “miền Tây sông nước” vào “dự án du xuân Canh Dần”, lòng đã không khỏi khấp khởi đợi chờ …
Theo quyết định của anh em trong Hội, con đường về miền Tây sông nước bao la ấy sẽ được khám phá bằng Xế Hộp… Đích tới cụ thể là ghé thăm hai gia đình RungXanh và Forever.wife – những thành viên thân thiết của Hội và tham quan một số địa danh nổi tiếng của vùng. Dĩ nhiên, trong cuộc hành trình ấy, hắn không thể thiếu việc khám phá cảm giác đi ghe trên sông nước, ăn trái cây ngay tại miệt vườn, thưởng thức hương vị thơm mùi đồng đất hoang dã của tôm, cá nướng, ngắm đồng lúa trĩu bông vàng ruộm, những cánh rừng ngập mặn dẻo dai kết tầng lá xanh mầu bí ẩn, mặt trời lững thững như hòn lửa nhuộm màu đỏ rực một góc trời chiều… Tất cả tạo ra sự náo nức, những hấp lực khó lòng cưỡng nổi! Sẽ thú vị lắm đây pàcon ui!
TỐC ĐỘ
http://farm5.static.flick...07295_cbb320b7d6_o.jpg</h2> Chiều theo sự náo nức của lòng người, qua đoạn dẫn vào đường cao tốc (tổng tuyến đường nối hai đầu dài 22,1km- đoạn này tốc độ chạy tối đa là 80km/h), các tay lái của đoàn có dịp thỏa chí hồ thỉ tang bồng bởi được đạp ga khá thoải mái. Đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương láng đẹp, từ đoạn cột cây số đầu tiên đến cây số 47-48 (tính từ nút giao thông chợ Đệm (xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) - điểm đầu tiên của tuyến đường cao tốc dài 39,8km), các bác tài có thể tăng tốc từ 80 – 120 km/h (mặc dù theo quy định, tối đa chỉ được đến 100 km/h). Qua báo chí thông tin, ông Nguyễn Huy Thao, giám đốc Trung tâm quản lý đường cao tốc, cho biết đường cao tốc được thiết kế cho xe chạy đến 120km/giờ nhưng mới thông xe tạm nên chỉ cho phép chạy 100km/h). Công trình đường cao tốc SG-TL do Cienco 5 cùng 9 đơn vị thành viên tham gia với tổng dự toán hiệu chỉnh là 9.500 tỉ đồng. Tuyến này được thiết kế 8 làn xe, nhiều đoạn bằng cầu cạn, không có giao cắt đồng mức với các tuyến đường khác nhưng hiện tại ở giai đoạn 1, theo quy mô là bốn làn xe cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp với bề rộng nền đường 25,5 - 26,5 m.
Chẳng biết khi hoàn thiện, tuyến đường này hoành tráng cỡ nào, chỉ biết tới đây, các bác tài Hội Bà Cả sau khi bộ đàm thống nhất với nhau giữ khoảng cách cân đối và chạy tốc độ 100-120 km/h là tất cả đều tập trung lái xe, tận hưởng cái thú hiếm hoi được thấy mình thanh thản bay cùng “Bà Hai”- Xế Hộp trong một không gian dài rộng và thoáng đãng…
Thậm chí, có một số đoạn, các xế hộp chạy với tốc độ 130-140 km/h nhưng do đường tốt nên thấy êm ả, nhẹ nhàng như thể xe chỉ đang chạy với tốc độ 60-70 km/h ở quốc lộ thường. Chiếc For Escape của GD Simba khi chạy trong thành phố chưa bao giờ được trải qua thử thách như vậy để thấy hết tính ưu việt của nó. Tốc độ cao như vậy nhưng xe vẫn rất đằm thắm, ngọt ngào và vững chãi. Thật tuyệt!
Đến gần cột cây số 49, RungXanh, với kinh nghiệm của người con đất miền Tây nhiều lần về thăm nhà nên “đường lạ hóa thân quen”, rất chủ động và chu đáo, đã liên lạc bộ đàm nhắc nhở anh em giảm tốc độ, giữ mức 80km/h để chuẩn bị vào cua an toàn. Ở đoạn cột cây số 49, nếu chạy tốc độ mát tay ga khi vào cua có thể mất lái và lật xe, rất nguy hiểm! (tại điểm này, từng có xe bị tai nạn, dấu vết còn để lại trên rào chắn, quan sát là thấy ngay). Qua kiếng xe, thấy mọi vật sáng tỏ, bình minh bừng giấc, sảng khoái chân ga tay lái, lòng người hưng phấn tình xuân nhưng bụng và dạ thi nhau báo về “trung ương”: Đói rùi, đói roài…!
Trên xe, các bác tài đã bộ đàm thảo luận: Ăn gì? Ở đâu? Và quyết định:
ĐIỂM DỪNG CHÂN ĐẦU TIÊN: MỸ THO
http://farm5.static.flick...27855_bb598502e7_o.jpg
… Theo nguồn tin tư vấn đáng tin cậy từ Rung Xanh- dân Mỹ Tho chính gốc, thì trong dịp Tết này, MÓN ĂN SÁNG TUYỆT NHẤT LÀ: HỦ TÍU.
... Lại một ngày nữa chộn rộn với họ hàng bên nội, vui nhưng lòng cũng nôn nao, muốn ngồi trước bàn phím gõ tiếp những dòng "cảm nhận..." không thì nguội mất! Và bây giờ, phải tranh thủ thôi... Nhưng, viết đến đâu rồi nhỉ... ah, trước khi đến điểm tập kết tiếp theo, phải dành ĐÔI DÒNG XÚC CẢM VỀ "VĂN HÓA HỦ TÍU" MỸ THO - không thể phụ lòng những người đã góp công tạo ra thương hiệu riêng cho một món ăn mang đậm dấu ấn của vùng đất thuộc về miền Tây sông nước ấy...
Không biết quán hủ tíu (đúng ra là hủ tiếu, nhưng quen gọi thế rồi, riết thấy cũng thuận miệng) bác RungXanh dẫn đoàn tới có phải là quán nổi tiếng nhất hay không, nhưng trong cảm nhận và ấn tượng của GD Simba (và có lẽ cũng là của nhiều thành viên trong Hội) thì những gì trên đường đi, qua bộ đàm RungXanh giới thiệu với mọi người đều hoàn toàn chính xác: Hủ tíu Mỹ Tho rất đặc biệt, sợi trong và dai do được làm từ loại gạo ngon, nước lèo thì rất... rất ngọt nhen các bác...
Quả đúng là như thế! Tìm hiểu từ nhiều nguồn, được biết, Hủ tiếu Mỹ Tho khác với hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò xứ Huế… ở chỗ không ăn với xà lách, dấm, rau ghém mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương… Điều làm nên hương vị riêng cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên 60 nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn bột gạo làm ra cọng bánh đến nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho. RungXanh và những người con đất Mỹ Tho hoàn toàn có quyền tự hào về món đặc sản có vẻ bình dân nhưng vô cùng tinh tế của vùng đất này.
Thưởng thức hủ tíu Mỹ Tho trong một quán nhỏ tuyềnh toàng góc chợ dịp Tết vừa rồi khiến Simba liên tưởng tới câu đúc kết của ông bà ta xưa "nghề chơi cũng lắm công phu"... Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Đào). Đây là vùng trồng lúa thơm địa phương thuộc xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Nhưng hủ tiếu ngon phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ qua nước sôi, thơm mỡ hành phi, cọng trong trông bóng mắt. Chế biến từ hạt gạo - hạt ngọc trời - mỗi vùng, miền trên dải đất Việt Nam lại tạo ra một sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình. Nơi thì là phở, bún, bánh cuốn, bánh canh, bánh đa, bánh bèo... Riêng Mỹ Tho, người dân dành thật nhiều tâm huyết để tạo ra sợi hủ tiếu nhỏ như sợi bún, độ dai vừa phải, không như hủ tiếu bột lọc quá dai, hủ tiếu mềm quá bở, mà phải ngon, thơm, không lẫn vào đâu được!
Chưa hết. Nét tinh hoa của món ăn đã trở thành bản sắc của vùng này còn thể hiện ở chất lượng "trên cả tuyệt vời" của nồi nước lèo. Nồi nước lèo trong veo thơm lừng mùi tôm khô, mùi mực nướng, mùi hành phi... xương ống, giò heo và sườn non được hầm mềm rụi... Có lẽ vì thế mà đã tạo nên một thành tựu đáng nể là nước dùng "rất, rất ngọt!" như bác RungXanh tấm tắc. Thú thiệt, lúc đầu GD Simba chưa hiểu điều RX nói, cứ nghĩ bác ấy nói "ngọt" ở đây là "ngọt đường" (do các món ăn Nam Bộ thường nêm thêm chút đường cho dịu, khác hẳn với cách nêm và nấu của người Bắc), ai ăn ngọt không quen thì có thể không có cảm giác ngon như vẫn nghe đồn đại...! Vì thế, thoạt tiên, GD Simba chỉ dám rón rén gọi tô "hủ tíu khô", phòng khi nếu nước ngọt ("đường") quá thì cũng không đến nỗi chống đũa nhìn ACE "khua" chén, thìa ào ạt... Khi người bán hàng đặt chén nước lèo nóng rẫy, bốc khói hương hành ngò quyến rũ trước mặt, thử thận trọng đặt một thìa lên môi, nhấm nháp, ngâm nga... Và rồi thì, không thể hoãn cái sự sung sướng ấy lại!... Một thìa nữa, một thìa nữa... chà, quá đã!
Hủ tiếu ăn nóng mới ngon. Hủ tiếu trụng nước sôi vừa mềm thì trút ngay vào chiếc tô, người bán hàng bỏ thêm giá, hẹ, sườn hoặc giò heo, bao tử, gan, mực non nướng, củ cải trắng, củ cải đỏ, hành phi, hành lá xắt nhỏ, củ hành tươi, cải bắc thảo, tiêu và sau cùng thì tưới lên một muôi nước lèo. Giá trắng, hẹ xanh hoà với màu đỏ của củ cải, sườn và gan béo ngậy, sợi hủ tiếu dai dai, mát mịn, người ăn có thể bỏ thêm gia vị như xì dầu, chanh, tiêu, ớt... có khi xin thêm nước lèo, giá, rau thì người bán vui vẻ "bổ sung" mà không tính thêm tiền.Hủ tiếu ăn nóng mới ngon. Hồi trước, hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày lên mặt tô trông rất bắt mắt. Bây giờ thay con tôm bằng miếng sườn hay cặp trứng cút.
[link]http://vnthuquan.net/amthuc/images/HuTieuMyTho.jpg[/link]
http://www.tiengiangonline.com/uploads/News/pic/small_1259895928.nv.jpg
http://farm2.static.flick...48046_c54e389327_b.jpg
Song, ấy là những ngày thường, khi người bán hàng có thời gian tập trung toàn bộ tâm huyết cho món ăn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng vùng đất "chôn nhau cắt rốn" của mình... Còn đây là mùng 4 Tết, không khí xuân vẫn khiến lòng người lơ đãng, người bán quán làm như chơi, cầm chừng cho dzui vậy thôi... Bởi thế, về hình thức, tô hủ tíu Mỹ Tho được thưởng thức dịp tết vừa qua có thể chưa thật bắt mắt, nguyên liệu cũng có thể thiếu đi vài ba món làm duyên... nhưng vị vẫn đậm đà, vẫn để lại dư vị ngọt đượm, chân thật, khó phai như tình người miền Tây sông nước vậy!
đoàn ghé vào chùa Tịnh Nghiêm- một ngôi chùa có lớp học từ thiện dành cho các bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, nằm sát cạnh chùa Vĩnh Tràng - một trong những ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam Bộ.
http://farm3.static.flickr.com/2773/4369320726_353b52bf13_o.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/258/LT0.7365094_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/276/3L0.7383380_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/276/T30.7383346_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/276/2G0.7383338_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/276/L50.7383370_1_1.jpg
Đoàn đã ngồi lại chừng 15 -20 phút và lắng nghe một vị Ni sư của chùa giới thiệu về lớp học từ thiện với sĩ số khoảng hơn 250 bé có hoàn cảnh khó khăn, không có cơ hội đến trường. Với tấm lòng từ bi của những người lánh đời, thoát tục nhưng vẫn nặng tình tha nhân, các vị trụ trì cùng toàn bộ ni sư, phật tử và các nhà hảo tâm quyết tâm gây dựng nên lớp học, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho các bé đến trường. Một tháng ước tính chi phí tổng cộng tối thiểu cho các lớp học được duy trì xấp xỉ trên dưới100 triệu đồng. Đối với nhà chùa và các bậc tăng ni thì đây quả là một nỗ lực đáng khâm phục. Dĩ nhiên, không thể không kể tới những bàn tay tiếp nối bàn tay từ các nhà doanh nghiệp, các phật tử bốn phương phát tâm tình nguyện hỗ trợ cùng với nhà chùa chăm lo cho các bé.
Đi nhiều mới thấy, cuộc sống quanh ta còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn cần được sẻ chia. Xưa, Ông bà ta nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”… Nay, chúng ta thường nghe: “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát, (thậm chí) lá nát đùm lá te tua”… Truyền thống ấy, may mắn thay vẫn âm thầm chảy trong trái tim của rất nhiều những người con đất Việt, bất kể vùng miền, dân tộc hay tôn giáo… Và được biểu hiện bằng những hành động thực tế, những nghĩa cử ấm áp, cụ thể như chương trình mà OtoFC đã thực hiện trước Tết: Cùng đồng bào nghèo đón Xuân Canh Dần 2010 vừa qua.
Theo như quan sát, tại ngôi chùa hôm ấy, không chỉ người lớn trong đoàn lắng nghe mà cả các cháu nhỏ ngồi rất chắm chú. Dù có thể sự tiếp nhận ở các bé không thật sự trọn vẹn, cách hiểu chắc chắn còn non dại, nhưng mỗi dịp như thế, các cháu lại có thêm một tích lũy nho nhỏ về chữ : Nhân ái - Nghĩa tình trong hành trang Học Làm Người của mình. Nhà Phật có câu: Giọt mưa trước rơi đâu, giọt mưa sau rơi đó! Mỗi hành động, việc làm của người lớn sẽ là một tấm gương khúc xạ một cách tự nhiên vào các bé. Chúng ta muốn mai này con cái chúng ta sẽ sống và thành đạt theo cách nào nhỉ? Riêng Simba luôn thầm nhủ lòng: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG LÀ QUAN TRỌNG NHẤT!
http://du-lich.chudu24.co...hua-vinh-trang1628.jpg
Rất tiếc, do mục đích du xuân là chính nên toàn bộ thành viên các GD chọn phục trang tiện lợi, thoải mái, chủ yếu là quần short áo pull… Vì thế, rời ngôi chùa có lớp học từ thiện, đoàn rất muốn ghé vào thắp nhang và thăm quan tại chùa Vĩnh Tràng, nhưng phải “đành lòng vậy, cầm lòng vậy”… đứng ngoài ngó và vái vọng mà thôi
Simba nói tiếc là bởi Vĩnh Tràng cũng thực sự xứng đáng là di sản văn hóa tâm linh tạo nên niềm tự hào về “quốc hồn, quốc túy” (như cách nói của bác PhuongLam) cho người dân Mỹ Tho. Sau bao mưa nắng dãi dầu, sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ đẹp lộng lẫy của mình. Chùa tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, thuộc làng Mỹ Hóa, nay là xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Được biết, trước kia, chùa vốn là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch, ngôi chùa hương tàn khói lạnh.
Năm 1890, bổn đạo đến chùa sắc tứ Linh Thứu thỉnh Hòa thượng Quảng Ân - Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tổ chức xây lại ngôi chùa. Chùa lại bị hư hỏng nặng vì trận bão năm 1904. Từ năm 1907 đến năm 1911, ngài đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa.
http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/12/02/phatdilac.jpg
http://c.upanh.com/upload./276/3L0.7383374_1_1.jpg
Điều đầu tiên đập vào mắt du khách khi đến viếng thăm chùa là vẻ đẹp tráng lệ của cổng Tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933. Nét độc đáo của cổng Tam quan này thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ để tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa những sự tích nhà Phật, những truyện dân gian và những đề tài tứ quý, tứ linh, hoa lá...
Rời khu vực chùa chiền, Hội BC lại lên đường. Theo kế hoạch từ trước, đoàn sẽ tập kết ở Cái Bè – Tiền Giang tại nhà của Forever.wife - đây mới là điểm dừng chân chính của Hội trong dịp này. Nhưng khi lên xe, mùa xuân thi vị khiến con người muốn lãng du đây đó, những ngẫu hứng bớt chợt khiến các bác tài bộ đàm hỏi nhau tíu tít: Có ngắm cầu Rạch Miễu một tí không các bác nhỉ? Và quyết định rất nhanh: Tại sao không? Đi thôi!
Nhưng có một vấn đề phát sinh, chỉ ngắm hay là sẽ đi qua cầu và ngao du một vòng trên địa phận Bến Tre, quê hương Đồng Khởi với tên tuổi đội quân tóc dài nổi tiếng và rất nhiều đặc sản hấp dẫn, trong đó ấn tượng nhất là Kẹo dừa Bến Tre…? Thảo luận xôn xao… Tiếng bác BLACKCIVIC: Tết mà, chơi tới luôn đi. Simba phụ họa: Ok, tới luôn chứ còn gì nữa! PhuongLam củng cố cho nhu cầu rong ruổi, du hí của đoàn thêm phần nóng hổi bằng việc chia sẻ thông tin hấp dẫn: Trong dịp Tết này, nếu dừng chân mua hàng tại cửa hàng Thanh Long, chỉ cần cho mấy BC và các bé xuống xôn xao chút chút thôi, các bác tài không cần xuống, cứ ngồi yên trên xe thì mỗi xe sẽ được khuyến mại ít nhất 30 ngàn, bù đắp phí cầu phà và một số quà tặng khác… Chà, hấp dẫn, hấp dẫn! Và, quan trọng là, nhân dịp này các GD lại được biết thêm một điểm nổi tiếng vùng sông nước miền Tây.
Vậy, còn chần chừ gì nữa? Hội trưởng Nobita quyết định: Thẳng tiến các bác ơi, ngày xuân, nhằm nhò gì ba cái vụ cầu phà lẻ tẻ… Xe PhuongLam dẫn đầu đoàn nhé!
Và thế là, chuyến du hành có thêm niềm vui và ký ức hân hoan về…
ĐIỂM DỪNG CHÂN THỨ HAI: BẾN TRE
CẦU RẠCH MIỄU- NIỀM VUI VÀ NHỮNG ÂU LO BẤT CHỢT…
Theo xe PhuongLam, cả đoàn có cuộc diễu hành và du ngoạn trên cầu Rạch Miễu- cây cầu dây văng đầu tiên mang nhãn hiệu 100% Made in Việt Nam. Từ trên xe hướng tầm mắt ra ngoài, có rất nhiều cảm xúc buồn, vui chợt đến…
Nhớ lại, cách đây hơn hai năm, khi cầu khánh thành, không ít những nụ cười và giọt nước mắt hân hoan òa vỡ vì niềm hạnh phúc quá lớn sau bao năm nhẫn nại chờ đợi một cây cầu nối nhịp bờ vui.
Nhìn toàn cảnh, giữa sông nước mây trời bao la, hiền hòa, một cây cầu vươn mình duyên dáng…
http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2010/1/28/cau.jpg
http://img168.imageshack.us/img168/5134/caurachmieuzv9.jpg
http://farm5.static.flickr.com/4011/4368727081_d93389c95f_o.jpg
Công trình cầu Rạch Miễu được khởi công tháng 4.2002 có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 11 km; trong đó phần chính dài khoảng 2.800m, đoạn dây văng dài 504m với 112 bó cáp treo, mặt cầu rộng 50m, độ tĩnh không thông thuyền 37,5m. Cầu không chỉ nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang để thẳng ra quốc lộ 1A mà còn có đường dẫn xuống cồn Tân Vinh, thuộc xã Tân Thạch, H.Châu Thành (Bến Tre) và một tuyến đường nhựa kết nối xuống cù lao Thới Sơn, xã Thới Sơn, H.Châu Thành (Tiền Giang). Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.400 tỉ đồng.
Để có cây cầu này, ở Bến Tre, nhân dân xã An Khánh đã bốc đi hàng trăm ngôi mộ, giao đất trong thời gian ngắn. Ở Tiền Giang, người dân đồng tình di dời trên 600 căn nhà mặt phố. Điều này chứng tỏ, tất cả người dân hai bờ sông Tiền đều vì sự nghiệp chung đó là sự nghiệp nối đôi bờ. Ai cũng biết, Tiền Giang là một trong 2 nhánh lớn của sông Cửu Long, nằm trong hệ thống vận tải quốc tế có nhịp thông thuyền lớn. Theo Hiệp định sông Mê Kông, tĩnh không thông thuyền tại phía bờ Mỹ Tho này yêu cầu đáp ứng cho 2 luồng tàu lớn qua lại. Một luồng cho tàu 1000 DWT, thông thuyền H x B=37,5 x 110m. Một luồng cho tàu 5.000 DWT, thông thuyền H x B = 30m x 220m.
Song, về đường bộ, sông Tiền cũng đồng thời là dòng nước ngăn cách, tạo cho Bến Tre thế ốc đảo, hạn chế việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre với các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long. Giao thông trên QL60 từ Kiên Giang đi các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau có chiều dài giảm được 80 km so với đi theo QL1A, nhưng phải qua phà Rạch Miễu, nên việc đi lại mất thêm khá nhiều thời gian chờ đợi phà.
Qua trên 2.000 ngày gian lao, khổ cực… công trình cầu Rạch Miễu do Bộ Giao thông vận tải tự thiết kế, tự thi công, tự giám sát, đã thực sự được đưa vào sử dụng. Phát biểu tại lễ khánh thành, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Huỳnh Văn Be, xúc động nói: “Cầu Rạch Miễu – nơi sáng ngời bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc nhũng người thợ xây cầu của Việt Nam. Bến Tre quê dừa, mảnh đất ba dãy cù lao hôm nay tiếp tục được vinh danh là quê hương của những cây cầu hiện đại do bàn tay, khối óc của những kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công. Người Bến Tre sinh sống tại địa phương hay đi làm ăn xa giờ đây có cây cầu Rạch Miễu để thương để nhớ. Hai trụ tháp cầu vươn cao lên bầu trời như ngọn hải đăng sáng ngời hy vọng… Cầu Rạch Miễu nâng bước người dân Bến Tre lên tầm cao mới tràn đầy niềm tin vững bước tới tương lai”
Sản phẩm 100% “Made in VietNam” chính là điểm độc đáo nhất của cầu Rạch Miễu. Đây là một trong sáu cây cầu được thiết kế theo kiểu dây văng ở Việt Nam (trong đó: Cầu Mỹ Thuận – cây cầu bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long ở ĐBSCL khởi công ngày 6-7-1997 và hoàn thành ngày 21-5-2000, được xem là cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam.Cầu có tổng vốn đầu tư: 90,86 triệu đô la Úc - Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% do nhà thầu xây dựng: Baulderstone Hornibrook (Úc), với sự trợ giúp của Freyssinet (Pháp) trong việc kéo dây cáp, nhà thầu phụ là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 - Cienco 6 (Việt Nam) thực hiện; Cầu Bính bắc qua sông Cấm (Hải Phòng) do nhà thầu: Liên doanh Ishikawajima Harima Heavy Industries Co., Ltd, Shimizu và Sumitomo-Mitsui thực hiện trong vòng 32 tháng với tổng số vốn ưu đãi 8,02 tỉ yên từ Chính phủ Nhật Bản, vốn đối ứng trong nước là 141,5 tỉ đồng được xem là cây cầu dây văng thứ hai; Cầu Bãi Cháy tại thành phố biển Hạ Long – Quảng Ninh (quê hương của ông ngoại các bé nhà bác PhuongLam) bắc qua sông Cửa Lục, do nhà thầu chính: Liên doanh Shimizu, Sumitomo và Mitsui của Nhật Bản và nhà thầu phụ: Cienco 1, Licogi, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thực hiện, khánh thành ngày 2-12-2006, được xem là cầu dây văng thứ ba. Đây là cây cầu dây văng một mặt phẳng dài nhất Việt Nam (các cây cầu dây văng khác tại Việt Nam được thi công theo công nghệ hai mặt phẳng dây, hai trụ tháp) có chiều dài nhịp chính (435 m) đạt kỷ lục thế giới, đường dẫn lên cầu dài 5 km, có tám cầu dẫn với tổng chiều dài 1,172 km và tổng vốn đầu tư: 2.140 tỉ đồng, bao gồm vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Cầu Thuận Phước - cây cầu bắc qua sông Hàn tại cửa biển Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mẫn Quang, thuộc thành phố Đà Nẵng giúp nối liền quận Hải Châu với bán đảo Sơn Trà là cây cầu thứ tư. Cầu khởi công ngày 16-1-2003, khánh thành ngày 19-7-2009, vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách theo thiết kế của công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng 533 liên doanh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc, được đánh giá là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Và cây cầu thứ 5, Phú Mỹ - cầu dây văng vượt sông Sài Gòn, nối liền khu đô thị Nam Sài Gòn nằm về phía quận 7 với khu vực phía đông của thành phố nằm về phía quận 2 do tư nhân xây dựng. Cầu được đầu tư bởi Công ty cổ phần BOT Cầu Phú Mỹ với nguồn vốn do doanh nghiệp tự huy động, hoàn toàn không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, với tổng mức đầu tư gần 2.500 tỉ đồng. Liên danh Bilfinger Berger và Baulderstone Hornibrook (gọi là BBBH) thi công cầu chính, phần cáp dây văng thuê nhà thầu phụ là Freyssinet (Pháp) thực hiện. Phần cầu dẫn được giao cho nhà thầu phụ Việt Nam là Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới. Tư vấn thiết kế: Arcadis (Pháp) và Cardno (Úc).
Như vậy, tính tới thời điểm tháng giêng Xuân Canh Dần, không kể công trình cầu dây văng Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long (nghe đồn sẽ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á) do nhà thầu Nhật Bản thực hiện với tổng mức đầu tư công trình là 4.832 tỷ (thời điểm năm 2001, tức khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%)… dự kiến thông xe kỹ thuận vào tháng 3-2010, thì cầu Rạch Miễu là cây cầu đầu tiên và duy nhất (so với các cây cầu đã liệt kê ở trên) do khối óc, trái tim và bàn tay những người con đất Việt tự thiết kế và thi công (với sự hỗ trợ kỹ thuật của hãng SVL (Thụy Sĩ).
http://c.upanh.com/upload/3/270/LZ0.7377087_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/270/3L0.7377088_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload./270/E80.7377091_1_1.jpg
Một cây cầu vươn dài duyên dáng và kiêu hãnh, giúp toàn tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông đường bộ - Vậy, không tự hào sao được? Giọt nước mắt của những người dân miền Tây Nam bộ thiệt thà, chất phác hân hoan rơi xuống vào thời điểm thông cầu là hoàn toàn có thật và đáng được đồng cảm một cách trân trọng.
Công bằng mà nói, sau hơn 7 năm xây dựng (khởi công ngày 30-4-2002, hoàn thành ngày 19-01-2009), trải qua nhiều lần điều chỉnh về nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư, và những khó khăn về thiếu mặt bằng thi công, thiếu nguyên vật liệu và khó khăn về nguồn vốn… cầu Rạch Miễu sừng sững vươn dài như vậy là một nỗ lực phi thường của tập thể những kỹ sư, các nhà trí thức, các cấp quản lý và những hỗ trợ tự nguyện, tự giác của quần chúng nhân dân bằng việc nhanh chóng di dời, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Tuy nhiên, cầu đưa vào sử dụng chưa được bao lâu mà nhiều bất cập đã nảy sinh khiến lòng người bất an. Chẳng cần tới dịp Lễ Tết- là thời điểm lưu lượng người thường tập trung đông đảo, mà ngay những ngày thường, hiện tượng kẹt xe đã nhiều lần diễn ra. Một cây cầu dài và hẹp, hai chiều đan xen mỗi lúc thêm chật chội, không có chỗ cho người đi bộ… thì chỉ hoành tráng trong thời khắc, khó có thể phát huy hiệu quả bền vững.
Ngắm những bức hình đoàn đã chụp ở trên, nhớ lại cảm giác trải nghiệm lúc trên cầu, thốt nhiên Simba nhớ đến câu: “Đường ta rộng thênh thang tám thước”… trong một bài thơ khá nổi tiếng thời phổ thông ở ngoài Bắc đã từng được học. Dĩ nhiên, cái gì cũng có tính lịch sử. Trong hoàn cảnh chiến tranh, ăn đói mặc rét, sống dưới hầm hào, hoặc len lỏi rừng già, nào có đường mà đi. Vì thế, chỉ ước ao sao, hòa bình tự chủ, được thảnh thơi bước trên con đường quê hương độc lập, tự cường. Chỉ tám thước mà được thênh thang đi trên đường CỦA TA và được sống đời độc lập, tự do thì cũng đã tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, ước mơ cháy bỏng về con đường rộng thênh thang (chỉ có) tám thước là điều dễ hiểu.
Nhưng, trong bối cảnh hội nhập hôm nay, xây một cây cầu tốn kém hàng ngàn tỷ đồng mà vẫn theo kiểu tư duy “gieo cây ngắn hạn” của cư dân nông nghiệp ngàn đời thì thật là đáng tiếc. Rồi đây, nhìn thấy trước những khó khăn nảy sinh khi lượng người lưu thông trên cầu liên tục tăng nhanh và quá tải… Nhiều người tặc lưỡi: Ôi, Việt Nam ấy mà, thế mới là kiểu VN! Nghe như có tiếng thở dài đâu đó và dẫu biết rằng chẳng phải việc của mình, chẳng đổi thay được nữa, nhưng trong lòng vẫn vấn vương hai tiếng: “Giá mà, giá như…”
Giá mà đường rộng hơn, thì ít nhất Hội BC đã có một bức ảnh xế hộp trong đoàn nối đuôi nhau liên tục và cân đối. Giá như có đường cho người đi bộ thì các bác tài cũng cảm thấy yên tâm vì người đi bộ được an toàn. Gía mà lòng cầu rộng thênh thang, chia len hợp lý thì mọi phương tiện giao thông đều được bình đẳng và thảnh thơi tìm cảm giác lãng du trên một cây cầu duyên dáng có độ cao đủ để người đi xe phóng tầm mắt ngắm nhìn một vùng đất sông nước miền Tây xanh tươi và quyến rũ… Giá như không phải tập trung tránh xe cộ đi lại, thì những bức ảnh chụp từ kính xe nhìn ra dưới đây sẽ sắc nét và sống động hơn nhiều…
Từ trên cầu nhìn xuống, một vùng trời nước mênh mông...
ĐIỂM DỪNG CHÂN THỨ BA: CÁI BÈ - NƠI ĐẬM ĐÀ VỊ NỒNG ẤM, MẶN MÒI CỦA TÌNH NGƯỜI MIỀN TÂY CHÂN CHẤT VÀ HÀO SẢNG…
Cái Bè – thử thách đầu tiên: tròng trành cùng ghe trên sóng nước…
Vẻ đẹp của Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) mang nét duyên của vùng đất thuần chất miệt vườn, không kiến trúc cầu kỳ hiện đại, tình người càng mộc mạc, hồn nhiên. Ở đây, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch thì đan xen như mạng nhện, bởi vậy phương tiện giao thông hoàn toàn bằng đường thủy. Những phố ven sông là những vựa trái cây, vựa tôm cá, vựa xăng dầu, gạo, than củi... Là huyện có nhiều vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh Tiền Giang với những đặc sản như cam sành, cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, quýt đường...
Sống nơi vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, từ lâu, hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Ghe, xuồng là chân đi, là phương tiện vận chuyển chủ yếu của họ. Cuộc sống – Tình yêu – Nhọc nhằn hay Thăng hoa đều găn liền với dòng sông, con đò… Những phương tiện trên sông nước ấy in đậm dấu ấn trong văn hóa dân gian như ca dao, hò , vè, dân ca, cải lương… của vùng, miền này. Ví như trong ca dao, trai gái muốn làm quen sẽ mượn chiếc ghe, con đò để ngỏ lời thương mến:
Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi,
Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm…
Khi muốn cưới người con gái mình yêu, chàng trai lại nhờ hình ảnh chiếc thuyền để ví von ướm hỏi một cách tế nhị, qua đó nói lên nỗi lòng của mình:
Chiếc thuyền giăng câu
Đậu ngang cồn cát, đậu sát mé nhà
Anh biết em có một mẹ già
Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không?
Đã nên nghĩa vợ tình chồng, mỗi khi xa cách, người phụ nữ trông đợi chồng cũng nhờ hình ảnh chiếc ghe và nhớ chiếc ghe cũng là nhớ chồng:
Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh liền,
Không tin anh hỏi xóm giềng mà coi…
Có ý kiến cho rằng: các hình ảnh quen thuộc đó, được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm thức, mỗi lúc có dịp thì tự động bật ra. Như: khi có khách ở xa đến thăm mình thì người dân sông nước nói: từ xa lặn lội tới đây. Mặc dù có thể người đó đi bằng xe buýt, xe Honda hoặc xe hơi. Thậm chí xe buýt- vốn là sản phẩm của công nghiệp hóa cũng được các bác Hai Lúa thân thương xứ này “chuyển hệ” thành “xe đò”. Từ “quá giang” vốn dùng cho việc đi nhờ ghe, thuyền trên sông lại được dùng để chỉ việc đi nhờ xe hay đi cùng đường trên lộ…
Tất cả những điều này cho thấy, dấu ấn của vùng sông nước đã ăn sâu vào huyết quản của họ. Quen thuộc đến mức như người nghệ sĩ giang hồ trên sông, kỹ năng điều khiển phương tiện của người dân nơi đây đã đạt đến hàng tuyệt kỹ! Simba từng nghe đồn: Về miền Tây phải chiêm ngưỡng người dân ăn cháo cá trên thuyền. Gió lộng, nước lớn, thuyền đong đưa, bưng tô cháo nóng hổi vừa ăn vừa hít hà mà không làm đổ một giọt cháo là cả một nghệ thuật… đong đưa theo sóng, không một vùng nào theo kịp thú chơi điền dã mà đầy cảm hứng ấy.
Đấy là nghe đồn. Còn thật thì… hú hồn!
Đoàn ghé nhà Forever.wife khi mặt trời đã lên cao chếch đỉnh đầu. Mọi vật chan hòa, rực rỡ dưới ánh sáng chói chang và một vùng không gian vàng tươi màu lúa...
Hình ảnh cây cầu ván, cầu tre, những bầy vịt thẩn thơ bơi lội, tiếng chim ríu rít chuyền cành, cánh cò trắng xa xa thấp thoáng... tất cả đều quen thuộc, giản dị, vừa gợi nỗi buồn nhớ man mác, vừa gọi mời bao xao xuyến yêu thương về vùng đất miền Tây tràn nắng...
Nhìn dòng kênh và cây cầu, mộc mạc và có chút gì hoang vắng, lòng chợt nhớ câu ca dao mà người Nam Bộ nào, kể cả đứa bé thơ cũng thuộc:
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.
Ví dầu mẹ chẳng có chi,
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào mòn...
Đất miền Tây rộng mở như lòng người miền Tây. Lòng người lại sâu rộng và phóng khoáng, mênh mông như Đất.
Miền Tây dung nạp tất cả. Có người ví, miền Tây cò bay gãy cánh, chó chạy đứt lưỡi. Nhưng cây trái thường che lấp tầm mắt, để nhìn được rõ cái mênh mông dường như vô tận đó, chỉ có thể đứng trên những vị trí cao như cầu Rạch Miễu, hoặc ra các ngã năm, ngã bảy sông Hậu, sông Tiền.
Ấy thế mà, trong chuyến du xuân này, đoàn chúng tôi lại có dịp may mắn cảm nhận và thụ hưởng một cách đầy đặn nhất cái mênh mông trong tình người miền Tây ngay trong chính căn nhà nhỏ ven kênh của GD Forever.wife mà chẳng cần phải tìm vị trí thật cao như cầu Rạch Miễu hay
Theo quyết định của anh em trong Hội, con đường về miền Tây sông nước bao la ấy sẽ được khám phá bằng Xế Hộp… Đích tới cụ thể là ghé thăm hai gia đình RungXanh và Forever.wife – những thành viên thân thiết của Hội và tham quan một số địa danh nổi tiếng của vùng. Dĩ nhiên, trong cuộc hành trình ấy, hắn không thể thiếu việc khám phá cảm giác đi ghe trên sông nước, ăn trái cây ngay tại miệt vườn, thưởng thức hương vị thơm mùi đồng đất hoang dã của tôm, cá nướng, ngắm đồng lúa trĩu bông vàng ruộm, những cánh rừng ngập mặn dẻo dai kết tầng lá xanh mầu bí ẩn, mặt trời lững thững như hòn lửa nhuộm màu đỏ rực một góc trời chiều… Tất cả tạo ra sự náo nức, những hấp lực khó lòng cưỡng nổi! Sẽ thú vị lắm đây pàcon ui!
TỐC ĐỘ
http://farm5.static.flick...07295_cbb320b7d6_o.jpg</h2> Chiều theo sự náo nức của lòng người, qua đoạn dẫn vào đường cao tốc (tổng tuyến đường nối hai đầu dài 22,1km- đoạn này tốc độ chạy tối đa là 80km/h), các tay lái của đoàn có dịp thỏa chí hồ thỉ tang bồng bởi được đạp ga khá thoải mái. Đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương láng đẹp, từ đoạn cột cây số đầu tiên đến cây số 47-48 (tính từ nút giao thông chợ Đệm (xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) - điểm đầu tiên của tuyến đường cao tốc dài 39,8km), các bác tài có thể tăng tốc từ 80 – 120 km/h (mặc dù theo quy định, tối đa chỉ được đến 100 km/h). Qua báo chí thông tin, ông Nguyễn Huy Thao, giám đốc Trung tâm quản lý đường cao tốc, cho biết đường cao tốc được thiết kế cho xe chạy đến 120km/giờ nhưng mới thông xe tạm nên chỉ cho phép chạy 100km/h). Công trình đường cao tốc SG-TL do Cienco 5 cùng 9 đơn vị thành viên tham gia với tổng dự toán hiệu chỉnh là 9.500 tỉ đồng. Tuyến này được thiết kế 8 làn xe, nhiều đoạn bằng cầu cạn, không có giao cắt đồng mức với các tuyến đường khác nhưng hiện tại ở giai đoạn 1, theo quy mô là bốn làn xe cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp với bề rộng nền đường 25,5 - 26,5 m.
Chẳng biết khi hoàn thiện, tuyến đường này hoành tráng cỡ nào, chỉ biết tới đây, các bác tài Hội Bà Cả sau khi bộ đàm thống nhất với nhau giữ khoảng cách cân đối và chạy tốc độ 100-120 km/h là tất cả đều tập trung lái xe, tận hưởng cái thú hiếm hoi được thấy mình thanh thản bay cùng “Bà Hai”- Xế Hộp trong một không gian dài rộng và thoáng đãng…
Thậm chí, có một số đoạn, các xế hộp chạy với tốc độ 130-140 km/h nhưng do đường tốt nên thấy êm ả, nhẹ nhàng như thể xe chỉ đang chạy với tốc độ 60-70 km/h ở quốc lộ thường. Chiếc For Escape của GD Simba khi chạy trong thành phố chưa bao giờ được trải qua thử thách như vậy để thấy hết tính ưu việt của nó. Tốc độ cao như vậy nhưng xe vẫn rất đằm thắm, ngọt ngào và vững chãi. Thật tuyệt!
Đến gần cột cây số 49, RungXanh, với kinh nghiệm của người con đất miền Tây nhiều lần về thăm nhà nên “đường lạ hóa thân quen”, rất chủ động và chu đáo, đã liên lạc bộ đàm nhắc nhở anh em giảm tốc độ, giữ mức 80km/h để chuẩn bị vào cua an toàn. Ở đoạn cột cây số 49, nếu chạy tốc độ mát tay ga khi vào cua có thể mất lái và lật xe, rất nguy hiểm! (tại điểm này, từng có xe bị tai nạn, dấu vết còn để lại trên rào chắn, quan sát là thấy ngay). Qua kiếng xe, thấy mọi vật sáng tỏ, bình minh bừng giấc, sảng khoái chân ga tay lái, lòng người hưng phấn tình xuân nhưng bụng và dạ thi nhau báo về “trung ương”: Đói rùi, đói roài…!
Trên xe, các bác tài đã bộ đàm thảo luận: Ăn gì? Ở đâu? Và quyết định:
ĐIỂM DỪNG CHÂN ĐẦU TIÊN: MỸ THO
http://farm5.static.flick...27855_bb598502e7_o.jpg
… Theo nguồn tin tư vấn đáng tin cậy từ Rung Xanh- dân Mỹ Tho chính gốc, thì trong dịp Tết này, MÓN ĂN SÁNG TUYỆT NHẤT LÀ: HỦ TÍU.
... Lại một ngày nữa chộn rộn với họ hàng bên nội, vui nhưng lòng cũng nôn nao, muốn ngồi trước bàn phím gõ tiếp những dòng "cảm nhận..." không thì nguội mất! Và bây giờ, phải tranh thủ thôi... Nhưng, viết đến đâu rồi nhỉ... ah, trước khi đến điểm tập kết tiếp theo, phải dành ĐÔI DÒNG XÚC CẢM VỀ "VĂN HÓA HỦ TÍU" MỸ THO - không thể phụ lòng những người đã góp công tạo ra thương hiệu riêng cho một món ăn mang đậm dấu ấn của vùng đất thuộc về miền Tây sông nước ấy...
Không biết quán hủ tíu (đúng ra là hủ tiếu, nhưng quen gọi thế rồi, riết thấy cũng thuận miệng) bác RungXanh dẫn đoàn tới có phải là quán nổi tiếng nhất hay không, nhưng trong cảm nhận và ấn tượng của GD Simba (và có lẽ cũng là của nhiều thành viên trong Hội) thì những gì trên đường đi, qua bộ đàm RungXanh giới thiệu với mọi người đều hoàn toàn chính xác: Hủ tíu Mỹ Tho rất đặc biệt, sợi trong và dai do được làm từ loại gạo ngon, nước lèo thì rất... rất ngọt nhen các bác...
Quả đúng là như thế! Tìm hiểu từ nhiều nguồn, được biết, Hủ tiếu Mỹ Tho khác với hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò xứ Huế… ở chỗ không ăn với xà lách, dấm, rau ghém mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương… Điều làm nên hương vị riêng cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên 60 nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn bột gạo làm ra cọng bánh đến nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho. RungXanh và những người con đất Mỹ Tho hoàn toàn có quyền tự hào về món đặc sản có vẻ bình dân nhưng vô cùng tinh tế của vùng đất này.
Thưởng thức hủ tíu Mỹ Tho trong một quán nhỏ tuyềnh toàng góc chợ dịp Tết vừa rồi khiến Simba liên tưởng tới câu đúc kết của ông bà ta xưa "nghề chơi cũng lắm công phu"... Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Đào). Đây là vùng trồng lúa thơm địa phương thuộc xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Nhưng hủ tiếu ngon phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ qua nước sôi, thơm mỡ hành phi, cọng trong trông bóng mắt. Chế biến từ hạt gạo - hạt ngọc trời - mỗi vùng, miền trên dải đất Việt Nam lại tạo ra một sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình. Nơi thì là phở, bún, bánh cuốn, bánh canh, bánh đa, bánh bèo... Riêng Mỹ Tho, người dân dành thật nhiều tâm huyết để tạo ra sợi hủ tiếu nhỏ như sợi bún, độ dai vừa phải, không như hủ tiếu bột lọc quá dai, hủ tiếu mềm quá bở, mà phải ngon, thơm, không lẫn vào đâu được!
Chưa hết. Nét tinh hoa của món ăn đã trở thành bản sắc của vùng này còn thể hiện ở chất lượng "trên cả tuyệt vời" của nồi nước lèo. Nồi nước lèo trong veo thơm lừng mùi tôm khô, mùi mực nướng, mùi hành phi... xương ống, giò heo và sườn non được hầm mềm rụi... Có lẽ vì thế mà đã tạo nên một thành tựu đáng nể là nước dùng "rất, rất ngọt!" như bác RungXanh tấm tắc. Thú thiệt, lúc đầu GD Simba chưa hiểu điều RX nói, cứ nghĩ bác ấy nói "ngọt" ở đây là "ngọt đường" (do các món ăn Nam Bộ thường nêm thêm chút đường cho dịu, khác hẳn với cách nêm và nấu của người Bắc), ai ăn ngọt không quen thì có thể không có cảm giác ngon như vẫn nghe đồn đại...! Vì thế, thoạt tiên, GD Simba chỉ dám rón rén gọi tô "hủ tíu khô", phòng khi nếu nước ngọt ("đường") quá thì cũng không đến nỗi chống đũa nhìn ACE "khua" chén, thìa ào ạt... Khi người bán hàng đặt chén nước lèo nóng rẫy, bốc khói hương hành ngò quyến rũ trước mặt, thử thận trọng đặt một thìa lên môi, nhấm nháp, ngâm nga... Và rồi thì, không thể hoãn cái sự sung sướng ấy lại!... Một thìa nữa, một thìa nữa... chà, quá đã!
Hủ tiếu ăn nóng mới ngon. Hủ tiếu trụng nước sôi vừa mềm thì trút ngay vào chiếc tô, người bán hàng bỏ thêm giá, hẹ, sườn hoặc giò heo, bao tử, gan, mực non nướng, củ cải trắng, củ cải đỏ, hành phi, hành lá xắt nhỏ, củ hành tươi, cải bắc thảo, tiêu và sau cùng thì tưới lên một muôi nước lèo. Giá trắng, hẹ xanh hoà với màu đỏ của củ cải, sườn và gan béo ngậy, sợi hủ tiếu dai dai, mát mịn, người ăn có thể bỏ thêm gia vị như xì dầu, chanh, tiêu, ớt... có khi xin thêm nước lèo, giá, rau thì người bán vui vẻ "bổ sung" mà không tính thêm tiền.Hủ tiếu ăn nóng mới ngon. Hồi trước, hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày lên mặt tô trông rất bắt mắt. Bây giờ thay con tôm bằng miếng sườn hay cặp trứng cút.
[link]http://vnthuquan.net/amthuc/images/HuTieuMyTho.jpg[/link]
http://www.tiengiangonline.com/uploads/News/pic/small_1259895928.nv.jpg
http://farm2.static.flick...48046_c54e389327_b.jpg
Song, ấy là những ngày thường, khi người bán hàng có thời gian tập trung toàn bộ tâm huyết cho món ăn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng vùng đất "chôn nhau cắt rốn" của mình... Còn đây là mùng 4 Tết, không khí xuân vẫn khiến lòng người lơ đãng, người bán quán làm như chơi, cầm chừng cho dzui vậy thôi... Bởi thế, về hình thức, tô hủ tíu Mỹ Tho được thưởng thức dịp tết vừa qua có thể chưa thật bắt mắt, nguyên liệu cũng có thể thiếu đi vài ba món làm duyên... nhưng vị vẫn đậm đà, vẫn để lại dư vị ngọt đượm, chân thật, khó phai như tình người miền Tây sông nước vậy!
đoàn ghé vào chùa Tịnh Nghiêm- một ngôi chùa có lớp học từ thiện dành cho các bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, nằm sát cạnh chùa Vĩnh Tràng - một trong những ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam Bộ.
http://farm3.static.flickr.com/2773/4369320726_353b52bf13_o.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/258/LT0.7365094_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/276/3L0.7383380_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/276/T30.7383346_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/276/2G0.7383338_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/276/L50.7383370_1_1.jpg
Đoàn đã ngồi lại chừng 15 -20 phút và lắng nghe một vị Ni sư của chùa giới thiệu về lớp học từ thiện với sĩ số khoảng hơn 250 bé có hoàn cảnh khó khăn, không có cơ hội đến trường. Với tấm lòng từ bi của những người lánh đời, thoát tục nhưng vẫn nặng tình tha nhân, các vị trụ trì cùng toàn bộ ni sư, phật tử và các nhà hảo tâm quyết tâm gây dựng nên lớp học, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho các bé đến trường. Một tháng ước tính chi phí tổng cộng tối thiểu cho các lớp học được duy trì xấp xỉ trên dưới100 triệu đồng. Đối với nhà chùa và các bậc tăng ni thì đây quả là một nỗ lực đáng khâm phục. Dĩ nhiên, không thể không kể tới những bàn tay tiếp nối bàn tay từ các nhà doanh nghiệp, các phật tử bốn phương phát tâm tình nguyện hỗ trợ cùng với nhà chùa chăm lo cho các bé.
Đi nhiều mới thấy, cuộc sống quanh ta còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn cần được sẻ chia. Xưa, Ông bà ta nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”… Nay, chúng ta thường nghe: “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát, (thậm chí) lá nát đùm lá te tua”… Truyền thống ấy, may mắn thay vẫn âm thầm chảy trong trái tim của rất nhiều những người con đất Việt, bất kể vùng miền, dân tộc hay tôn giáo… Và được biểu hiện bằng những hành động thực tế, những nghĩa cử ấm áp, cụ thể như chương trình mà OtoFC đã thực hiện trước Tết: Cùng đồng bào nghèo đón Xuân Canh Dần 2010 vừa qua.
Theo như quan sát, tại ngôi chùa hôm ấy, không chỉ người lớn trong đoàn lắng nghe mà cả các cháu nhỏ ngồi rất chắm chú. Dù có thể sự tiếp nhận ở các bé không thật sự trọn vẹn, cách hiểu chắc chắn còn non dại, nhưng mỗi dịp như thế, các cháu lại có thêm một tích lũy nho nhỏ về chữ : Nhân ái - Nghĩa tình trong hành trang Học Làm Người của mình. Nhà Phật có câu: Giọt mưa trước rơi đâu, giọt mưa sau rơi đó! Mỗi hành động, việc làm của người lớn sẽ là một tấm gương khúc xạ một cách tự nhiên vào các bé. Chúng ta muốn mai này con cái chúng ta sẽ sống và thành đạt theo cách nào nhỉ? Riêng Simba luôn thầm nhủ lòng: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG LÀ QUAN TRỌNG NHẤT!
http://du-lich.chudu24.co...hua-vinh-trang1628.jpg
Rất tiếc, do mục đích du xuân là chính nên toàn bộ thành viên các GD chọn phục trang tiện lợi, thoải mái, chủ yếu là quần short áo pull… Vì thế, rời ngôi chùa có lớp học từ thiện, đoàn rất muốn ghé vào thắp nhang và thăm quan tại chùa Vĩnh Tràng, nhưng phải “đành lòng vậy, cầm lòng vậy”… đứng ngoài ngó và vái vọng mà thôi
Simba nói tiếc là bởi Vĩnh Tràng cũng thực sự xứng đáng là di sản văn hóa tâm linh tạo nên niềm tự hào về “quốc hồn, quốc túy” (như cách nói của bác PhuongLam) cho người dân Mỹ Tho. Sau bao mưa nắng dãi dầu, sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ đẹp lộng lẫy của mình. Chùa tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, thuộc làng Mỹ Hóa, nay là xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Được biết, trước kia, chùa vốn là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch, ngôi chùa hương tàn khói lạnh.
Năm 1890, bổn đạo đến chùa sắc tứ Linh Thứu thỉnh Hòa thượng Quảng Ân - Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tổ chức xây lại ngôi chùa. Chùa lại bị hư hỏng nặng vì trận bão năm 1904. Từ năm 1907 đến năm 1911, ngài đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa.
http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/12/02/phatdilac.jpg
http://c.upanh.com/upload./276/3L0.7383374_1_1.jpg
Điều đầu tiên đập vào mắt du khách khi đến viếng thăm chùa là vẻ đẹp tráng lệ của cổng Tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933. Nét độc đáo của cổng Tam quan này thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ để tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa những sự tích nhà Phật, những truyện dân gian và những đề tài tứ quý, tứ linh, hoa lá...
Rời khu vực chùa chiền, Hội BC lại lên đường. Theo kế hoạch từ trước, đoàn sẽ tập kết ở Cái Bè – Tiền Giang tại nhà của Forever.wife - đây mới là điểm dừng chân chính của Hội trong dịp này. Nhưng khi lên xe, mùa xuân thi vị khiến con người muốn lãng du đây đó, những ngẫu hứng bớt chợt khiến các bác tài bộ đàm hỏi nhau tíu tít: Có ngắm cầu Rạch Miễu một tí không các bác nhỉ? Và quyết định rất nhanh: Tại sao không? Đi thôi!
Nhưng có một vấn đề phát sinh, chỉ ngắm hay là sẽ đi qua cầu và ngao du một vòng trên địa phận Bến Tre, quê hương Đồng Khởi với tên tuổi đội quân tóc dài nổi tiếng và rất nhiều đặc sản hấp dẫn, trong đó ấn tượng nhất là Kẹo dừa Bến Tre…? Thảo luận xôn xao… Tiếng bác BLACKCIVIC: Tết mà, chơi tới luôn đi. Simba phụ họa: Ok, tới luôn chứ còn gì nữa! PhuongLam củng cố cho nhu cầu rong ruổi, du hí của đoàn thêm phần nóng hổi bằng việc chia sẻ thông tin hấp dẫn: Trong dịp Tết này, nếu dừng chân mua hàng tại cửa hàng Thanh Long, chỉ cần cho mấy BC và các bé xuống xôn xao chút chút thôi, các bác tài không cần xuống, cứ ngồi yên trên xe thì mỗi xe sẽ được khuyến mại ít nhất 30 ngàn, bù đắp phí cầu phà và một số quà tặng khác… Chà, hấp dẫn, hấp dẫn! Và, quan trọng là, nhân dịp này các GD lại được biết thêm một điểm nổi tiếng vùng sông nước miền Tây.
Vậy, còn chần chừ gì nữa? Hội trưởng Nobita quyết định: Thẳng tiến các bác ơi, ngày xuân, nhằm nhò gì ba cái vụ cầu phà lẻ tẻ… Xe PhuongLam dẫn đầu đoàn nhé!
Và thế là, chuyến du hành có thêm niềm vui và ký ức hân hoan về…
ĐIỂM DỪNG CHÂN THỨ HAI: BẾN TRE
CẦU RẠCH MIỄU- NIỀM VUI VÀ NHỮNG ÂU LO BẤT CHỢT…
Theo xe PhuongLam, cả đoàn có cuộc diễu hành và du ngoạn trên cầu Rạch Miễu- cây cầu dây văng đầu tiên mang nhãn hiệu 100% Made in Việt Nam. Từ trên xe hướng tầm mắt ra ngoài, có rất nhiều cảm xúc buồn, vui chợt đến…
Nhớ lại, cách đây hơn hai năm, khi cầu khánh thành, không ít những nụ cười và giọt nước mắt hân hoan òa vỡ vì niềm hạnh phúc quá lớn sau bao năm nhẫn nại chờ đợi một cây cầu nối nhịp bờ vui.
Nhìn toàn cảnh, giữa sông nước mây trời bao la, hiền hòa, một cây cầu vươn mình duyên dáng…
http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2010/1/28/cau.jpg
http://img168.imageshack.us/img168/5134/caurachmieuzv9.jpg
http://farm5.static.flickr.com/4011/4368727081_d93389c95f_o.jpg
Công trình cầu Rạch Miễu được khởi công tháng 4.2002 có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 11 km; trong đó phần chính dài khoảng 2.800m, đoạn dây văng dài 504m với 112 bó cáp treo, mặt cầu rộng 50m, độ tĩnh không thông thuyền 37,5m. Cầu không chỉ nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang để thẳng ra quốc lộ 1A mà còn có đường dẫn xuống cồn Tân Vinh, thuộc xã Tân Thạch, H.Châu Thành (Bến Tre) và một tuyến đường nhựa kết nối xuống cù lao Thới Sơn, xã Thới Sơn, H.Châu Thành (Tiền Giang). Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.400 tỉ đồng.
Để có cây cầu này, ở Bến Tre, nhân dân xã An Khánh đã bốc đi hàng trăm ngôi mộ, giao đất trong thời gian ngắn. Ở Tiền Giang, người dân đồng tình di dời trên 600 căn nhà mặt phố. Điều này chứng tỏ, tất cả người dân hai bờ sông Tiền đều vì sự nghiệp chung đó là sự nghiệp nối đôi bờ. Ai cũng biết, Tiền Giang là một trong 2 nhánh lớn của sông Cửu Long, nằm trong hệ thống vận tải quốc tế có nhịp thông thuyền lớn. Theo Hiệp định sông Mê Kông, tĩnh không thông thuyền tại phía bờ Mỹ Tho này yêu cầu đáp ứng cho 2 luồng tàu lớn qua lại. Một luồng cho tàu 1000 DWT, thông thuyền H x B=37,5 x 110m. Một luồng cho tàu 5.000 DWT, thông thuyền H x B = 30m x 220m.
Song, về đường bộ, sông Tiền cũng đồng thời là dòng nước ngăn cách, tạo cho Bến Tre thế ốc đảo, hạn chế việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre với các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long. Giao thông trên QL60 từ Kiên Giang đi các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau có chiều dài giảm được 80 km so với đi theo QL1A, nhưng phải qua phà Rạch Miễu, nên việc đi lại mất thêm khá nhiều thời gian chờ đợi phà.
Qua trên 2.000 ngày gian lao, khổ cực… công trình cầu Rạch Miễu do Bộ Giao thông vận tải tự thiết kế, tự thi công, tự giám sát, đã thực sự được đưa vào sử dụng. Phát biểu tại lễ khánh thành, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Huỳnh Văn Be, xúc động nói: “Cầu Rạch Miễu – nơi sáng ngời bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc nhũng người thợ xây cầu của Việt Nam. Bến Tre quê dừa, mảnh đất ba dãy cù lao hôm nay tiếp tục được vinh danh là quê hương của những cây cầu hiện đại do bàn tay, khối óc của những kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công. Người Bến Tre sinh sống tại địa phương hay đi làm ăn xa giờ đây có cây cầu Rạch Miễu để thương để nhớ. Hai trụ tháp cầu vươn cao lên bầu trời như ngọn hải đăng sáng ngời hy vọng… Cầu Rạch Miễu nâng bước người dân Bến Tre lên tầm cao mới tràn đầy niềm tin vững bước tới tương lai”
Sản phẩm 100% “Made in VietNam” chính là điểm độc đáo nhất của cầu Rạch Miễu. Đây là một trong sáu cây cầu được thiết kế theo kiểu dây văng ở Việt Nam (trong đó: Cầu Mỹ Thuận – cây cầu bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long ở ĐBSCL khởi công ngày 6-7-1997 và hoàn thành ngày 21-5-2000, được xem là cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam.Cầu có tổng vốn đầu tư: 90,86 triệu đô la Úc - Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% do nhà thầu xây dựng: Baulderstone Hornibrook (Úc), với sự trợ giúp của Freyssinet (Pháp) trong việc kéo dây cáp, nhà thầu phụ là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 - Cienco 6 (Việt Nam) thực hiện; Cầu Bính bắc qua sông Cấm (Hải Phòng) do nhà thầu: Liên doanh Ishikawajima Harima Heavy Industries Co., Ltd, Shimizu và Sumitomo-Mitsui thực hiện trong vòng 32 tháng với tổng số vốn ưu đãi 8,02 tỉ yên từ Chính phủ Nhật Bản, vốn đối ứng trong nước là 141,5 tỉ đồng được xem là cây cầu dây văng thứ hai; Cầu Bãi Cháy tại thành phố biển Hạ Long – Quảng Ninh (quê hương của ông ngoại các bé nhà bác PhuongLam) bắc qua sông Cửa Lục, do nhà thầu chính: Liên doanh Shimizu, Sumitomo và Mitsui của Nhật Bản và nhà thầu phụ: Cienco 1, Licogi, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thực hiện, khánh thành ngày 2-12-2006, được xem là cầu dây văng thứ ba. Đây là cây cầu dây văng một mặt phẳng dài nhất Việt Nam (các cây cầu dây văng khác tại Việt Nam được thi công theo công nghệ hai mặt phẳng dây, hai trụ tháp) có chiều dài nhịp chính (435 m) đạt kỷ lục thế giới, đường dẫn lên cầu dài 5 km, có tám cầu dẫn với tổng chiều dài 1,172 km và tổng vốn đầu tư: 2.140 tỉ đồng, bao gồm vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Cầu Thuận Phước - cây cầu bắc qua sông Hàn tại cửa biển Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mẫn Quang, thuộc thành phố Đà Nẵng giúp nối liền quận Hải Châu với bán đảo Sơn Trà là cây cầu thứ tư. Cầu khởi công ngày 16-1-2003, khánh thành ngày 19-7-2009, vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách theo thiết kế của công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng 533 liên doanh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc, được đánh giá là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Và cây cầu thứ 5, Phú Mỹ - cầu dây văng vượt sông Sài Gòn, nối liền khu đô thị Nam Sài Gòn nằm về phía quận 7 với khu vực phía đông của thành phố nằm về phía quận 2 do tư nhân xây dựng. Cầu được đầu tư bởi Công ty cổ phần BOT Cầu Phú Mỹ với nguồn vốn do doanh nghiệp tự huy động, hoàn toàn không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, với tổng mức đầu tư gần 2.500 tỉ đồng. Liên danh Bilfinger Berger và Baulderstone Hornibrook (gọi là BBBH) thi công cầu chính, phần cáp dây văng thuê nhà thầu phụ là Freyssinet (Pháp) thực hiện. Phần cầu dẫn được giao cho nhà thầu phụ Việt Nam là Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới. Tư vấn thiết kế: Arcadis (Pháp) và Cardno (Úc).
Như vậy, tính tới thời điểm tháng giêng Xuân Canh Dần, không kể công trình cầu dây văng Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long (nghe đồn sẽ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á) do nhà thầu Nhật Bản thực hiện với tổng mức đầu tư công trình là 4.832 tỷ (thời điểm năm 2001, tức khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%)… dự kiến thông xe kỹ thuận vào tháng 3-2010, thì cầu Rạch Miễu là cây cầu đầu tiên và duy nhất (so với các cây cầu đã liệt kê ở trên) do khối óc, trái tim và bàn tay những người con đất Việt tự thiết kế và thi công (với sự hỗ trợ kỹ thuật của hãng SVL (Thụy Sĩ).
http://c.upanh.com/upload/3/270/LZ0.7377087_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload/3/270/3L0.7377088_1_1.jpg
http://c.upanh.com/upload./270/E80.7377091_1_1.jpg
Một cây cầu vươn dài duyên dáng và kiêu hãnh, giúp toàn tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông đường bộ - Vậy, không tự hào sao được? Giọt nước mắt của những người dân miền Tây Nam bộ thiệt thà, chất phác hân hoan rơi xuống vào thời điểm thông cầu là hoàn toàn có thật và đáng được đồng cảm một cách trân trọng.
Công bằng mà nói, sau hơn 7 năm xây dựng (khởi công ngày 30-4-2002, hoàn thành ngày 19-01-2009), trải qua nhiều lần điều chỉnh về nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư, và những khó khăn về thiếu mặt bằng thi công, thiếu nguyên vật liệu và khó khăn về nguồn vốn… cầu Rạch Miễu sừng sững vươn dài như vậy là một nỗ lực phi thường của tập thể những kỹ sư, các nhà trí thức, các cấp quản lý và những hỗ trợ tự nguyện, tự giác của quần chúng nhân dân bằng việc nhanh chóng di dời, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Tuy nhiên, cầu đưa vào sử dụng chưa được bao lâu mà nhiều bất cập đã nảy sinh khiến lòng người bất an. Chẳng cần tới dịp Lễ Tết- là thời điểm lưu lượng người thường tập trung đông đảo, mà ngay những ngày thường, hiện tượng kẹt xe đã nhiều lần diễn ra. Một cây cầu dài và hẹp, hai chiều đan xen mỗi lúc thêm chật chội, không có chỗ cho người đi bộ… thì chỉ hoành tráng trong thời khắc, khó có thể phát huy hiệu quả bền vững.
Ngắm những bức hình đoàn đã chụp ở trên, nhớ lại cảm giác trải nghiệm lúc trên cầu, thốt nhiên Simba nhớ đến câu: “Đường ta rộng thênh thang tám thước”… trong một bài thơ khá nổi tiếng thời phổ thông ở ngoài Bắc đã từng được học. Dĩ nhiên, cái gì cũng có tính lịch sử. Trong hoàn cảnh chiến tranh, ăn đói mặc rét, sống dưới hầm hào, hoặc len lỏi rừng già, nào có đường mà đi. Vì thế, chỉ ước ao sao, hòa bình tự chủ, được thảnh thơi bước trên con đường quê hương độc lập, tự cường. Chỉ tám thước mà được thênh thang đi trên đường CỦA TA và được sống đời độc lập, tự do thì cũng đã tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, ước mơ cháy bỏng về con đường rộng thênh thang (chỉ có) tám thước là điều dễ hiểu.
Nhưng, trong bối cảnh hội nhập hôm nay, xây một cây cầu tốn kém hàng ngàn tỷ đồng mà vẫn theo kiểu tư duy “gieo cây ngắn hạn” của cư dân nông nghiệp ngàn đời thì thật là đáng tiếc. Rồi đây, nhìn thấy trước những khó khăn nảy sinh khi lượng người lưu thông trên cầu liên tục tăng nhanh và quá tải… Nhiều người tặc lưỡi: Ôi, Việt Nam ấy mà, thế mới là kiểu VN! Nghe như có tiếng thở dài đâu đó và dẫu biết rằng chẳng phải việc của mình, chẳng đổi thay được nữa, nhưng trong lòng vẫn vấn vương hai tiếng: “Giá mà, giá như…”
Giá mà đường rộng hơn, thì ít nhất Hội BC đã có một bức ảnh xế hộp trong đoàn nối đuôi nhau liên tục và cân đối. Giá như có đường cho người đi bộ thì các bác tài cũng cảm thấy yên tâm vì người đi bộ được an toàn. Gía mà lòng cầu rộng thênh thang, chia len hợp lý thì mọi phương tiện giao thông đều được bình đẳng và thảnh thơi tìm cảm giác lãng du trên một cây cầu duyên dáng có độ cao đủ để người đi xe phóng tầm mắt ngắm nhìn một vùng đất sông nước miền Tây xanh tươi và quyến rũ… Giá như không phải tập trung tránh xe cộ đi lại, thì những bức ảnh chụp từ kính xe nhìn ra dưới đây sẽ sắc nét và sống động hơn nhiều…
Từ trên cầu nhìn xuống, một vùng trời nước mênh mông...
ĐIỂM DỪNG CHÂN THỨ BA: CÁI BÈ - NƠI ĐẬM ĐÀ VỊ NỒNG ẤM, MẶN MÒI CỦA TÌNH NGƯỜI MIỀN TÂY CHÂN CHẤT VÀ HÀO SẢNG…
Cái Bè – thử thách đầu tiên: tròng trành cùng ghe trên sóng nước…
Vẻ đẹp của Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) mang nét duyên của vùng đất thuần chất miệt vườn, không kiến trúc cầu kỳ hiện đại, tình người càng mộc mạc, hồn nhiên. Ở đây, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch thì đan xen như mạng nhện, bởi vậy phương tiện giao thông hoàn toàn bằng đường thủy. Những phố ven sông là những vựa trái cây, vựa tôm cá, vựa xăng dầu, gạo, than củi... Là huyện có nhiều vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh Tiền Giang với những đặc sản như cam sành, cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, quýt đường...
Sống nơi vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, từ lâu, hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Ghe, xuồng là chân đi, là phương tiện vận chuyển chủ yếu của họ. Cuộc sống – Tình yêu – Nhọc nhằn hay Thăng hoa đều găn liền với dòng sông, con đò… Những phương tiện trên sông nước ấy in đậm dấu ấn trong văn hóa dân gian như ca dao, hò , vè, dân ca, cải lương… của vùng, miền này. Ví như trong ca dao, trai gái muốn làm quen sẽ mượn chiếc ghe, con đò để ngỏ lời thương mến:
Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi,
Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm…
Khi muốn cưới người con gái mình yêu, chàng trai lại nhờ hình ảnh chiếc thuyền để ví von ướm hỏi một cách tế nhị, qua đó nói lên nỗi lòng của mình:
Chiếc thuyền giăng câu
Đậu ngang cồn cát, đậu sát mé nhà
Anh biết em có một mẹ già
Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không?
Đã nên nghĩa vợ tình chồng, mỗi khi xa cách, người phụ nữ trông đợi chồng cũng nhờ hình ảnh chiếc ghe và nhớ chiếc ghe cũng là nhớ chồng:
Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh liền,
Không tin anh hỏi xóm giềng mà coi…
Có ý kiến cho rằng: các hình ảnh quen thuộc đó, được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm thức, mỗi lúc có dịp thì tự động bật ra. Như: khi có khách ở xa đến thăm mình thì người dân sông nước nói: từ xa lặn lội tới đây. Mặc dù có thể người đó đi bằng xe buýt, xe Honda hoặc xe hơi. Thậm chí xe buýt- vốn là sản phẩm của công nghiệp hóa cũng được các bác Hai Lúa thân thương xứ này “chuyển hệ” thành “xe đò”. Từ “quá giang” vốn dùng cho việc đi nhờ ghe, thuyền trên sông lại được dùng để chỉ việc đi nhờ xe hay đi cùng đường trên lộ…
Tất cả những điều này cho thấy, dấu ấn của vùng sông nước đã ăn sâu vào huyết quản của họ. Quen thuộc đến mức như người nghệ sĩ giang hồ trên sông, kỹ năng điều khiển phương tiện của người dân nơi đây đã đạt đến hàng tuyệt kỹ! Simba từng nghe đồn: Về miền Tây phải chiêm ngưỡng người dân ăn cháo cá trên thuyền. Gió lộng, nước lớn, thuyền đong đưa, bưng tô cháo nóng hổi vừa ăn vừa hít hà mà không làm đổ một giọt cháo là cả một nghệ thuật… đong đưa theo sóng, không một vùng nào theo kịp thú chơi điền dã mà đầy cảm hứng ấy.
Đấy là nghe đồn. Còn thật thì… hú hồn!
Đoàn ghé nhà Forever.wife khi mặt trời đã lên cao chếch đỉnh đầu. Mọi vật chan hòa, rực rỡ dưới ánh sáng chói chang và một vùng không gian vàng tươi màu lúa...
Hình ảnh cây cầu ván, cầu tre, những bầy vịt thẩn thơ bơi lội, tiếng chim ríu rít chuyền cành, cánh cò trắng xa xa thấp thoáng... tất cả đều quen thuộc, giản dị, vừa gợi nỗi buồn nhớ man mác, vừa gọi mời bao xao xuyến yêu thương về vùng đất miền Tây tràn nắng...
Nhìn dòng kênh và cây cầu, mộc mạc và có chút gì hoang vắng, lòng chợt nhớ câu ca dao mà người Nam Bộ nào, kể cả đứa bé thơ cũng thuộc:
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.
Ví dầu mẹ chẳng có chi,
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào mòn...
Đất miền Tây rộng mở như lòng người miền Tây. Lòng người lại sâu rộng và phóng khoáng, mênh mông như Đất.
Miền Tây dung nạp tất cả. Có người ví, miền Tây cò bay gãy cánh, chó chạy đứt lưỡi. Nhưng cây trái thường che lấp tầm mắt, để nhìn được rõ cái mênh mông dường như vô tận đó, chỉ có thể đứng trên những vị trí cao như cầu Rạch Miễu, hoặc ra các ngã năm, ngã bảy sông Hậu, sông Tiền.
Ấy thế mà, trong chuyến du xuân này, đoàn chúng tôi lại có dịp may mắn cảm nhận và thụ hưởng một cách đầy đặn nhất cái mênh mông trong tình người miền Tây ngay trong chính căn nhà nhỏ ven kênh của GD Forever.wife mà chẳng cần phải tìm vị trí thật cao như cầu Rạch Miễu hay
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
akautocenter
Ngày đăng:
Người đăng:
caibantron
Ngày đăng:
Người đăng:
caibantron
Ngày đăng: