Hạng C
4/9/06
579
0
16
35
XƯA

fiat%20500%20old.jpg


190998627_f0c2013f5a.jpg


fiat-500-old.jpg


VÀ NAY

fiat_500_cabrio_spy_2.jpg


1a.jpg


e2ff89ac5935e703503022d9a05f1a02_1.jpg


Em này mà nhập về VN chở người yêu đi chơi thì romantic khỏi chê luôn
 
Hạng D
18/6/07
1.373
4
36
RE: Fiat 500, xưa và nay

Iem chỉ đam mê Fiat thôi chứ bác lại dày công ngân cứu nữa thì đúng là bái phục, bái phục...!
Trông người, lại nẫm đến ta mà buồn bác nhỉ
Các bác xem bài này để cùng buồn với nhau "cho vui":
http://www.sggp.org.vn/oto_xemay/2007/9/121210/
Trích nguyên văn:
Ô TÔ - XE MÁY
Công nghiệp ô tô Việt Nam, ngày càng xa tầm tay với
Bài 1: Trắng tay vì… bảo hộ
SGGP:: Cập nhật ngày 17/09/2007 lúc 09:46'(GMT+7)

Trong các số báo trước chúng tôi đã đặt vấn đề ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có gì sau hơn mười năm xây dựng? Và thật chua chát khi phải tự trả lời rằng: Gần như chưa có gì! Trong khi đó nhìn sang Trung Quốc, trong hơn mười năm họ không chỉ đã xây dựng được một ngành công nghiệp ô tô trong nước, mà còn sản sinh ra những thương hiệu lớn như Hồng Kỳ, Chery..., mà cả thế giới phải khâm phục.

Càng bảo hộ giá xe càng đắt

Công nghiệp ô tô trong lắp ráp thô sơ. Ảnh: T.L

Một thông tin đáng quan tâm, chỉ sau 7 năm hoạt động, tháng 8 vừa qua, Chery Automobile vừa xuất xưởng tròn một triệu chiếc xe, đã làm ngành công nghiệp ô tô thế giới phải giật mình. Hãng này cũng đã xuất khẩu hàng trăm ngàn chiếc ô tô ra nước ngoài và hiện trở thành đối tác cung ứng động cơ cho nhiều đại gia sản xuất ô tô trên thế giới.

Thế nhưng, thử nhìn lại ngành công nghiệp ô tô chúng ta hơn mười năm qua thì sao? Việt Nam bảo hộ cho ngành lắp ráp ô tô trong nước-hầu hết là các liên doanh, hiện còn 11 đơn vị trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam-VAMA, chủ yếu bằng chính sách thuế. Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 100% giảm dần xuống 90%, 80% và mới đây giảm xuống còn 70%, nhưng giá vẫn còn cao vời vợi so với thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện hiện chỉ xê dịch từ 20%-22%.

Theo lập luận, thuế cao là để “trị” ô tô nhập khẩu, nhằm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Phải chăng vì được bảo hộ quá sâu nên các liên doanh chẳng việc gì phải hạ giá xe? Giá ô tô nhập khẩu vào bán tại Việt Nam cao ngất đã đành, song giá ô tô lắp ráp trong nước cũng cao không kém. So sánh với các nước xung quanh, ô tô lắp ráp tại Việt Nam có giá đắt hơn ít nhất từ 20%-30%. So với Mỹ, châu Âu và một số quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển, giá ô tô lắp ráp tại Việt Nam đắt hơn gấp đôi mức trên, thậm chí từ 50%-60%.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, nhờ chính sách “bảo hộ sâu” mà nhiều liên doanh đã “ấm túi” trong nhiều năm qua. Nhưng đáng nói hơn, bên cạnh tư duy bảo hộ quá… đơn giản bằng thuế nhập khẩu thì các bộ ngành còn áp đặt một tư duy “ô tô là xa xỉ phẩm” lên việc hoạch định chính sách trong hàng chục năm qua: mức thuế tiêu thụ đặc biệt đến giờ vẫn là 50%. Ngay cả những quốc gia nghèo hơn, kém phát triển hơn ở cạnh Việt Nam cũng không có mức thuế tiêu thụ đặc biệt như thế chứ đừng nói các nước phát triển.

Tư duy này liệu còn phù hợp trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển mạnh và hội nhập vào thế giới, nhu cầu của người dân có một chiếc ô tô đang trở nên rất bình thường, thì về mặt chính sách vẫn cứ “khư khư cứng nhắc” xếp ô tô vào loại hàng xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao? Giá xe quá đắt đỏ cuối cùng chỉ tạo ra áp lực đối với người tiêu dùng. Chuyên gia Nguyễn Đình Cung, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trả lời trên một tờ báo đã cho rằng, với chính sách bảo hộ thời gian qua các liên doanh sản xuất ô tô trong nước đã “hợp sức lại nhằm lũng đoạn thị trường ô tô Việt Nam.

Do đó giá ô tô trong nước được xếp vào loại cao nhất thế giới bởi sự lũng đoạn này. Nếu Nhà nước cứ tiếp tục bảo hộ cho những hãng ô tô đang lắp ráp tại Việt Nam như hiện nay, giá ô tô sẽ còn cao ngất ngưởng”.

Càng bảo hộ càng... trắng tay!

Chính sách bảo hộ các liên doanh lắp ráp ô tô trong nước là sự ưu đãi về thuế dành cho tỷ lệ nội địa hóa, thuế nhập khẩu linh kiện, thuế thu nhập doanh nghiệp và tất nhiên còn có việc đánh thuế cao đối với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu. Thế nhưng, sau hơn mười năm thực hiện cam kết tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 30%-40%, thì hiện nay tỷ lệ này vẫn chưa đạt tới 20%.

Tính chất nội địa hóa cũng chỉ nằm ở các chi tiết giản đơn có hàm lượng công nghệ, chất xám không cao, như xăm lốp, hệ thống dây điện, bình ắc qui, ghế ngồi, các chi tiết cao su trong máy… Các liên doanh không hoàn thành cam kết nội địa hóa nhưng các bộ ngành liên quan đã có biện pháp chế tài gì để xử lý, hay đó cũng chỉ là những cam kết lỏng lẻo và không có ràng buộc gì chặt chẽ?

Sự “trắng tay” ở đây chính là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Vấn đề này đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức để đem ra mổ xẻ. Đại diện các bộ ngành đều nhìn thấy là chiến lược xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có nguy cơ bất thành hơn là được vun đắp. Thế nhưng, chính sách sau đó vẫn cứ theo một mô típ bảo bộ và bảo hộ bằng thuế quan chứ không nẩy ra được giải pháp gì mới để xốc lại việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Nhiều năm qua, cứ nhắc đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là người ta đề cập đến VAMA chứ chẳng nghe thấy tiếng nói của ngành công nghiệp phụ trợ và các nhà sản xuất thiết bị, linh kiện. Vấn đề làm sao để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa lên 30%, 40% hoặc cao hơn nữa đã bao giờ được các bộ ngành và phía nhà sản xuất nghiêm túc đặt ra để giải quyết, nhằm tháo gỡ khó khăn cho chiến lược xây dựng một ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang bị bế tắc?

Thụy Lâm
 
Hạng C
4/9/06
579
0
16
35
RE: Fiat 500, xưa và nay

Đúng là đau lòng quá bác à, quân ta luôn tự hào đất nước lắm nhân tài thế mà để bọn Tàu qua mặt cho mấy cái dây chuyền xe tải dở hơi, đến cả xe Tàu ta cũng không nhái được thì biết đến khi nào mới có công nông Made in Vietnam, dây chuyền công nông của Liên Xô viện trợ từ đời nào đến giờ vẫn sản xuất