Hạng D
21/12/14
2.491
9.220
123
Giá thịt lợn cao ngất ngưởng, do đâu? - Bài 1: Thực hư việc nhân viên công ty chăn nuôi ăn chặn giá

Ko biết mấy a cầm quyền làm ko. Chứ hổm rày mua thịt lợn về ăn cảm thấy mắc nghẹn. Trước em còn ăn về sau toàn nạp gà công nghiệp
 
Hạng C
3/1/10
895
7.735
93
Suốt thời gian qua khi giá thịt lợn/heo tăng kỷ lục dường như có một cố gắng hướng truyền thông và người dân kết tội những người nuôi heo nhỏ lẻ, các cty chăn nuôi lớn hầu như không được nhắc đến (thực tế có mấy ai để ý là có các cty chăn nuôi đâu, trước giờ quen nuôi trồng là nông dân/hộ kinh doanh nhỏ lẻ).

Sau một thời gian doạ nạt không ăn thua, lợn nó không sợ TTg tí nào :D, có vẻ chính phủ cũng chán (và bó tay).

Đây là một bài dài, và đặc biệt là C.P. Việt Nam được gọi tên, biết đâu đây là khởi đầu cho một vụ điều tra lũng đoạn thị trường, trước mắt có lẽ nên cho vài thằng ở phòng bán hàng của cty nào đó đã ăn chặn gía như trong bài vô lò đã, chúng nó chắc sẽ sáng mắt ra :). TTg thì hô hào giảm giá mà 1kg thịt heo nó kê giá thêm 15K-20K thì quá là nó thách thức TTg à, bọn này "chém đầu thị chúng" không oan tí nào :D

===
Giá thịt lợn cao ngất ngưởng, do đâu? - Bài 1: Thực hư việc nhân viên công ty chăn nuôi ăn chặn giá
Biện minh cho việc giá thịt lợn tăng bất chấp chỉ đạo của Chính phủ, các công ty chăn nuôi đổ lỗi thương lái, thương lái lại đổ lỗi giá mua đầu vào. Vậy sự thật nằm ở đâu?
Giá thịt lợn cao ngất ngưởng, do đâu? - Bài 1: Thực hư việc nhân viên công ty chăn nuôi ăn chặn giá

Các doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại.

Bài 1: Thực hư việc nhân viên công ty chăn nuôi ăn chặn giá
Giá lợn hơi neo ở mức cao trong thời gian dài không chịu hạ nhiệt, làm gia tăng gánh nặng chi phí sinh hoạt lên vai hàng triệu người dân. Trong khi đó, đã xuất hiện thông tin nhân viên công ty chăn nuôi “ăn” chênh lệch giá bán lợn.
Công ty chăn nuôi làm chủ “cuộc chơi”
Đến một cơ sở giết mổ ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) vào giữa đêm khuya, thời điểm mà những người buôn bán, vận chuyển tập trung đông nhất, chúng tôi chứng kiến hàng chục xe tải chở hàng ngàn con lợn đến và đi. Những con lợn bị thúc, bị đẩy ra khỏi xe tải kêu ing ỏi. Những người công nhân phải mất một lúc khá lâu mới có thể đưa hết hơn trăm con lợn trên xe vào chuồng.
Mồ hôi lấm tấm trên trán, anh Hưng, một lái buôn chia sẻ: “Lái buôn chúng tôi vất vả lắm! Dạo này nguồn cung khan hiếm, phải đi gom các nơi mới đủ một xe lợn chở về đây. Lợn được người dân nuôi thì không có nhiều, còn các công ty chăn nuôi lớn thì găm hàng, bán ra rất ít nên rất khó mua” .
Được biết, công ty chăn nuôi lớn như C.P. Việt Nam chỉ mở bán 4 lần mỗi tuần, còn các công ty khác như Japfa, Mavin mở bán mỗi tuần một lần, lượng lợn bán ra giảm nhiều so với thời gian trước. Theo phản ánh của nhiều thương lái, lợi dụng việc nguồn cung lợn hơi đang khan hiếm, nhiều nhân viên phòng bán hàng của một công ty chăn nuôi lớn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã “ăn” chênh lệch khá lớn so với mức giá công ty niêm yết.
“Trên hóa đơn chứng từ, chúng tôi mua lợn hơi của Công ty C. (xin được giấu tên - PV) với giá niêm yết, nhưng thực tế, chúng tôi phải trả thêm 15.000 - 20.000/kg lợn hơi cho phòng bán hàng của công ty này”, anh Hưng nói.
Như vậy, nếu mua 100 con lợn hơi của Công ty C. (trọng lượng trung bình khoảng 100 kg/con), thương lái sẽ thanh toán cho Công ty 790 triệu đồng, đồng thời chuyển riêng vào tài khoản của nhân viên Công ty 200 triệu đồng.
“Cụ thể là anh T., anh Đ.”, anh Hưng khẳng định với phóng viên Báo Đầu tư về việc nhân viên công ty “ăn tiền” chênh lệch bằng việc nêu tên trưởng phòng bán hàng và cả người ở vị trí cao hơn mà bên anh đã từng “làm việc”.
Cùng có chung bức xúc như anh Hưng, anh Thắng, một lái xe chở lợn trên một chiếc xe tải màu xanh mang biển kiểm soát tại Thanh Hóa chia sẻ: “Mấy trang trại nhỏ lẻ đòi giá cao đã đành, vì họ nuôi số lượng ít, chi phí cao. Đằng này, chúng tôi hỏi các công ty chăn nuôi công nghiệp cũng chẳng đâu bán giá theo yêu cầu của Chính phủ cả, đều hơn 90.000 đồng/kg lợn hơi, bắt tại chuồng” .
Hầu hết thương lái đều cho rằng, các công ty chăn nuôi đang tận dụng thế độc quyền của họ để móc tiền trong túi người tiêu dùng và thương lái, nhưng họ không có lựa chọn khác. “Trước đây, những hành vi này không nhiều, hoặc số tiền chênh lệch rất nhỏ, vì nếu họ làm quá thì chúng tôi sẽ mua lợn chỗ khác. Nhưng lúc này, họ bảo gì, chúng tôi phải làm theo, nếu không thì không có lợn bán”, một thương lái chia sẻ.
Tại Việt Nam, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, thành viên của tập đoàn đa ngành Charoen Pokphand Group (Thái Lan) chiếm 19% nguồn cung thịt lợn, trong khi hơn 10 công ty chăn nuôi khác (như Japfa, Mavin, Dabaco, Emivest, CJ, Masan…) chỉ chiếm 20% thị phần. Khoảng 60% thị phần còn lại thuộc về hộ nông dân, nhưng lợn của các hộ dân gần như đã bị “quét sạch” bởi dịch bệnh tả lợn châu Phi hồi năm ngoái.
Điều này đưa các công ty chăn nuôi trở thành người làm chủ “cuộc chơi” về giá lợn. “Các lái buôn đều bảo rằng, họ phải trả đến gần trăm ngàn đồng/kg lợn hơi, ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bình ổn giá lợn hơi ở mức 70.000 đồng/kg”, anh Trung, quản lý cơ sở giết mổ ở huyện Thanh Trì chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư.
Anh Trung cho biết thêm, mặc dù giá lợn tăng, nhưng lợi nhuận của thương lái không hề tăng, vì chi phí cho giết mổ vẫn giữ ở mức giá cũ.
Giá thịt lợn vẫn chưa bình ổn
Ngay sau khi Chính phủ đưa ra yêu cầu bình ổn giá lợn hơi ở mức 70.000 đồng/kg vài tuần trước, C.P. Việt Nam bắt đầu tăng cường bán lợn giết mổ (còn gọi là lợn mảnh hoặc móc hàm). Tuy nhiên, theo nhiều người trong nghề, động thái này nhằm giúp C.P. Việt Nam “lách” quy định và vẫn thu được mức lợi nhuận cao như trước.
Chủ một cơ sở giết mổ ở TP.HCM cho biết, thay vì bán cả con lợn hơi 100 kg và thu về 7,9 triệu đồng, việc giết mổ và bán lợn mảnh có thể mang lại cho công ty 9 - 10 triệu đồng/con.
Bên hành lang Quốc hội tuần trước, đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ quan điểm: “Chúng ta chấp nhận cơ chế thị trường, quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, cần điều tra xem có sự thao túng, độc quyền không. Việc này Chính phủ đã lưu ý chỉ đạo rồi”.
Trong khi Chính phủ, các bộ, ngành chức năng đang rốt ráo tìm cách “hạ nhiệt” giá thịt lợn để bình ổn tiêu dùng cho người dân, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ra những khó khăn không nhỏ cho đời sống xã hội, việc ngang nhiên ăn chặn, thao túng, đẩy giá thịt lợn lên cao khiến hàng triệu người lao đao xoay xở với chi phí sinh hoạt đắt đỏ liệu có thể coi là một sự bất nhân?
Dường như đã hết kiên nhẫn với các doanh nghiệp chăn nuôi, vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo tiến hành nhập khẩu heo sống từ các nước lân cận như Thái Lan, Lào, Campuchia. Tuy nhiên, giá bán heo sống nhập khẩu về Việt Nam liệu có đủ rẻ để giúp người Việt giải tỏa “cơn khát” thịt lợn?

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết căn cơ vấn đề giá thịt lợn

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020, một trong những nội dung mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thảo luận là giá thịt lợn vẫn ở mức cao, mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm, phải giải quyết căn cơ, bài bản vấn đề giá thịt lợn cao, nhưng cũng tránh những thời điểm thịt lợn rớt giá, làm tổn hại đến lợi ích người nuôi lợn, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, phải giữ giá thịt lợn ổn định bằng tư duy chuỗi liên kết giá trị, khuyến khích đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, giải quyết tốt khâu đầu vào, giống, thức ăn, phát động tái đàn trên cơ sở khống chế dịch tả lợn châu Phi cùng những biện pháp khác như nhập khẩu…
https://tinnhanhchungkhoan.vn/tieu-...ien-cong-ty-chan-nuoi-an-chan-gia-330281.html
 
  • Haha
Reactions: Tấn Dũng
Hạng D
22/5/09
1.049
14.272
113
Trước đây thị trường được bình ổn vì dân nuôi heo nhiều. Đến khoảng năm 2015 thì rớt giá, dân rã đàn dần, cho đến đợt dịch tả lợn Châu Phi năm 2018 thì hầu như dân không còn nuôi heo nữa, nếu có thì cũng chỉ nuôi đàn nhỏ không đáng kể. Đến thời điểm hiện tại thì chỉ còn tay to mà trùm là CP