Hạng C
25/4/11
507
16
18
44
Các bác phản ứng rất nhiều về đề xuất thu phí lưu hành PTGT, nhưng rất ít ý kiến đề xuất cải thiện hạ tầng giao thông.
Ai trong chúng ta cũng phải ra đường và ai cũng muốn hạ tầng giao thông thông thoáng, sạch đẹp, bớt ô nhiểm,... E xin có đề xuất sau:
Muốn có hạ tầng giao thông tốt phải có tiền đầu tư. Các bác đã biết nguồn này hạn hẹp, nếu không thu của chúng ta thì lấy từ nguồn nào đây? Chính vì vậy, để đôi bên cùng có lợi thì trước tiên NN phát hành trái phiếu giao thông, kỳ hạn 5-10năm. Đối tượng chủ yếu là các chủ sở hữu PTGT.
- Đối với NN (con nợ):sẽ tăng nợ công (hiện hơn 58%) . Khi có tiền, đầu tư cho giao thông trong vòng 5 năm, một khi hạ tầng khá hoàn chỉnh, NN sẽ tiến hành thu phí. Lúc này nợ công sẽ giảm.
- Đối với người mua TPGT (chủ nợ): sau 5 năm, nếu còn sở hữu PTGT, sẽ phải đóng phí, và phí này sẽ trừ vào tiền đầu tư trái phiếu và tiền lãi. Nếu không còn sử hữu PTGT (khi đó hệ thống GTCC phát triển - hy vọng), NN sẽ hoàn trả cả vốn và lãi đầu tư trái phiếu.
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Bác này lại đẩy cái khó cho Nhà nước rồi.
Cái căn bản là cơ quan QLNN về GT đang muốn đẩy cái khó cho người dân kia kìa.
Nói thật ra,nếu muốn huy động nguồn vốn để phát triển GT,có đầy cách ra kia kìa.Giao cho tư nhân xây dựng cơ sở hạ tầng GT,sau đó họ thu phí trên con đường của họ,như các nước đang làm,họ sẽ làm tốt hơn Bộ GTVT cho mà xem.
Nhưg mấu chốt của vấn đề lại không phải như điều họ đang phát ngôn rằng cần tiền phát triển hạ tầng GT.Chỉ là ngụy biện,nếu như nhà nước không ngăn được sự lộng hành của các hóm lợi ích,và không khắc chế được tham nhũng.Khi đó,tiền đầu tư cho hạ tầng GT chẳng khác gì "gió vào nhà trống".
 
Hạng B2
28/9/09
146
4
18
50
TP HCM
Sao lại không:
1. Di dời toàn bộ các trường đại học trong thành phố ra ngoại thành.
2. Di dời toàn bộ các nhà máy xí nghiệp trong thành phố vào các khu công nghiệp, Thành phố là trung tâm dịch vụ thương mại và là nơi dân cư sinh sống, không thể gắn liền sản xuất trong khu dân cư.
Việc di dời các trường đại học và nhà máy xí nghiệp ra khỏi thành phố sẽ kéo theo rất nhiều sinh viên và công nhân ngoại tỉnh dãn ra khu vực ngoại thành, giảm dân số cơ học trong nội đô thành phố lớn.
3. Giải tỏa lấn chiếm lòng lề đường, xóa sạch các bến cóc, chợ tạm, việc này là trách nhiệm của mỗi phường, quận - Làm không tốt - Trảm ngay chủ tịch ủy ban phường, quận.
 
Hạng D
23/11/11
1.864
13
0
Nói dẹp thì hay lắm lắm luôn nhưng các Bác có thấy nhà nước nói dẹp xe ba bánh đó,làm mới đầu hăng say lắm,bây giờ xe ba bánh vẫn còn đầy nha,tuy là hong nhiều như trước thui,nhưng mấy Anh xxxx đâu có dám bắt vì người ta nghèo thì sao làm tiền được ,chỉ toàn canh me để ý mấy xe du lịch,xe tải...thui à....chắc xe khách cũng dính luôn chứ hén?.....hihi....
 
Hạng D
14/1/09
1.005
177
63
50
Bác Dũng đã nói rồi, đất dành cho giao thông quá ít, cao ốc văn phòng ở trung tâm nhiều
Thu tiền có giải quyết hết đâu
Các giải pháp bác Bagác đưa ra em thấy hợp lý, mà giải pháp này nói hoài chứ có triển khai đâu
 
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
các bác đừng nghĩ các quan không biết...họ biết hết.
nhưng nếu làm thế thì... đói cả đám à?
trước đây em có nói là nếu nhà nước thiếu tiền thì chỉ cần phát hành trái phiếu huy động tiền từ dân là có thể thu được một số tiền rất lớn. Nếu kế hoạch do nhà nước (cụ thể là cơ quan anh #) lập ra OK thì nhân dân (trong đó có em) sẵn sàng đóng tiền(mua trái phiếu).
Nhưng...nếu mà được như thế thì không phải là Việt Nam rồi.
Ngoài ra còn một vấn đề mà em nghĩ rất quan trọng đó là ý thức người tham gia giao thông. Các bác có di dời dân ra ngoại thành, không cho xây cao ốc trong TP hay gì gì đó thì nó chỉ làm giảm hoặc chuyển ùn tắc từ nơi này qua nơi khác. Nếu không cải thiện ý thức của dân ta thì kế hoạch gì cũng phá sản.
 
Hạng C
14/1/11
886
40
28
Có thể, sau khi bộ GT thu được phí, bộ xây dựng cũng sẽ đề xuất thu phí phát cải tạo hạ tầng từ các chủ nhà.

Ông nào có nhà ở thành phố, mỗi năm phải đóng 100 triệu phát triển và bảo trì hạ tầng.

Lý do: Ông không ở thành phố thì thành phố chả bao giờ kẹt xe.
 
Hạng C
1/9/08
639
2.049
93
Xe Ngựa nói:
Có thể, sau khi bộ GT thu được phí, bộ xây dựng cũng sẽ đề xuất thu phí phát cải tạo hạ tầng từ các chủ nhà.

Ông nào có nhà ở thành phố, mỗi năm phải đóng 100 triệu phát triển và bảo trì hạ tầng.

Lý do: Ông không ở thành phố thì thành phố chả bao giờ kẹt xe.
quá tuyệt. để em nghiên cứu chuyển hướng qua cách của bác xem sao :D:D
 
Hạng B2
14/6/10
245
19
43
itc2011 nói:
Các bác phản ứng rất nhiều về đề xuất thu phí lưu hành PTGT, nhưng rất ít ý kiến đề xuất cải thiện hạ tầng giao thông.
Ai trong chúng ta cũng phải ra đường và ai cũng muốn hạ tầng giao thông thông thoáng, sạch đẹp, bớt ô nhiểm,... E xin có đề xuất sau:
Muốn có hạ tầng giao thông tốt phải có tiền đầu tư. Các bác đã biết nguồn này hạn hẹp, nếu không thu của chúng ta thì lấy từ nguồn nào đây? Chính vì vậy, để đôi bên cùng có lợi thì trước tiên NN phát hành trái phiếu giao thông, kỳ hạn 5-10năm. Đối tượng chủ yếu là các chủ sở hữu PTGT.
- Đối với NN (con nợ):sẽ tăng nợ công (hiện hơn 58%) . Khi có tiền, đầu tư cho giao thông trong vòng 5 năm, một khi hạ tầng khá hoàn chỉnh, NN sẽ tiến hành thu phí. Lúc này nợ công sẽ giảm.
- Đối với người mua TPGT (chủ nợ): sau 5 năm, nếu còn sở hữu PTGT, sẽ phải đóng phí, và phí này sẽ trừ vào tiền đầu tư trái phiếu và tiền lãi. Nếu không còn sử hữu PTGT (khi đó hệ thống GTCC phát triển - hy vọng), NN sẽ hoàn trả cả vốn và lãi đầu tư trái phiếu.
Chiêu chánh danh này thì các xxx đều biết cả bác chủ ạ. Nhưng chiêu của anh Thăng là muốn lột hẵn của dân thôi, biến dân thành con nợ còn nhà nước là chủ nợ.
Hệ quả chính sách thuế của anh Thăng sẽ là chi phí GTVT tăng cao, đẩy giá nhu yếu phẩm hàng hoá tăng theo. Trong khi túi tiền thu nhập của dân lại cạn đi vì phải đóng thuế lưu hành cao. GDP giảm thấp, rồi lạm phát tăng nhanh.
Các LĐ nước ta đang noi gương sáng của Bắc Hàn đấy bác ạ, có thế khi các LĐ qua đời nhân dân mới đập đầu xuống đất khóc như mưa đó bác! Haiza.......