- Nhớ lại những năm trước 1992, lưu lượng xe tại TpHCM ít hơn nhiều so với bây giờ, nên lưu thông thoải mái hơn và ý thức chấp hành giao thông cũng nghiêm chỉnh hơn . Rồi khi kinh tế TP dần phát triển, dân cư các nơi tụ tập về TP để mưu sinh, tuy nhiên tốc độ phát triển đô thị tại TP lúc này thì hầu như dậm chân tại chổ . Đến năm 1998 TP đã tiếp một lượng “khách vãng lai” đến sinh sống, học tập tương đương với cư dân thường trú sở tại .
- Rồi việc phải đến đã đến, đó là tình trạng bùng phát kẹt xe kéo dài và rộng khắp TP . Đi đâu cũng gặp kẹt xe như : đưa đón con học, đi làm, đi chợ...rồi đến mỗi khi ra đường là gặp kẹt xe . Hàng ngày mỗi người phải mất hàng giờ vì vấn đề kẹt xe, kéo theo rất nhiều hệ lụy cho người tham gia GT, cho xã hội, cho môi trường... Người tham gia GT ngày càng bị căng thẳng và dần dần bào mòn ý thức chấp hành luật GT . Từ đó diễn cảnh chen lấn, tranh giành đường đi, bất chấp đèn tín hiệu là chuyện thường ngày . Ngay cả văn hóa khi tham gia GT cũng xuống cấp trầm trọng, rất ít từ xin lỗi được nghe thấy, thay vào đó là những lời hằn hộc giành lẽ phải về phía mình !
- Bây giờ hỏi tại sao giải quyết vấn nạn kẹt xe này cứ lẩn quẩn mà không có phương án nào tối ưu ? Làm gì có phương án tối ưu khi các “đại lượng” đã mất cân đối trầm trọng kia chứ ! Cụ thể là diện tích lưu thông trên mỗi đầu người còn bao nhiêu ? Có thể phát triển thêm diện tích giao thông trong môi trường dân cư dầy đặc mà không ai muốn thoát ra ?
- Bài toán này đã đến lúc chuyển sang hệ trên, đó không những là giải pháp đa hướng, đa phương tiện lưu thông mà còn là vấn đền kinh tế vĩ mô ! Thật vậy, Hiện nay dân cư nông thôn chiếm khoảng 75% dân số cả nước, không phải đa số họ muốn rời quê lên thành thị để tha phương cầu thực . Nhưng nếu không chú trọng phát triển các thành phần kinh tế nông thôn để giữ chân họ ở lại, thì thành thị là miền đất hứa cho những tham vọng rất con người !
Em nói không phải phân biệt đối xử, vả lại em xuất thân cũng từ nông thôn, nếu có điều chi không phải, xin đừng ném đá !