Khi điều trị ung thư, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó loét miệng (viêm niêm mạc) là biến chứng thường gặp nhất với những người bệnh ung thư vùng đầu – mặt – cổ. Loét miệng gây nhiều đau đớn cho người bệnh, thậm chí còn trở thành nguyên nhân gây gián đoạn cho việc chữa bệnh.
1. Tại sao bệnh nhân ung thư thường bị loét miệng?
Hóa trị và xạ trị là hai phương pháp được dùng để điều trị ung thư. Hiệu quả của nó được thể hiện ở việc tiêu diệt các tế bào đang tăng sinh quá mức – chủ yếu là các tế bào gây bệnh.
Tuy nhiên, một số tế bào lành trong cơ thể cũng mang đặc tính này. Điển hình trong đó là các tế bào lót trong khoang miệng. Trong quá trình điều trị bằng hóa trị/xạ trị, các tế bào lót khỏe mạnh này cũng bị phá hủy và gây nên những tổn thương.
Trên bệnh nền ung thư, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Các vi khuẩn, nấm và virus dễ dàng xâm nhập, khiến tổn thương miệng nặng hơn và hình thành loét.
Ngoài ra, y học hiện đại còn phát triển công nghệ cấy ghép tủy xương để điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng “thải ghép” do các tế bào được cấy ghép không thực sự phù hợp với cơ thể. Vì vậy, chúng sẽ coi các tế bào lành của cơ thể là vật lạ và ra sức tấn công. Loét miệng là dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng “thải ghép” trong điều trị ung thư.
2. Đặc điểm loét miệng ở bệnh nhân ung thư
2.1. Loét miệng do hóa trị
Tùy vào loại thuốc, liều lượng và tần suất điều trị, bệnh nhân sẽ bị loét mức độ khác nhau. Các loại thuốc hóa trị có khả năng gây loét miệng cao nhất bao gồm:
- Capecitabine (Xeloda)
- Cisplatin
- Cytarabine (Depocyt)
- Doxorubicin (Doxil)
- Etoposide (Etopophos)
- Fluorouracil
- Methotrexate (Trexall)
Loét miệng thường xuất hiện vài ngày sau khi bắt đầu điều trị và biến mất trong vòng hai hoặc ba tuần sau khi ngừng hóa trị. Tổn thương do loét miệng thường đạt đỉnh vào khoảng ngày thứ bảy sau khi hóa trị liệu kết thúc.
2.2. Loét miệng do xạ trị
Xạ trị vùng đầu – mặt – cổ mới có thể gây ra loét miệng. Mức độ loét sẽ phụ thuộc vào lượng bức xạ và liệu trình hóa trị dùng kèm (nếu có).
Cơn đau do loét miệng xuất hiện từ hai đến ba tuần sau khi bắt đầu xạ trị. Các liều bức xạ mạnh hơn sẽ khiến loét miệng phát triển nhanh hơn. Tình trạng loét sẽ kéo dài từ bốn đến sáu tuần sau khi sau đợt cuối cùng điều trị bức xạ.
2.3. Loét miệng do cấy ghép tủy xương
Khi điều trị ung thư bằng phương pháp này, loét miệng thường xuất hiện khoảng 2-3 tuần sau khi cấy ghép. Trước khi thực hiện, người bệnh thường phải trải qua một đợt hóa trị hay xạ trị. Cả 3 liệu pháp đều có thể là nguyên nhân dẫn đến loét miệng nên chưa xác định được chính xác vết loét gây bởi điều gì. Để nhận định nguyên nhân, bác sĩ có thể xét nghiệm các tế bào trong khoang miệng người bệnh.
3. Cách trị loét miệng triệt để cho bệnh nhân ung thư
3.1. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn
Súc miệng là biện pháp trị lở miệng đơn giản – hiệu quả đầu tiên mà người bệnh nên áp dụng. Dung dịch súc miệng có khả năng sát khuẩn tốt sẽ giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm. Từ đó, tổn thương miệng ít có khả năng lở loét rộng và sâu, giảm đau đớn cho người bệnh.
Do niêm mạc miệng đã bị hở và rất nhạy cảm, bệnh nhân ung thư thường không có nhiều lựa chọn để súc miệng. Phần lớn sản phẩm sẵn có thường gây xót niêm mạc hoặc không có khả năng sát khuẩn đủ mạnh. Vì vậy, việc súc miệng ít đem lại hiệu quả và gây nhiều đau đớn khi sử dụng.
Dizigone – Dung dịch súc miệng giúp xử lý loét miệng nhanh chóng, hiệu quả, an toàn
Để khắc phục những rào cản này,
Dizigone đã phát triển dòng sản phẩm sát khuẩn dành cho khoang miệng. Với cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, Dizigone cho có các ưu điểm chính:
- Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng.
- Hiệu quả nhanh, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30s, giúp mau chóng giảm tình trạng loét.
- Không gây xót, kích ứng khoang miệng mỗi lần sử dụng.
- An toàn khi sử dụng lâu dài.
Nhờ đặc tính này, Dizigone là lựa chọn hàng đầu cho vấn đề loét miệng của người bệnh ung thư. Để giảm loét miệng nhanh chóng, bệnh nhân được khuyên dùng sản phẩm theo cách:
- Súc miệng 2-3 lần/ngày bằng dung dịch Dizigone.
- Giữ dung dịch trong khoang miệng tối thiểu 30 giây.
- KHÔNG CẦN SÚC LẠI BẰNG NƯỚC.
3.2. Dùng thuốc kích thích phát triển tế bào trong khoang miệng
Với tình trạng loét miệng nặng, bệnh nhân có thể được kê Palifermin – thuốc “sửa chữa” tế bào. Chất hóa học này có khả năng kích thích sự phát triển của các tế bào trong niêm mạc miệng. Nhờ đó, tổn thương miệng chóng hồi phục và giảm nhanh tình trạng loét nặng.
Tuy vậy, phương pháp này chưa được áp dụng tại Việt Nam vì giá thành vô cùng đắt đỏ. Bệnh nhân sẽ phải chi trả hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để được điều trị theo cách này. Vì vậy, đây không phải là lựa chọn tối ưu cho đa số bệnh nhân Việt Nam.
4. Một số biện pháp giảm đau do loét miệng ở bệnh nhân ung thư
4.1. Dùng thuốc giảm đau tại chỗ
Thuốc giảm đau tại chỗ có thể ở dạng xịt hoặc dạng thuốc bôi. Khi sử dụng, thuốc sẽ có tác dụng gây tê và giảm đau, đem lại sự dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc giảm đau cũng có thể gây mất cảm giác tạm thời tại khoang miệng. Vì vậy, khi ăn uống hay đánh răng, cần chú ý xem bản thân mình có vô tình gây thêm thương tích cho khoang miệng hay không.
4.2. Chườm lạnh giảm đau
Cái lạnh sẽ giúp gây tê tạm thời và làm dịu khoang miệng người bệnh. Đặc biệt, nếu đang được hóa trị bằng fluorouracil hoặc melphalan, bệnh nhân được khuyên nên súc miệng bằng đá bào hoặc nước lạnh trong nửa giờ đầu liệu trình. Hơi lạnh sẽ giúp hạn chế lượng thuốc đi vào khoang miệng và ngăn ngừa loét miệng.
4.3. Lưu ý thức ăn và chế độ ăn
Những thực phẩm có vị chua, cay thường làm kích ứng khoang miệng. Các loại thức ăn dạng rắn, cứng cũng gây khó khăn cho người bệnh trong việc nhai nuốt. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm này.
Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh ung thư bị loét miệng là những dạng chế biến lỏng, mềm, dễ nuốt. Nên ăn khi thức ăn còn ấm, vì nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến khoang miệng bị tổn thương.
Thay vì ăn nhiều thức ăn cùng lúc, bệnh nhân nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ. Việc làm này giúp giảm áp lực nhai nuốt cho khoang miệng, ngăn ngừa lở loét nặng hơn.
Ăn nhiều bữa nhỏ giúp giảm áp lực nhai nuốt của khoang miệng
Để hỗ trợ việc uống nước, có thể dùng ống hút để tránh chất lỏng tiếp xúc với các vùng bị đau trong khoang miệng.
4.4. Làm sạch khoang miệng đúng cách
Ngay cả khi bị loét miệng, bệnh nhân vẫn cần đánh răng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Nếu quá đau khi sử dụng bàn chải, bệnh nhân có thể thay đổi bằng cách vệ sinh: dùng băng gạc để rơ miệng và súc miệng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn. Trong trường hợp này, Dizigone sẽ là hỗ trợ đắc lực cho người bệnh.
Loét miệng là nỗi đau chung của người bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vùng đầu – mặt – cổ. Chữa trị loét miệng là việc cần thiết phải làm để cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Nguồn: Dizigone.vn