Hạng C
15/6/17
867
919
93
Điều 15. Chuyển hướngxe
1.Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ..
ND 46: quy định xử phạt
2b324a.jpg
.
Mình xin nói quan điểm cá nhân:
Mình đọc chỉ thấy nói là Tín Hiệu:
chắc hẳn ai đọc sẽ hiểu Tín hiệu là phải bật đèn xi nhan..
Nhưng mình tìm hiểu hiểu thì Tín Hiệu nó chung chung .
có thể là cái bắt tay. cái nháy mắt, cái vẫy tay.,, giơ tay, bấm còi .... ==> Tín Hiệu.
chứ chưa thấy trong luật nói Tín Hiệu là phải bật đèn xi nhan. . Nếu bác nào nói có thì có thể chỉ mình dùm nằm ở đâu???
VD; người đi xe đạp thì sao???. người đi bộ thì sao???.

Trường hợp 2: lỗi bật nhầm xi nhan khi rẻ.
luật chỉ nói nếu rẻ không bật đèn xi nhan thì phạt. . vậy tôi bật nhầm bên thì lỗi gì???>
 
Hạng C
15/6/17
867
919
93
Đã từng có thớt nè anh, thiệt tình là xe vespa cổ đâu có đèn xi-nhan :D
https://www.otosaigon.com/threads/d...-hieu-khi-chuyen-huong-co-duoc-khong.8633870/
em thấy 1 số diễn đàn đang tranh luận rất sôi nỗi vụ này. thiệt tình là muốn học luật VN mà coi bộ khó quá. đúng là quá hại não. tôc độ phát triển thay đổi chóng mặt. mà cái luật còn ở dưới mặt đất. hỏi sao khi thực hiện thì gặp khó khăn. Qua bao nhiêu đời Tiến sĩ, Giáo sư cũng không khá hơn mấy.!!!
 
Hạng D
25/8/16
2.849
5.978
113
em thấy 1 số diễn đàn đang tranh luận rất sôi nỗi vụ này. thiệt tình là muốn học luật VN mà coi bộ khó quá. đúng là quá hại não. tôc độ phát triển thay đổi chóng mặt. mà cái luật còn ở dưới mặt đất. hỏi sao khi thực hiện thì gặp khó khăn. Qua bao nhiêu đời Tiến sĩ, Giáo sư cũng không khá hơn mấy.!!!
Vì bác chưa tới trình của mấy ảnh nên học sao nổi :D:D:D
 
Hạng B1
20/11/08
86
29
18
Vấn đề là chứng minh có lỗi và không có lỗi thôi anh à. Họ xử lý vi phạm anh buộc phải có bằng chứng chứng minh (thường là video), còn nếu họ nói dùng biện pháp nghiệp vụ khơi khơi (kiểu như tôi được đào tạo để phát hiện hành vi vi phạm của anh thì mình đuối lý.
Nhưng nếu đem ra tòa thì chưa chắc mình thua
 
Hạng F
30/7/06
12.516
4.298
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Xem thêm Công ước Viên nhé:
ĐIỀU 14
Quy định chung về sự chuyển hướng

1. Bất kỳ người điều khiển phương tiện muốn rời khỏi hoặc đi vào làn đường có phương tiện đang đỗ, di chuyển về phía bên phải hoặc bên trái lòng đường, hoặc rẽ trái hoặc rẽ phải vào con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người đó phải đảm bảo việc chuyển hướng không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với người tham gia giao thông khác đằng sau hoặc phía trước chuẩn bị vượt đồng thời cân nhắc đến vị trí, hướng đi và tốc độ của mình.
2. Người điều khiển phương tiện muốn quay đầu xe hoặc lùi lại phải đảm bảo không gây nguy hiểm hoặc cản trở đối với người tham gia giao thông khác.
3. Trước khi rẽ hoặc chuyển hướng sang hai bên, người điều khiển phương tiện phải đưa ra tín hiệu rõ ràng và đầy đủ bằng cách bật một hoặc hai đèn xi-nhan, hoặc vẫy tay nếu đèn xi-nhan không hoạt động. Tín hiệu đèn xi-nhan phải được bật liên tục trong quá trình chuyển hướng và phải tắt sau khi chuyển hướng xong.

Như vậy chỉ có xi nhan và vẫy tay được luật thừa nhận là tín hiệu báo chuyển hướng.

Bên cạnh đó, tín hiệu phải báo là phía hướng sẽ chuyển, do vậy nếu báo nhầm hướng thì sẽ được xem là không có tín hiệu báo cho hướng chuyển.
 
Hạng D
16/4/14
2.587
3.859
113
Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology). Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau đối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta quan niệm về tín hiệu như sau:
Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho con người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới một cái gì đó nằm ngoài sự vật ấy.
Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu, bởi vì, khi nó hoạt động (sáng lên), người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó. Vậy, một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thoả mãn các yêu cầu sau đây: Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác quan của con người, chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật thể,... Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người cảm nhận được. Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó. Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái đèn đỏ không hề trùng nhau. Mặt khác, nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với "cái mà nó chỉ ra" được người ta nhận thức, tức là người ta phải biến liên hội nó với cái gì.
Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chẳng hạn, cái đèn đỏ vừa nói bên trên là một tín hiệu, thế nhưng, nếu tách nó ra, đưa vào chùm đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư các tín hiệu, được xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ vào sự đối lập quy ước giữa chúng với nhau.
 
Hạng C
15/6/17
867
919
93
sau khi 2 bác trả lời em, em rút ra 1 điều. Luật VN chỉ dành cho dạng Hàn Lâm Khoa Học. Dân đen bọn em. thì botay.
thay vì để đơn giản. thì chỉ cần cập luật. thêm vài dòng. VD: chuyển hướng, hoặc rẻ, phải có đèn báo hiệu. trừ trường hợp đèn HƯ thì quy định thêm. ==> quá đơn giản cho dân Đen.

Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology). Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau đối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta quan niệm về tín hiệu như sau:
Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho con người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới một cái gì đó nằm ngoài sự vật ấy.
Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu, bởi vì, khi nó hoạt động (sáng lên), người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó. Vậy, một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thoả mãn các yêu cầu sau đây: Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác quan của con người, chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật thể,... Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người cảm nhận được. Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó. Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái đèn đỏ không hề trùng nhau. Mặt khác, nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với "cái mà nó chỉ ra" được người ta nhận thức, tức là người ta phải biến liên hội nó với cái gì.
Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chẳng hạn, cái đèn đỏ vừa nói bên trên là một tín hiệu, thế nhưng, nếu tách nó ra, đưa vào chùm đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư các tín hiệu, được xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ vào sự đối lập quy ước giữa chúng với nhau.
Xem thêm Công ước Viên nhé:
ĐIỀU 14
Quy định chung về sự chuyển hướng

1. Bất kỳ người điều khiển phương tiện muốn rời khỏi hoặc đi vào làn đường có phương tiện đang đỗ, di chuyển về phía bên phải hoặc bên trái lòng đường, hoặc rẽ trái hoặc rẽ phải vào con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người đó phải đảm bảo việc chuyển hướng không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với người tham gia giao thông khác đằng sau hoặc phía trước chuẩn bị vượt đồng thời cân nhắc đến vị trí, hướng đi và tốc độ của mình.
2. Người điều khiển phương tiện muốn quay đầu xe hoặc lùi lại phải đảm bảo không gây nguy hiểm hoặc cản trở đối với người tham gia giao thông khác.
3. Trước khi rẽ hoặc chuyển hướng sang hai bên, người điều khiển phương tiện phải đưa ra tín hiệu rõ ràng và đầy đủ bằng cách bật một hoặc hai đèn xi-nhan, hoặc vẫy tay nếu đèn xi-nhan không hoạt động. Tín hiệu đèn xi-nhan phải được bật liên tục trong quá trình chuyển hướng và phải tắt sau khi chuyển hướng xong.

Như vậy chỉ có xi nhan và vẫy tay được luật thừa nhận là tín hiệu báo chuyển hướng.

Bên cạnh đó, tín hiệu phải báo là phía hướng sẽ chuyển, do vậy nếu báo nhầm hướng thì sẽ được xem là không có tín hiệu báo cho hướng chuyển.
 
Hạng D
16/4/14
2.587
3.859
113
sau khi 2 bác trả lời em, em rút ra 1 điều. Luật VN chỉ dành cho dạng Hàn Lâm Khoa Học. Dân đen bọn em. thì botay.
thay vì để đơn giản. thì chỉ cần cập luật. thêm vài dòng. VD: chuyển hướng, hoặc rẻ, phải có đèn báo hiệu. trừ trường hợp đèn HƯ thì quy định thêm. ==> quá đơn giản cho dân Đen.
Đã gọi là luật thì nó như vậy, chứ ko phải hàn lâm gì cả. Cho nên mới có cái nghề thầy cãi, tức là luật sư. Ông toà, công tố viên (như là xxx trên đường) nắm rõ luật nên buộc tội thường dân (dân đen, dân trắng, dân nghèo, dân giàu), khi đó thường dân thuê thầy cãi để chống lại lời buộc tội để chứng minh dân vô tội hoặc nhẹ tội. Trên đường cũng vậy, xxx nắm rõ luật, nên thường buộc tội người lái xe, nếu người lái nắm rõ luật sẽ cãi được (như bác chủ chẳng hạn), thì xxx cho đi. Còn ai ko rõ luật sẽ nộp bánh mì hoặc nhận biên bản.
Còn nhiều luật khó hiểu lắm hoặc hiểu sao cũng được như Luật thuế, luật Hải Quan, Luật xây dựng...Nhưng chỉ có 1 luật dễ hiểu nhất có là (luật) Lệ..:D:D