Hạng D
2/12/03
1.805
4.312
113
Vietnam
Tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 (dài 55,7km) được coi là tuyến giao thông huyết mạch nội vùng Đông Nam bộ, cũng như kết nối các tỉnh miền Tây Nam bộ với các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh phía Bắc. Từ khi đưa vào khai thác (từ tháng 6-2016) đến nay, lưu lượng xe trên tuyến tăng nhanh, dẫn đến tình trạng thường xuyên ùn tắc cục bộ, nhất là tại Trạm thu phí Long Phước, nút giao với quốc lộ 51.

Giao thông trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành: Cấp thiết khắc phục tình trạng ùn tắc

Ùn tắc như cơm bữa

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây có công suất thiết kế 4 làn xe, đáp ứng cho 44.000 lượt xe lưu thông mỗi ngày, trong khi lượng phương tiện lưu thông hiện đã lên đến gần 65.000 lượt xe, có ngày đạt gần 90.000 lượt. Trong 6 tháng đầu năm 2024, lượng xe lưu thông trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây là 11,68 triệu lượt (tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023), khiến tình trạng ùn ứ, kẹt xe ngày một thêm trầm trọng. Trong đó, thường xuyên kẹt xe tại đoạn Km4-Km12 hướng từ TPHCM đi Long Thành (xảy ra từ 6 giờ đến 11 giờ); đoạn Km12- Km23 hướng từ Long Thành đi TPHCM (xảy ra từ 14 giờ đến 21 giờ).

1111.jpg

Trạm Thu phí Long Phước đặt ngay chân cầu Long Thành. Ảnh: VĂN PHONG


Nhiều tài xế thường xuyên đi lại trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành cho biết, khoảng 2 năm gần đây, cảnh ùn tắc trên tuyến thường xuyên diễn ra, nhiều lúc phải “bò” cả tiếng đồng hồ. Đặc biệt, với lượng xe container tăng cao và hay xảy ra tình trạng chết máy, hoặc va chạm giao thông trên cầu Long Thành, đã khiến cây cầu nối Đồng Nai với TPHCM trở thành “điểm đen” giao thông. Theo thống kê của Công ty CP Dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VECE), từ đầu năm 2024 đến nay, tuyến cao tốc đã xảy ra 41 vụ va chạm, tai nạn giao thông và có tới 109 vụ xe hư hỏng, bốc cháy tại khu vực cầu Long Thành nhưng rất khó khăn giải tỏa hiện trường do lưu lượng xe lưu thông mật độ cao.

Sớm đầu tư mở rộng

Để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên cao tốc đoạn tuyến TPHCM - Long Thành, tháng 7- 2024, Khu Quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ Việt Nam) tổ chức khảo sát và làm việc với đại diện Sở GTVT TPHCM, Đồng Nai và đơn vị quản lý tuyến cao tốc. Các bên đánh giá thực trạng diễn biến giao thông phức tạp, trong đó cung đường từ nút giao An Phú (TPHCM) đến nút giao quốc lộ 51 thường xuyên quá tải, ùn ứ kéo dài khi xảy ra sự cố, tai nạn. Sau cuộc làm việc, bên cạnh đề nghị VEC lắp đặt bổ sung các bảng sơ đồ chỉ dẫn, màn hình led chỉ hướng đi của phương tiện tại khu vực đường ra - vào cao tốc, lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ IV kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam giao cho VEC chủ trì, khảo sát lưu lượng xe, xác định cụ thể khung giờ cấm xe tải trọng lớn và xe đầu kéo lưu thông trên cao tốc, nhất là ở khung giờ cao điểm các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết để có biện pháp giảm tình trạng ùn tắc giao thông phù hợp.

Tuy nhiên, ngoài lượng xe tăng cao thì còn có nguyên do là vị trí đặt trạm thu phí chưa hợp lý, khi Trạm thu phí Long Thành quá gần nút giao với quốc lộ 51, nhánh rẽ ra vào hẹp, chậm được mở rộng, lưu lượng xe vào - ra quá đông. Còn Trạm thu phí Long Phước lại đặt ngay đầu cầu Long Thành, được thiết kế 2 làn xe, độ tĩnh không của cầu cao, xe trọng tải lớn thường chết máy khi leo dốc, gián tiếp gây ra kẹt xe. Nhiều tài xế thường chạy xe tuyến TPHCM - TP Vũng Tàu cho rằng, hiện các phương tiện đi vào cao tốc đều dán thẻ thu phí không dừng và đã có thiết bị nhận diện thì trạm thu phí không còn cần thiết!

22.jpg

Cầu Long Thành là một trong những “điểm đen” giao thông trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Về căn cơ giải quyết ùn tắc, theo các chuyên gia, việc đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM - Long Thành là cấp thiết. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Công văn số 10664/UBND-KTN về việc góp ý đối với phương án đầu tư mở rộng đoạn TPHCM - Long Thành gửi Văn phòng Chính phủ. Theo đó, đối với đoạn từ nút giao Vành đai 3 - TPHCM đến nút giao đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (km8+770 đến km25+920), Đồng Nai thống nhất phương án mở rộng quy mô 10 làn xe với tổng mức đầu tư 15.628,83 tỷ đồng, đầu tư một lần theo quy hoạch để tăng khả năng sử dụng.

Còn đoạn từ nút giao đường Vành đai 2 đến nút giao đường Vành đai 3 - TPHCM (Km4+400 đến Km8+770) không nằm trong quy hoạch đường cao tốc được duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ- TTg ngày 1-9-2021 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Văn phòng Chính phủ xem xét về quy mô làn xe phù hợp để đảm bảo không tái ùn tắc giao thông sau khi xây dựng. Riêng với nút giao quốc lộ 51, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Văn phòng Chính phủ xem xét xử lý theo hướng bổ sung hầm chui hoặc cải tạo nút giao thành nút giao khác mức liên thông hoàn chỉnh để giải quyết tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông.

Xem chi tiết tại đây:
>>>> Xem thêm:
Các bác đánh giá thế nào ạ
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: CuBiMi and kudo1908
Hạng B2
11/8/11
465
7.309
93
Tính ra CT LT-DG: Ngày thu trung bình tầm 6.5 tỷ, tháng gần 200 tỷ , năm 2400 tỷ , với tốc độ tăng trưởng gần 20% --> Sau này có sân bay LT nữa thì thêm khúc nữa: Tính ra đầu tư quá thơm.
 
Hạng D
16/11/20
2.887
9.073
113
38
Trong khi chờ đủ thứ quy hoạch, kế hoạch, giải tỏa thi công thì thiết nghĩ:
- Di dời cái trạm thu phí để bớt choáng chỗ.
- Những khúc dốc, cao, đường hẹp, chỉ cho các xe tải, cont, lưu thông 1 lane. Đi riết đa số ùn ứ đều do mấy anh bò không nổi lên dốc, kéo theo cả đám xe con phía sau không vượt được.
- Các khúc giao cắt với CT là giao thông lộn xộn nhất, cho mấy camera phạt nguội ở đây để bắt những vụ lấn làn, đè vạch bất chấp để hạn chế lộn xộn.
Cứ xem như giải pháp tình thế rồi từ từ mở rộng chứ giờ thực sự là quá tải rồi.
 
Hạng C
11/8/16
824
2.925
93
55
TP.HCM
Thu phí tăng doanh thu từ gấp rưỡi đến gấp đôi, không biết thời gian thu phí có giảm không nhỉ?
 
Hạng B2
23/9/23
145
77
28
29
Nghe cái tin sắp mở rộng cũng khoảng hai năm mà chưa thấy đã động gì cả ?