Hạng B2
Super Moderators
14/7/19
292
437
63
Giấy đi đường "rối như tơ vò", doanh nghiệp vận tải tạm ngưng hoạt động

Xe được chạy nhưng tài xế không được đi

Ngay trong ngày đầu tiên TP.HCM siết chặt các quy định theo Chỉ thị 16, yêu cầu người dân "ai ở đâu ở yên đấy", ông N.T.Long, đại diện 1 doanh nghiệp logistics hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường bộ có trụ sở tại Q.7, TP.HCM đã liên hệ tới cơ quan chức năng để hỏi thêm thông tin về việc cấp giấy đi lại cho tài xế. Đến nay đã nhiều ngày trôi qua, quy định về những đơn vị được phép di chuyển, cơ quan nào cấp giấy đi đường và mẫu giấy thay đổi liên tục nhưng những thắc mắc của ông vẫn chưa được giải đáp.

"Doanh nghiệp chúng tôi có lực lượng tài xế hơn 30 người, hơn 10 chiếc xe đã được cấp mã QR Code, chạy theo "luồng xanh". Theo quy định hiện nay thì các xe này có thể di chuyển giao nhận hàng được, tài xế không cần trình báo giấy đi đường. Tuy nhiên, tài xế đi đâu cũng phải có giấy xét nghiệm Covid-19, mà đi xét nghiệm thì phải đi xe cá nhân, không xin được giấy đi đường thì sao đi? Tôi tìm hiểu thì công ty tôi thuộc danh sách cấp giấy đi đường của Sở Công thương, gửi mail tới Sở Công thương đăng ký thì họ nói Công an TP trực tiếp cấp. Qua Công an, họ phân về Công an quận, phường, tới phường thì họ lại nói họ không quản lý. Đúng là hoảng loạn luôn" - ông Long kể.

Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, việc chậm trễ giao hàng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh nên ông Long đã phải tính đến phương án mời lực lượng y tế tới xét nghiệm tại 2 kho bãi vận tải của công ty. Song, việc tập trung tài xế tới xét nghiệm giai đoạn này không hề đơn giản, trong khi bệnh viện yêu cầu phải tổng hợp đạt số lượng nhất định thì mới điều nhân viên tới xét nghiệm. Chưa kể doanh nghiệp phải chịu hết tất cả chi phí đi lại của đội ngũ y tế, chi phí xét nghiệm...
Đồng cảnh ngộ, ông Nguyễn Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty vận tải Kim Phát thông tin hai ngày nay, doanh nghiệp này đã tạm ngưng hoạt động vì tài xế chưa thể trang bị đầy đủ giấy tờ theo quy định. Thực hiện "3 tại chỗ" cho khoảng 20 tài xế đã gần 2 tháng qua, phương tiện của Kim Phát đã có mã QRCode nhưng hiện tài xế không xin được giấy đi đường để tới bệnh viện xét nghiệm Covid-19 nên xe được đi cũng đành nằm bãi.

"Doanh nghiệp vận tải có đi được bây giờ hay không cũng không có ý nghĩa gì vì khó khăn thành chuỗi. Một loạt nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kinh doanh đã phải tạm ngưng hoạt động, hàng không có thì vận tải cũng chẳng có gì để mà chạy. Chưa kể, tình hình các địa phương lân cận cũng đang rất căng thẳng. Đi đường quốc lộ thì xe thuộc "luồng xanh" được ưu tiên, hỗ trợ cho qua nhanh nhưng vào tới tỉnh, huyện thì mỗi nơi yêu cầu một kiểu, rất khó. Tạm ngưng hoạt động lúc này đồng nghĩa phải đối mặt với rủi ro mất khách hàng trong tương lai, đặc biệt là khách "ruột" nhưng cũng phải chấp nhận, không biết làm sao, khó khăn chung mà!" - vị này thở dài.

Ông Nguyễn Văn Chánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết phía doanh nghiệp đã gửi kiến nghị tới Sở GTVT TP.HCM, đề xuất nhanh chóng có phương án gỡ khó cho các doanh nghiệp và nhận được phản hồi "Sở GTVT đang làm việc, phối hợp với Công an Thành phố để giải quyết".

giaydiduonh_rwtu.jpg

Shipper cũng miệt mài chờ


đại diện Gojek Việt Nam cũng thông báo hàng ngàn tài xế của Gojek đang "bật chế độ chờ" công ty hoàn tất các thủ tục đi đường cần thiết theo đúng quy định của UBND TP.HCM.

Theo vị này, chỉ trong thời gian ngắn, Gojek đã phải liên tục cập nhật, áp dụng một loạt công văn của UBND TP để bảo đảm hoạt động của các tài xế. Theo công văn 2491 của UBND TP về tăng cường quản lý hoạt động xe mô tô ứng dụng công nghệ phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16, đội ngũ shipper được phép lưu thông sau khi đã đăng ký với Sở Công thương, có mã QRCode và đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhận diện như thẻ tên, băng tay...

Tiếp đến, UBND TP ban hành Công văn 2796 điều chỉnh các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 23.8, lực lượng shipper tiếp tục thuộc nhóm đối tượng được phép lưu thông, không cần có giấy đi đường vì tất cả thông tin cần thiết đã thể hiện qua mã QRCode. Thế nhưng, chỉ 2 ngày sau, công văn 2850 yêu cầu tất cả đối tượng được phép lưu thông phải áp dụng chung mẫu giấy đi đường do Công an Thành phố in và cấp, dựa theo danh sách cập nhật từ các Sở, ban, ngành. Hiện Gojek đã gửi lại toàn bộ danh sách tài xế đủ yêu cầu hoạt động cho Sở Công thương TP.HCM để Sở tổng hợp và vẫn đang chờ nhận mẫu giấy mới.

"Chúng tôi đã gửi tin nhắn cho tài xế thông báo kể từ 0 giờ ngày hôm nay, mẫu giấy đi đường cũ không có giá trị, đề nghị các tài xế không ra đường cho đến khi phía Công ty nhận được giấy đi đường mẫu mới từ Sở Công thương" - đại diện Gojek nói.

Đại diện Grab Việt Nam cũng cho biết, theo nội dung các công văn 2796, 2800 và 2850, shipper công nghệ không thuộc đối tượng cần cấp giấy đi đường để hoạt động nội quận trong các quận, huyện cho phép shipper hoạt động. Tuy nhiên hiện nay, một số chốt kiểm tra vẫn yêu cầu đối tác xuất trình giấy đi đường. Vì vậy, Grab vẫn đang tích cực làm việc với cơ quan chức năng để có được hướng dẫn sớm nhất về điều kiện hoạt động cho đối tác.

Nguồn: Thanh Niên
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
14/8/16
2.102
2.561
113
40
Vì sao Tỉnh Lâm Đồng có ca nhiễm thấp? Vì Lâm Đồng kiểm soát tốt hoạt động vận tải. Bây giờ còn chạy được là tốt rồi, doanh nghiệp cứ đòi dễ, dễ tài xế đâm ra chủ quan rồi lây lan covid tùm lum hết thì còn thiệt hại nhiều hơn.
 
Hạng B2
2/9/19
299
204
43
50
Họ cố tình gây khó, đá bóng để hạn chế ra đường; Với người không thực sự cần thiết thì OK, nhưng với người thật sự cần thì việc ko có giấy đi đường đều ảnh hưởng xấu đến lưu thông, dịch vụ cung cấp thiết yếu, nguyên liệu sx, logistics .. ...
 
Hạng B2
14/11/10
131
654
93
Vì sao Tỉnh Lâm Đồng có ca nhiễm thấp? Vì Lâm Đồng kiểm soát tốt hoạt động vận tải. Bây giờ còn chạy được là tốt rồi, doanh nghiệp cứ đòi dễ, dễ tài xế đâm ra chủ quan rồi lây lan covid tùm lum hết thì còn thiệt hại nhiều hơn.
Không ai đòi dễ hết anh, nhưng phải rõ ràng hợp lý.
 
Hạng D
9/1/15
2.807
4.226
113
41
Chủ trương là cty cung cấp thiết bị y tế nộp danh sách shipper của mình cho sở y tế cấp.
Đến nơi thì dán cái bảng chình ình như đính kèm.
Vậy bó tay ngồi nhà xơi nước mặc dù nhà Chị Tui có 1 cửa hàng ở Thành Thái, 3 kiot ở chợ Giản Thanh, cty thành lập từ 2003 đến nay, là Đại lý cấp 1 của omron, microlife phía nam.
Hàng hoá bt cung cấp đi tỉnh giờ đứng hết các bv miền Tây, Tây Nguyên khóc ròng.
 

Attachments

  • Sad
Reactions: Huboss and thuymap
Hạng D
9/5/16
1.185
3.854
113
124
Quy định cccj mà thay đổi liên tục, thằng nào cũng có quyền gây khó dễ. Chính sách nhà nước mà chúng nó cứ tưởng là của nhà nó, thích thì cho - không thích thì đéo cho. Xoay mòng mòng dân đéo biết lối nào cả.
 
Hạng D
26/3/18
1.589
2.335
138
32
Em làm bên Y Tế mà bữa 23/8 ra đường mang mẫu Covid đi làm PCR bị mấy anh chặn hỏi , đưa giấy thì bảo không đúng, còn đòi phạt theo chỉ thị 16 ( có nghe trong Bộ Đàm mấy anh là sáng giờ được mấy ca rồi, anh ấy trả lời lại mới có 2 ca àh, chắc mấy anh đang chạy doanh số với nhau quá :( :( :( ) giấy thì tùm lum kg rõ. Trên ra văn bản 1 đường dưới làm 1 nẻo.
 
Hạng D
4/6/10
1.483
1.324
113
Em làm bên Y Tế mà bữa 23/8 ra đường mang mẫu Covid đi làm PCR bị mấy anh chặn hỏi , đưa giấy thì bảo không đúng, còn đòi phạt theo chỉ thị 16 ( có nghe trong Bộ Đàm mấy anh là sáng giờ được mấy ca rồi, anh ấy trả lời lại mới có 2 ca àh, chắc mấy anh đang chạy doanh số với nhau quá :( :( :( ) giấy thì tùm lum kg rõ. Trên ra văn bản 1 đường dưới làm 1 nẻo.
có bảo đang cầm mẫu bệnh phẩm, các anh có thu giữ luôn không
 
  • Like
  • Haha
Reactions: Perenco and Osin
Hạng D
26/3/18
1.589
2.335
138
32
có bảo đang cầm mẫu bệnh phẩm, các anh có thu giữ luôn không
Mấy anh đó lì lắm kg sợ gì đâu. Cứ nhất quyết phạt . Xong có 1 ông từ sau chạy lên thấy vậy nên vào xem xét rồi báo đi đi o_Oo_Oo_Oo_O
Chán mấy cái giấy tờ ở mình quá. Toàn làm khó dân là chính
 
  • Like
Reactions: Perenco