Hạng B2
25/2/10
135
1
0
Em tham gia diễn đàn đã lâu nhưng nay mới biết topic này...Em cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm về xe từ các Bác.
Nay thấy có Topic này các Bác nào có những thét mét gì về SKRM các bác cần giúp em sẽ tư vấn cho các Bác Miễn phí nhé........Chúc các Bác có một kỳ nghỉ lễ vui vẽ bên người thân và gia đình.
sieuthiNHANH2010042811717ndizmzzizt324170.jpeg
 
Hạng B2
25/2/10
135
1
0
BỆNH HÔI MIỆNG (BAD BREATH )

“Hôm nay cắp sách đến trường

Ngồi chung một ghế chuyện trò quen em
Dáng em xinh đẹp như tiên
Có chiếc răng giả bựa vàng bám quanh
Tươi cười em nói đôi lời
Hơi thở nồng nhiệt mọi người quay đi
Thương em anh nhắn đôi lời
Nên đi chữa trị, người đời bớt chê…”

BSNK Anne-Marie Hòa Nguyễn

Bài thơ trên diễn tả và so sánh một nụ cười và hơi thở một người mình yêu mến, Nhưng nếu bộ răng của bạn mà bị sún, sâu, hoặc tẽ ra và hơi thở của bạn quá nồng nàn thì là một cái nạn lớn có thể đưa tới việc nản lòng. Hội đồng Nha Khoa Mỹ (American Dental Association) phỏng đoán 50-65% người lớn (trong 85 triệu người Mỹ) bị chứng bệnh hôi miệng.

Hằng năm, người Mỹ chi tiêu khoảng 1 tỷ Mỹ kim mỗi năm để mua sắm thuốc rửa miệng, kẹo the hoặc chewinggum để giữ cho thơm miệng. Những phẩm chất này chỉ công hiệu trong thời gian rất ngắn ngủi. Thuốc nước súc miệng (mouthwashes) chỉ công dụng trong khoảng 1 tới 3 giờ đồng hồ. Chúng ta cũng nên biết phần đông những bình thuốc tráng miệng đều có chất alcohol và có thể kích thích những mô phần trong miệng (Irritation of oral tissues) làm cho bệnh hôi miệng thành nặng hơn.

Miệng hôi, tiếng Mỹ thường gọi là bad breath hoặc danh từ trong chuyên khoa gọi là Halitosis. Chữ Halitosis xuất gốc từ tiếng Latinh – halitus là “hơi thở” và osis là “tình trạng”. Hơi thở hôi là một vấn đề quen thuộc đối với các chuyên viên ngành nha và bệnh nhân. Có người tự giác, đến than với bác sĩ rằng mình bị hôi miệng. Thường hơn, người bị hôi miệng không biết miệng mình bị hôi. Tình trạng này có thể xảy ra trong mọi người ở mọi lứa tuổi và có thể nặng ở một số người, đến mức độ bị mọi người xa lánh. Bài viết này sẽ trình bày và dẫn giải những lý do đưa tới bệnh hôi miệng và cách thức điều trị căn bệnh này.

Các mùi gây khó chịu có thể do nhiều nguồn khác nhau trong cơ thể. Chứng bệnh nặng mùi có thể phát khởi từ khoang miệng (oral cavity), hốc mũi (nasal passages), đường khí quản (upper respiratory tract), hoặc phần trên của đường tiêu hóa (upper digestive tract). Người Việt Nam chúng ta thường tin và nghĩ rằng tình trạng hôi miệng xảy ra vì mình bị bệnh đau bao tử hoặc bệnh phổi. Những nghiên cứu cho thấy 85% căn bệnh hôi miệng đều phát xuất từ khoang miệng. 10% còn lại phát xuất từ đường hô hấp, đường tiêu hóa, hoặc những bệnh như bệnh viêm gan (cirrhosis), bệnh tiểu đường (diabetes), hoặc bệnh thận (kidney failure).

Có hai nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng: do miệng, và không do miệng. (bảng kê 1). Nói chung, với số người bị hôi miệng, nguyên nhân gây hôi nằm ngay trong miệng. Lý do chính gây ra bệnh hôi miệng là sự thối nát của vi trùng (bacterial putrefaction) và việc sản xuất những tính chất sulfur. Trong khoang miệng, chúng ta có hơn 300 loại vi trùng sống tương trợ lẫn nhau với những cấu tạo phức tạp chung quanh những mô bao bọc chân răng, lưỡi và cuống họng. Phần đông những vi trùng gây biến chứng bệnh hôi miệng đều thuộc loại “vi trùng kỵ khí, G-”.

Những vi trùng này chuyển hóa những chất axit amino tiết ra từ thực phẩm và những chất peptide từ nước bọt thành những khí chất phụ khác (gas by-products). Nghiên cứu cho thấy hydrogen sulfide (H2S), methyl mercaptan (CH3SH), dimethylsulfide (CH3SCH3), hoặc dimethyl disulfide là những chất sulfur dễ bay hơi có mùi hôi, là chủ yếu trong chứng hơi thở hôi. Những khí chất nêu trên còn được gọi chung trong sách vở là “hợp chất khí sulfur” (volatile sulfur” (volatile sulfur compounds, VSCs).

Khi nói tới khoang miệng, chúng ta cũng nên biết tầm quan trọng của nước bọt, nước miếng. Nước miếng có rất nhiều công dụng, chẳng hạn như có tính chất kháng vi khuẩn (antibacterial), kháng siêu vi trùng (antivirus), kháng trị nấm (antifungal), chất lượng dung hòa (buffering capacity), và tẩy sạch khoang miệng (mechanical cleansing of the oral cavity).

Tóm lại, nước miếng được coi như là một loại xà bông rất tốt trong miệng, có tính chất sát trùng. Đồng thời, nước bọt còn có công dụng hòa tan (solvent) hoặc tận diệt những phẩm chất bay hơi nặng mùi (malodorous volative compounds).

Nếu những chất nặng mùi này được hòa tan trong nước miếng thì sự cảm nhận mùi hôi cũng được giảm đi. Nhưng nếu mực nước miếng bị ngưng chặn hoặc giảm thiếu, thì lượng chất sulfur sẽ tăng trưởng và sẽ dễ dàng cảm nhận hơn. Phần nhiều chúng ta nuốt hoặc hít hơi vào trước khi phát âm. Bởi vì thế, chúng ta rất dễ dàng nhận ra những người bị bệnh hôi miệng khi họ đang “thao thao bất tuyệt”.

I. Nguồn hôi do miệng (bảng kê 2)
A. Bệnh nướu răng – bệnh nha chu (gum diseases)
Bệnh răng và bệnh viêm lợi kinh niên (Chronic gingivitis) có lẽ là những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất, vì tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng phát triển tối đa. Khi nướu răng đã bị nhiễm độc, tình trạng sẽ lây tới những hốc trống dưới nướu răng (pockets). Những hốc rỗng này là nơi chứa đựng nhiều loại vi trùng kỵ khí luôn xung đột với những kháng tố do cơ thể tạo ra. Đồng thời, những loại vi trùng G- gây ra bệnh nướu răng cũng sản xuất ra những lượng chất sulfur đưa tới tình trạng hôi miệng kinh niên (chronic bad breath) nếu tình trạng căn bệnh bị kéo dài.

B. Bệnh viêm sưng miệng (stomatitis)
Các tình trạng làm viêm khoang miệng hay lưỡi (vì bệnh hoạn, do dùng thuốc, hay do cơ thể thiếu các sinh tố) cũng có thể gây hôi miệng vì khi miệng, môi, lưỡi bị lở nứt thì thức ăn và vi trùng sẽ bám bíu vào những chỗ nứt lở này.

C. Sâu răng (dental caries)
Thông thường, sâu răng ít khi nào đưa tới tình trạng hôi miệng. Ngoại trừ khi răng bị mẻ khoảng lớn làm cho thức ăn bị dắt vào và bị ứ đọng lâu ngày. Những tình trạng khác như vết trám bị lồi lõm (faulty, overhanging restorations) hoặc mão răng bị hở (leaking crowns) cũng có thể làm cho thức ăn bám dính và ứ đọng lại.

D. Thuốc lá (smoking)
Hút thuốc lá loại nào cũng làm hôi miệng và dễ phát hiện nhất. Chất thuốc nicotine trong điếu thuốc lá bám trên mặt răng và lưỡi lâu ngày sẽ làm cho răng, lưỡi thâm nâu (nicotine stain) và bề mặt răng trở nên rám, tạo nên cơ hội thuận tiện cho trăm loại vi trùng bám vào chân răng và mặt lưỡi (bacterial attachment) và làm hư hoại. Hơn nữa, những tình trạng nguy cơ khác có thể xảy đến những người nghiện thuốc lá như là bệnh nướu răng đưa tới sự rụng răng, ung thư miệng, cuống họng, phổi, v.v…

E. Hơi thở buổi sáng (morning breath)
Trong lúc ta ngủ ban đêm, nước miếng gần như ngừng chảy. Không có nhiều nước miếng ban đêm, các vi trùng trong miệng sinh sôi nảy nở, tạo ra mùi hôi. Mùi hôi này phát xuất từ những vi trùng kỵ khí (anaerobic bacteria) ẩn núp trong những kẽ hở trong lưỡi và răng đã sản xuất ra chất hydrogen sulfide.

F. Khô miệng (dry mouth)
Miệng bị khô do bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể làm miệng thêm hôi vì số lượng nước miếng bị giảm đi. Nghiên cứu cho thấy chứng khô miệng làm tăng thêm phần sản xuất những chất sulfur trong miệng. Những nguyên nhân đưa tới chứng giảm nước bọt như là dùng thuốc men, trị bệnh bằng tia phóng xạ (radiation therapy) chung quanh vùng quai hàm mặt, Sjogrens Syndrome, hoặc thở bằng miệng. Sự giảm xuất nước bọt cũng có thể xảy ra trong những người già vì những tuyến nước bọt bị bóp nhỏ hoặc teo đi.

G. Bộ phần răng giả (mouth appliances)
Những bộ răng giả, hoặc cố định (fixed) hoặc tháo ráp được (removable), là nơi các vụn thức ăn trôi dạt vào và ẩn nấp khi ta ăn uống. Nếu lâu ngày chúng ta không chà cọ, những vụn thức ăn hoặc cặn bã ấy sẽ hư thối và tạo nên mùi hôi tanh. Nếu có thể, ta nên tháo gỡ và chùi rửa bộ răng giả hoặc dùng sợi chỉ luồn dưới cầu răng ngày một lần vào buổi tối, để phòng tránh sự ứ đọng thức ăn trong miệng.

H. Nhịn đói (hunger)
Người bỏ bữa ăn vì lười ăn hoặc ăn kiêng cữ hay bị hôi miệng. Khi ăn, những tác động nhai cắn làm nước miếng được tiết ra nhiều, rửa và giết bớt vi trùng trong miệng, khiến miệng không bị hôi.

I. Thức ăn (foods)
Một số các chất biến dưỡng từ thức ăn được hấp thụ vào máu, rồi thải ra ngoài cơ thể qua đường phổi. Hành, tỏi, rượu, gây hôi miệng qua cơ chế này. Người Việt Nam chúng ta có nhiều món rất ngon, như là mắm cà tôm, mắm ruốc, khô mực, khô cá thiều v.v… nhưng những món này lưu trữ trong hơi thở rất lâu nên khi ta ợ lên thì ôi thôi là… hôi!

J. Tuổi tác (aging)
Mùi của hơi thở thay đổi theo tuổi tác. Ta hay bảo hơi thở của trẻ em thơm như mùi sữa. Lớn lên, từ tuổi vị thành niên (adolescence) đến tuổi trung niên (middle age), hơi thở đã kém thơm tho. Càng lớn tuổi, hơi thở càng… có mùi, dù ta giữ gìn răng miệng đúng cách. Vì càng lớn tuổi, các tuyến nước bọt trong miệng bị giảm nhỏ lại thì số lượng và phẩm chất nước bọt cũng bị giảm đi đưa tới bệnh hôi miệng.

II. Nguồn mùi hôi không do miệng
Thuốc (medications)
Những thuốc dùng có tác dụng làm khô miệng hoặc ảnh hưởng tới những tuyến nước miếng đều có thể gây hôi miệng.

Những thuốc chống nghẹt mũi (anti-histamines), dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi (Claritin, Benadryl, Chlor-Trimeton, Dimetapp) làm cho mũi và miệng khô khan. Các thuốc chữa bệnh tâm thần (anxiolytics, antidepressants, antipsychotics) và thuốc chữa cao áp huyết (diuretics) có thể ảnh hưởng ít nhiều tới những tuyến nước miếng.

Theo như nêu trên, 90% chứng bệnh hôi miệng phát xuất từ khoang miệng. 10% còn lại là do những bệnh trong cơ thể gây nên. Các bệnh hệ thống, làm thay đổi hóa học bình thường của cơ thể, tạo ra những chất dễ bay hơi đến các hệ bài tiết hay phổi qua đường máu rời được thoát ra ở mồ hôi, nước bọt, các dịch tiết hay khí thở gây ra mùi hôi.

1. Nóng sốt và thiếu nước (fever/dehydration)
Nóng sốt cao và thiếu nước trong cơ thể làm giảm sự tiết bài nước miếng đưa đến tình trạng hôi miệng. Cơ thể bị thiếu các sinh tố như sinh tố A, B12, chất sắt (Iron), chất kẽm (Zinc) sẽ làm miệng bị khô, nứt nẻ khiến cho bã thức ăn và vi trùng dễ bám vào những chổ nứt nẻ này.

2. Bệnh tiêu hóa (gastrointestinal disorders)
Nếu nói tổng quát thì những tình trạng nào dẫn tới sự suy yếu (weakening) hoặc ngăn cản (inhibition) việc khép đậy van thực quản như bệnh dội ngược bao tử thực quản (gastroesophageal reflux disease), hẹp môn vị (pyloric stenisis), hoặc thoát vị lỗ khuyết (hiatal hernia) đều dẫn tới nguồn hôi miệng.

Ví dụ, người bị bệnh dội ngược bao tử thực quản (gastoesophageal reflux disease). Trong trường hợp này, thức ăn trong bao tử dội ngược lên thực quản, vì van đóng ở giữa thực quản và bao tử bị yếu, khiến có thể bị hôi miệng. Vì van đóng bị yếu, thức ăn ợ lên và các mùi hôi chua trong bộ tiêu hóa dội ngược lên thực quản, rồi theo miệng thoát ra ngoài.

Gần đây, một giả thuyết khác được đưa ra cho chúng ta thấy sự liên hệ giữa bệnh hôi miệng và vi trùng Helicobacter pylori trong bao tử – một tình trạng nhiễm trùng gây nên bệnh loét bao tử và ung thu dạ dày. Dựa trên giả thuyết này, người ta thấy khi dùng thuốc metronidazole thì đã làm tan biến mùi hôi trong miệng và cũng đưa tới sự thay đổi hóa lượng số vi trùng trong miệng.

3. Bệnh tiểu đường (diabetes)
Sự liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh nướu răng đã được giới y nha sĩ xác nhận rõ ràng từ nhiều năm qua. Thường thường trong những người mắc bệnh tiểu đường, hệ thống mạch máu bị nghẽn tắc, nên việc lưu chuyển các chất bổ dưỡng, dưỡng khí và các huyết cầu tới những bộ phận quan trọng như tim, óc, mật và thận cũng bị ảnh hưởng. Cũng vì hệ thống mạch máu bị nghẽn, việc máu lưu thông đến những mô chung quanh chân răng cũng bị giảm đi, khiến nướu và xương hố răng bị hư hại nhanh hơn bình thường.

Nhiều dữ kiện cho chúng ta thấy bệnh nướu răng biến nặng mau lẹ hơn nếu người đó cũng bị mắc bệnh tiểu đường. Thêm nữa, theo kinh nghiệm quan sát, người bị bệnh tiểu đường thường hay có nhiều những bọng mủ nhọt nổi chung quanh vùng nướu răng mà không có một lý do gì chính đáng. Khi nhận ra những dấu chỉ này trong lúc khám răng, người nha sĩ nên gửi người bệnh tới một bác sĩ y khoa để thử chất lượng đường trong máu.

4. Nhiễm trùng đường phổi (respiratory tract infections)
Ung thư phổi, lao phổi (tuberculosis), viêm phổi (pneumonia) hoặc viêm mù màng phổi (empyema) đều phô bầy với dấu chỉ hôi miệng. Đây là điểm quan trọng cho 2 giới y-nha khoa trong phần định bệnh để nhận ra bệnh sớm và chữa trị kịp thời.

5. Bệnh liên quan tới tai, mũi, họng (ear, nose, throat disorders)
Các bệnh viêm mũi, nhiễm trùng các xoang quanh mũi hay bướu trong mũi hoặc ung thư cổ họng (pharyngeal cancer) đều có thể gây hôi miệng vì người bệnh có thể không thở được qua đường mũi mà phải thở bằng miệng.

6. Bệnh suy thận (renal failure)

7. Bệnh xơ gan (cirrhosis)

8. Nhiễm trùng nấm (fungal infection)
Nấm Cadida mọc trong miệng cũng gây hôi miệng. Nấm Cadida là một loại nấm gây bệnh hay mọc ở những chỗ ẩm ướt trong cơ thể. Trường hợp này thường thấy ở những người có bệnh tật làm giảm sức kháng cự của cơ thể như bệnh AIDs, các bệnh ung thư, tiểu đường v.v… Những người bị nhiễm trùng nấm Candida thường thở ra mùi ngọt trái cây (sweet, fruit odor). Trong trường hợp này, những thuốc kháng trị nấm như chlortrimazole hoặc nystatin có thể dùng để giảm bệnh và chữa trị tình trạng hôi miệng.

9. Hôi miệng tưởng tượng (imaginary halitosis)
Trong trường hợp hiếm có này, người bệnh nhân có cảm tưởng mình bị hôi miệng trầm trọng đưa tới việc mọi người xa lánh. Sau khi được khám kỹ lưỡng mà vẫn không tìm ra nguyên nhân nào rõ rệt, vị bác sĩ sẽ bắt đầu nghĩ rằng bạn bị bệnh ảo tưởng hôi miệng. Trong vấn đề này thì người bệnh có thể được gửi tới những vị bác sĩ tâm thần (psychiatrist) để khám nghiệm.

Chẩn bệnh
Trước kia, để biết mình có hơi thở hôi hay không, thì chúng ta thử nghiệm bằng cách liếm trên cổ tay hoặc luồn sợi chỉ nha khoa qua răng rồi đem lên mũi ngửi để tự xét đoán. Cách này không được chính xác mấy ngoại trừ chính mình tự giác và chấp nhận rằng mình có bệnh. Cách khác là nhờ người ngoài, bạn bè hoặc những người trong gia đình “âm thầm mách bảo”. Cách này tuy hơi xỗ xàng nhưng chỉ có những người thương yêu lo lắng và gần gũi chúng ta nhất mới bạo dạn “nhắc khéo” được.

Trong phần chi tiết nguồn gốc bệnh hôi miệng, phần nhiều lý do gây nên hơi thở hôi đều phát xuất từ trong miệng, chỉ có một phần rất nhỏ phát nguồn từ những căn bệnh trong cơ thể. Bởi thế, khám răng và khoang miệng rất là quan trọng. Ung thư cuống họng, sâu răng, hoặc viêm nướu răng là những tình trạng chính đưa tới nguồn hôi miệng.

Những tình trạng khác như chiếc răng cấm mọc ngầm, kẽ răng tách hở, thức ăn bám vướng, hoặc những vết trám lồi lõm không mịn màng cũng là những lý do trực tiếp đưa tới chứng bệnh hôi miệng. Riêng những người bệnh nhân phải đeo bộ răng giả thì ta nên tháo gỡ ra thường nhật nhất là về ban đêm khi ta đi ngủ vì lý do như:

1. Khi ta ngủ thì chất lượng nước miếng bị giảm thiếu đi nhiều.
2. Bên trong bộ răng giả là nơi ẩm ướt tạo nên bầu khí lý tưởng cho vi trùng và nấm Candida bám víu và tha hồ tăng trưởng.
3. Vòm nướu răng bị bít kín nên oxygen không được luân chuyển điều hòa.
4. Có thể bị nuốt nghẹn nếu bộ răng giả làm quá nhỏ.

Khổ hơn nữa nếu quý vị nào phải cần chất cồn/keo dán để giữ cho bộ răng mình không bị lung lay hoặc rớt ra thì càng nên tháo ra mỗi ngày.

Khi đi khám răng, chúng ta cũng nên hỏi người nha sĩ của mình coi có bị bệnh nướu răng hay không vì số vi trùng thường hay ần náu trong những hốc rỗng chung quanh chân răng. Những chất mủ quyện chung với máu tiết ra từ những chân răng gây nên chứng bệnh hôi miệng kinh niên.

Các công cuộc nghiên cứu cho thấy sự quan hệ giữa bệnh viêm nướu răng, bệnh nha chu và tình trạng hôi miệng. Nếu nha sĩ cho chúng ta biết đang bị bệnh nướu răng, thì nên chữa trị ngay chứ đừng kéo dài vì căn bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và có thể đưa tới sự rụng răng hoặc lây qua những vùng khác. Vị nha sĩ có thể thoải mái chữa trị bệnh nướu răng cho bạn hoặc gửi tới những nha sĩ chuyên khoa về bệnh nướu răng (Periodontist).

Về phần khô miệng, chúng ta hiểu bệnh khô miệng có thể do tuổi tác hoặc do nhiều chứng bệnh khác hoặc do dùng thuốc đưa tới sự giảm thiểu lượng chất nước bọt. Chúng ta cũng nên để ý hơn các dấu hiệu và triệu chứng khô miệng bao gồm sự giảm vị giác (decrease of taste sensation), khó nuốt (difficulty in swallowing), viêm niêm mạc miệng (inflamed oral mucosa), và sâu răng bò lan (rampant caries) đặc biệt chung quanh phần cổ răng (cervical tooth margins).

Trong phần chẩn bệnh, chúng ta cũng nên cho vị bác sĩ, nha sĩ biết bệnh hôi miệng của mình bắt đầu từ lúc nào, thường trực (constant) hoặc bất thường lúc có lúc không (intermittent). Đồng thời, chúng ta cũng nên cho biết thói quen ăn uống của mình, có hút thuốc lá không, có dùng thuốc tây, ta chữa bệnh, và liệt kê các tật bệnh đã hoặc đang chữa trị.

Cách tốt nhất là chúng ta nên biên vào mảnh giấy và mang theo mỗi khi đi khám bệnh tất cả căn bệnh mình đang có và các loại thuốc đang dùng ở nhà, độ lượng thuốc, và cách thức dùng mỗi ngày. Đây cũng là thói quen tốt nên thực hành và vô cùng hữu dụng khi gặp những trường hợp khẩn cấp.

Hiện tại trên thị trường có bán 2 loại máy dùng để chuẩn đoán mùi hôi là máy PerioTemp và máy Halimeter. Tuy không được chính xác 100%, máy PerioTemp được dùng để đo nhiệt độ trong hốc răng. Nhiệt khí là sản vật phụ trong tình trạng bị viêm. So với nhiệt độ bình thường trong cơ thể, khi mực độ lên cao thì có nghĩa là sự tăng trưởng của vi trùng và sự tàn phá các mô và tế bào trong người cũng tăng cường.

Máy Halimeter là dụng cụ đo lường chất khí sulfur khi ta thở ra. Ống máy thu hút hơi thở của chúng ta và đo lường chất hydrogen sulfide và chất methylmercaptan trong hơi khí. Khi số lượng đo 150 parts per million (ppm) hoặc cao hơn thì ta biết chắc chắn người đó mắc chứng hôi miệng và cần chữa trị.

Chữa bệnh
Trong ngành Y Nha học, việc chữa trị cũng tùy thuộc vào nguyên nhân ta tìm ra. Sau khi chuẩn bệnh kỹ lưỡng và tìm được nguyên nhân rồi, thì việc chữa trị rất là dễ dàng (bảng kê 3). Có rất nhiều yếu tố gây ra hôi miệng. Theo như trình bày ở trên, 90% lý do hôi miệng phát nguồn từ khoang miệng, răng và lưỡi. Trong trường hợp này thì vệ sinh răng miệng là cách chữa chính.

Chúng ta nên đánh răng ít nhất là hai lần mỗi ngày, đồng thời làm sạch các kẽ răng bằng cách dùng chỉ răng (dental floss) ít nhất ngày 1 lần: Chúng ta nên tập đánh hoặc nạo mặt lưỡi, vì lưỡi cũng là chỗ thức ăn hay bám vào nhiều. Chải răng, lưỡi thật kỹ trước khi đi ngủ ban đêm và vào buổi sáng thức dậy cũng làm chứng hôi miệng giảm đi. Ta cũng nên dành ít thời giờ đi khám răng ít nhất một năm 2 lần để chà rửa răng.

Đây cũng là điểm thuận tiện để ta biết có bị sâu răng hoặc bị nướu răng. Nếu toàn diện xương hố răng có độ sâu (6 một hoặc nhiều hơn), người nha sĩ sẽ nạo chân răng (root planing) hoặc gửi ta đi tới những nha sĩ chuyên khoa về nướu răng để chữa trị. Nếu chúng ta không còn răng mà phải đeo bộ răng giả, thì cách vệ sinh cũng cần phải áp dụng mỗi ngày. Theo như trình bày ở trên, bộ răng giả của chúng ta làm bằng chất nhựa tạo nên cơ hội thuận tiện cho thức ăn và vi trùng bám vào tạo nên mùi hôi.

Vì thế, chúng ta không nên đeo bộ răng giả trong nhiều giờ nhất là khi đi ngủ. Chúng ta cũng nên chải rửa sạch trong ngoài và ngâm bộ răng giả trong nước xà bông hoặc chất nước sát trùng (Efferdent, Polident, etc.) mỗi đêm. Trong miệng thì chúng ta nên dùng bàn chải thật mềm hoặc khăn bông nhỏ để lau chà vòm nướu.

Hiện nay chưa xác định được là nước súc miệng nào tốt và hữu hiệu nhất vì chúng chỉ đơn thuần che dấu tạm thời mùi hôi miệng từ 30 phút tới 3 tiếng là cùng. Cho nên, bệnh nhân nên thử sản phẩm ít nhất 2, 3 tuần trước khi thử loại khác, cho đến khi tìm thấy loại nào có hiệu quả cao và vừa ý mình.

Có nhiều loại nước súc iệng với các thành phần khác nhau: có tính sát khuẩn như cetylpyridium chloride, benzethonium chloride, chlorhexidine, triclosan; các chất oxýt hóa như chlorine dioxide. Điểm quan trọng về chất thuốc nước là tất cả nước súc miệng đều chứa chất rượu (alcohol) có thể làm miệng bị khô, lở loét và đưa tới tình trạng nặng hơn. Những tác hại khác trong việc dùng thuốc nước như sự thay đổi màu răng, lưỡi thành nâu (i.e. Peridex stain) hoặc làm thay đổi vị giác (altered taste sensation).

Về chứng khô miệng, hiện tại có nhiều dược phẩm có thể dùng để kích thích tuyến nước bọt hoặc các chất thay thế (salivary substitutes) giúp cho người bệnh được thoải mái. Điều tiên quyết là ta nên uống nhiều nước và hạn chế những thức uống có chất caffeine như cà phê, nước ngọt v.v…

Nếu phải dùng thuốc men để chữa trị những bệnh khác trong cơ thể (áp xuất cao, tâm thần, nghẹt mũi) trong thời gian lâu ngày, thì ta có thể dùng nước bọt nhân tạo (như Xero-Lube, Salivart) để tránh tình trạng miệng bị khô khan. Một phương thuốc vạn năng phổ biến là đề nghị dùng thực vật giàu chất sợi (rubber consistency), nhai kẹo dẻo không đường hoặc kẹo cao su (sugarless chewing gum). Đây là phương pháp tự nhiên kích thích tuyến nước bọt và làm tăng cử động lưỡi giúp loại bỏ mảng bám lưỡi, do đó làm giảm mùi hôi.

Kết luận
Trong nhiều trường hợp, mùi hôi là do sự kết hợp của nhiều bệnh lý và điều trị hiệu quả bằng cách kết hợp các phương pháp điều trị. Sau khi đọc bài trên, chúng ta biết khoang miệng, hàm răng, mặt lưỡi là nguồn gốc chính đưa tới tình trạng hôi miệng. Vì thế, người nha sĩ gia đình của chúng ta nên cần để ý thêm những nguồn gốc lý do đưa tới tình trạng hôi miệng.

Quan trọng hơn hết, người nha sĩ còn có trách nhiệm chỉ dạy cho người bệnh nhân của mình cách gìn giữ chải chuốt và bảo tồn hàm răng. Nếu bệnh hôi miệng vẫn tiếp tục, người bệnh nhân nên được gửi đi tới những vị bác sĩ y khoa gia đình hoặc chuyên khoa nội thương để tìm ra những nguyên cớ khác trong cơ thể. Tuy tình trạng hôi miệng của mình có thể làm cho mọi người xa lánh, nhưng đừng có vì đó mà chúng ta phải thất vọng buồn chán và bỏ cuộc.

Theo như câu của một vị bác sĩ nói trong một buổi thuyết trình, “Hơi thở hôi còn khá hơn là không còn hơi thở”. Trở lại bài thơ của Tình Người Dịu Dàng, nhà thơ đó diễn tả Hơi Thở và Nụ Cười khi chàng gặp lại người yêu của mình:

Trái tim rung động nhịp nhàng

Nhẹ nhàng hơi thở tỏ bày yêu em.
Thương em thương cả nụ cười
Hàm răng đầy đặn thật là dễ thương!
Em cho các Bác tham khảo nhé...có Bác nào bị thì nên điều trị thôi,quan trọng lắm nhá các Bác,trong giao tiếp,lẫn quan hệ vợ chồng,nhưng đây lại là điều tế nhị nên khó nói phải kh6ng các Bác.