Cơn nóng của mùa hè đã làm cho không khí các quán nhậu ở hai thành phố lớn của đất nước là Hà Nội và Sài Gòn nhộn nhịp hơn hẳn.
Cũng chẳng biết từ bao giờ, từ nhậu vốn có gốc gác từ phía Nam đã được người Hà Nội tiếp nhận một cách thích thú. Cách gọi này có mức độ phổ quát trong hầu hết mọi phát ngôn hàm ý việc uống bia, uống rượu. Đã có một thống kê cho thấy, Việt Nam là một cường quốc về tiêu thụ rượu bia trong khu vực. Chuyện cũng chẳng lạ lắm ở cái xứ mà: Đã không "dô” thì thôi, đã “dô” rồi thì trăm phần trăm.
Bia rượu không đơn giản là một thứ nước uống, nó trở thành cái cớ để người ta tề tựu, gặp gỡ. Và khi đã ngấm vào người đủ một lượng cần thiết, nó khiến họ dám làm, dám nói những việc mà khi tỉnh chẳng dám.
Định nghĩa về rượu đã có câu nói kinh điển lưu truyền trong dân gian: Rượu là một nước uống có mùi, có vị và khi kết tủa trong cơ thể có thể làm đỏ mặt và bốc hơi nhân cách. Bia cũng là họ hàng của rượu, đều là những thứ chất men dễ gây nên nhiều hệ quả không mong muốn nếu dung nạp quá nhiều. Đằng sau hai chữ bia, rượu này cũng có không ít câu chuyện dở khóc dở cười.
Ở đây, tôi chỉ bàn một chút sự khác nhau trong chuyện nhậu giữa Sài Gòn và Hà Nội...
xem tiếp