Với sự phát triển của vũ khí có điều khiển chính xác cùng với khả năng bị tấn công từ nhiều phía, trên không , tàu ngầm, mặt đất... đòi hỏi các căn cứ quân sự phải kiên cố hơn.
Kinh nghiệm từ lịch sử cho thấy tấn công vào 1 căn cứ không quân sẽ đạt được nhiều lợi ích, vừa tiêu hao khí tài địch, vừa ngăn sức mạnh không quân địch. Cuộc chiến 6 ngày giửa Israel và khối Arap đã chứng tỏ điều đó. Ai Cập dù trang bị máy bay nhiều và hiện đại nhưng gần 200 phi cơ Israel đã dọn sạch sức mạnh của không quân Ai Cập. Gần đây hơn là chiến dịch Bão táp sa mạc của Mỹ cũng làm Iraq tê liệt về không quân.
Từ chiến tranh thế giới thứ 2. các nước đã nhận ra rằng đánh phá sân bay là cách dễ nhất để hạn chế tiềm lực không quân của đối thủ. Những chiếc chiến đấu cơ trở nên mỏng manh nhất khi nó nằm trên sân bay. Thời đó vẫn chưa có những loại bom dẫn đường, các chiến thuật đánh bom sân bay vẫn là bổ nhào xuống để đạt được độ chính xác cao. Các biện pháp phòng vệ khi đó là xây những đường hào xen kẽ để hạn chế tác hại của bom. Những quả bom ngu thì độ chính xác không cao.
Mô hình 1 căn cứ cho máy bay thập niên 80.
Sự xuất hiện bom hạt nhân làm cho vấn đề phức tạp hơn. Những quả bom được kích nổ trên cao sẽ tạo nên 1 làn sóng quét sạch mọi thứ ở bề mặt. Hoặc có thể đốt cháy hết máy bay trong khu vực.
Yêu cầu mới đặt ra bài toán phải bảo đảm máy bay tồn tại trong 1 cuộc tấn công bằng bom hạt nhân. Đòi hỏi vật liệu cứng và cả hệ thống lọc không khí khỏi bụi phóng xạ.
Một sân bay TQ với những nhà đỗ có xây bờ tường, phân tán rộng. Để tiêu diệt máy bay cần nhiều công sức hơn.
Còn bên dưới là 1 căn cứ trong lòng núi của quân TQ.
Một ví dụ điển hình về căn cứ không quân ở TQ. Họ luôn xây những đường băng gần 1 ngọn núi. có đường dẫn dự phòng để máy bay có thể cất cánh ngay khi ra khỏi hầm.
Trong các chiến dịch đánh phá sân bay, người ta biết việc phục hồi đường băng sẽ diễn ra rất nhanh. Vì vậy ngay khi phá xong đường băng thì những tốp máy bay khác phải hạ hết máy bay của đối phương. nếu chỉ đánh phá đường băng thì hiệu quả không cao, chưa kể tổn thất nếu bị hạ bằng phòng không.
Với những hầm ngầm trong núi thì việc đánh bom khó khăn hơn, hầu hết máy bay và kho nhiên liệu đều chôn dưới đất.
Một vũ khí mới ra đời, đó là bom thông minh được dẫn đường.
Những nhà chưa sân bay ở Iraq bị Mỹ đánh phá, mỗi nhà như vậy cần khoảng 2 quả bom 2000lb BLU-109B. Những qua bom này xuyên qua lớp bê tông 6ft và phát nổ bên trong.
Những căn hầm dày hơn thì có loại 5000lb GBU28
Loại đầu đạn mới BLU112 với sức xuyên phá 18ft
Nga cũng có những loại bom tương tự: KAB-500Kr Electro-Optically Guided Bomb
Dẫn bằng GPS
Có những căn cứ sâu và vững chắc, với ưu điểm dẫn đường từ vệ tinh. Quả bom đầu tiên không nhất thiết phải phá hủy căn hầm. Nó chỉ cần tạo 1 vết nứt để quả thứ 2 đi vào đúng vị trí và phá hủy nó. Các vệ tinh hay máy bay không người lái sẽ xác định kết quả của cuộc không kích. Nếu cần thiết họ sẽ bắn phá tiếp tục. Đó là ưu điểm của việc đánh phá bằng tọa độ.
Ngày nay người ta liên tục nghiên cứu để tìm ra các loại vật liệu liên kết nhằm tăng sức chịu đựng trước bom hạng nặng. Hiện Iran được cho là ưu tiên phát triển thể loại này, do họ sẽ chịu nhiều đe dọa từ bom dẫn đường nếu có 1 cuộc chiến xảy ra. Khả năng chịu đựng và bảo toàn vũ khí sẽ quyết định tính thành bại.
Những tên lửa hành trịnh của mỹ hiện nay giới hạn dưới 1200lb, để đánh phá những băn cứ lớn, họ phải dùng B2 hay F16 bay tới tận nơi. Điều đó khiến chi phí cuộc chiến tăng cao.
Với việc tiêu tốn nhiều tiền vào cuộc đua phá hủy căn cứ. Ngày nay có laọi vũ khí hữu hiệu hơn đó là bom điện từ. Sự phụ thuộc vào các thiết bị điện tử làm cho việc phá hủy hệ thống điện cũng làm tê liệt 1 căn cứ.
Để chống lại vũ khí điện từ, các căn cứ được xây như 1 lồng Faraday với hệ thống đan xen giữa bê tông và kim loại. Việc này dẫn tới chi phí cao hơn thông thường.
Hiện tại cuộc chạy đua vẫn còn tiếp diễn.
căn cứ Mỹ ở Nhật
Thập niên 80
BGM-109C Tomahawk
Căn cứ bỏ hoang ở Kuwait
Iraq