Pro
Super Moderators
11/8/08
1.362
2.285
113
Hệ thống cảnh báo va chạm trang được trang bị tiêu chuẩn trên một số dòng xe phổ thông thời gian qua. Đây là một tính năng an toàn chủ động, được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa cũng như giảm thiểu rủi ro tại nạn trong ngành công nghiệp ô tô.

Hệ thống cảnh báo va chạm


Trong thời gian đầu của ngành công nghiệp ô tô, người ta vẫn chưa chú trọng quá nhiều vào các tính năng an toàn. Chỉ khi những chiếc ô tô bắt đầu mạnh và nhanh hơn kể từ sau thế chiến thứ 2, các kỹ sư mới bắt đầu có những sáng tạo về trang bị an toàn trên xe ô tô. Bắt đầu từ hệ thống phanh đĩa thay thế cho phanh tang trống vào năm 1949. Sau đó là đến các trang bị như túi khí, đai an toàn 3 điểm, hệ thống chống bó cứng phanh, hệ thống cân bằng điện tử…

Trong những năm gần đây, khi mật độ giao thông ngày càng dày đặc, các phương tiện lưu thông chen chúc tại các khu đô thị, cùng với yêu cầu di chuyển tốc độ cao trên các hệ thống cao tốc khiến rủi ro tai nạn ngày càng tăng cao. Chính điều này khiến các nhà sản xuất cũng như kỹ sư cần tạo ra một trang bị hiện đại, nhằm cảnh báo va chạm hoặc ít nhất là giảm thiểu tối đa các thiệt hại bởi các vụ va chạm. Và tính năng cảnh báo va chạm đã trở thành một giải pháp hiện đại nhất ngày nay.

Hệ thống cảnh báo va chạm là gì?

Đúng như tên gọi, hệ thống cảnh báo va chạm chỉ đơn giản là một hệ thống an toàn chủ động có công dụng cảnh báo mọi va chạm có thể xảy ra trong suốt quá trình sử dụng xe ô tô. Trước đây, hệ thống cảnh báo va chạm còn hoạt động ở dạng sơ khai là cảm biến lùi, cảm biến hỗ trợ đỗ xe, camera lùi…

Hệ thống cảnh báo va chạm là gì?

Ngày nay, hệ thống cảnh báo va chạm hiện đại hơn còn có sự hỗ trợ bởi hệ thống radar hoặc hệ thống camera quan sát. Một số ít hãng xe còn sử dụng tia laser để đo khoảng cách với các phương tiện khác. Nhờ các công nghệ ngày càng hiện đại và giá thành cũng ngày một rẻ hơn, mà hệ thống cảnh báo va chạm được áp dụng ngày càng phổ biến trên các dòng xe phổ thông.

Thực sự hệ thống cảnh báo va chạm đã được phát triển từ những năm 1950 và ứng dụng trên dòng xe concept The Cadillac Cyclone, do Harley Earl thiết kế. Hệ thống này lúc bấy giờ đã sử dụng hệ thống radar, tuy nhiên chính vì giá thành quá cao mà nó chưa bao giờ được thương mại hóa.

Các loại hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô hiện nay

Ngày nay, hệ thống cảnh báo va chạm thường được trang bị dưới dạng gói an toàn chủ động hỗ trợ người lái thông minh. Ví dụ Honda Sensing, Toyota Safety Sense, Mitsubishi e-Assist, Hyundai SmartSense hay KIA ADAS… Tùy theo thị trường và tùy theo hãng xe mà hệ thống cảnh báo va chạm sẽ ứng dụng hay được phân loại dưới các hệ thống sau:

Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước (FCW)

Đây là hệ thống cảnh báo va chạm thường thấy nhất trên các dòng xe ô tô ngày nay. Tùy theo nhà sản xuất mà hệ thống cảnh báo va chạm phía trước sẽ trang bị radar, camera hay sóng laser để theo dõi khoảng cách và tốc độ di chuyển của xe phía trước. Khi phát hiện có sự rút ngắn khoảng cách bởi tốc độ chênh lệch giữa hai xe (có thể xe phía trước giảm tốc hoặc xe trang bị cảnh báo va chạm tăng tốc), hệ thống cảnh báo va chạm phía trước sẽ phát ra tín hiệu nhằm cảnh báo sớm người lái, nhằm phanh xe kịp thời, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.

Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước (FCW)

Trên một số dòng xe cao cấp, hệ thống cảnh báo va chạm phía trước thường đi kèm với hệ thống phanh khẩn cấp tự động. Tùy theo mức độ cảnh báo và thời gian can thiệp phanh của người lái mà hệ thống phanh có thể can thiệp một phần hoặc toàn phần, giúp xe tự động dừng lại và tránh khỏi tai nạn nghiệm trọng.

Tất nhiên tùy thuộc vào tốc độ di chuyển mà hiệu quả của hệ thống phanh tự động cao hay thấp. Và không có nhà sản xuất nào cam kết hệ thống cảnh báo va chạm có thể ngăn chặn 100% các vụ tai nạn. Theo Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS), hệ thống cảnh báo va chạm phía trước giúp giảm 25% số vụ va chạm.

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường

Tương tự hệ thống cảnh báo va chạm phía trước, hệ thống cảnh báo chệch làn đường cũng sử dụng các cảm biến hồng ngoại, camera và laser để xác định vạch kẻ đường và đưa ra cảnh báo cho người lái khi xe đi chệch làn đường mà không có tín hiệu chuyển làn.

Theo nghiên cứu của Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS), hệ thống cảnh báo chệch làn đường giúp giảm 11% tai nạn va vào hông xe ở làn đường bên cạnh và tai nạn mất lái khác. Và hệ thống cảnh báo chệch làn đường cũng giúp giảm 21% tỷ lệ chấn thương trong các vụ va chạm do chệch làn đường.

Hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang

Điểm mù sau lưng tài xế khi phải lùi xe là rất lớn. Với những đô thị đông đúc thì việc lùi xe trong bãi xe ra ngoài luôn gặp rủi ro va chạm với các phương tiện cắt ngang. Giáp pháp thường thấy là có một người đứng sau giúp cảnh báo các phương tiện khác, đồng thời ra hiệu cho người lái lùi xe khi đảm bảo an toàn.

Hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang


Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang sẽ giúp đơn giản hóa mọi việc. Chính vì vậy hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang cũng được xem là một trong những hệ thống cảnh báo va chạm hiện đại. Và tương tự hệ thống cảnh báo va chạm phía trước, một số hãng xe còn trang bị hệ thống phanh tự động đi kèm với hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang, giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Theo nghiên cứu từ Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS), hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi giúp giảm 22% vụ va chạm từ phía sau khi lùi xe.

Hệ thống cảnh báo va chạm điểm mù

Hệ thống cảnh báo va chạm điểm mù cũng là một tính năng được trang bị trong các gói an toàn thông minh. Thông thường, hệ thống cảnh báo điểm mù sẽ sử dụng cảm biến va chạm và sóng radar để quét phương tiện đang di chuyển trong không gian 50 mét tính từ phía gương chiếu hậu. Các phương tiện nằm trong điểm mù, không trong tầm quan sát của gương chiếu hậu sẽ được cảnh báo, để người lái tránh chuyển làn và gây ra tai nạn.

Theo nghiên cứu từ Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS), hệ thống cảnh báo va chạm điểm mù giảm 14% tai nạn cho chuyển làn đường và giảm 23% thương vong khi xảy ra tai nạn do điểm mù.

Hệ thống cảnh báo người đi bộ và phương tiện thô sơ

Bên cạnh các tính năng cảnh báo va chạm với các phương tiện giao thông khác, các nhà sản xuất cũng đang dần chú ý đến an toàn cho người đi bộ cũng như các phương tiện thô sơ khác như xe máy, xe đạp… Theo thống kê tại Mỹ, từ năm 2016 - 2018 vào năm 2016, trung bình hơn 6.000 người đi bộ và 800 người đi xe đạp bị chết trong các vụ va chạm ô tô.

Chính điều này đã thôi thúc nhiều hãng xe trang bị hệ thống cảnh báo va chạm với người đi bộ và phương tiện thô sơ. Đi đầu là các thương hiệu xe hơi hạng sang như Volvo, Mercedes và Lexus. Các hãng xe phổ thông như Ford và Nissan cũng sử dụng hạn chế trên những dòng xe đầu bảng của mình.

Để hệ thống cảnh báo va chạm này hoạt động cần có 1 hệ thống camera và radar, cùng với hệ thống máy tính và trí tuệ nhân tạo để có thể nhận diện người đi bộ và xe đạp. Cá biệt là trường hợp của Tesla sử dụng thêm máy quét Lidar để tích hợp Hệ thống cảnh báo người đi bộ và phương tiện thô sơ vào hệ thống tự lái Tesla Autopilot.

Những nâng cấp của hệ thống cảnh báo va chạm trong vận hành

Nếu các hệ thống cảnh báo va chạm thường có tính cảnh báo là chủ yếu thì các nâng cấp dưới đây sẽ mang tính chủ động hơn trong việc phòng tránh tai nạn

Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng

Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng

Đây là một tính năng an toàn hiện đại tận dụng một phần tính năng của hệ thống cảnh báo va chạm phía trước. Trong trường hợp phát hiện ra phương tiện đi phía trước chậm hơn, hệ thống cảnh báo va chạm sẽ phát tín hiệu để hệ thống này tự động phanh và duy trì một khoảng cách an toàn với xe phía trước. Một số hệ thống cao cấp có thêm tính năng “Stop and Go”, tự động dừng lại và đi tiếp khi xe phía trước tiếp tục di chuyển.

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động cũng sử dụng những nền tảng phần cứng của hệ thống cảnh báo va chạm, bao gồm camera, radar hoặc máy quét laser để phát hiện nguy cơ va chạm. Trường hợp người lái không phanh đủ nhanh thì hệ thống sẽ tự động phanh nhằm hạn chế tối đa hậu quả của tai nạn.

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động

Tuy nhiên, trước hiệu quả của hệ thống phanh tự động, Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ đã thống nhất với 20 nhà sản xuất ô tô tại cuộc họp vào năm 2016, nhằm đưa hệ thống này trở thành trang bị an toàn bắt buộc trên những dòng xe bán ra tại Mỹ vào năm 2022. Ước tính của NHTSA, hệ thống phanh khẩn cấp tự động có thể giảm 28.000 vụ tai nạn và 12.000 ca chấn thương.

Trước đó, các thành viên khối EU cũng đã thông qua một thỏa thuận tương tự vào năm 2012 với một lộ trình triển khai hệ thống phanh khẩn cấp tự động bắt buộc từ năm 2013 – 2015. Theo ước tính hệ thống này có thể giảm 5.000 vụ tai nạn và 50.000 ca chấn thương mỗi năm tại Châu Âu.

Hệ thống phanh tự động phía sau

Ngoài các hệ thống phanh khẩn cấp tự động, hệ thống phanh tự động phía sau cũng là một trong những tính năng nâng cao cả hệ thống cảnh báo va chạm. Trong trường hợp lùi xe và gặp vật cản, thông thường hệ thống cảm biến sẽ cảnh báo và camera sẽ hiển thị giúp người lái ước lượng khoảng cách. Tuy nhiên nếu người lái không phanh và có khả năng va chạm, hệ thống phanh tự động phía sau sẽ tự động phanh, tương tự hệ thống phanh tự động khẩn cấp.

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động

Hệ thống cảnh báo va chạm cũng tham gia vào tính năng hỗ trợ đỗ xe tự động trên nhiều mẫu xe. Hệ thống đỗ xe tự động cũng sử dụng cảm biến xung quanh xe cùng hệ thống radar của hệ thống cảnh báo va chạm để quét không gian đỗ xe. Nếu tìm thấy một không gian phù hợp, hệ thống sẽ đưa ra gợi ý giúp người lái. Sau đó các hệ thống cảm biến sẽ hỗ trợ đỗ xe, kết hợp với hệ thống camera quan sát nếu có.

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động

Tuy nhiên, hệ thống này gặp một số rào cản về Quy định an toàn UN R79 của Công ước Vienna gồm 78 nước tham gia và Việt Nam có là thành viên. Theo quy định này, hệ thống lái chỉ cho phép can thiệp điều chỉnh lái chứ không cho phép lái tự động ở tốc độ trên 10 km/h. Người lái xe phải có mặt để điều khiển ô tô và người lái xe phải luôn điều khiển phương tiện. Người lái xe không được phép buông tay ra khỏi vô lăng mặc dù điều kiện có lý tưởng để xe có thể tự lái hay không.

Vì các quy định trên mà vào tháng 2/2021, Mercedes-Benz Việt Nam đã phải ẩn tính năng Hỗ trợ đỗ xe chủ động (Active Parking Assist) trên các mẫu xe của mình. Thông tin này đã khiến nhiều khách hàng sử dụng và mua xe Mercedes-Benz không hài lòng.

>>Xem thêm
Các bác thấy sao về các hệ thống cảnh báo va chạm trên? Chúng có thực sự cần thiết với điều kiện giao thông tại Việt Nam?
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hoang244
Hạng F
29/10/16
12.192
25.695
113
Pháp
Đừng viết là xe sang nhé, vì đó là điều bắt buộc ngay cả bản thấp nhất của EU
 
Tập Lái
10/8/11
17
18
3
Trong mấy loại hệ thống an toàn trên, loại cảnh báo va chạm phía trước khá bất tiện với tình hình giao thông Việt Nam, chỉ thấy hữu dụng 1 tí khi dùng cho tính năng Adaptive Cruise Control.

Bởi xe máy hay các phương tiện khác lưu thông trong đô thị hỗn loạn, hệ thống xử lí tránh va chạm bằng cách thắng lại bất ngờ dễ dẫn tới va chạm phía sau.

Chẳng thà tự mình đi chú ý và rà thắng chậm chậm, xe sau họ theo mình được. Chỉ mong các hãng sản xuất có các bản cập nhật phần mềm nhân diện riêng thì may ra :eek:

Mình hay nói vui con AI của Tesla qua đây chắc nó bị stress sớm :p
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng B2
19/9/20
307
722
93
Trong mấy loại hệ thống an toàn trên, loại cảnh báo va chạm phía trước khá bất tiện với tình hình giao thông Việt Nam, chỉ thấy hữu dụng 1 tí khi dùng cho tính năng Adaptive Cruise Control.

Bởi xe máy hay các phương tiện khác lưu thông trong đô thị hỗn loạn, hệ thống xử lí tránh va chạm bằng cách thắng lại bất ngờ dễ dẫn tới va chạm phía sau.

Chẳng thà tự mình đi chú ý và rà thắng chậm chậm, xe sau họ theo mình được. Chỉ mong các hãng sản xuất có các bản cập nhật phần mềm nhân diện riêng thì may ra :eek:

Mình hay nói vui con AI của Tesla qua đây chắc nó bị stress sớm :p
Cũng không hẳn đâu anh. Xe giờ khôn hơn rồi. Như xe mình phát hiện co chướng ngại vật phía trước, nếu mình không đánh lái hoặc không đap thắng vẫn giữ ga thì nó mới kêu tít tít cảnh báo. Nếu mình đánh lái tránh thì nó sẽ bình thường. Xe chỉ tự động thắng khi cảnh báo mà mình không phản hồi xe tới quá gần. Trước giờ chỉ bị kêu tít tít thôi chứ chưa bị thắng tự động bao giờ. Nên giao thông Việt Nam vẫn xài tránh va cham phía trước bình thường.
 
  • Like
Reactions: kanishi and Osin
Hạng F
29/10/16
12.192
25.695
113
Pháp
Cũng không hẳn đâu anh. Xe giờ khôn hơn rồi. Như xe mình phát hiện co chướng ngại vật phía trước, nếu mình không đánh lái hoặc không đap thắng vẫn giữ ga thì nó mới kêu tít tít cảnh báo. Nếu mình đánh lái tránh thì nó sẽ bình thường. Xe chỉ tự động thắng khi cảnh báo mà mình không phản hồi xe tới quá gần. Trước giờ chỉ bị kêu tít tít thôi chứ chưa bị thắng tự động bao giờ. Nên giao thông Việt Nam vẫn xài tránh va cham phía trước bình thường.
Đúng và sai , đúng chính là khi bạn nhả ga, hay đạp thắng, đến mức độ cảnh báo , rồi mức độ gần, nếu bạn không để ý thì nó sẽ tự thắng lại ......Tôi không là thánh bàn phím vì xe cùi tôi đã có, và đã trãi mấy lần thắng trên cao tốc cũng như đường thành phố (ngay cã đap chân ga) Vì đây là bắt buộc cho các đời xe sau nầy ... chứ kh phải option nửa đâu. Và sẽ .... có hộp đen (như máy bay vậy) hay như các xe tãi hiện giờ ....
 
  • Like
Reactions: quangthanh.tran
Tập Lái
10/8/11
17
18
3
Cũng không hẳn đâu anh. Xe giờ khôn hơn rồi. Như xe mình phát hiện co chướng ngại vật phía trước, nếu mình không đánh lái hoặc không đap thắng vẫn giữ ga thì nó mới kêu tít tít cảnh báo. Nếu mình đánh lái tránh thì nó sẽ bình thường. Xe chỉ tự động thắng khi cảnh báo mà mình không phản hồi xe tới quá gần. Trước giờ chỉ bị kêu tít tít thôi chứ chưa bị thắng tự động bao giờ. Nên giao thông Việt Nam vẫn xài tránh va cham phía trước bình thường.
Bạn nói đúng.

Thiệt ra mình cũng nghiên cứu để gắn thêm option này lên chiếc Outlander đang đi, dạng retrofit theo linh kiện của hãng với giắc cắm chờ sẵn. Mình cũng rất thích tính năng này

Nhưng sau khi coi nhiều clip Youtube thì mình thấy, tình huống xe cảnh báo rồi mình phản xạ đạp thắng thì quá ok, nhưng có một số tình huống bị tạt đầu xe, nhiều khi xe còn phản xạ và đưa ra quyết định thắng nhanh hơn người lái, xe sẽ bị thắng khựng lại và nhả ra đi liền tiếp, điều này có thể gây nguy hiểm cho xe phía sau.
 
Hạng F
29/10/16
12.192
25.695
113
Pháp
Bạn nói đúng.

Thiệt ra mình cũng nghiên cứu để gắn thêm option này lên chiếc Outlander đang đi, dạng retrofit theo linh kiện của hãng với giắc cắm chờ sẵn. Mình cũng rất thích tính năng này

Nhưng sau khi coi nhiều clip Youtube thì mình thấy, tình huống xe cảnh báo rồi mình phản xạ đạp thắng thì quá ok, nhưng có một số tình huống bị tạt đầu xe, nhiều khi xe còn phản xạ và đưa ra quyết định thắng nhanh hơn người lái, xe sẽ bị thắng khựng lại và nhả ra đi liền tiếp, điều này có thể gây nguy hiểm cho xe phía sau.
Hoàn toàn là không nên độ chế phần an toàn nầy.
Trước nhất xe bạn phải có đầy đủ các chức năng ARS/ABS .. trước cái đã, sau đó là bộ trang bị cảm biến radar (8 cái), và can thiệp vào độ trể của chân thắng (so với vận tốc của xe) qua ECU .

Do đó và thành thật thì tôi khuyên không nên ... Còn bạn khi gắng độ (nguyên hãng) thì cũng phải check lại ECU (nếu ECU nó cho phép), giá tiền thì tôi không biết

Chức năng nầy có thể disable được . Tôi thì thích để hơn

Còn nguy hiểm cho xe phía sau thì tuỳ thuộc vào luật lệ của từng quốc gia, thí dụ đô thị, thành phố thường thì 50, và 30 (có bài viết về Paris đã giới hạn là 30) do đó người đụng phía sau cũa bạn là hoàn toàn lỗi 100%, Hình như có bài viết về đèn khẩn cấp (bạn xem lại) có clip luôn.

Nó có vấn đề mà tôi gặp :
1 - Vào nơi nhiểu sóng (thường thì vài giây) nó sẽ bị mất vì lý do nào đó (an ninh, quốc phòng) thì nó sẽ bị nhiễu
2 - Có cái gì dính vào cảm biến, như dơ, lá cây ..

Ngoài ra ... các cảm ứng nó cũng khá ... dể bị chôm (nếu chính hãng thì đở hơn)
 
  • Like
Reactions: quangthanh.tran
Tập Lái
10/8/11
17
18
3
Hoàn toàn là không nên độ chế phần an toàn nầy.
Trước nhất xe bạn phải có đầy đủ các chức năng ARS/ABS .. trước cái đã, sau đó là bộ trang bị cảm biến radar (8 cái), và can thiệp vào độ trể của chân thắng (so với vận tốc của xe) qua ECU .

Do đó và thành thật thì tôi khuyên không nên ... Còn bạn khi gắng độ (nguyên hãng) thì cũng phải check lại ECU (nếu ECU nó cho phép), giá tiền thì tôi không biết

Chức năng nầy có thể disable được . Tôi thì thích để hơn

Còn nguy hiểm cho xe phía sau thì tuỳ thuộc vào luật lệ của từng quốc gia, thí dụ đô thị, thành phố thường thì 50, và 30 (có bài viết về Paris đã giới hạn là 30) do đó người đụng phía sau cũa bạn là hoàn toàn lỗi 100%, Hình như có bài viết về đèn khẩn cấp (bạn xem lại) có clip luôn.

Nó có vấn đề mà tôi gặp :
1 - Vào nơi nhiểu sóng (thường thì vài giây) nó sẽ bị mất vì lý do nào đó (an ninh, quốc phòng) thì nó sẽ bị nhiễu
2 - Có cái gì dính vào cảm biến, như dơ, lá cây ..

Ngoài ra ... các cảm ứng nó cũng khá ... dể bị chôm (nếu chính hãng thì đở hơn)
Cảm ơn lời khuyên của anh.

Thiệt ra sau khi đọc nhiều bài viết trong đó có của anh, mình quyết định không can thiệp vào những phần an toàn này nữa. Xem như xe có nhiêu chơi nhiêu, quan trọng nhất vẫn ở người lái :D
 
  • Like
Reactions: Osin
Tập Lái
19/8/07
40
30
18
Adaptive Cruise Control
Lúc đầu thì thấy chưa quen, nhưng từ khi Covid đến giờ mình sử dụng thường xuyên hơn Adaptive Cruise Control trên các tuyến có dải phân cách hoặc 1 chiều (ở Sai Gon cũng có khá nhiều đường như vậy).
Quá thuận tiện và nhàn nhã. Còn bạn nào nói Vietnam xài không được thì chắc dùng xe không có chức năng này rồi. Đi cao tốc thì sướng khỏi nói rồi.

Còn phần phanh khẩn cấp tự động đã đỡ cho mình ít nhất 1 trường hợp phản ứng chậm do mệt mỏi, nếu không có đã tông 1 ông nội xỉn đột nhiên băng ra đường.