Pro
Super Moderators
11/8/08
1.417
2.401
113
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD và hỗ trợ phanh khẩn cấp BA là bộ ba hệ thống an toàn đang trở thành tiêu chuẩn trên các xe ô tô hiện nay. Mặc dù, các hệ thống an toàn chủ động trên ô tô ngày càng hiện đại trong phòng tránh tại nạn, nhưng hệ thống phanh ABS, EBD, BA là nền tảng không thể thiếu và hầu như mẫu xe nào cũng được đang bị.

Phanh ABS, EBD, BA là gì?

Hệ thống chống bố cứng phanh ABS là phanh gì?

ABS được viết tắt từ cụm từ Anti-Lock Brake System và là tên gọi của hệ thống chống bó cứng phanh. Hệ thống chống bó cứng phanh này ra đời để khắc phục tình trạng phanh bó cứng lấy bánh xe thường xảy ra khi người lái đạp phanh gấp, khiến người lái mấy hoàn toàn khả năng điều khiển xe vì bánh xe bị trượt và mất kiểm soát.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Hệ thống phanh ABS sẽ sử dụng các cảm biến đặt tại mỗi bánh xe để nhận biệt một hoặc nhiều bánh bị trượt trong khi phanh. Khi đó, hệ thống sẽ điều chỉnh áp lực phanh 30 lần/giây lên từng bánh, đảm bảo phanh không bó cứng và người lái có thể điều khiển hướng đi theo mong muốn. Khi ABS hoạt động, chân phanh thường có độ rung để báo cho người biết hệ thống đã được kích hoạt.

Phanh ABS khác gì phanh CBS?

Phanh ABS có cần thiết?

Hệ thống EBD, BA là gì?

Trong khi đó, EBD được viết tắt từ cụm từ Electronic Brake-Force Distribution và còn gọi là hệ thống phân bổ lực phanh điện tử. Như tên gọi, hệ thống này giúp phân bổ lực phanh tối ưu giữa 2 bánh trước và 2 bánh sau, giữa bánh bên trái và bánh bên phải khi vào các góc cua.

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Hệ thống phanh EBD cũng tận dụng cảm biến tốc độ từ hệ thống phanh ABS, kết hợp với các cảm biến góc đánh lái, tốc độ vòng quay, góc nghiêng thân xe… để xác định lực phanh lý tưởng. Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử cũng giúp giảm đáng kể quãng đường phanh. Chính vì sử dụng nhiều cảm biến từ hệ thống phanh ABS, nên Hiệp hội kỹ sư ô tô SAE xem hệ thống phanh EBD là hệ thống phụ của hệ thống phanh ABS.

So với phanh ABS và EBD, hệ thống phanh BA ra mắt muộn hơn. Dựa trên một nghiên cứu vào năm 1992 trên thiết bị mô phỏng lái xe Mercedes đặt tại thành phố Berlin, trên 90% lái xe không đạp phanh đủ nhanh, đủ mạnh hoặc nhả phanh quá sớm khi gặp tình huống khẩn cấp. Từ đó, Daimler kết hợp với TRW/LucasVarity phát triển hệ thống hỗ trợ phanh gấp Brake Assist (viết tắt là BA) hay Emergency Brake Assist (viết tắt là EBA).

Hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA

Hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA sẽ tính toán dựa trên cảm biến tốc độ từ hệ thống phanh ABS và tốc độ nhấn phanh để hệ thống phát hiện người lái đang phanh khẩn cấp hay chỉ là hành động phanh thông thường. Nếu là một tình huống phanh khẩn cấp, hệ thống hỗ trợ lực phanh BA sẽ lập tức bổ sung lực phanh tối đa giúp giảm quãng đường phanh.

Mối liên hệ giữa phanh ABS, EBD, BA

Có thể thấy, cả ba hệ thống phanh có mối quan hệ với nhau mà nền tảng là hệ thống phanh ABS. Cả hai hệ thống EBD và BA đều phải hoạt động dựa trên các cảm biến của hệ thống chống bó cứng phanh ABS.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Tuy nhiên, một mình hệ thống phanh ABS sẽ không phát huy hiệu quả cao nhất, mà kết hợp cả ba hệ thống phanh ABS, EBD và BA sẽ tạo nên một hệ thống phanh hoàn chỉnh.

Khi gặp một tình huống bất ngờ, hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA sẽ kích hoạt trước để cho lực phanh lớn nhất. Hệ quả tiếp theo chính là bánh xe bị bó cứng khi phanh gấp, và lúc này hệ thống phanh ABS sẽ can thiệp giúp cho người lái dễ dàng kiểm soát xe tránh vật cản an toàn. Trong suốt quá trình này, hệ thống phân phối lực phanh EBD sẽ phân phối lực phanh đến từng bánh xe, giúp tốt ưu nhất quá trình dừng xe và giảm quãng đường phanh.

Phanh ABS giá bao nhiêu?

Có thể độ, lắp thêm phanh ABS, EBD, BA không?

Ngày nay hệ thống phanh ABS, EBD, BA đã trở thành trang bị an toàn tiêu chuẩn trên hầu hết dòng xe tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường hiện tại vẫn có một số mẫu xe cắt mất những tính năng này.

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Một số dòng xe chỉ trang bị phanh ABS và không trang bị cả 2 hệ thống phanh EBD, BA, hoặc chỉ trang bị một trong hai tính năng này. Cá biệt có các phiên bản của Hyundai Grand i10 hay Kia Morning còn không có cả 3 hệ thống phanh này.

Và tin buồn là chúng ta không thể nâng cấp tính năng an toàn này trên những dòng xe này. Trên lý thuyết, chúng ta chỉ cần mua một bộ điều khiển, cảm biến là có thể lắp đặt. Tuy nhiên, thực tế chúng ta sẽ không thể tìm thấy các phụ kiện chính hãng hay OEM. Trong khi mảng kinh doanh này cũng không đủ lớn để thu hút các nhà sản xuất Aftermarket.

Hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA

Vì vậy, để yên tâm sử dụng cũng như điều khiển xe, chúng ta nên lựa chọn các mẫu xe được trang bị tiêu chuẩn phanh ABS, EBD, BA khi mua xe. Điều may mắn là các dòng xe hạng B trở lên đã trang bị đầy đủ các tính năng này. Tình trạng cắt trang bị phanh an toàn chỉ gặp ở phân khúc xe hạng A giá rẻ, và nhà sản xuất có xu hướng tìm mọi cách để giảm giá bán.

Các bác đánh giá thế nào nếu các dòng xe ngày nay không có phanh ABS, EBD, BA? Các bác có sẵn sàng tiết kiệm đôi chút để đánh đổi những trang bị an toàn này?

Xem thêm>>>
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
26/8/17
77
12
15
37
Nhớ đợt đang chạy chăm cây số thì chó chạy qua đường, dậm ga hết nấc cảm giác cái chân mình giật giật, cảm giác như thắng nhả liên tục của ABS