Hạng B2
7/1/12
232
30
28
Seafoam car
Tiếp tục nói về hệ thống thắng, hôm nay chúng ta bàn về một vài điểm cần lưu ý khi sử dụng thắng. Có người cho rằng thắng là bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe. Nói như vậy để nhấn mạnh về vai trò duy trì an toàn của thắng. Chứ thực ra bộ phận nào trong xe cũng quan trọng cả; Nếu chúng ta lơ là, không bảo trì đúng mức và sửa chữa kịp thời, chẳng mấy chốc "chiếc xế hộp" sẽ trơ thân, trở thành đống sẵn vụn mà thôi.
Kiểm tra bảo trì thắng, chúng ta cần làm ít nhất 2 công việc đơn giản với đôi mắt thường của người bình dân như sau:
Trước hết, nâng nắp đậy đầu máy (hood) và kiểm tra mức dầu trong hộp dầu thắng: Dầu có còn đủ ở mức "full" (đầy) không? Hay đã hao ngót rồi? Nếu thấy dầu xuống dưới mức "full", phản ứng tự nhiên của chúng ta là lấy dầu mới chầm vào cho đầy. Nhưng bình tâm suy nghĩ lại, chúng ta có thể thấy rằng làm như vậy chưa hẳn đã là tốt. Bởi vì đây là một hệ thống kín, nếu dầu bị hao ngót, chắc hẳn nó phải thoát ra ngoài, và "đến chơi" một chỗ nào đó không thuộc phận sự nó. Quan trọng là phải xác định được chỗ dầu chảy vào đâu, nhờ đó chúng ta sẽ biết cách sửa chữa như thế nào cho chính xác. Trước hết, nếu hệ thống không rò rỉ, dầu không chảy ra ngoài, thì giả thuyết duy nhất còn lại là: Lớp "lining" trên mặt bố thắng (pad) đã quá mòn.
Cấu tạo thắng
Nhân đây, xin nhắc lại khái quát về thành phần cấu tạo của thắng: Nhìn một cách đơn giản nhất, một hệ thống thắng tiêu biểu bao gồm Disk Brakes ở trục bánh trước, và thường là Drum Brakes ở trục bánh sau. Hai trục thắng này được nối với nhau bằng một hệ thống ống dẫn, nối bộ phận thắng ở từng bánh xe với Master Cylinder.
Ðó là 4 bộ phận cơ bản trong hệ thống thắng.Ngoài ra còn những hệ thống phụ thuộc, làm tăng mức an toàn và độ khả tín của thắng, chẳng hạn như Parking Brakes, (thắng tay), Anti-lock System, thường gọi là ABS...
Khi nhấn bàn đạp thắng, chúng ta đẩy pít tông trong Master Cylinder xuống. Master Cylinder (Xy Lanh Chủ) là một ống hình trụ, chứa dầu thắng. Khi pít tông bị đẩy xuống trong ống hình trụ, nó dồn dầu thắng (brake fluid) qua hệ thống ống dẫn (tubes and hoses) đến với từng bánh xe.
Như trên đã nói, cơ phận thắng ở các bánh xe có thể là: Disk Brakes (ở bánh trước), và Drum Brakes (thường là ở bánh sau).
Ðể có hình ảnh tiêu biểu, xin phân tích Disk Brake. Như tên gọi, Disk Brake dĩ nhiên là một cái đĩa (disk), cũng còn gọi là Rotor, quay theo trục bánh xe. Ðĩa này bị kẹp giữa 2 miếng đệm, được gọi là Pad hoặc Shoe, người Việt Nam gọi là "bố" thắng. Bề mặt bố thắng tiếp giáp Rotor được gọi là Lining. Miếng Pad này nằm trong một cái hộp, gọi là Caliber, giống như một cái hộp trong có chứa dầu và một xi lanh với pít tông lớn hơn Pít tông ở Xi Lanh Chủ. Khi tài xế đạp thắng, tức là tác động vào Pít Tông từ Xylanh Chủ, thì dầu được dồn vào cái hộp này, đẩy Pít Tông trong Caliber xuống, ép 2 miếng Pad (bố thắng) vào hông đĩa để hãm nó lại. Vì đĩa gắn vào trục bánh xe, nên khi đĩa dừng thì bánh xe cũng phải dừng. Ðó là cơ chế của thắng.
Lining mòn
Khi Lining đã mòn trên đĩa thắng, piston trong Caliber phải đẩy tới sâu hơn mới có thể đưa bố thắng ép sát mặt Rotor. Muốn đẩy Piston đi sâu hơn, hệ thống cần phải rút nhiều dầu hơn. Do đó, nếu bố thắng mòn, thì dầu thắng sẽ cạn nhanh hơn.
Tình trạng dầu thắng được ghi nhận trên mặt một đồng hồ trong khoang cabin trước mắt tài xế. Ðồng hồ được thiết kế khá chi tiết để có thể phản ánh mức dầu còn lưu hành trong hệ thống. Khi xe mới xuất xưởng, bình dầu nằm dưới xi lanh chủ (master cylinder) bao giờ cũng ở mức "Full". Khi bố thắng mòn dần, mức dầu trong bình cũng theo đó mà hao hụt. Nếu như không châm thêm dầu vào bình, số dầu còn lại trong bình cứ hao mãi, hao mãi, tới mức báo động trên đồng hồ, là lúc bố thắng đã mòn vẹt, tức là đã đi đến cuối đời phục vụ của nó. Nhờ sự báo động trên đồng hồ, người chủ xe biết rằng đã đến lúc phải thay bố thắng, và hy vọng đương sự sẽ kịp thời mang xe đến trung tâm dịch vụ để sửa chữa.
Chính ở điểm này mà chúng ta bị giằng co trước một câu hỏi khá... nhiễu nhương: Trong khi kiểm tra dầu nhớt trong xe, hay trong lúc làm công tác bảo trì, mà phát hiện ra rằng bình dầu thắng đã hao hụt, chúng ta phải làm gì? Có nên lấy dầu mới ra châm vào cho lên tới mức "Full" hay không? Ðương nhiên đa số chúng ta làm như vậy, hoặc thấy người thợ máy nào tự động làm giúp như vậy, ắt hẳn chúng ta sẽ cám ơn họ hết lời. Thực ra, châm thêm chút dầu vào bình sẽ làm vô hiệu hóa phần nào chức năng của đồng hồ báo nguy trước mặt tài xế. Tại sao? Là vì, nếu thực sự có một chỗ rò rỉ nào đó trong hệ thống, thì châm thêm dầu vào như vậy, vô tình chúng ta đã góp phần ngụy trang một vấn đề lẽ ra cần sớm phát giác để sửa chữa. Nếu hệ thống không có chỗ nào rò rỉ cả, mà dầu vẫn hao thì nguyên nhân chỉ là vì bố thắng đã quá mòn.Nhưng vì chúng ta đã nhanh tay thêm dầu cho đầy, đồng hồ báo nguy không còn cơ hội phát hiện ra điều đó, nên cứ để cho bố thắng cạ vào mặt rotor cho đến khi lẹm vào tới... xương, nghĩa là trơ ra lớp kim loại bên trong, rồi mỗi khi thắng là chỉ có 2 mặt kim loại cà vào với nhau mà thôi. Ấy là lúc hết thuốc chữa.
Như vậy chúng ta phải làm sao? Biện pháp an toàn hơn cả là gỡ bánh ra và kiểm tra bộ phận thắng, xem có chỗ nào rò rỉ không, xem bố thắng đã mòn tới đâu, và ước lượng xem còn có thể dùng được bao lâu nữa trước khi phải đưa xe ra tiệm để thay bố. Có nhiều người cho rằng tháo gỡ tới mức này, rồi lại lắp vào để chạy đỡ thêm một thời gian trước khi mang xe tới tiệm để thay "bố" thực ra cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu, nên thường cho thay luôn lúc mới tháo bánh xe ra lần đầu.
Kiểm tra qua thắng tay
Một cách kiểm tra khác theo kiểu "người thường mắt thịt" là xuyên qua thắng tay (parking brake). Nhiệm vụ chính của cái thắng này là hãm đà lăn bánh sau khi xe đã đậu hẳn lại. Tuy ít khi được sử dụng cho mục đích này, cái thắng tay lại được thêm một việc khác: Kiểm tra hệ thống thắng trên bánh sau bằng cách nghe xem có nhiều tiếng "click, click" trong khi kéo thắng tay hay không? Thắng có "ăn" ngay không? Nhả thắng có nhẹ nhàng không? Kéo thắng lên, mà cần thắng chọc thẳng lên trời mới "ăn" vào khớp thì đúng là hệ thống thắng trên đôi bánh sau đã có vấn đề, như bố (brake pad) hoặc "móng" (brake shoe) đã mòn, hoặc dây kéo đã quá căng.
Trong trường hợp này, chúng ta cũng có thể cho rằng biện pháp phải chăng là điều chỉnh cho dây dài thêm chút đỉnh để đỡ căng. Nhưng làm như vậy cũng chỉ là che đậy vấn đề, chứ không giải quyết nó. Chúng ta cần biết rằng, chiếc xe xuất xưởng với hệ thống tự điều chỉnh. Nếu bây giờ dây kéo quá căng hoặc quá giãn, điều đó có nghĩa là hệ thống tự điều chỉnh trên đĩa thắng (disk) ở bánh sau, hoặc mặt trống (drum) có vấn đề.
Một dấu hiệu khác nữa là mỗi khi đạp thắng, chúng ta phải ấn chân xuống quá sâu, hoặc ít nhất là sâu hơn mức bình thường. Ðiều đó có nghĩa là, cần piston trong bộ phận tại bánh xe phải di chuyển sâu hơn mới đưa được bố thắng áp sát mặt Rotor. Nguyên do có thể là dầu thắng hao hụt như trên đã nói, hoặc cũng có thể dây kéo thắng trên trục bánh sau đã quá giãn do hệ thống tự điều chỉnh không làm việc đúng mức.
Biện pháp đối phó là tháo gỡ bánh sau, kiểm tra các bộ phận thắng để tìm hiểu xem vấn đề nằm ở chỗ nào. Ðiều này xác định tay nghề của thợ máy, chứ không phải chỉ đơn giản là điều chỉnh độ ngắn dài của dây kéo mà thôi. Nếu mọi chi tiết hoạt động điều hòa, thì việc điều chỉnh dây kéo không còn cần thiết nữa.
 
  • Like
Reactions: Nbson217 and p950q
Hạng B2
1/4/11
157
10
28
Re:Hệ thống thắng: Dầu hao, chỉ việc châm thêm có được không?

thanks bác chủ
 
Hạng B2
26/12/15
134
99
38
Có thêm mấy cái hình minh họa nữa thì dễ hình tượng hơn bác thớt.
 
  • Like
Reactions: Nbson217
Hạng B2
26/12/15
134
99
38
Xin góp thêm một nguyên nhân nữa là nếu má phanh không mòn, trên hệ thông ti ô không thấy rò rỉ thì cần xem xét đến bộ cup ben (gioăng phớt gì ấy...) ngăn giữa trục đẩy trong bầu chân không và bình chứa dầu chính bị hở, mòn quá... thì khi đạp phanh vô tình bầu trợ lực lại hút đi 1 lượng dầu vào buồng đốt động cơ gây hao dầu phanh khá nhanh, cứ thế vài ngày nó lại mất đi và đến lúc đèn báo trên tap lô sáng.

Chỗ cái đầu "Cây nén" ấy.
Hệ thống thắng: Dầu hao, chỉ việc châm thêm có được không?
 
Tập Lái
2/4/16
10
1
3
33
Cảm ơn bác chủ, e cũng đang nghiên cứu về vđe phanh này. Cho e hỏi, xe em nếu đi vs tốc độ bình thường thì cảm giác khi rà phanh chân rất chắc ( e dùng từ " rà phanh " chứ k phải từ "đạp " ) rà đến đâu là phanh ăn đến đó. Nhưng e hay đi đường dài, nhất là đi đừong đèo, e để ý rằng khi e xổ đèo, số thì e vẫn để số 4 ( e k muốn để số thấp vì k thích tiếng máy gừ gừ ), cảm giác e rà phanh như kiểu e chỉ cần đạp nhẹ thôi là cái bàn đạp phanh nó bị hút càng sâu, chân phanh càng lỏng, như kiểu sổ đèo nhanh quá làm cho nó hút 2 má phanh càng nhanh thì phải. Khi đạp phanh như v e thấy hơi ghê, k biết có vấn đề j ko ạ???
 
Tập Lái
20/3/16
8
4
3
45
Cảm ơn bác chủ, e cũng đang nghiên cứu về vđe phanh này. Cho e hỏi, xe em nếu đi vs tốc độ bình thường thì cảm giác khi rà phanh chân rất chắc ( e dùng từ " rà phanh " chứ k phải từ "đạp " ) rà đến đâu là phanh ăn đến đó. Nhưng e hay đi đường dài, nhất là đi đừong đèo, e để ý rằng khi e xổ đèo, số thì e vẫn để số 4 ( e k muốn để số thấp vì k thích tiếng máy gừ gừ ), cảm giác e rà phanh như kiểu e chỉ cần đạp nhẹ thôi là cái bàn đạp phanh nó bị hút càng sâu, chân phanh càng lỏng, như kiểu sổ đèo nhanh quá làm cho nó hút 2 má phanh càng nhanh thì phải. Khi đạp phanh như v e thấy hơi ghê, k biết có vấn đề j ko ạ???
Cách đổ đèo của bạn có vấn đề lớn đó,rà thắng nhiều có ngày mất phanh vì dầu nóng quá sôi lên làm hở cupen.Dùng lực ghì của máy bằng cách đi số thấp tương ứng với tốc độ của xe là an tianf nhất.P/s : lên số nào thì xuống số đó.
 
  • Like
Reactions: xlive