Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
11/5/12
381
8
18
32
“Trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 300 – 400 cốc chè, giá 10.000 đồng/cốc. Trừ chi phí đi rồi, mỗi ngày tôi lãi được chừng 2 – 3 triệu đồng”, chủ một quán chè tự chọn vỉa hè nói.
Từ khoảng 5 giờ chiều tới hơn 9 giờ tối, nếu đi dọc đường Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội), không khó để tìm thấy một quán chè tự chọn với giá chỉ 10.000 đồng/cốc.


20120621151241_che1.jpg


Tuy nhiên, chỉ trước đó vài giờ, dù có đi dọc con phố này cả chục lần, tìm mỏi mắt, bạn cũng sẽ không bao giờ thấy bất kì quán chè nào “mọc” trên vỉa hè ở đây.

Tuấn, sinh viên năm thứ 2 – Đại học Bách Khoa Hà Nội, một tín đồ cực mê chè tự chọn vỉa hè cho biết: “Các quán chè ở đây thường được dọn ra vào lúc 5 giờ chiều – thời điểm nhiều sinh viên đi tập thể dục về đồng thời cũng là giờ tan tầm, công an ít đi “tuần”, để hút khách.

Nhiều người do không chịu nổi thời tiết oi bức, cộng thêm sức hấp dẫn từ những cốc chè nhiều màu sắc, giá lại rẻ, chỉ 10.000 đồng/cốc với đủ vị yêu thích nên đã nán lại ít phút ăn hoặc mua chè mang về như một thói quen bất biến từ nhiều ngày nay.

Ở đây chỉ có 3 – 4 quán như vậy thôi, nhưng quán nào cũng đông nghịt khách từ lúc mới mở hàng tới tận khuya”.

Mê tít chè vỉa hè vì được quyền tự chọn

Theo khảo sát của PV VTC News, đối tượng tới đây ăn chè chủ yếu là các bạn trẻ, đặc biệt là những học sinh, sinh viên tới từ nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Một số ít là các bậc phụ huynh do tiện đường nên đã dừng mua chè mang về làm quà cho con.

Nói về lý do khiến bản thân lặn lội vượt gần chục cây số, đứng chen chân trên xe bus hơn 30 phút giữa tiết trời oi bức chỉ để tới tận khu vực này ăn một – hai cốc chè, Tú Uyên – sinh viên năm thứ 1, Học viện Tài Chính (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Thứ nhất, quán chè tự chọn em yêu thích nằm ngay cạnh bến xe bus có xe tuyến 31, tiện đường từ trường em tới đây.

Thứ hai, em có nhiều bạn bè ở quanh khu vực này và tụi em đều “bị nghiện” món ăn ngon, bổ, rẻ này từ lâu rồi. Cứ về quê lâu lâu mà không được ăn chè ở đây, em nhớ lắm, thèm lắm”.
20120621151241_che2.jpg

Nhiều bạn trẻ sẵn sàng đội mưa ngồi ăn chè trên vỉa hè.

“Đây cũng được xem là điểm hẹn quán với không gian thoáng mát của em và nhóm bạn. Nếu so sánh với bát tào phớ giá 6.000 đồng/bát ở hàng bên cạnh thì thà thêm 4.000 đồng nữa ăn chè còn …no hơn, ngon và mát hơn.

Chè ở đây rất ngon, đậm đà chứ không loãng và đắt đỏ (chừng 12.000 – 15.000 đồng/cốc) như trong các hàng quán khác.

Thêm vào đó, mình thích ăn gì thì chọn đó. Sinh viên bọn em hay đùa nhau, tôi có tiền, tôi có quyền. Và đây chính là nơi bọn em cảm thấy có được “cái quyền” một cách rõ ràng nhất chỉ với 10.000 đồng.

Mình có quyền tự kết hợp để tạo ra món chè độc đáo, có một không hai, có thể nói là thập cẩm các loại chè thập cẩm. Như vậy sẽ thú vị hơn nhiều so với việc ngồi một chỗ chờ người ta bê ra cốc chè đã được định lượng các thành phần theo tỉ lệ rõ ràng”, Mai Lan – cô bạn của Tú Uyên chia sẻ.

20120621151241_che3.JPG

Ngay khi công an và dân phòng phường vừa khuất bóng, chị Lan (quê ở Tiền Hải, Thái Bình) cùng các nhân viên của mình đã nhanh tay dọn hàng ra bán để “hót bạc”.


Lãi 2 – 3 triệu đồng/ngày vẫn kêu “Đói lắm chị ạ!”

Ngay khi công an và dân phòng phường vừa khuất bóng, chị Lan (quê ở Tiền Hải, Thái Bình) cùng các nhân viên của mình đã nhanh tay dọn hàng ra bán để “hốt bạc”.

Theo tiết lộ của “bà chủ” quán chè tự chọn vỉa hè này, trung bình mỗi ngày chị bán được từ 300 – 400 cốc chè, với giá 10.000 đồng/cốc.

“Do khách tự chọn đồ ăn, nên tôi cũng tiết kiệm được một khoản kha khá tiền thuê nhân viên phục vụ. Dù quán mới mở, nhưng hai vợ chồng “chạy” việc không xuể, chồng thì lo dắt xe cho khách, vợ lo mời chào, nên tôi quyết định thuê một nữ sinh viên phụ việc.

20120621151249_che4.JPG

“Do khách tự chọn đồ ăn, nên tôi cũng tiết kiệm được một khoản kha khá tiền thuê nhân viên phục vụ", chị Lan nói

Nói là phụ việc, chứ thực ra con bé chỉ lo mỗi việc đi lấy thêm đá hoặc các thành phần cho vào chè mà thôi. Hoặc khi công an đuổi, nó lo dọn đồ đạc với vợ chồng tôi cho kịp.

Ngoài bữa tối tôi lo, tôi trả cho em ấy 50.000 đồng/tối. Ngày nào đông khách, phải chạy mệt hơn, tôi thưởng cho em ấy thêm khoảng 10.000 – 20.000 đồng nữa.

Thú thật là trừ chi phí đi rồi, mỗi ngày tôi lãi được chừng 2 – 3 triệu đồng. Đợt tới, khi học sinh ra đây ôn, thi đại học, chắc sẽ kiếm được hơn. Chứ giờ tụi nó (sinh viên – pv) về nghỉ hè hết, nên chúng tôi cũng đói lắm chị ạ”, chị Lan than thở.

Cũng theo tiết lộ của người phụ nữ này, chỉ cần bỏ ra chưa đầy nửa triệu đồng là chị đã có một quầy hàng trị giá không dưới 3 triệu đồng.

Chị Lan nói: “Đá viên thì tôi đặt mua ở gần đây với giá 7.000 đồng/túi, đủ dùng cho khoảng 50 cốc chè. Đỗ xanh thì gia đình ở quê gửi lên cho tôi. Các thành phần khác, tôi ra chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) mua cho rẻ.

Tính ra, vốn mình bỏ ra chừng 500.000 đồng/tối, thu về chừng hơn 4 triệu đồng, trừ các chi phí đi thì lãi được khoảng 3 triệu đồng. Ăn thua gì!”.

(Theo VTC News)

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
4/3/08
1.048
2.135
113
54
Thủ Đức
Tin
gần nhà có quán quy mô nhìn thấy nhỏ hơn rất nhiều, chị chủ tâm sự ngày kiếm 7,8 trăm
 
Tập Lái
15/4/11
17
0
0
Kiếm ăn ngon ghê .... Chắc ngày Mai đường phố nào cũng mọc lên vài ba quán chè tự chọn di động của các bác Oser quá :)))
 
Hạng B2
16/12/11
178
1
18
emyeuit.com
gì giữ vậy trời, sao không đầu tư luôn cái quán cho có hậu..
trước nay mình cứ nghĩ nhữ người bán vỉa hè nghèo khổ
 
Hạng B1
20/5/11
94
4
8
Em tin vì chi phí thấp mà dân mình thì chỉ thich ngồi vĩ hè hơn là ngồi trong nhà cho nó mát lại thoải mái chém gió.
 
Hạng C
29/7/11
760
13
28
41
Mai mốt thế nào trên OS cũng có thớt bán thực phẩm sạch mỗi ngày kiếm hơn chục chai nè! :D:D
 
Hạng B2
11/5/12
381
8
18
32
nhantran6484 nói:
Mai mốt thế nào trên OS cũng có thớt bán thực phẩm sạch mỗi ngày kiếm hơn chục chai nè! :D:D

Chắc là chai nhựa quá bác nhantran6484 ạ :)
 
21/9/11
1.696
34.039
113
Các Bác ghé chè Ý Phương đường Nguyễn Tri Phương xem, lời không dưới 300 tr/ tháng là chắc chắn.
 
Status
Không mở trả lời sau này.