Tập Lái
11/6/12
20
0
0
50
www.congaudio.com
Nhân chuyến đi Munich High End Show vừa rồi, nhóm phóng viên HFVN chúng tôi cũng có dịp rong ruổi theo một hành trình dài xuyên suốt nước Đức dọc theo trục Nam – Bắc, khởi hành từ thành phối thương mại sầm uất Munich thường được dân bản xứ gọi là München.
sodohanhtrinh.jpg

Hành trình dài xuyên suốt nước Đức dọc theo trục Nam – Bắc
Xuất phát: München
München là một trong những trung tâm kinh tế, giao thông và văn hóa quan trọng nhất của Cộng hòa liên bang Đức và không có bất kỳ nhà máy sản xuất thiết bị Hi-end nào chọn làm nơi đóng đô bởi mức sống cực kỳ đắt đỏ của nó. Tuy nhiên, đây lại luôn là trung tâm chú ý của cả thế giới khi những sự kiện âm thanh cao cấp như Munich High End Show được diễn ra vào tháng 05 hằng năm.
Đã đặt chân đến München không thể không nhắc đến Quảng trường Đức Mẹ (Marienplatz) mẹ, khu phố cổ trung tâm của München nằm giữa Tòa đô chính Mới (Neue Rathaus) và Tòa đô chính Cũ (Alte Rathaus). Bên dưới Quảng trường Đức Mẹ là có thể được coi là một “mê cung” bởi đây là đầu mối giao thông quan trọng nhất của München gồm 4 tầng ngầm; Từ ga tàu điện ngầm Quảng trường Đức Mẹ, khách tham quan có thể dễ dàng đi đến bất cứ đâu tại München mà họ muốn.
marienplatz.jpg

Quảng trường Đức Mẹ (Marienplatz) mẹ, khu phố cổ trung tâm của München
nằm giữa Tòa đô chính Mới (Neue Rathaus) và Tòa đô chính Cũ (Alte Rathaus)

Những ai yêu mến thể thao, đặc biệt là môn thể thao vua – bóng đá đều biết đến sân vận động Alliant Arena - sân nhà của Bayer München nằm ở phía bắc thành phố. Chúng tôi đến Alliant Arena ngay đúng dịp chuẩn bị cho trận chung kết Champion League giữa Bayer München và Chealsea, chính vì thế chỉ có thể ngắm nhìn sân vận động từ bên ngoài mà không thể vào được bên trong.
allianzarena.jpg

Alliant Arena - sân nhà của Bayer München nằm ở phía bắc thành phố
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm để ra ga trung tâm München Hauptbahnhof (nằm cách Marienplatz không xa về phía Đông), từ ga này, chúng tôi bắt một chuyến tàu có mã hiệu ICE thường được dân bản xứ gọi là tàu nhanh vì tốc độ di chuyển của nó so với tàu thường và tàu nội thị S-Bahn. Tàu ICE được chia làm 2 dạng toa: toa hạng nhất và toa hạng hai. Tuy thế, trang bị tiện nghi trên toa hạng hai cũng đã là quá đủ: khu vực để hành lý, khu vực để xe đạp, ổ điện cá nhân ngay dưới ghế, bàn đọc sách, toa ăn uống được bố trí chính giữa...
hinhnhaga.jpg

Tàu ICE thường được dân bản xứ gọi là tàu nhanh vì tốc độ di chuyển của nó
Điểm dừng chân đầu tiên: Nhà máy Accutsic Arts
Chỉ mất khoảng 2 tiếng 15 phút để di chuyển quảng đường dài 190km từ nhà ga chính München Hauptbahnhof đến Stuttgart Hauptbahnhof bằng tàu nhanh ICE. Sau đó, nhóm chúng tôi chuyển sang tàu RB để di chuyển đến Lauffen am Neckar - nơi đặt tổng hành dinh của Accustic Arts.
benngoaiaccusticarts.jpg

Bên ngoài nhà máy của Accustic Arts tại Lauffen am Neckar
Lauffen am Neckar là một thành phố nhỏ nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Stuttgart. Lauffen am Neckar đặc biệt nổi tiếng về nghề trồng nho và sản xuất rượu vang. Suốt quá trình di chuyển từ nhà ga đến nhà máy chính của Accustic Arts, bạn sẽ thấy hai bên đường là những cánh đồng bát ngát trồng nho.
Accustic Arts ra đời vào năm 1996 là một phân nhánh của công ty SAE Schunk Audio Enginering, công ty chuyên phát triển và sản xuất các thiết bị phục vụ phòng thu thuộc sở hữu của Fritz Schunk. Triết lý sản xuất của Accustic Arts là mong muốn chế tạo ra những thiết bị âm thanh với độ chính xác cực cao mang lại khả năng trình diễn trung thực nhất có thể.
hethongdautien.jpg

Hệ thống đầu tiên của Accustic Arts mạ vàng thay vì crôm như ngày nay
Trải qua 16 năm phát triển, Accustic Arts đã giành được rất nhiều các giải thưởng của các tạp chí âm thanh danh tiếng của: Anh, Mỹ, Đức, Ý, Nga, Hong Kong, Nhật Bản… và con số này cứ theo đà tăng dần mỗi khi hãng cho ra mắt sản phẩm mới.
Bên cạnh các khu chức năng như: sản xuất và lắp ráp, bán hàng và marketing, kiểm tra, đo đạc… Accustic Aarts vẫn duy trì một phòng thu của riêng mình, thực hiện các hợp đồng thu âm cả ở trong và ngoài nước.
phongvientaiphongthu.jpg

Phóng viên HFVN tại phòng thu của Accustic Arts
HFVN sẽ có bài tường thuật chi tiết bên trong nhà máy Accustic Arts trong các số tới, mời quý độc giả đón theo dõi.
Tạm rời nhà máy, chúng tôi di chuyển về phía trung tâm thành phố Stuttgart nổi tiếng với nền công nghiệp cơ khí chính xác vượt trội, để đến với “quê hương” của hai hãng xe danh tiếng Mercedes Benz và Porche.
baotangmers.jpg

Bảo tàng Mercesdes-Benz tại Stuttgart

baotangporche.jpg

Bảo tàng Porche tại Stuttgart
Những ngày hè ở Đức mặt trời vẫn chói chang cho đến tận 10 giờ tối. Tuy nhiên, chỉ 15 phút sau (khoảng 10h15) trời sẽ sụp tối một cách nhanh chóng để trả lại một màn đêm như thời gian vốn có của nó. Vội vã trở về Lauffen am Neckar trên đường cao tốc, nếu không nhìn đồng hồ chỉ báo, chúng tôi cũng không biết mình đang di chuyển với vận tốc 210km/h...
tocdo210.jpg

Nếu không nhìn đồng hồ chỉ báo, chúng tôi cũng không biết mình đang di chuyển với vận tốc 210km/h...
Chuyến viếng thăm nhà máy Accustic Arts đã khép lại, chúng tôi trở về khách sạn để chuẩn bị cho hành trình tiếp theo: Thành phố Duisburg – nơi đóng đô của một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới: Acapella Audio Arts.

Điểm dừng chân thứ hai: Acapella Audio Arts
Lần này chúng tôi phải ngồi trên xe lửa những 3 tiếng 45 phút vì khoảng cách giữa thành phố Stuttgart và thành phố Duisburg là 340km. Với cảng nội địa lớn nhất thế giới và có vị trí gần Sân bay quốc tế Düsseldorf, Duisburg cũng là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế Đức.
Duisburg mang vẻ xa hoa lộng lẫy hơn hẳn so với Lauffen am Neckar nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, thơ mộng như các thành phố Châu Âu khác. Khách sạn chúng tôi ở có vị trí khá đẹp: nằm đối diện với nhà hát thành phố - tương đương như vị trí khách sạn Continetal ở Sài Gòn, xung quanh là khu phố đi bộ với hàng hà các cửa hiệu hàng hóa, thời trang cao cấp.
hinhnhahatthanhpho.jpg

Nhà hát trung tâm thành phố Duisburg
Đón chúng tôi là một gương mặt đã khá quen thuộc với các audiophile Việt Nam: ông Hermann Winter – chủ hãng Acapella. Đầu tiên, ông đưa chúng tôi đến thăm một cửa hàng nằm không xa so với khách sạn chúng tôi ở, đó chính là Audio Forum nơi trưng bày các sản phẩm của Acapella.
audioforum.jpg

Audio Forum - Showroom của hãng Acapella Audio Arts
Khá ngạc nhiên, tại đây, bên cạnh những sản phẩm đỉnh cao của Acapella, chúng tôi còn có dịp nhìn tận mắt những sản phẩm audio đã đi vào huyền thoại như những chiếc máy chạy băng tape, hay đầu băng cối... vào buổi bình minh của ngành công nghiệp audio. Một số chiếc còn hoạt động được, và một số chỉ còn có thể dùng để trưng bày, tuy nhiên đó gần như là những mẫu vật vô giá.
thaotacvoibangtape.jpg

Hermann Winter đang thao tác với một máy chạy băng tape cổ
Phòng nghe của Audio Forum được bố trí 3 hệ thống nghe nhạc theo cả 3 mặt: bên trái là hệ thống Poseydon, chính giữa là hệ thống Harlekin, và bên phải là hệ thống Violon MK6. Mỗi hệ thống đều có những màn trình diễn hết sức ấn tượng, đặc biệt là đôi loa mới nhất của Acapella : Poseydon.
phongngheacapella.jpg

Phòng nghe được bố trí hệ thống theo cả 3 mặt
Poseydon là đôi loa nhì bảng mới của Acapella thay thế vị trí của Triolon Excaliber và xếp sau huyền thoại Sphaeron Excaliber. Đôi loa với thiết kế thùng loa đôi với tổng cộng 12 củ loa bass cho mỗi bên (8 của bên ngoài và 4 củ nằm bên trong thùng loa). Đối tác cho hệ thống này chính là âm ly công suất mới của hãng với tên gọi LaMusika.
poseydon.jpg

Từ trái qua phải: LaCampanella Alto MK III, Poseydon và Triolon MK4
Rời khỏi showroom, ông Hermann Winter đưa chúng tôi đến một ngôi làng cổ 500 năm tuổi. Thật bất ngờ, đây cũng chính là nơi đặt xưởng sản xuất của Acapella Audio với vỏn vẹn chỉ khoảng 10 nhân công. Chúng tôi sẽ có bài phóng sự chi tiết xưởng sản xuất này trong các số tới, mời quý độc giả đón theo dõi.
langco500nam.jpg

Ông Hermann Winter bên cạnh tấm bảng ghi lịch sử ngôi làng 500 năm tuổi
Điểm dừng chân thứ ba: Eisntein Audio
Chỉ mất 25 phút để đi từ Duisburg sang Bochum thăm “người láng giềng” của Acapella: hãng Einstein Audio. Einstien Audio được sáng lập và điều hành bởi Volker Bohlmeier – kỹ sư điện tử đồng thời cũng là một tay ghi-ta cừ khôi. Trong phòng làm việc, showroom hay nhà riêng của ông lúc nào cũng có sự hiện diện của một vài chiếc ghi-ta. Không những thế, con trai của ông cũng biết chơi trống, vào những ngày cuối tuần, cả gia đình có thể xuống tầng hầm để luyện tập cùng nhau.
volkerchoighita.jpg

Chủ hãng Einstein: Volker Bohlmeier – kỹ sư điện tử đồng thời cũng là một tay ghi-ta cừ khôi
Cũng như Acapella, hãng Einstein cũng bố trí Showroom và xưởng chế tác ở hai nơi khác nhau. Xưởng chế tác của Einstien nằm trên một “di tích” khu trú ẩn thời thế chiến. Thậm chí, những tầng ngầm tránh bom vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
danhsachnhanvien.jpg

Một tấm bảng tên trong khu di tích cổ tại xưởng sản xuất của Einstein
Tổng số nhân viên làm việc tại Einstein chỉ khoảng 8 người tuy nhiên ai cũng có trong mình niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng. Phần lớn họ đều là những kỹ sư điện tử bậc thầy, riêng bộ phận thiết kế kiểu dáng được đảm nhiệm bởi thành viên nữ duy nhất trong công ty: Vợ của ông Volker Bohlmeier.
Chính bà là người đã mang lại những nét cách tân cho các sản phẩm của Einstien Audio. Tuy về hình dáng, các sản phẩm của Einstein không có sự thay đổi nhiều so với 20 năm trước, tuy nhiên, những nét thay đổi này đều là những cải tiến đáng giá. Kết quả là ngày nay, Einstein Audio có được những sản phẩm mang nét đẹp vừa sang trọng vừa cổ điển, tinh tế một cách kỳ lạ.
thietkecdmoi.jpg

Đầu CD The Source mới của Einstein sử dụng vỏ nhôm khối tăng khả năng hoạt động ổn định
Rời xưởng chế tác, chúng tôi di chuyển đến showroom của Einstein với tên gọi: Finest nằm cách đó không xa. Ngoài các sản phẩm của Einstien, chúng tôi còn thấy sự hiện diện của các hãng loa như: Acapella, Bluemen Hofer (phối ghép Munich Hifi Deluxe 2010) Audiomchina (phối ghép Munich Hifi Deluxe 2012)...
thesourcelego.jpg

Bạn có nhận thấy nét tương đồng với The Source CD Player trong mẫu lego trên?
Bên dưới showroom là một tầng ngầm được xử lý chống ẩm khá cẩn thận, đây là nơi ông Volker Bohlmeier sử dụng để lưu trữ kho đĩa than đồ sộ của mình. Toàn bộ được sắp xếp rất trật tự và ngăn nắp, phân loại rõ ràng theo từng thể loại.
hamdiathan.jpg

Tầng ngầm lưu trữ đĩa than của Volker Bohlmeier
Chia sẻ với chúng tôi, ông Volker Bohlmeier cho biết, ông còn có một đam mê khác chính là thưởng thức rượu. Qua các lối đi ngoằn ngoèo bên dưới tầng hầm, chúng tôi đến một gian phòng bí mật: hầm rượu. Tại đây có khá nhiều loại rượu vang xuất xứ từ nhiều nơi trên thế giới được Volker sưu tầm qua những chuyến đi công tác. Sau một lúc, ông chọn được một chai và mang lên mời chúng tôi dùng bữa trưa.
volkerduoihamruou.jpg

Volker Bohlmeier xây dựng hẳn một hầm rượu ngay trong khuôn viên showroom
Rất tiếc, thời gian lưu lại ở Bochum của chúng tôi quá ngắn, không đủ để có thể dạo quanh các thắng cảnh trong thành phố để có thể chuyển tải đến quý độc giả không gian sống nơi đây.

Điểm dừng chân thứ tư: Berlin
Theo lộ trình dự kiến chúng tôi sẽ đón tàu trực tiếp từ Bochum lên vùng cực bắc nước Đức – Thành phố cảng Kiel. Thế nhưng, hai ngày tiếp theo lại là hai ngày cuối tuần, chính vì vậy chúng tôi chọn con đường vòng: Bochum – Berlin – Kiel thay vì đi thẳng.
[Còn nữa...]
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
11/6/12
20
0
0
50
www.congaudio.com
Điểm dừng chân thứ tư: Berlin
Theo lộ trình dự kiến chúng tôi sẽ đón tàu trực tiếp từ Bochum lên vùng cực bắc nước Đức – Thành phố cảng Kiel. Thế nhưng, hai ngày tiếp theo lại là hai ngày cuối tuần, chính vì vậy chúng tôi chọn con đường vòng: Bochum – Berlin – Kiel thay vì đi thẳng.
Đi trên tàu đêm để tiết kiệm thời gian, chúng tôi gặp rất nhiều fan hâm mộ của đội Dorfmund trên cùng chuyến bởi ngày mai, tại Berlin sẽ diễn ra trận chung kết Cúp quốc gia giữa đội bóng áo vàng Dorfmund và đội bóng áo đỏ Bayer Munchen. Phong cách phong trần bụi bặm khi di chuyển cùng các vại bia to của các cổ động viên người Đức làm chúng tôi ngạc nhiên khi tiếp xúc bởi họ vẫn giữ được nét thân thiện và lịch sự vốn có.
fandorfmund.jpg

Đông đảo fan hâm mộ của Dorfmund cùng đi trên chuyến tàu đến Berlin
Không có chuyến thăm nhà máy nào tại Berlin, mời quý độc giả cùng chúng tôi dành 2 ngày cuối tuần để dạo quanh cách thắng cảnh nổi tiếng.
Gần như bất cứ đâu tại Berlin bạn đều có thể trông thấy một phần của Bức tường Berlin. Bức tường này từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức.
buctuonggoc.jpg

Bức tường Berlin "nguyên bản" đã được tháo dở phần rào kẽm gai phía trên
Bức tường sụp đổ trong đêm thứ năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989, sau hơn 28 năm tồn tại. Một số khu vực đã đổ sụp, để ghi dấu sự tồn tại của bức tường, chính phủ Đức đã cho trồng những hàng trụ sắt cao đúng bằng chiều cao của bức tường. Ở bất cứ nơi đâu bức tường đi qua đều được lưu lại dấu tích như một minh chứng lịch sử.
buctuongtrusat.jpg

Hàng trụ sắt cao đúng bằng chiều cao của bức tường ghi dấu sự tồn tại của bức tường Berlin
Tại Bức tường Berlin có 25 nơi qua biên giới, 13 cửa khẩu cho đường ô tô, 4 cho tàu hỏa và 8 cửa khẩu đường sông, chiếm 60% tất cả các cửa khẩu biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức. Sau khi hai nước Đức thống nhất tiền tệ vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, toàn bộ các cửa khẩu biên giới nội địa Đức được hủy bỏ, riêng cửa khẩu lớn nhất - Cổng thành Brandenburg (cổng thành Berlin) được giữ lại làm kỷ niệm.
congthanhberlin.jpg

Cổng thành Brandenburg (cổng thành Berlin) được giữ lại làm kỷ niệm
Berlin còn nổi tiếng với nhà thờ Berlin Cathedral (còn gọi là Berliner Dom) hoàn thành lần đầu tiên năm 1345, sau đó trải qua ba lần trùng tu, xây dựng thêm vào các năm: 1451, 1750 và 1905. Trong thế chiến, tòa nhà cũng chịu nhiều thiệt hại, mãi đến năm 1993, các hư hại mới được khắc phục một cách triệt để.
nhathoberlin.jpg

Berlin Cathedral (còn gọi là Berliner Dom) hoàn thành lần đầu tiên năm 1345
Toà nhà Quốc hội Đức (Reichstag) không chỉ được biết đến như một toà kiến trúc cổ mà còn là một biểu tượng của đế chế Đức, một toà nhà mang trong nó những biến cố lịch sử thăng trầm. Ngày 8.5.2010 kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít và toà nhà Reichstag hơn hết trở thành biểu tượng của sức mạnh sự đoàn kết vươn lên và toả sáng của một dân tộc.
Trong Thế chiến thứ hai Reichstag đã bị hư hại nặng nề bởi bom của quân đồng minh, đặc biệt trong trận đánh toà nhà quốc hội kéo dài hai ngày từ 30.4 đến 2.5.1945 thuộc chiến dịch “Giải phóng Berlin”. Phần mái kính được khởi công phần năm 1995 và hoàn thành tháng 4/1999.
toanhaquochoi.jpg

Toà nhà Quốc hội Đức (Reichstag) biểu tượng của sức mạnh sự đoàn kết vươn lên và toả sáng của người dân Đức
Tạm chia tay Berlin còn quá nhiều thắng cảnh đẹp mắt mà chúng tôi chưa có dịp khám phá, chúng tôi trở về nhà chuẩn bị cho một hành trình dài vào ngày mai: hành trình lên miền cực bắc nước Đức.