Kính thưa các bác

Sau 1 thời gian sống trên đời và nghiền nghẫm suy tư của AE thông qua OS 4R, em nhận thấy AE chúng ta thật đáng thương:

Phải cày cuốc rất vất vả để có tiền mua được chiếc xe với giá cao cỡ nhất thế giới nhưng chất lượng kém cũng cỡ nhất TG.
Khi đụng chuyện với ai chăng nữa: Nhà SX, bán xe, xxx, người đi đường khác thì thường là AE ta nắm phần thua, tự an ủi: nhịn cho lành...nhưng thật ra yếu thế nên đành phải vậy.
Chính sách NN với xe cộ mà AE ta là người chịu ảnh hưởng thì thay đổi liên tục đến chóng mặt, đã thế nhiều CS lại còn bất hợp lý đến mức dở hơi như: hạn chế đăng ký; thu thuế sử dụng xe...vv
VAMA - Hiệp hội các nhà SX xe thường xuyên loby những chính sách có lợi cho họ và nhìn chung là không có lợi cho NTD chúng ta.
tóm lại, mang danh là thượng đế, là ông chủ nhưng thực tế chẳng khác con gà trong chuồng, có thể bị vặt lông bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, chúng ta là những người như thế nào?
Là những người có trí tuệ, sức khỏe, kinh nghiệm sống, và nhiều bác có tiềm lực kinh tế.
bởi không vậy sao kiếm nổi tiền mua xe?

Vậy sao hay bị lép vế vậy?
Bởi chúng ta đông nhưng riêng lẻ,
Chúng ta cũng phải lo toan biết bao việc hàng ngày: gia đình, sự nghiệp...còn thời gian và trí lực đâu mà theo đuổi những chuyện này nọ dù đó là quyền lợi chính đáng của mình,
Cộng với tâm lý an phận của 1 số bác nữa nên nhiều khi đụng chuyện thường tặc lưỡi cho qua.

Do vậy, em có ý tưởng kêu gọi các bác thành lập "hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng xe ô tô - mô tô"
Hội này cũng hoạt động tương tự như hội BVNTD nhưng phạm vi hẹp, chỉ khoanh vùng trong lĩnh vực ô tô - xe máy.
Không như các hội "Quốc doanh" khác, kinh phí hoạt động của hội dựa trên hội phí và đóng góp tự nguyện.
Hội sẽ là nơi trợ giúp, hướng dẫn AE khi cần, góp ý với cơ quan chính sách, nói tóm lại là bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên trong phạm vi pháp luật.

Em mới chỉ có ý tưởng đến đây, mong các bác hưởng ứng + bóng bàn thêm.

Kính chào các bác
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
VN chúng ta có:

- Pháp lệnh bảo vệ NTD (các bác nghiên cứu thêm cho nó vui ở đây http://www.vcad.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=301〈=vi-VN )

- Điều 162 Bộ luật hình sự có mức án phạt tù từ 2 – 7 năm đối với tội lừa dối khách hàng (nhưng nếu thí dụ khi hỏi tại sao không phạt tù gian lận trong kinh doanh xăng dầu thì sẽ có ngay lý do "khó đánh giá mức độ thiệt hại nghiêm trọng"! Còn gì có thể ngụy biện hơn được nữa không?)

Những thành phần CP, NN và các tổ chức, tư nhân sau có nhiệm vụ thi hành pháp lệnh:

1. Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Thương mại là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Cục Quản lý Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm giúp đỡ.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố với Sở Thương mại và Du lịch là các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.

3. Các cơ quan quản lý chuyên ngành gồm tất cả các Bộ từ Bộ abc tới Bộ xyz.

4. Tổ chức phi chính phủ là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam.

5. Các cơ quan thông tin đại chúng cũng như chính bản thân NTD.

Không thể nào hoành tráng hơn được nữa! NTD VN vậy là được bảo vệ tới tận chân răng!

Thực chất thế nào "Hiếm có quốc gia nào mà quyền lợi của NTD bị xâm hại nghiêm trọng như ở VN", "Người tiêu dùng VN được bảo vệ kém nhất" ... Các thông điệp như thế ngày nay có thể tìm thấy đầy rẫy trên báo chí!

Lý do là ở đâu? Rất đơn giản, tất cả những thứ trên chỉ là lý thuyết suông!

Vậy điều duy nhất NTD VN nay có thể làm là: tự bảo vệ lấy mình:
- biết "yếu không ra gió", không mua bán, trao đổi gì, với ai mà thấy nguy cơ bị xâm hại quyền lợi NTD cao, hix,
- lỡ vẫn phải ra gió và gặp phải gió độc? Biểu tình, gây sức ép lên các nhà sx và gây chú ý của công luận là một biện pháp vẫn có thể làm và theo đúng pháp luật (cẩn thận nhé, luật pháp hiện hành chỉ cho tụ tập dưới 5 người thôi, không là dính tội "khiếu kiện đông người" đó!)
- Lập các hội đoàn để đấu tranh trong phạm vi pháp luật cho phép - như bác chủ thớt đã đề nghị (cũng cẩn thận nhé, tự do lập hội, lập đoàn có ghi trong HP nhưng mà, hix ...)

Nếu vẫn không tự bảo vệ được thì xin NTD tiếp tục ... ráng chịu. Từ trước tới nay cũng đã chịu đựng nhiều rồi, có chịu thêm chút nữa cũng chả sao!
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
ác bác phải xác định như sau: Cho vui thôi...Quá chuẩn luôn, em chứng minh nhé, báo đài gọi NTD là thượng đế, sướng chưa? Đã là thượng đế gì thì gì chứ không nhẽ khóc> Đến thượng đế cũng chỉ cười...trừ. Khi quyết chí ra đi mua hàng thì phải thông thái..Ui trời, Kinh Kha sang Tần biết là chết thôi, ta đi mua hàng phải thông thái mới may ra thoát, qu1a bằng đánh đố nhau, mẹ cái đĩ học mới lớp 2 tính toàn tính rợ, không mất tiền là phúc rồi, thông thái cái nỗi giề. Trông cậy vào xxx, vào Hộiii thì phán: NTD hãy tự bảo vệ mình, nói thế thì chú mán trên rừng cũng nói tốt, vì chú ấy không tự bảo vệ có mà lộn cổ xuống suối à. Thương lắm cơ.
 
Chà, bác Golf06 đúng là OSPD có khác, rành luật quá.

lại quay về vụ BV NTD, chắc hẳn các bác đều biết vụ mới nhất là HD gãy cổ,
e nghĩ có hội, hội có thể giúp bác chủ xe giám định hư hỏng độc lập, từ đó khiếu nại với HD, có thể còn thông qua báo chí hoặc kênh khác làm áp lực để bọn nó chừa cái thói bắt nạt người dân.

Mà các bác xem, HD là hãng nhật, điều hành bởi người nhật, thằng NV đến khảo sát cũng là nhật, người thường vỗ ngực ta đây văn minh, tự trọng cao vậy mà cũng chuối bất cứ lúc nào có thể.

Bởi vậy, em nghĩ nếu NTD mình không chiến đấu lại thì bọn nó không những vớ bẫm mà còn coi thường dân VN mình nữa.

Còn về vụ hội, em nghĩ mình chỉ hoạt động trong khuôn khổ PL để bảo vệ QL chính đáng của mình thôi thì chẳng có gì ngại
 
Hạng F
5/3/05
8.716
76.851
113
đây
xe HD gãy cổ tại NTD ngã nên nó mới gãy cổ bác ơi, chứ mua về chỉ chống lên và dắt bộ như mấy chú KTV honda thì nó đâu có gãy, khi mua xe nó lành về dùng nó gãy thì ráng chịu chứ
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
NTD VN có những quyền hạn/quyền lực gì?

Theo Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng, có hiệu lực từ ngày 1/10/1999, quy định rất rõ ràng, người tiêu dùng có 8 quyền.

8 quyền của người tiêu dùng này là:
* Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản
* Quyền được an toàn
* Quyền được cung cấp thông tin
* Quyền được lựa chọn
* Quyền được lắng nghe hay được đại diện
* Quyền được bồi thường
* Quyền được giáo dục về tiêu dùng
* Quyền được sống trong một môi trường trong sạch và bền vững.

Vậy là NTD Việt có đủ hết các quyền hạn rùi nhé, mà là từ 10 năm nay cơ đấy!

Khi những quyền trên đây bị xâm hại, người tiêu dùng có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình khiếu nại, tố cáo, yêu cầu bồi hoàn, bồi thường đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã gây thiệt hại cho mình theo quy định của pháp luật. Quy định của pháp luật là rất rõ như vậy!

Vậy mời các thượng đế thực thi nghiêm chỉnh các quyền hạn của mình! Các thượng đế tất nhiên cũng có cả quyền im lặng nữa :D!

PS: Cơ quan có chức năng bảo vệ người tiêu dùng ở cấp Trung ương hiện nay, như đã nói là Ban Bảo vệ người tiêu dùng, thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương có biên chế hiện nay là 7 người!

- Còn các Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hiện có ở 30/63 tỉnh, thành cả nước nhưng phương pháp chính là hòa giải (dĩ hòa vi quý là truyền thống của ta mà!). Trong khi đó, người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe, an toàn, tính mạng và tiền bạc, tài sản thì không thể chỉ xử lý bằng việc hòa giải mà phải có các Tòa án để phán xử và giải quyết các vụ việc liên quan tới các quyền này của thượng đế.

Riêng mỗi cái này thì ta còn thiếu :D!
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Sẽ là không đúng nêu nói các khung PL để bảo vệ NTD ở VN như vậy là đã hoàn chỉnh - điều ngược lại thì có vẻ đúng hơn!

Vì sau khi ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở VN vào năm 1999 thì phải đợi đến 9 năm sau (!) một Nghị định quy định chi tiết thi hành pháp lệnh mới ra đời. Và cho đến thời điểm này, thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định vẫn còn đang được "nghiên cứu" giữa hai quan điểm đối chọi: nên ban hành hay không nên ban hành?

Bời theo dự kiến, tới năm 2010 thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được ban hành. Có hay không việc bảo vệ thực thụ quyền lợi của NTD bởi một khung pháp lý vì vậy là việc mà tới năm sau sẽ được xét tiếp!

Vậy các thượng đế cố gắng đợi thêm chút hè!
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Thí dụ về một nước TB và ĐQ có rất nhiều luật để bảo vệ người tiêu dùng tiêu biểu là Hoa Kỳ. Những luật này được áp dụng cho gần như mọi sản phẩm sản xuất, phân phối hay bán trên thị trường này. Các nguồn luật bảo vệ người tiêu dùng bao gồm các luật của liên bang và các bang. Hoa Kỳ theo hệ thống thông luật (common law system) nên các phán quyết của tòa án diễn giải các luật bảo vệ người tiêu dùng cũng trở thành luật.

1. Luật bảo vệ người tiêu dùng: Common Law Consumer Protection hay còn gọi là về trách nhiệm đối với sản phẩm (Products Liability Law).

Theo luật này cơ quan luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó.

Luật này quy định nguyên tắc “trách nhiệm tuyệt đối” cho nhà sản xuất, phân phối hay bán lẻ phải chịu trách nhiệm đối với những thương tật do khuyết tật của sản phẩm gây ra.

Công ty nước ngoài có thể phải chịu thẩm phán của tòa án Hoa Kỳ về trách nhiệm sản phẩm ngay cả khi công ty đó không làm ăn trực tiếp tại Hoa Kỳ. Ví dụ, một công ty nước ngoài mặc dù không hề có mối liên hệ trực tiếp với Hoa Kỳ, song nếu chi nhánh của nó phân phối các sản phẩm có khuyết tật tại Hoa Kỳ thì công ty đó vẫn có thể phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm có lỗi.

2. Các luật liên bang bảo vệ người tiêu dùng:

Hoa Kỳ có rất nhiều đạo luật liên bang bảo vệ người tiêu dùng. Mỗi đạo luật được thực thi và giám sát bởi một cơ quan chính phủ liên bang. Trong một số trường hợp Luật các bang bảo vệ người tiêu dùng có thể còn khắt khe hơn các quy định tương ứng của luật liên bang.

Sau đây là một số cơ quan và những đạo luật chính liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng:

- Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ chịu trách nhiệm quản lý hơn 15 ngàn loại sản phẩm. Danh mục các sản phẩm này có thể tìm thấy trên trang web của CPSC tại địa chỉ www.cpsc.gov

- Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) có nhiệm vụ bảo đảm thực phẩm an toàn không có độc tố, mỹ phẩm không gây hại, thuốc men, các thiết bị y tế, và các sản phẩm tiêu dùng có phát phóng xạ (như lò vi sóng), thức ăn cho các vật nuôi trong gia đình và tại các nông trường cũng như các loại dược phẩm dùng cho các súc vật này. FDA thực thi Đạo luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (Food, Drug and Cosmetic Act - FDCA) và một vài luật khác về y tế cộng đồng. Hàng năm, cơ quan này kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ và bán hàng trị giá khoảng 1 nghìn tỷ USD.

- Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên: không khí, nước và đất. Cơ quan này giám sát thực thi Luật kiểm soát chất độc (Toxic Substances Control Act) và Luật kiểm soát thuốc trừ sâu môi trường (Environmental Pesticide Control Act).

- Cục quản lý rượu, thuốc lá, và súng cầm tay (ATF) là một cơ quan thực thi pháp luật nằm trong Bộ Tài chính Hoa Kỳ có trách nhiệm giảm tội phạm bạo lực, thu ngân sách, và bảo vệ dân chúng. ATF thực thi các luật và quy định liên bang liên quan đến rượu, thuốc lá, các loại súng cầm tay, chất nổ và chất cháy.

3. Trách nhiệm của vài bộ:
- Ủy ban thương mại liên bang (FTC) giám sát thi hành nhiều luật bảo vệ người tiêu dùng và luật chống độc quyền của liên bang, điều tra các chứng cớ về sự độc quyền trên thị trường, trong đó có việc định giá cưỡng ép nhằm kiểm soát việc thủ tiêu cạnh tranh.

- Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải (DOT) và Cục an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia (NHTSA) có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn an toàn cho việc nhập khẩu các loại xe và thiết bị có động cơ cho các loại xe có động cơ vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, luật liên bang đặt trách nhiệm cho các nhà sản xuất phải bồi thường những vi phạm về tiêu chuẩn an toàn cũng như những khuyết tật liên quan đến an toàn được phát hiện sau khi nhập khẩu.

- Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ giám sát thực thi các quy định về kiểm dịch đối với việc nhập khẩu thực vật và các sản phẩm thực vật, vật nuôi, thịt và gia cầm, các sản phẩm sản xuất từ động vật. Các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu phải tuân theo các tiêu chuẩn về cấp, kích cỡ, chất lượng và độ chín cũng như các quy định về kiểm dịch v.v...

Thế đó, tất cả luật và chuẩn của họ được soạn ra là để khống chế các nhà sản xuất và bảo vệ an toàn cho NTD chứ không phải là các quy định để khống chế và ngăn cấm NTD như "ngực lép không được lái xe, ngực bơm mới được lái xe" như ở ta!