Tạm biệt bầy ong, tạm biệt rừng đước, tạm biệt cơn sốt đêm giữa rừng. Cả nhóm rời U Minh về Sài Gòn, không quên mang theo quà tặng là mỗi người vài nhát đốt của muỗi rừng. Sướng cái là vết đốt càng ngứa càng sướng =))
Nhóm quyết định ghé Bạc Liêu uống cafe, sẵn coi luôn biệt thự công tử Bạc Liêu, R8 nói xem được thì chồng tiên mua luôn =)).
Search Kiwi thì em có một ít thông tin lịch sử như vầy:
Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một
thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh
Bạc Liêu. Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành
Khách sạn Công tử Bạc Liêu.
Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm
1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế. Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô
Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là "Nhà Lớn". Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng qui tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng... quý giá. Những bảo vật đó đến nay không còn do con cháu không giữ được, do mất mát vì chiến tranh hoặc những nguyên nhân khác. Có hai món đồ quí hiện được giữ nguyên vẹn ở
chùa Chén Kiểu,
Sóc Trăng là chiếc giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu. Đây là hai món quà do Ba Huy hào phóng tặng nhà chùa.
Hiện nay, ngôi biệt thự đó trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu) với 6 phòng ngủ. Trong đó 5 phòng bình thường và căn phòng Ba Huy từng ở trước đây có giá gấp đôi. "Phòng công tử" có một giường đôi,
ti vi,
máy lạnh, một bàn viết, một tủ áo và
toilet khá rộng kế bên. Điểm độc đáo nhất của căn phòng này là chiếc máy
điện thoại có từ đời
Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Căn "phòng công tử" luôn đắt khách, nhất là người nước ngoài. Du khách muốn nghỉ đêm tại đây buộc phải đặt phòng trước cả tháng. Cách khách sạn Công Tử Bạc Liêu không xa, còn có một cụm khách sạn, nhà hàng khác cũng mang tên Công Tử. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều.
Sau
sự kiện 30 tháng 4, 1975, gia đình bị chính quyền tịch thu gia sản, Ba Huy mất đã 2 năm, gia đình còn lại của Ba Huy lâm vào cảnh khốn khó, anh em, con cháu trong gia đình bỏ đi tứ xứ. Một người con của Công tử bạc Liêu là ông Trần Trinh Đức phải trôi dạt lên Sài Gòn và sau khi cô con gái lớn của ông bị lừa tình và mắc nợ, bị bệnh tâm thần phân liệt, phải bán nhà trả nợ, gia đình ông làm đủ thứ nghề để mưu sinh như bán giày cũ, chạy xe ôm...
[11][/sup]. Năm 2009, gia đình ông được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân đã trở về Bạc Liêu sinh sống
[12][/sup].
Cuối năm 2004, nhà văn Phan Trung Nghĩa của báo Bạc Liêu đã cho xuất bản quyển
Công tử Bạc Liêu - Sự thật và giai thoại gồm nhiều câu chuyện và tư liệu sưu tầm về Trần Trinh Huy.
Do vận xui chưa hết, cả nhóm xuống đúng vào ngày biệt thự đang được trùng tu sửa chữa, không thể xem được vật dụng bên trong. Chỉ chụp từ bên ngoài.
Nghe nói dưới hầm của biệt thự có chôn 1 kho báu rất lớn là 6 cô gái đồng trinh, hiện được bảo vệ bởi 4 vệ sĩ và 2 chiến binh này
Quang cảnh xung quanh biệt thự cũng đang sửa chữa lại....
Quán cafe trong khuôn viên dinh thự
Rời Bạc Liêu, nhóm tiến về Trà Vinh để thăm chùa dơi, tìm cho được heo 5 móng...
Chùa Mã Tộc (hay
chùa Dơi,
chùa Wathsêrâytecho Mahatup) được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh
Sóc Trăng. Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và
tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng đều được nặn bằng đất sét.
Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con
dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m.
[1][/sup]
Ngày
15 tháng 8,
2007, gian chính điện của chùa (rộng khoảng 200 m²) đã phát hỏa. Ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ mái trên của chính điện, cửa gỗ, cột, kèo, hàng chục tượng
Phật và nội thất bên trong.
[2][/sup]
Ban nhạc của chùa đang chơi nhạc
Lượng dơi hiện tại thì em thấy còn rất rất ít. Lác đác vài con thôi. Không biết vài năm nữa còn dơi không
Rời chùa, nhóm tìm đến nơi nuôi heo 5 móng. Trích dẫn từ báo vietnamnet.vn có đoạn như sau:
"Theo sư phó Tú Linh (chùa Mã Tộc, tức chùa Dơi, Sóc Trăng ), người Khmer rất sợ heo năm móng, ba giò, tức là heo dị tật, có tới năm móng thay vì bốn móng như bình thường. Còn heo ba giò thực ra không phải là dị tật, chỉ là một chân có màu đen, một chân có màu trắng. Không rõ truyền thuyết này có từ khi nào, nhưng người Khmer tin rằng, những con heo đó là cốt tinh của người, nó là linh hồn của con người đầu thai. Những người đó vốn gây nhiều tội ác, nên bị đày làm kiếp heo.
Chính vì mang linh hồn của kẻ ác, nên những gia đình nuôi nó sẽ phải gặp tai họa. Người Khmer tin rằng, gia đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh, gia đình lục đục, vì bị cốt tinh của con heo quấy phá. Tuy nhiêu, nếu giết heo thì cả nhà sẽ phải đền mạng. Chính vì thế, gia đình nào nuôi phải heo năm móng, ba giò, thì chỉ có nước cung phụng nó đến già. Khi heo chết, phải mai táng cẩn thận như người, mới mong thoát kiếp nạn"
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/104972/ly-ky-chuyen-quai-heo-di--khat-thuc.html
Đến chuồng heo, cũng là nơi hỏa táng của người Khmer (miễn phí)
Cả nhóm lại tiếp tục ghé chùa đất sét, nhưng do em bị đứt tay do cầm nhầm lưỡi lam cạo râu nên ko cầm máy được nữa, chỉ có hình đến đây.... Nhóm sẽ hẹn ở các kỳ chinh chiến với rắn, cọp, diều hâu và cá sấu ở các phóng sự sau =))