Tập Lái
26/1/21
1
0
0
35
Khi Tết đến xuân về, hình ảnh nồi bánh chưng nghi ngút khói đã trở thành biểu tượng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Không chỉ đơn thuần là món ăn ngày Tết, bánh chưng còn chứa đựng những giá trị văn hóa và triết lý sống sâu sắc, nhắc nhở con cháu về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” thiêng liêng.
BẠN ĐỌC QUAN TÂM: stt bán hàng ngày tết

I. Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết thể hiện điều gì?​

Mỗi khi Tết đến xuân về, dù đi đâu người Việt cũng không thể thiếu những chiếc bánh chưng xanh trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Đa phần nhà nào cũng có cặp bánh chưng để cúng tổ tiên. Có thể nói, bánh chưng trong mắt người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
AD_4nXfVwEsdJqUkfIRMTTSZVUPjYbcx3uFiRLlJRRi93pBi2vqolqSuJ5QcTZiwBhSGzfZxtM0mCT_qyrvEpM9XaO3GFG_rbnMSS85hRP7q0fnSCkbnMlGb61OSLATKZQdXNA1e9FflOw

Trong mắt người Việt, bánh chưng không còn đơn thuần là một món ăn. Mà bánh còn trở thành một nét đẹp của người Việt. Song cùng với truyền thuyết lâu đời của dân tộc, hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về vũ trụ và nhân sinh.

II. Ý nghĩa bánh chưng ăn Tết​

Hình ảnh những chiếc bánh chưng được gói khéo léo

Bánh chưng dành cho mẹ, bánh dày dành cho cha. Bánh chưng, bánh dày là những thức ăn trang trọng, cao quý nhất để thờ cúng tổ tiên. Được dùng để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn sinh thành lớn lao của cha mẹ. Bánh chưng có hình vuông, màu xanh tượng trưng cho đất, âm. Bánh dày hình tròn màu trắng tượng trưng cho trời và dương, thể hiện triết lý âm dương, triết lý dịch học. Đặc biệt là triết lý vuông tròn của người Việt Nam.
Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết thật đẹp biết bao!

III. Tìm hiểu về truyền thuyết phong tục gói bánh chưng bánh tét ngày Tết​

Là món ăn truyền thống của Việt Nam, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm trong những ngày trọng đại. Nhất là vào những dịp lễ Tết. Bánh chưng do người Việt sáng tạo ra và gắn liền với sự tích bánh chưng, bánh dày. Theo truyền thuyết, bánh có từ thời Hùng Vương thứ sáu đánh thắng giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, đầu xuân triệu tập con cháu nói: “Ai tìm được món ăn ngon để cúng tổ tiên có ý nghĩa, ta sẽ truyền ngôi cho người ấy”.
AD_4nXflzSTZBGmhtXenoMdqrv6Ar_Y4xh8WFGF4mnNJG0S_59r1KRXcYbJUJl79Av78hDzbynbwuFkC0ajieVTPZ7kOuHz_24tEmUYV4QJw1FffNjn37E94yTR7OgEc1yRw9G3nuuryPw

Truyền thuyết kể rằng​

Sự tích bánh chưng bánh dày được các thế hệ người Việt Nam lưu giữ và kể lại cho muôn đời sau nghe. Đó là câu chuyện kể về hoàng tử Lang Liêu đã dùng gạo nếp, đỗ xanh, lá dong để gói nên bánh chưng, giã xôi nếp, nặn thành bánh dày để làm lễ vật dâng Vua cha (Vua Hùng Vương thứ 6).
Lang Liêu với tấm lòng hiếu thảo đã dâng bánh chưng bánh dày cho Vua cha
Lễ vật đó được Lang Liêu dùng những nguyên liệu vốn dĩ bình dị, gắn với nghề trồng lúa nước, do bàn tay con người làm nên và được Vua Hùng ưng ý, cho rằng, lễ vật không chỉ là giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa triết lý sâu xa. Từ đó, Vua Hùng đã truyền dạy muôn dân làm hai món bánh đó để dâng cúng tổ tiên, ăn vào dịp lễ tết.
AD_4nXcXwzIzlVLZGcFkZHmKcIvSxvckrA7_ye07_fEHJ07VZD8_cLfkc3YZgeWECkfGgCx2zp5FxSBb6h0AKCqHnzULRWN35DwEfNTvfeByBSO9L-C6j06OEgml1c5BpOLnZDfXf53D
Từ trong truyền thuyết, hình ảnh bánh chưng, bánh dày mang ý nghĩa triết lý gắn liền với quan niệm nhân sinh và đời sống lao động của người dân đất Việt. Hai thứ bánh ấy tượng trưng cho trời tròn, đất vuông, gợi sự hài hoà, vẹn toàn trong vũ trụ. Đồng thời, nguyên liệu của bánh nói lên rằng, những loại ngũ cốc như gạo, đỗ xanh do con người làm ra sẽ nuôi sống, gắn bó với cuộc sống thường ngày. Cách thức gói bánh và sự kết hợp các nguyên liệu gợi lên sự gắn kết chặt chẽ và sự hài hòa trong cuộc sống của con người để làm nên những điều tốt đẹp. Khởi phát từ thời đại Hùng Vương, bánh chưng bánh dày còn là minh chứng cho tư tưởng trọng nông, quý trọng hạt gạo, nguồn nuôi sống con người của ông cha ta trong quá khứ. Đó là bài học vừa giản dị vừa sâu xa được mỗi người dân Việt Nam thấm nhuần, truyền lại qua bao thế hệ.
Sự tích bánh chưng bánh dày không dừng lại ở câu chuyện xưa, ở món ăn đơn thuần mà trở thành văn hoá, thành nét đẹp truyền thống, lan toả và trường tồn cùng với thời gian. Gói bánh chưng, bánh dày trở thành phong tục của dân tộc Việt Nam mỗi khi tết đến xuân về. Dù ở vị trí địa lý nào trên dải đất hình chữ S, dù là dân tộc nào, tết Nguyên đán, nhà nhà đều gói bánh chưng để ăn tết. Có thời điểm, dù cuộc sống có khó khăn, thiếu thốn mọi bề nhưng trong mâm cơm tất niên cúng tổ tiên, không thể thiếu chiếc bánh chưng xanh. Ở các dân tộc nơi vùng cao, ngoài bánh chưng, người dân còn giã bánh dày để cúng tổ tiên, trời đất và thưởng thức trong dịp tết.
Tiết Lang Liêu - Người vua trong truyền thuyết nước Văn Lang

Truyền thống được lưu truyền vào đời sống hiện nay thế nào?​

Kể từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên đán hay cưới hỏi, các dịp thờ cúng… Dân gian truyền nhau cách làm bánh chưng bánh dày nên đã trở thành tục thờ cúng tổ tiên, cúng tế trời đất. Vì vậy, bánh chưng từ lâu đã xuất hiện trên các bàn thờ tế lễ để tạ ơn trời đất đã phù hộ cho: mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mang lại cho người dân cuộc sống ấm no.
Ngoài ra, chiếc bánh chưng xanh còn gợi cho ta ước mơ được sống an cư lạc nghiệp của con người: nhị vàng, thịt mỡ chín vàng… Đó là sự phì nhiêu của lúa chín ở quê. Ý nghĩa là sự thanh bình, hạnh phúc của cuộc sống chăn nuôi từ những người nông thôn.
Cùng với truyền thuyết xa xưa đó, hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết còn gói ghém nền văn minh nông nghiệp lúa nước, sản phẩm của nghề trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là bánh lá dong lấy từ tự nhiên, bên trong được chế biến bằng các nguyên liệu cội nguồn dân tộc: gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt lợn…
Bánh chưng còn thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Cho nên phong tục tặng bánh chưng làm quà cho cha mẹ cũng bắt nguồn từ đây. Cùng với bánh chưng, bánh dày, trong ngày Tết người ta bày mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc.

IV. Ngắm nhìn những hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết​

Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết - Nét đẹp được truyền từ bao đời nay
Phong tục gói bánh chưng bánh tét ngày Tết vẫn được lưu truyền đến nay

TÌM HIỂU THÊM: phần mềm reg page facebook

Lời kết​

Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết không chỉ gợi nhắc về hương vị truyền thống mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc và giá trị gia đình. Qua từng chiếc bánh chưng vuông vắn, người Việt gửi gắm lòng biết ơn tổ tiên và ước mong về một năm mới bình an, no ấm. Đây chính là nét đẹp văn hóa sẽ mãi trường tồn cùng thời gian.