Hạng D
16/11/09
2.015
681
113
Bài báo cũng không có gì đặc biệt, nhưng bộ ảnh thì ấn tượng lắm, nhất là với những người chưa được trực tiếp chứng kiến như em. Mời các bác xem.

Link: http://dantri.com.vn/van-hoa/nhung-buc-anh-chua-tung-cong-bo-ve-chien-tranh-viet-nam-746282.htm

Những bức ảnh chưa từng công bố về chiến tranh Việt Nam</h1>
(Dân trí) - Những bức ảnh dưới đây được chụp từ hơn 40 năm trước bởi một người lính Mỹ tham chiến. Mỗi bức ảnh đều chứa đựng "bí mật" chưa từng công bố cho tới tận hôm nay.</h2>
Những bức hình được chụp vào tháng 4/1970, khi cuộc chiến chống Mỹ đã gần đi đến hồi kết. Cựu chiến binh James Speed Hensinger khi đó là một lính nhảy dù 22 tuổi thuộc lữ đoàn không vận 173, đóng quân ở căn cứ Phú Tài gần thành phố Đà Nẵng.

Khi đó, dù đang tham chiến nhưng Hensinger luôn dành thời gian, thậm chí tâm huyết để chụp những bức ảnh về phong cảnh làng quê Việt Nam. Trong mỗi bức ảnh của người lính tham chiến đều chất chứa cảm xúc về một làng quê thanh bình, yên ả. Cho đến mãi về sau, Hensinger vẫn chia sẻ những cảm xúc ngập tràn về phong cảnh làng quê Việt Nam.

Mang theo một chiếc máy cơ Nikon FTN sang Việt Nam, Hensinger luôn tranh thủ những giờ nghỉ giải lao mang máy ảnh ra xung quanh căn cứ quân sự Phú Tài để chụp cảnh cánh đồng, đàn trâu, người nông dân Việt Nam… Sau đó, Hensinger lại kỳ công rửa những bức ảnh này ra nhưng luôn giữ chúng làm bí mật riêng trong suốt thời kỳ tham chiến tại Việt Nam và cả những năm về sau.
Sau này, trở về Mỹ, Hensinger mang những bức hình này theo về và lưu giữ cẩn thận suốt hơn 40 năm. Mãi cho tới hôm nay, Hensinger giờ đã ở tuổi 66 mới quyết định chia sẻ những bức hình đẹp nhất còn lưu giữ được ở tình trạng tốt để chia sẻ với báo giới.
35-259f5.jpg

Hensinger rất ấn tượng với vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam. Ông chia sẻ rằng trong thời kỳ tham chiến tại Việt Nam, niềm vui duy nhất của ông là được mang máy ảnh đi ra ngoài căn cứ để chụp và hồi hộp chờ đợi thành quả sau khi rửa ảnh.
36-259f5.jpg


37-259f5.jpg

Hensinger chưa từng công bố những bức ảnh này trong suốt hơn 40 năm qua cho tới tận hôm nay.
38-259f5.jpg

Hensinger năm 22 tuổi, ảnh chụp hồi tháng 4/1970.
41-259f5.jpg

Hensinger giờ đã 66 tuổi, hiện đang sống ở ngoại ô thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ.
Bên cạnh những bức hình yên bình ghi lại vẻ đẹp của làng quê Việt Nam thập niên 1970, Hensinger cũng chụp lại những bức ảnh khốc liệt, khắc họa đúng tính chất của cuộc chiến. Đáng kể nhất là những bức hình ghi lại cảnh hỏa lực kinh hoàng của quân Mỹ điên cuồng bắn phá khắp vùng núi quanh căn cứ quân sự Phú Tài nhằm tìm diệt một người lính bắn tỉa cừ khôi của Việt Nam. Người lính du kích Việt Nam ấy đã chiến đấu quật cường. Đêm đêm, một mình anh xách súng ẩn náu sau những tảng đá trên khu đồi quanh căn cứ quân sự Phú Tài, reo rắc nỗi kinh hoàng vào lòng quân Mỹ.
Vào một đêm tháng 4/1970, ban chỉ huy của quân Mỹ ở căn cứ Phú Tài quyết định dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt người lính du kích dũng cảm. Người Mỹ những tưởng, hỏa lực của họ sẽ tiêu diệt được người lính Việt Nam ngoan cường, nhưng sau một đêm quần thảo, đốt cháy cả khu đồi, người Mỹ vẫn không thể nào tìm ra xác người lính du kích.
Có những vệt máu tươi trên mặt đất nhưng tung tích của người lính Việt Nam ấy mãi là một bí ẩn. Sau này, chính Hensinger cũng rất bất ngờ khi biết tin rằng, tất cả hỏa lực mà quân Mỹ triển khai đêm đó chỉ nhằm tiêu diệt một người lính du kích Việt Nam duy nhất.
Để tiêu diệt người lính du kích có khả năng bắn tỉa tuyệt đối chính xác dù ngắm bắn trong màn đêm, quân Mỹ đã đốt cháy những ngọn đồi xung quanh căn cứ quân sự Phú Tài.
28-259f5.jpg

Cuộc tấn công bằng hỏa lực của quân Mỹ bắt đầu với những loạt pháo phòng không tự hành M42 bắn ra từ các khẩu đại bác Bofors cỡ nòng 40mm càn quét khắp xung quanh các dãy đồi.
29-259f5.jpg

Quân Mỹ sau đó còn dùng tới hai khẩu súng máy M60 đặt trên các tháp canh của doanh trại để nã đạn vào các điểm nghi là nơi ẩn náu của người lính du kích chiến đấu ngoan cường.
30-259f5.jpg

Anh lính Việt Nam khi đó thường xuyên xuất hiện gần căn cứ Phú Tài trong đêm. Anh ẩn náu trên những dãy đồi và nã đạn xuống doanh trại, khiến quân Mỹ hoảng loạn suốt nhiều đêm.
Cựu binh Hensinger nhớ lại: “Người lính bắn tỉa này trong suốt nhiều đêm liền đều xuất hiện và nã đạn xuống căn cứ Phú Tài. Anh ẩn náu trong những dãy đồi xung quanh căn cứ và chiến đấu với một khẩu AK47. Anh thường chọn được những vị trí cao với góc bắn rộng. Những loạt đạn anh nã xuống chạy dọc và xuyên qua các tấm lợp kim loại đặt trên mái doanh trại. Thần Chết lơ lửng trên đầu chúng tôi, theo đúng cả nghĩa đen. Sau đó, ban quản lý căn cứ quân sự quyết định dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt anh lính du kích này”.
Vào đêm quân Mỹ quyết định sử dụng hỏa lực mạnh, cựu binh Hensinger đã chuẩn bị sẵn chiếc Nikon FTN. Hensinger đặt máy ở chế độ quay chậm để ghi lại “trận bão lửa” kinh hoàng. Mỗi bức ảnh được thấy ở đây đều được chụp trong khoảng thời gian từ 15-60 giây, ghi lại thật chậm các đường đạn pháo cháy sáng trên bầu trời.
31-259f5.jpg

Trong ảnh, các khẩu pháo Bofors cỡ nòng 40mm (tia sáng đỏ) và súng máy M60 (tia sáng trắng) nã lửa đốt cháy các quả đồi. Trong đêm kinh hoàng, vì không xác định được nơi ẩn nấp của anh lính du kích, quân Mỹ đã điên cuồng thiêu rụi toàn bộ khu đồi.
32-259f5.jpg

Quầng lửa trên bầu trời căn cứ Phú Tài đêm đó chỉ nhằm tiêu diệt một anh lính Việt Nam duy nhất và vũ khí chiến đấu của anh cũng rất đơn sơ, chỉ là một khẩu AK47.
33-259f5.jpg

Cuối cùng, mục tiêu của quân Mỹ đã không thể đạt được bởi sáng hôm sau, lính Mỹ không thể nào tìm thấy thi thể của anh lính Việt Nam. Dù họ lần theo những vệt máu để lại nhưng danh tính của người lính bắn tỉa chiến đấu ngoan cường mãi là một dấu hỏi. Anh xuất hiện bất ngờ và biến mất không dấu vết, quyết không để mình rơi vào tay địch.
34-259f5.jpg

Những dãy đồi trở thành biển lửa khi hỏa lực mạnh được triển khai.
Pi Uy
Theo Dailymail

 
  • Like
Reactions: ttngoc
Hạng F
22/10/09
8.170
31.985
113
thật mắc cười, cả căn cứ to thế mà lại điên đầu, lúng túng khi phải đối phó với 1 tay súng AK
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.985
113
em nghĩ chắc fake quá, ko ai đời chỉ giết 1 tay AK mà chơi cả đống hỏa lực đến thế
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
Vài bữa nữa sẽ có chú già nào đó khai nhận chiến công để lấy chứng nhận anh hùng LLVTND thời chống Mỹ

 
Hạng C
27/3/08
994
25.137
93
chốn hoang liêu tiêu sơ
không bắt được tay súng sao biết tay đó xài AK mà sao biết đuọc chỉ có 1 tay súng,
cảnh bắn tan hoang thế kia mà sáng ra tìm được dấu máu cũng hay, mà nếu có dấu máu thiệt thì sao biết đó là máu người mà không phải con thú nào đó




 
Hạng B2
9/5/10
335
707
93
Chuyện này thì sao ta !?

Chuyện o du kích nhỏ Phạm Thị Kim Lai gương cao súng bắt giải một tù binh phi công Mỹ to lớn tại Hà Tỉnh là một chuyện có thật. Và tấm hình người nữ du kích và người phi công Mỹ này là một trong những tấm hình nỗi tiếng nhất của chiến tranh Việt Nam.

Theo nguồn wikipeda,
O du kích nhỏ (tên đầu tiên là Uy thế không lực Hoa Kỳ) hay Giải giặc lái Mỹ là một tác phẩm nhiếp ảnh Việt Nam của nghệ sĩ Phan Thoan (sinh năm 1924) thực hiện vào ngày 21 tháng 9 năm 1965.

Ra đời trong bối cảnh Không quân Hoa Kỳ oanh tạc dữ dội miền Bắc Việt Nam, tác phẩm mô tả hình ảnh một nữ dân quân có vóc dáng nhỏ bé đang cầm súng áp giải một viên phi công Mỹ to lớn hơn rất nhiều.

Bức ảnh sau khi ra đời đã gây được tiếng vang rất lớn trong dư luận Việt Nam và được coi là nguồn động viên cho cuộc chiến đấu của quân đội và nhân dân miền Bắc Việt Nam chống lại chiến tranh phá hoại của Không quân Hoa Kỳ.

O du kích nhỏ là một trong những tác phẩm kiệt tác của "Trăm năm kiệt tác nhiếp ảnh Việt Nam".

Nhưng có một sự kiện thú vị trong câu chuyện này mà ít khi được nhắc tới.
Đó là trong vụ giải người phi công Mỹ William Robinson này, ngoài nữ dân quân Phạm Thị Kim Lai còn có thêm một nữ dân quân khác đi phiá bên trái của người tù binh phi công.
Dĩ nhiên, chi tiết này nó không ảnh hưởng gì tới chuyện một người nữ dân quân nhỏ bé trong hình giải một tù binh đế quốc Mỹ to lớn, nhưng liệu nó có gây chấn động dư luận thế giới với hai người dân quân cầm súng đi hai bên, thay vì chỉ một người?

untitled.png



942866_566664873379022_1516562355_n.jpg



Năm 1966 bức ảnh O du kích nhỏ ( lúc đầu tác giả đặt tên cho bức ảnh là Uy thế không lực Hoa Kỳ ), được trưng bày trong Triển lãm ảnh toàn quốc và lập tức gây được tiếng vang lớn. Khi xem bức ảnh này, Nhà thơ Tố Hữu đã nẩy ra những câu thơ hay, có thể coi là mẫu mực của loại thơ "xem ảnh đề thơ" hoặc là "vịnh ảnh" và bình bức ảnh bằng bốn câu thơ:“O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/ Ra thế to gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu”.

Trong cuộc chiến tranh phòng không chống lại Không quân Mỹ, bức ảnh O du kích nhỏ cùng bốn câu thơ bình kèm của Tố Hữu đã lập tức được nhiều người yêu thích. O du kích nhỏ còn gây được tiếng vang ở cả tầm quốc tế.

Theo QĐND Online - Cô gái tuổi 17 tươi trẻ năm nào giờ đã là một phụ nữ tuổi lục tuần, lên chức bà, tóc lốm đốm bạc, nhỏ nhắn, hiền hậu. Trong căn nhà nhỏ tại ngõ 5 đường Xuân Diệu, tổ 16, phường Bắc Hà, thị xã Hà Tĩnh, chị vui khi nhắc lại nguồn gốc bức ảnh “O du kích nhỏ” năm nào:

Đó là buổi chiều 20-9-1965. Để cứu đồng bọn trên những máy bay ném bom đã bị ta bắn rơi, ba chiếc trực thăng của Mỹ được phái đến quần lượn trên bầu trời Hương Sơn (Hà Tĩnh). Một trong ba chiếc ấy tiếp tục bị dính đạn, gãy cánh quạt, bọn giặc lái nhảy dù trốn vào rừng, mất dạng. Các lực lượng xã Hương Phong được huy động đi vây bắt.

Tôi lúc này mới vào dân quân được hai tháng, chưa rành mấy về súng đạn, chỉ biết mỗi động tác khoá an toàn và bóp cò, cũng hăng hái vác súng chạy. Thật bất ngờ, tôi lại là người đầu tiên phát hiện tên giặc lái Ariam Rôbinxơn đang ẩn nấp trong rừng. Biết địch có vũ khí nhưng tôi dạn lắm, không biết sợ là gì, cùng anh chị em trong trung đội xông vào trói hắn lại.

Nhìn tôi quá bé nhỏ bên tên giặc lại cao lớn dềnh dàng, mọi người trêu: “Để o Lai giải tên Mỹ đi, xem có to bằng bắp đùi của nó không?”. Quả thật, lúc đó tôi chỉ có 37kg, cao 1,48m còn tên Mỹ nặng 125kg và cao đến 2,2m.”

Sự tương phản khá độc đáo này đã được phóng viên Phan Thoan của báo Hà Tĩnh bấm máy trong khoảch khắc. Thế là bức ảnh nổi tiếng “O du kích nhỏ” đã ra đời và có tiếng vang cả thế giới.
Nhưng o Lai, nhân vật chính trong tấm ảnh không hề hay biết gì về sự kiện này. Chị làm dân quân, sau giữ chức xã đội phó, lăn lộn công tác ở địa phương với một sự dẻo dai hiếm có. Chiến trường kêu gọi, chị học lớp y tá cấp tốc rồi xung phong xin vào mặt trận B5, miền Tây Quảng Trị.

Năm 1967, Lai bất ngờ phát hiện mình trên hình chiếc tem thư. Các anh trong đơn vị ở B5 cũng không tin: “Mày mà có trong ảnh thì ở chi đây?”. Chị cũng không hề biết rằng trong thời điểm đó có rất nhiều phóng viên báo chí trong và ngoài nước “săn lùng” mình. Một số nhà báo phương Tây do không tìm được người thật việc thật nên cho rằng bức ảnh này do dựng lên mà có.

Khi đọc đến dòng cuối cùng ở trên, chúng ta đều biết tấm ảnh O du kích nhỏ là ảnh thật 100% nhưng ít người biết rằng đấy chỉ là một phần của bức ảnh thật. Tôi nhớ đã đọc đâu đó trên báo, rất lâu rồi, về sự ra đời của bức ảnh này. Nội dung như sau. Khi bức ảnh “ O du kích nhỏ” gửi lên để đăng báo (hay triển lãm?), bức ảnh có hình ảnh là hai o du kích đang cầm súng giải tù binh Mỹ.

Thế nhưng chính Tổng biên tập (TBT) đã quyết định (dùng kéo) cắt đi một o du kích đi bên trái viên phi công Mỹ. Bởi theo ông, chỉ để một o du kích (o Lai) thì bức ảnh sẽ càng có sự tương phản rõ nét và bức ảnh này sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Và ông TBT đã đúng - bức ảnh O du kích nhỏ (cùng bốn câu thơ bình kèm của Tố Hữu sau này) đã lập tức được nhiều người yêu thích, tới năm 1967 thì tác phẩm này được đưa lên tem thư của Bưu điện Việt Nam. O du kích nhỏ còn gây được tiếng vang ở cả tầm quốc tế.

Tuy nhiên chi tiết “cắt ảnh” này tôi không tìm thấy trên mạng, không thấy ai nhắc đến nữa. Mà tìm trong báo giấy, tạp chí cũ là điều tôi không thể. Tôi đã thử hỏi tác giả bức ảnh theo số điện thoại 04 3834 9738 nhưng người nhà bảo ông đang rất mệt nên tôi chưa xác minh được.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Phan Thoan được Huy chương vàng Triển lãm ảnh quốc tế tại Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ IX tổ chức tại Xôphia ( Bun ga ri) năm 1968; theo tôi là cho tác phẩm tiêu biểu - bức ảnh O du kích nhỏ. Năm 2006 tác giả Phan Thoan còn được tặng Giải thưởng Nhà nước cho "Uy thế không lực Hoa Kỳ (O du kích nhỏ 1968)".

Nhưng thật không công bằng nếu chúng ta quên đi công “biên tập” của ông TBT báo đã đưa bức ảnh O du kích nhỏ ra công chúng, cũng như chúng ta quên đi người đã cùng o Lai giải viên phi công Mỹ về.

Theo tôi nếu không có công biên tập của ông TBT thì bức ảnh O du kích nhỏ dã không nổi tiếng như thế. Họ là ai, xin ông Phan Thoan, bà Nguyễn Thị Kim Lai và những cán bộ văn hóa nghệ thuật Ty Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh cho biết. Bởi họ cũng là một phần của nhân chứng lịch sử.
 
  • Like
Reactions: ttngoc