Hạng D
2/12/03
1.982
4.690
113
Vietnam
Cầu qua sông Tiền và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ gấp rút hoàn thành, để thông xe ngày 24/12, giúp thời gian TP HCM về thủ phủ miền Tây từ 4 còn hơn 2 giờ.

Mỹ Thuận 2.jpg

Mỹ Thuận 2 là cầu dây văng thứ tư bắc qua sông Tiền, sau cầu Mỹ Thuận năm 2000, Rạch Miễu 2009 và Cao Lãnh 2018.

Hiện trên công trường cầu Mỹ Thuận 2, cách cầu hiện hữu 350 m về phía thượng lưu, đã hoàn tất thảm nhựa mặt cầu. Nhà thầu đang thực hiện các công đoạn còn lại như thử tải, lắp dải phân cách, hệ thống biển báo...

"Công trình đến nay hoàn thành 99,5%, đảm bảo kịp khánh thành trong những ngày tới", ông Trịnh Trường Hải, Giám đốc điều hành Dự án cầu Mỹ Thuận 2 thuộc Ban Quản lý dự án 7, Bộ Giao thông Vận tải, cho biết.

2.jpeg

Cầu Mỹ Thuận 2 có vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, tổng chiều dài hơn 6,6 km, trụ cao 125,5 m, khởi công tháng 2/2020. Trong đó, cầu chính dài hơn 1,9 km, 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h.

Đây là dự án cầu dây văng lớn, phức tạp với nhịp chính dài 650 m; hai trụ tháp cao 125,5 m; 128 bó cáp văng và 32 đốt đúc.

hình 3.jpeg

Kỹ sư và công nhân kiểm tra hệ thống giảm chấn trên các bó cáp của cầu.

hình 4.jpeg

Ngày 18/12, khoảng 30 xe tải, mỗi chiếc nặng 25 tấn, được huy động lên cầu để thử tải.

hình 5.jpeg

Khác với cầu Mỹ Thuận hiện hữu do kỹ sư Australia và Việt Nam xây dựng, công trình cầu sắp hoàn thành do người Việt thiết kế, thi công.
Chỉ huy nhóm thợ thực hiện các hạng mục còn lại để kịp về đích, kỹ sư Hoàng Đình Đệ, Phó giám đốc Ban điều hành liên danh nhà thầu Trung Nam – Trung Chính, cảm thấy tự hào vì góp công sức cho dự án do người Việt làm chủ công nghệ.

hình 6.jpeg

Điểm cuối cầu Mỹ Thuận 2, phía bờ Vĩnh Long kết nối cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

hình 7.jpeg

Vị trí nút giao kết nối đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 (điểm đầu) với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, phía bờ Tiền Giang đã hoàn tất.

Ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Quản lý đường bộ IV (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết từ khi cầu Mỹ Thuận đưa vào sử dụng năm 2000, lưu lượng ôtô qua lại mỗi ngày tăng 10 lần (từ khoảng 3.000 lên 31.000 lượt xe).

"Công trình đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội miền Tây, đặc biệt giúp vận chuyển hàng hoá thuận lợi, giảm thời gian và chi phí, nhưng nay cầu trở nên quá tải", ông Thành nói và nhận định cầu Mỹ Thuận 2 khi đưa vào sử dụng giúp giảm tải giao thông cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu và quốc lộ 1A.

hình 8.jpeg

Nối liền với cầu, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được gấp rút hoàn thành.
Tuyến đường dài 23 km, giai đoạn một có 4 làn xe, mặt đường rộng 17 m, vận tốc 80 km/h. Dự án đi qua tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp do Ban quản lý Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công đầu năm 2021, vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, điểm đầu nối với cầu Mỹ Thuận 2, điểm cuối tại cầu Chà Và, Vĩnh Long.

hình 9.jpeg

Công nhân kẻ vạch sơn làn đường đoạn đầu cao tốc. Theo Bộ Giao thông Vận tải, đến ngày 13/12, công trình xong trên 80% và đang gấp rút thi công xuyên suốt để kịp khánh thành đúng kế hoạch.

hình 10.jpeg

Các đoạn hoàn tất thảm nhựa, nhà thầu lắp dựng biển báo, hành lang an toàn, dải phân cách...

hình 11.jpeg

Đơn vị thi công đang thảm nhựa một số đoạn qua huyện Bình Tân (Vĩnh Long).

hình 12.jpeg

Điểm cuối tuyến cao tốc tại thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) đang được gấp rút hoàn thành.
Theo chủ đầu tư Ban quản lý Mỹ Thuận, dự án là khớp nối quan trọng cuối cùng của tuyến cao tốc hơn 120 km từ TP HCM đi Cần Thơ. Công trình khi khai thác sẽ giảm áp lực lớn cho quốc lộ 1, rút ngắn hơn 50 km từ TP HCM đến thủ phủ miền Tây, thời gian chỉ còn hơn 2 giờ, thay vì gần 4 giờ như hiện nay.

hình 13.jpeg

Vị trí cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Đồ hoạ: Đăng Hiếu
Theo VNExpress
>>>> Xem thêm:
Háo hức quá :D