I.Giới thiệu về Hoa Hòe khô tại TP.HCM :
- Hoa Hòe là một thảo dược quý mà thiên nhiên đã tặng cho Việt Nam, Hoa Hòe có rất nhiều công dụng tốt và đặc biệt trong dạo gần đây có rất nhiều thương lái từ Trung Quốc, Hunggari, hay Châu Âu đến nước ta để tìm kiếm và thu mua sau đó xuất khẩu khỏi nước ta.
- Hoa hòe còn có tên khác là : Hòa thực, hòe mễ thán, hòe hoa, cây hòe, hòe nhụy, hòe giao. Tên khoa học: Styphnolobium japonicum. Họ Đậu ( Fabaceae )
Mô tả dược liệu
- Nụ hoa hòe hình trứng, ngắn, một đầu nụ hơi nhọn, chiều dài từ 3 đến 6 mm, màu vàng xám.
- Đài hoa màu xanh, hình chuông, có chiều dài chỉ chiếm khoảng 1/2 so với chiều dài của toàn bộ nụ hoa, phía trên đài chia làm 5 răng lông ôm chắc nụ hoa
- Hoa hòe khi chưa nở màu vàng, có chiều dài tối đa khoảng 10mm.
Địa điểm phân bố
- Cây hoa hòe ưa ẩm, sáng và phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
- Ở Việt Nam, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như Nghệ An, Ninh Bình, Hà Bắc, Hải Phòng và một số tỉnh Tây Nguyên.
- Thế giới: Một số quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Phi, Bắc Mỹ… cũng trồng cây hòe để làm thuốc.
Thu hoạch dược liệu
- Bộ phận dùng làm dược liệu là nụ hoa hòe. Cây hòe thường cho ra hoa vào tháng 5 đến tháng 8.
- Những chùm hoa có nụ to sắp nở sẽ được hái vào lúc sáng sớm khi trời khô ráo, tuốt lấy hoa đem sấy hoặc phơi ngoài nắng cho thật khô.
Thành phần hóa học
- Các nụ hoa hòe khô có thể chứa tới 20% rutin, betulin, sophoradiol, với một số quercetin.
II. Tác Dụng của Hoa Hòe khô :
Hoa Hòe có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, công dụng chuẩn nhất theo YHCT và theo các nghiên cứu khoa học lâm sàn đã chứng minh:
- Làm mát gan, giải độc, thanh nhiệt
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
- Điều trị bệnh trĩ
- Điều trị nóng trong người, chảy máy cam, mụn nhọt trên da
- Giúp ngủ ngon, an thần, ngủ sâu giấc
- Điều trị rong kinh
- Chữa tiểu tiện ra máu
III. Cách sử dụng Hoa Hòe khô
- Hỗ trợ điều trị cao huyết : Chuẩn bị hoa hòe ( sao vàng ) và hạt muỗng số lượng bằng nhau. Nghiền thuốc thành bột uống mỗi lần 5g, 2 – 3 lần/ngày
- Chữa nhức đầu, chóng váng, tê nhẹ ở ngón tay : Kết hợp nụ hòe, hạt muồng và tâm sen với lượng bằng nhau. Cả 3 đem sao khô, tán thành bột. Mỗi lần uống 5g x 2 – 4 lần/ngày
- Chữa trị sốt xuất huyết khi bệnh đã thuyên giảm, chảy máu mũi ở trẻ em : Dùng hoa hòe và hạt muồng sao vàng, tán bột uống mỗi ngày 10 – 20g. Hoặc thay thế bằng 10g quả hòe, sắc nước uống.
- Điều trị bệnh trĩ : Lấy quả hoa hòe và khổ sâm với số lượng như nhau. Tán thuốc thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít bột trộn chung với nước và bôi ngoài hậu môn giúp giảm sưng đau trĩ
- Chữa bệnh vẩy nến: Hoa hòe khô đem sao vàng, nghiền thành bột. Trộn chung với một lượng mật ong vừa đủ sao cho hỗn hợp không dính tay, vo thành viên hoàn. Mỗi lần uống 3g x 2 lần/ngày. Uống với nước đun sôi để nguội sau mỗi bữa ăn
- Điều trị mất ngủ : Trộn hoa hòe chung với 40g hạt muỗng. Tán bột và uống mỗi lần 5g x 2 lần/ngày.
- Chữa nổi mụn nhọt trên da vào mùa hè: Chuẩn bị 30 – 60g hoa hòa khô sắc cùng 1,5 lít nước. Dùng nước này rửa vết thương kết hợp đắp bã vào khu vực tổn thương. Thực hiện 2 -3 lần/ngày
Nguồn bài viết:
https://duoclieutanphat.com/duoc-lieu-tai-tphcm/dia-chi-mua-ban-hoa-hoe-tai-hcm-o-dau/