Đảng viên
18/5/10
2.293
82.452
113
Vua Gia Long đã cắm lá cờ chủ quyền trên hải đảo biển Đông

[blockquote]Sau khi lên ngôi, Gia Long - vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn tiếp tục kế thừa chính sách khai thác tài nguyên biển và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sử sách nhà Nguyễn chỉ chép vào năm Bính Tý (1816) vua Gia Long sai người ra hải đảo biển Đông. Nhưng theo nhiều tài liệu của người phương Tây, vua Gia Long không chỉ quản lý mà còn trực tiếp ra cắm cờ tại Bãi Cát Vàng. Một cố vấn người Pháp của vua là J.B.Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng) trong cuốn hồi ký “Ghi chép về xứ Cochinchie” đã viết: “Quần đảo Paracel gồm nhiều đảo nhỏ, ghềnh và mỏm đá không có dân cư. Vào năm 1816, vị Hoàng đế bấy giờ đã tiếp nhận chủ quyền trên quần đảo này”.

Giám mục Jean Louis Taberd thì cho biết rõ hơn, trong sách “Bức tranh Thế giới -Lịch sử và mô tả các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của họ” xuất bản tại Paris năm 1833, có đoạn viết: “Quần đảo Paracel mà người Việt gọi là Cát Vàng gồm rất nhiều hoang đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên… Những hoang đảo này đã được chiếm cứ bởi người Việt xưa Đàng Trong. Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không; nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài; vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.

Trong bài viết đăng trên một tờ báo tiếng Anh phát hành ở Bengal (Ấn Độ) năm 1849, Giám mục Jean Louis Taberd một lần nữa nhắc lại sự kiện liên quan đến vua Gia Long: “Năm 1816, Ngài đã tới long trọng cắm cờ quốc gia của ông và chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo này mà hình như không một ai tranh giành với ông”.
[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.452
113
Minh Mạng - vị vua đầu tiên cho khảo sát chi tiết các đảo tại Bãi Cát Vàng

[blockquote]Để biết rõ hơn về các đảo thuộc Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa và Trường Sa), theo sách Đại Nam thực lục chính biên, năm Giáp Ngọ (1834) vua Minh Mạng đã sai Đội trưởng đội Hoàng Sa là Trương Phúc Sĩ dẫn 20 thủy thủ đi đo đạc kích thước, vẽ bản đồ, đo độ nông sâu, địa thế các đảo. Kể từ đó vua đã nhiều lần cho tiến hành công việc này. Những người không hoàn thành nhiệm vụ đều bị xử phạt nghiêm khắc. Như trường hợp của Giám thành Trương Viết Soái, năm Bính Thân (1836) khi về không có bản đồ đệ trình đã bị xử “trảm giam hậu” (chém nhưng tạm giam trước)…
Bên cạnh việc khai thác, tuần phòng trên biển, vua Minh Mạng còn cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự (chùa, miếu), trồng cây, dựng cột, bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm 1833, 1835, 1836… Việc cho quân đồn trú, tiến hành thu thuế và bảo vệ ngư dân cũng đã được thực hiện. Một người Anh tên là Gutzlaff trong bài viết đăng trên tập san “Á Châu hội” xuất bản ở Luân Đôn (London) năm 1849 cho biết: “Những đảo ấy đáng lẽ không có giá trị nếu nghề cá ở đó không phồn thịnh và không bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu…Tuy rằng hàng năm hơn mười phần thuyền bị đắm nhưng đánh cá được rất nhiều, đến nỗi không những bù hết mọi thiệt thòi mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đều phải trả, và để bảo trợ những người đánh cá bản quốc”.
[/blockquote]
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.452
113
Vua Khải Định tái khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa

[blockquote]Mặc dù chịu sự bảo hộ của Pháp, Nam triều mất quyền tự chủ, trong đó có quyền ngoại giao, nhưng về danh nghĩa vẫn là đại diện cho quốc gia nên trước các yêu sách của chính quyền Quốc dân đảng Trung Hoa và sự đề nghị cung cấp dữ kiện liên quan đến vấn đề biển Đông, ngày 3 tháng 3 năm 1925, Thượng thư Bộ binh Thân Trọng Huề thay mặt triều đình Huế đã xác nhận chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa bằng một văn thư, trong đó có đoạn như sau: “Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…”
Trong bản báo cáo ngày 22.01.1929, Khâm sứ Pháp ở Trung kỳ là Le Fol nhấn mạnh các quyền được nước An Nam khẳng định và duy trì từ lâu trong diễn biến tranh chấp các đảo trên biển Đông giữa Trung Quốc với chính quyền bảo hộ Pháp. Ông viết như sau: “Thân Trọng Huề, nguyên Thượng thư Bộ Binh, qua đời năm 1925, trong thư ngày 3 tháng 3 năm đó, đã khẳng định rằng “Các hòn đảo đó bao giờ cũng thuộc nước An Nam. Không có gì phải tranh cãi về vấn đề này”.[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.452
113
Vua Bảo Đại - Người đầu tiên thay đổi đơn vị hành chính các đảo ở biển Đông

[blockquote] Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thường gọi chung bằng cái tên phổ biến là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) là một đơn vị của đất Thuận Quảng, qua thời gian được đổi tên là Quảng Nghĩa, Quảng Ngãi, Nam Ngãi. Đến đời vua Bảo Đại, việc phân tách thành hai quần đảo mới được xác lập rõ ràng hơn.
Tháng 12.1933 các đảo Trường Sa sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà Rịa. Đến ngày 29 tháng 2 năm Mậu Dần (1938) vua Bảo Đại ra Chỉ dụ số 10 chuyển đổi hành chính đảo Hoàng Sa: “Các cù lao Hoàng Sa (Archipel des Iles Paracels) thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Ngãi; đến đời đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế vẫn để y như cũ là vì nguyên trước sự giao thông với các cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam Ngãi… Nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên đại diện chính phủ Nam triều uỷ phái ra kinh lý các cù lao ấy cùng quan đại diện chính phủ bảo hộ có tâu rằng nên tháp các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn…. Chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng Sa (Archipel des Iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên; về phương diện hành chính các cù lao ấy thuộc dưới quyền quan Tỉnh hiến tỉnh ấy”.

Trên cơ sở đó, ngày 5.6.1938, toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký nghị định thành lập đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên và cho dựng bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa.
[/blockquote]
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.086
113
Hoàng Sa trời nước mênh mông/
Người đi thì có mà không thấy về/
Hoàng Sa mây nước bốn bề/
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa

Trong làn khói hương phảng phất, nấm mộ chiêu hồn của người anh hùng Phạm Hữu Nhật nằm lặng lẽ trên triền đồi Lý Sơn. Cách nay 172 năm, từ chính hòn đảo này, Phạm Hữu Nhật đã giong thuyền ra biển Đông để khẳng định chủ quyền Tổ quốc.

Cuộc ra đi hùng tráng
Hoàng Sa & Trường Sa dưới Triều Nguyễn


Bia chủ quyền VN ở Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930 (ảnh chụp tại phòng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng) - Ảnh: V.Hùng chụp lại. Nguồn: TTO

Lần nào ra đảo Lý Sơn, tôi cũng viếng khu mộ gió không hài cốt của những người lính Hoàng Sa thuở nào. Lần này, mộ chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật đã được dời về nằm kế bên khu lăng mộ thủy tổ họ Phạm trông ra biển Đông. Đôi câu đối khắc ghi trên cột đá tưởng nhớ bậc tiền hiền vẫn còn đậm nét: "Tổ tiên khai sáng xây cơ nghiệp. Con cháu đời đời nguyện phát huy". Ngày ngày, người dân Lý Sơn vẫn lên đồi tưới tắm và chăm sóc nơi yên nghỉ của các bậc tiền nhân.

Tôi ngồi lặng nghe các hậu duệ của tộc họ Phạm kể lại chuyện xưa. Trong ký ức truyền lưu từ cha ông họ, Phạm Hữu Nhật vẫn mãi mãi là một anh hùng, dù bây giờ chứng tích hiện vật về ông không còn nhiều nữa. Sử liệu cũ cũng kể rằng năm Minh Mạng thứ 14 (1833), vua chỉ thị cho Bộ Công chuẩn bị việc phái người ra dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa. Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165, đã chép rằng từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tấu vua hằng năm cho cử người ra Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ. Vua Minh Mạng phê trong bản tấu của Bộ Công ngày 12-2-1836 rằng: mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc làm cột mốc...

Phạm Hữu Nhật đã vinh dự được chọn phụng mệnh vua đi khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa. Quyển 6, Đại Nam thực lục chính biên chép: Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo mười bài gỗ làm dấu mốc. Mặt bài khắc chữ: Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh ra Hoàng Sa, xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ...

Ngày nay, trong nhiều sử liệu cũ và ký ức của các cụ già ở Lý Sơn vẫn khắc ghi câu chuyện được lưu truyền từ tổ tiên rằng đó là cuộc ra đi hùng tráng. Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật đã dẫn đầu 5-6 chiếc thuyền ra biển Đông. Mỗi thuyền chở khoảng mười người với mười tấm bài gỗ và mang theo lương thực đủ ăn sáu tháng, đi suốt ba ngày ba đêm thì tới bãi Cát Vàng, tức quần đảo Hoàng Sa bây giờ. Cập vào đảo nào, họ cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền ở đảo đó và đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật, rồi mới về tấu trình hoàn thành nhiệm vụ.

Không ai rõ Phạm Hữu Nhật đã đi bao nhiêu chuyến. Nhưng có một điều chắc chắn rằng lần cuối cùng ông đi mãi không về, nên người xưa ở Lý Sơn đã phải ngậm ngùi an táng ông bằng nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt. Tổ quốc cũng khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên Hữu Nhật cho một hòn đảo lớn nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Diện tích của đảo rộng khoảng 0,32km2, có nhiều san hô, cây lùm và cỏ tranh. Mỗi năm vào mùa xuân, hạ, con vích biển thường lên đây đẻ trứng, đem lại dấu hiệu sinh tồn cho đảo.

Phạm Hữu Nhật là ai?
Hoàng Sa & Trường Sa dưới Triều Nguyễn

Hậu duệ Phạm Thoại Tuyền thắp hương trên mộ
anh hùng Phạm Hữu Nhật - Ảnh: Quốc Việt. Nguồn: TTO
Suốt cả buổi chiều, ông Phạm Thoại Tuyền, một trong những hậu duệ đời nay của người anh hùng Phạm Hữu Nhật, dẫn tôi lang thang khắp đảo Lý Sơn để tìm lại dấu tích người xưa.
Thắp nén nhang trên nấm mộ tiền nhân, ông Tuyền xúc động kể rằng ba năm trước đã tình cờ phát hiện tông tích Phạm Hữu Nhật trong chuyến sưu tầm tài liệu để viết hồ sơ di tích đình Bà Roi (Nguyễn Tiên Điều), người được xem như phúc thần của cù lao Ré. Các tài liệu phổ hệ, sắc phong, linh vị... viết bằng chữ Hán Nôm trong nhà thờ của hậu duệ Phạm Văn Đoàn đã nói đến một số người trong tộc họ đi lính Hoàng Sa không về như Phạm Văn Sanh, Phạm Văn Nhiên, Phạm Văn Triều...

Theo ông Tuyền, từ đầu, phổ hệ ghi rõ: Thủy tổ tộc họ Phạm (Văn) tại xã An Vĩnh tên Phạm Văn Tuệ là thế hệ thứ 4 của ông Phạm Văn Nghiêm ở xã Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi có gốc ở Cao Bằng, Bắc bộ. Trong đó, ông Phạm Văn Triều, con của ông Phạm Văn Nhiên và bà Dương Thị Lãng, là thế hệ thứ tư của thủy tổ họ Phạm (Văn) ở cù lao Ré. Và tên Phạm Văn Triều chính là tên húy của Phạm Hữu Nhật. Điều này đã được minh chứng qua linh vị và trên bia mộ cổ có ghi: "Phục vì vong Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị sanh Giáp Tý niên 1804, Giáp Dần 1854 tôn điệt phụng tự".

Ngôi nhà xưa nằm khuất trong vườn kiểng của mẹ ông Tuyền là bà Phẩm, một hậu duệ mấy đời của Phạm Hữu Nhật. Năm nay đã 85 tuổi, dòng thời gian làm nhạt nhòa nhiều ký ức, nhưng bà vẫn hào hứng ôn lại công đức tiền nhân. Bà kể khi phát hiện chính xác Phạm Hữu Nhật tức là Phạm Văn Triều, người đã được tộc họ thờ tự lâu nay, bà và các con cháu đã không thể ngủ được vì xúc động. Từ chân núi Hòn Vung, mộ của Phạm Hữu Nhật được di dời về bên lăng mộ thủy tổ họ Phạm (Văn) của mình và cũng gần bên bia tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa. Người anh hùng vì quốc vong thân, thi thể trao cho biển cả, nấm mộ chiêu hồn xưa chỉ có đất cát thay người. Buổi lễ đưa vị tiền nhân về nơi an nghỉ, mọi người rưng rưng bốc nắm cát dưới huyệt mộ thay cho hài cốt. Một con thuyền bằng giấy được thả xuống biển ngay trước nấm mộ ông để nhắc mọi người ghi nhớ cuộc ra đi khẳng định chủ quyền Tổ quốc thuở nào.

Không chỉ có tộc họ và chính quyền, người dân trên đảo Lý Sơn, mà nhiều người từ tận những nơi xa xôi trong đất liền cũng lặn lội ra đảo, thắp nén nhang tiễn đưa người anh hùng về nơi yên nghỉ mới. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã đã cảm khái đề bia trước mộ: "Phạm Hữu Nhật đã đưa binh thuyền đi xem xét, đo đạc, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa. Cũng từ đây trở thành lệ hằng năm.

Sự kiện này là một trong những bằng chứng không thể chối cãi về sự chiếm hữu thật sự của Nhà nước VN tại quần đảo Hoàng Sa! Hoàng Sa đi dễ khó về! Các miếu thờ lính Hoàng Sa cũng như lễ khao lề lính Hoàng Sa hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch luôn có linh vị: Phục vì vong Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị, là bằng chứng hùng hồn hậu thế khắc ghi công đức Phạm Hữu Nhật cùng các vị vị quốc vong thân để xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa!"./.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.452
113
Cụ Huỳnh Thúc Kháng và dấu tích của đảo Hoàng Sa

Phan Triệu Cát


Trong những năm gần đây, người Việt khắp năm châu đều hay tin lãnh thổ của chúng ta bị ngoại banh xâm chiếm, đó là trường hợp của đảo Hoàng Sa . Ðây không phải là lần đầu tiên lãnh thổ của chúng ta bị xâm lấn, từ hàng ngàn năm về trước, tổ tiên ta đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để chống lại ngoại bang và bảo toàn lãnh thổ . Với ý hướng đó tôi xin giới thiệu cùng độc giả bài "Dấu Tích Ðảo Tây Sa (Paracels) Trên Lịch Sử Việt Nam và Giá Trị Bản Phủ Biên Tạp Lục của nhà cách mạng lão thành Huỳnh Thúc Kháng"

Vài nét về cụ Huỳnh Thúc Kháng

Cụ Huỳnh xuất thân từ một gia đình nho học nghèo . Tại đất Quảng Nam giàu truyền thống yêu nước và hiếu học . Cụ sinh năm 1786, năm 1900 cụ đổ đầu kỳ thi hương, 1901 cụ đổ đầu kỳ thi Hội . Cụ nổi tiếng là một trong "Tứ Hổ" (1) tại đất Quảng . Học giỏi, đổ cao, danh tiếng lừng lẫy nhưng cụ không ra làm quan với triều đình phong kiến và bù nhìn nhà Nguyễn . Cụ kết bạn với những người tài giỏi và cùng chí hướng như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp . . .là những người đã thấy rõ chế độ phong kiến, suy tàn, và phản động . Các phong trào Duy Tân tại đất Quảng Nam để mở mang dân trí song song với các cuộc vận động của cụ Phan Bội Châu trong phong trào Ðông Du . Nhưng đối với bọn thực dân Pháp và tay sai đó là cái gai trước mắt, chúng không thể để yên cho phong trào phát triển mạnh . Nhất là khi phong trào này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đưa đến phong trào chống thuế lan mạnh tại các tỉnh miền Trung năm 1908, đã làm cho bọn thống trị điên đầu và cuối cùng chúng phải đàn áp đẫm máu. Hàng ngàn người chết và một số không ít bị đầy đi biệt xứ . Nguyên nhân chính của biến cố này là sưu cao thuế nặng, nhân dân ta lúc bấy giờ bị bốc lột tận xương tủy bởi thực dân Pháp . Nhân vụ này, cụ Huỳnh bị đầy ra côn đảo 13 năm (1908-1921) cụ đã chịu mọi hình phạt, tra tấn cực hình, gông xiềng, cấm cố vì tội:"Thông đồng với người bội quốc là Phan Bội Châu". Nhưng cái ý chí sắt đá của cụ vẫn không lay chuyển, cụ vẫn tin tưởng và bất khuất"

Dù đến lúc núi sập
Biển lôi
Tấm lòng vàng tạc đá vẫn chưa mòn
Trăng kia khuyết đó lại tròn

Cụ xem nhà tù như một trường dạy tranh đấu:

Tính gừng quế, càng già càng mãnh liệt Trải đường dài mới biết ngựa hay Thân còm, tâm huyết còn đầy

Trong những năm tù ngoài việc rèn luyện ý chí, trong một điều kiện rất khó khăn, cụ đã tự học thông thạo tiếng Pháp, nhờ đó cụ có thể hiểu rõ nền văn hóa của nước Pháp . Từ đó, giúp cụ rất nhiều trong việc dùng ngòi bút để tiếp tục cuộc tranh đấu ôn hòa của cụ

Sau khi từ chức viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ (1926-1928) cụ thấy không thể cộng tác với Pháp trong việc mưu cầu độc lập cho quốc gia vì dã tâm của thực dân Pháp . Và đây là một kinh nghiệm xương máu có dịp cho cụ suy nghĩ trong việc tranh đấu ở nghị trường khi người dân không có thực quyền .

Tờ báo Tiếng Dân được ra mắt độc giả ngày 10 tháng 8 năm 1927. Trong hòan cảnh lịch sử khó khăn đó, trong lời phi lộ của báo Tiếng Dân cụ đã viết"Nếu không có quyền nói tất cả những điều mà mình muốn nói, thì ít ra giữ những quyền không nói những điều người ta ép buộc nói", đã nói lên trạng khả năng của cụ có thể làm trong giai đoạn này . Cụ đã gặp bao nhiêu khó khăn, do thực dân Pháp và tay sai tạo nên, và cuối cùng việc đến ắt phải đến, tờ Tiếng Dân bị đình bản và cụ lui về đời sống bế tắc cô quạnh . Ngày lui tới trò chuyện cùng "Ông Già Bến Ngự" hai vị cách mạng lão thành yêu nước với một tâm trạng"

"Những tưởng anh em đầy bốn biển
Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian
Sống xác thừa, mà chết cũng xương tàn
Câu tâm sự gởi chim ngàn gió biển"

của cụ Phan Bội Châu .

Trên mười mấy năm nay, ở giữa chỗ trời gai đất góc
Dày mặt bùn đen, một phường say ngủ
Lứa có hai lão bạc đầu
Cóđôi bạn khỏi lẻ lôi
Sớm chiều cùng qua lại nhau
Mỗi lần nhắc lại chuyện cũ là mơ tưởng đến xứ Bồng Lai . . .của cụ Huỳnh Thúc Kháng không kém phần cảm động . Nhưng trong hoàn cảnh nào đi nữa lòng tin vào tương lai và sức mạnh đấu tranh không ngừng của cụ cho đến hơi thở cuối cùng, vào ngày 21 tháng 4 năm 1947 tại Quảng Ngãi . Chúng ta đã biết sự nghiệp cách mạng của cu Cụ đã gặp rất nhiều thất bại, nhưng lòng cụ bao giờ cũng giữ một niềm tin, và một tấm lòng tranh đấu không ngừng . Ngoài ra, cụ còn được biết như một nhà văn, nhà khảo cứu và để bạn đọc hiểu rõ hơn trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, như ngày nay chúng tôi xin giới thiệu về bài viết của cụ .

Dấu tích đảo Tây Sa (Parasels) trong lịch sử Việt Nam ta và giá trị bản "Phủ Biên Tạp Lục"

Như trong bài báo Tiếng Dân số trước đã nói, đảo Tây Sa là mấy hòn đảo con con làm nơi trú cho loài chim biển ở ngoài biển khơi, không ai cần để ý đến, mà nhân cuộc Trung Nhật chiến tranh trở nên một vấn đề nghiêm trọng trên trường quốc tế, rõ là một điều không ngờ . . .Thì nay chúng ta lại phát kiến một điều không ngờ nữa là một mớ sách chữ Hán của tiền nhân ta trứ thuật, lâu nay đã bỏ xó, lề hư bìa nát, phần đông, nhất là bạn thanh niên, cho đó là một thứ học mượn, thứ chữ chết, không cần đếm xỉa đến, nay nhân vấn đề đảo Tây Sa, trở thành món tài liệu rất quý giá có quan hệ đến công pháp quốc tế không phải là ít .

Theo các báo cáo ta gần đây sưu tập các tài liệu về đảo Tây Sa để chứng minh thì đảo ấy là phần sở hữu của nước Nam ta, vì chính người Nam đã chiếm trước hết và đã kinh dinh các công cuộc ở đảo ấy .

Theo các sách có nói đến đảo Tây Sa mà các báo-trừ báo Tây-đã dẫn chứng, nhất là báo Tràng An dẫn được nhiều điều hơn, ta thấy:

a. Phủ Biên Tạp Lục của cụ Lê Quý Ðôn cuối đời Lê .

b. Ðại Nam Nhất Thống Chí cả bản trước và bản của cụ Cao Xuân
Dục mới soạn lại.

c. Bản Triều Chính Yếu Thực Lục cả tiền triều và triều Minh Mạng.

d. Lịch Triều Hiến Chương của cụ Phan Huy Chụ Ðó là những sách mà các báo đã dẫn. Nếu như đảo Tây sa tức là"Hoàng Sa" và"Vạn Lý Trường Sa" như đã nói ở trên, thì còn mấy sách nữa chép là:

e. Cống Hạ Ký Văn của cụ Dương Quốc Dung dưới mục"Phong Vực" "Ngoài phần biển Quảng Ngãi có đảo Hoàng Sa từ cửa biển Sa Kỳ đi hướng đông, ba ngày đêm thì đến nơi, cồn cát nơi đứt nơi nối, vài mươi dăm không sao kể hết, dấu người ít đến"

f. Mán Hình Thi Thoại và Ðông Hành Thi Thuyết của cụ Lý Văn Thức;năm Minh Mạng thứ 12 (1831) cụ đi Phúc Kiến có chép:

"Thuyền đi về bến hữu, nơi gọi là "Vạn Lý Thạch Ðưòng" đều là cát vàng (Hoàng Sa) cũng gọi là "Vạn Lý Trường Sa" Cụ có bài thi có câu:

Vạn Lý Trường Sa bí tuyệt hiểm Thất châu cuồng lăng nhạ oan hào

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) cụ lại đi Lữ Tống (Lucon) đảo Phi Luật Tân hồi đó thuộc Tây Ban Nha#. Thuyền từ Quảng Ngãi đi theo hướng đông, bị gió lạc vào vùng Vạn Lý Trường Sa cụ có bài dẫn nói: Một chòm đảo cát nổi lên giữa biển, phía Tây là biển Quảng Ngãi phía Bắc tiếp biển Quảng Ðông, Phúc Kiến, phía đông tiếp biêủn Lữ Tống, phía Nam thì kéo dài . . . là một nơi tuyệt hiểm có thuyền bẹ

g. Bản Biển Sử Cương Giám của Nguyễn Thông, đại lược cũng thuộc như trên.

Giá trị bản sách Phủ Biên Tạp Lục

Trong những sách kể trên, thì bản Phủ Biên Tạp Lục của cụ Lê Quý Ðôn là nói rõ hơn hết . Trước hết nơi phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, làng An Bình gần biển, ngoài biển có nhiều hòn đảo, trong đó có đảo Hoàng Sa dài ước 30 dậm . Rồi kể vật sản: Yến Sào, chim biển, ốc taive, xà cừ, đồi mồi, hải sâm .. . Sử chép truyện Chúa Nguyễn có đặt đội Hoàng Sa 70 suất thay phiên ra đảo lấy hải vật, đi ba ngày đêm đến đảo, mỗi năm tháng 3 đi, tháng 8 về . Cụ lại có chép sao biên bản của Thuyên Ðức Hậu là cai quản đội Hoàng Sa ấy, kể rõ mỗi năm
nhặt được thiếc mấy cân, vàng mấy hốt, đồi mồi, yến sào mấy cân, lại có khi nhặt được đồng khí, súng tiền . . .
(đồ sau này có lẽ là đồ của những chiếc tàu chìm đó đây). Ðến giá trị nhất là tờ công văn của Quan Chánh Ðường quan huyện Văn Xương, phủ Huỳnh Châu (Trung Hoa) gởi sang Chúa Nguyễn ở Thuận Hóa . Khi hộ tống hai tên trong đội Hoàng Sa bị phiêu bạc sang đây, mà trong "Thuận Hóa" công văn có chép: "Năm Càn
Long thứ 19 (1754, triều Hiến Võ năm thứ 17) tên quân đội Cát Vàng, người làng An Bình, huyện Chương Mỹ, phủ Quảng Ngãi, nước An Nam, ngày tháng 7 đi ra Vạn Lý Trường Sa tìm nhặt các hải vật, tám tên lên bờ tìm nhặt để hai tên lại giữ thuyền, rủi bị trận bảo, đứt dây neo, thuyền trôi dạt vào bãi biển Tàu, viên huyện Văn Xương cho thuyền về xứ, chúa truyền Nguyễn Thuận Hóa cai bạ Thức Lượng Hầu làm thư phúc đáp.

Ðọc đoạn đại lược chép trên, thấy công trứ tác của cụ Lê Quý Ðôn thật không phụ cái tiếng "tài cao học rộng" và
sách"Phủ Biên Tạp Lục" giá trị đáng quý là dường nào! (Bản này không chỉ kể chuyện trên, nào việc Xiêm
La, Chân Lạp . . .cho đến làng xã, thuế khóa, vật sản, đường thuỷ, đường lục, cầu trạm, quán xá đều có chép) Trong nước có bản sách quý hóa như vậy mà chỉ có bản chép bằng tay, tam saothất bản, rồi gác vào xó kín, không đem ấn hành và công bố sách độc, sách dạy; đến ngày nay nhân dịp có việc mới nhắc đến! để mong góp chút ánh sáng nhỏ nhoi truyền đến người đọc . Như thế trách nào dân không ngu . Rõ thẹn với hai chữ"văn hiến" biết bao .

Kết luận:

Vấn đề "quốc tịch đảo Tây Sa" này, nếu trên sân khấu quốc tế, nhận chủ quyền sở hữu của những ai chiếm trước và có tài liệu làm chứng hẳn hoi, như luật điền thổ, khai tài, khai lập nghiệp ở xa, bằng theo lộ tịch và phân thư chúc từ của tiền nhân để lại, tưởng không có nước nào có chứng cứ đầy đủ như nước ta. Quyền ngoại giao ta ngày nay đã phó thác cho nước Pháp, quyền này đã có nước Bảo Hộ đối phó . Ký giả viết bài này cốt có hai điều cảm khái:

-Triều Nguyễn ta từ đời Minh Mạng về trước rất lưu tâm về mặt quốc phòng, không chỉ về mặt biên giới lục địa như Xiêm La, Cao Mên, săn sóc mở mang, mà về đường hải phận thường có thuyền quan phải đi khảo sát và giao thiệp với các xứ ngoài hơn (đời ấy gọi là Dương Ðình Hiệu Lực) . Từ đời Tự Ðức về sao lại bỏ luống, chỉ đua ngâm thơ .

-Những sách tiền nhân ta viết bằng chữ Hán, trong đó có nhiều sách giá trị quý báo, có quan hệ đến quốc gia và xã hội rất đáng biểu dương, không phải đáng mạt sát hết như phần đông các thiếu niên đã tưởng lầm . Nhân vấn đề đảo Tây Sa này, may ra những sách có giá trị trong kho Hán học bỏ xó kia, có một vài thứ đã chết mà đã sống lại chẳng?

Tiếng Dân ngày 23-7-1938 Huỳnh Thúc Kháng.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Bây giờ mới nghe vua Gia Long, vua Bảo Đại, chứ ngày trước (86-87) học sử, những nhân vật này được mệnh danh là...:mad:. Em thiết nghĩ, nếu đã thay đổi quan điểm nhìn nhận thì nên tôn vinh lại họ, ít nhất cũng là tên đường.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
HS đố mà lấy lại được , cá cái gì em cũng thắng. :mad: Giờ là lo giữ những cái đảo TS đã có được và giữ vùng đặc quyền cho nó tòan vẹn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
ậy nị muốn lấy lại HS à.
Hảo a, để ngộ chuyển mấy cái văn kiện chúng ta hội họp hồi đó cho thằng liên hiệp quốc nó xem đã
vankhanhktpn nói:
HS đố mà lấy lại được , cá cái gì em cũng thắng. :mad: Giờ là lo giữ những cái đảo TS đã có được và giữ vùng đặc quyền cho nó tòan vẹn.