Những lưu ý về phong thủy khi bố trí phòng thờ
Vị trí của phòng thờ: Cho dù bạn đang muốn xây dựng một ngôi nhà phố đẹp hiện đại hay lựa chọn một căn chung cư thì cũng luôn phải đảm bảo trong nhà có không gian thờ cúng riêng. Tránh bị các không gian sinh hoạt chung đè lên hoặc gây ảnh hưởng.
Bạn nên tránh bố trí khu vực thờ sát nhà tắm, phòng vệ sinh nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. Không đặt nên đặt phòng thờ ở khu vực đi lại nhiều. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
mẫu phòng thờ đẹp
Đối với các thiết kế nhà phố hiện đại, KTS sẽ thường đặt phòng thờ riêng ở tầng trên cùng của ngôi nhà. Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.
Hướng đặt phòng thờ: Không gian thờ cúng mang tính chất hướng nội, thuộc âm tính. Vì vậy hướng của phòng thờ cũng nên được đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Bên cạnh đó, bạn nên xem xét kỹ để hợp với phong thủy của chủ nhà.
Màu sắc của sơn tường: Đối với các thiết kế phòng thờ, màu sơn mang tính trầm, nhã nhặn như nâu, vàng sậm, màu gỗ và màu kem sẽ mang đến sự thanh tịnh cho không gian. Tuy nhiên, để hoàn hảo hơn bạn nên lựa chọn màu sơn phù hợp với tổng thể ngôi nhà, cũng như tuổi tác cung mệnh của gia chủ để có sự chuyển màu hợp lý cho toàn bộ không gian ngôi nhà.
Nội thất phòng thờ: Bên cạnh các yếu tố mang tính phong thủy thì lựa chọn đồ nội thất cho phòng thờ đẹp cũng là điều bạn nên chú ý. Một căn phòng có nội thất đơn giản, thanh lịch sữ tạo không khí tôn nghiêm. Nên đặt một hệ thống tủ – bàn thờ có quy mô và hình thức tương xứng để tạo nên sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này.
Đối với những căn chung cư, trong trường hợp tủ thờ để ở phòng chức năng nào đó hay không gian chung, thì có thể dùng hình thức tủ thờ kết hợp với tủ trang trí, tủ ngăn phòng, tủ bày đồ lưu niệm.
mẫu phòng thờ đẹp
Vị trí của phòng thờ: Cho dù bạn đang muốn xây dựng một ngôi nhà phố đẹp hiện đại hay lựa chọn một căn chung cư thì cũng luôn phải đảm bảo trong nhà có không gian thờ cúng riêng. Tránh bị các không gian sinh hoạt chung đè lên hoặc gây ảnh hưởng.
Bạn nên tránh bố trí khu vực thờ sát nhà tắm, phòng vệ sinh nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. Không đặt nên đặt phòng thờ ở khu vực đi lại nhiều. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
mẫu phòng thờ đẹp
Đối với các thiết kế nhà phố hiện đại, KTS sẽ thường đặt phòng thờ riêng ở tầng trên cùng của ngôi nhà. Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.
Hướng đặt phòng thờ: Không gian thờ cúng mang tính chất hướng nội, thuộc âm tính. Vì vậy hướng của phòng thờ cũng nên được đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Bên cạnh đó, bạn nên xem xét kỹ để hợp với phong thủy của chủ nhà.
Màu sắc của sơn tường: Đối với các thiết kế phòng thờ, màu sơn mang tính trầm, nhã nhặn như nâu, vàng sậm, màu gỗ và màu kem sẽ mang đến sự thanh tịnh cho không gian. Tuy nhiên, để hoàn hảo hơn bạn nên lựa chọn màu sơn phù hợp với tổng thể ngôi nhà, cũng như tuổi tác cung mệnh của gia chủ để có sự chuyển màu hợp lý cho toàn bộ không gian ngôi nhà.
Nội thất phòng thờ: Bên cạnh các yếu tố mang tính phong thủy thì lựa chọn đồ nội thất cho phòng thờ đẹp cũng là điều bạn nên chú ý. Một căn phòng có nội thất đơn giản, thanh lịch sữ tạo không khí tôn nghiêm. Nên đặt một hệ thống tủ – bàn thờ có quy mô và hình thức tương xứng để tạo nên sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này.
Đối với những căn chung cư, trong trường hợp tủ thờ để ở phòng chức năng nào đó hay không gian chung, thì có thể dùng hình thức tủ thờ kết hợp với tủ trang trí, tủ ngăn phòng, tủ bày đồ lưu niệm.
mẫu phòng thờ đẹp
Hiện nay, dù công nghiệp chế biến gỗ ngày càng phát triển, nhưng không có một loại gỗ công nghiệp nào có thể thay thế vị trí của gỗ tự nhiên trong việc làm bàn thờ tủ thờ.Đặc biệt chất liệu được ưa chuộng dùng làm bàn thờ tủ thờ đó là gỗ gụ.Tại sao gỗ gụ được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất ra bàn thờ, tủ thờ? Đây là một câu hỏi mà phần lớn khách hàng khi quan tâm đến sản phẩm bàn thờ tủ thờ đều đặt ra.
Gỗ gụ - gỗ được xếp vào loại gỗ quý ở Việt Nam, có màu vàng trắng, để lâu gỗ chuyển màu nâu sẩm. Đường vân gỗ mịn, đẹp có thớ thẳng vô cùng độc đáo; các sản phẩm được làm ra từ gỗ gụ luôn mang lại vẻ đẹp lịch lãm, sang trọng. Hơn nữa, gỗ gụ có giá thành vừa phải, hợp túi tiền của người Việt Nam.
Mỗi một sản phẩm bàn thờ gỗ gụ của Đồ thờ Sơn Đồng được làm ra đều được kiểm tra kiểm soát nghiêm ngặt trước khi đến tay khách hàng: từ bản vẽ kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm thô, rồi đến quá trình sơn … tất cả đều là quá trình lao động thực thụ, tâm huyết của chúng tôi.
Gỗ gụ - gỗ được xếp vào loại gỗ quý ở Việt Nam, có màu vàng trắng, để lâu gỗ chuyển màu nâu sẩm. Đường vân gỗ mịn, đẹp có thớ thẳng vô cùng độc đáo; các sản phẩm được làm ra từ gỗ gụ luôn mang lại vẻ đẹp lịch lãm, sang trọng. Hơn nữa, gỗ gụ có giá thành vừa phải, hợp túi tiền của người Việt Nam.
Mỗi một sản phẩm bàn thờ gỗ gụ của Đồ thờ Sơn Đồng được làm ra đều được kiểm tra kiểm soát nghiêm ngặt trước khi đến tay khách hàng: từ bản vẽ kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm thô, rồi đến quá trình sơn … tất cả đều là quá trình lao động thực thụ, tâm huyết của chúng tôi.
Bàn thờ được coi là nơi kết nối tâm linh giữa thế giới vô hình với người trần, giữa tổ tiên với con cháu và luôn được đặt nơi trang nghiêm nhất trong nhà. Vì thế, chất liệu làm bàn thờ từ xưa đã được lựa chọn hết sức cẩn thận, như phải chọn đúng loại gỗ đáp ứng nhu cầu là gỗ quý, thơm, bền chắc, dùng lâu dài. Trong đó, đứng đầu bảng là chất liệu gỗ Mít, đắt hơn thì chọn gỗ hương - hai loại gỗ này đảm bảo độ bền hàng trăm năm.
Bàn thờ gỗ mít có ưu điểm gì?
Các cụ xưa cho rằng, cây Mít luôn khác biệt và có ích hơn các cây khác: Quả Mít mọc ra từ thân – tượng trưng cho sự sinh sôi này nở, sung túc. Bàn thờ bằng gỗ mít thể hiện sự sum vầy, giàu sang, phát triển.
Cây Mít dễ trồng, sinh trưởng được cả ở nơi đất sỏi đá, cằn cỗi - mang ý nghĩa sự kiên cường vươn lên trong cả hoàn cảnh khó khăn.
Gỗ Mít vùng miền nào cũng có với ưu điểm vượt trội các loại gỗ khác là nhẹ, dễ tìm, dễ sản xuất, dễ chạm khắc, dễ treo, bền đẹp. Đặc biệt, tính chất gỗ Mít ổn định, mặt gỗ mịn, có hương thơm như mùi hương trầm… không mối mọt, ít cong vênh. Màu gỗ Mít để lâu lên nước gỗ màu sẫm đỏ rất cổ và linh thiêng.
Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) từng chia sẻ rằng, gỗ Mít có màu của nhà Phật, nên được các nhà tâm linh, phong thủy dùng tạc tượng, hoặc làm những đồ vật linh thiêng, trang nghiêm như bàn thờ.
Bên cạnh gỗ Mít còn làm bàn thờ bằng gỗ Vàng tâm - loại gỗ cũng có hương thơm gần mùi trầm hương, bền dẻo, có vân mây. Giá bàn thờ gỗ Vàng tâm bao giờ cũng cao hơn bàn thờ gỗ Mít.
Chọn gỗ làm bàn thờ không mọt, và cần thơm
Anh Nguyễn Trí Hiệp, chủ cơ sở sản Đồ thờ – Tượng phật Hiệp Thủy (Ngã tư Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, từ xưa tới nay làng nghề sản xuất bàn thờ và đồ thờ cúng có 4 loại gỗ chính là gỗ Mít, Dổi, Vàng tâm, Gụ - là các loại gỗ quý, thơm, có màu vàng sáng, dễ đục đẽo, chạm khắc, hiếm bị cong vênh, độ bền trên dưới 200 năm.
Gỗ Vàng tâm mùi thơm nhẹ, hương phần nào đó gần mùi trầm làm bàn thờ. Bàn thờ gỗ dổi thì nhẹ nên dễ vận chuyển, dễ treo và giá cả thì tùy chất liệu gỗ và độ tinh xảo của sản phẩm. Gần đây nhiều người còn dùng thêm gỗ nhập khẩu như gỗ Gõ đỏ, gỗ Dâu (Nam Phi, không phải gỗ dâu ta) làm bàn thờ đẹp, dễ chạm trổ, nhưng độ bền không bằng gỗ Mít, Dổi, Vàng tâm, Gụ.
Từ xưa các cụ chỉ dùng gỗ sạch, có tính chắc chắn, vĩnh viễn đóng bàn thờ. Ngày nay dân trong nghề vẫn coi gỗ gụ mít, gỗ gụ hương chắc chắn hơn, và giá gỗ hương có đắt hơn.
Nhưng nhiều thợ làng nghề chia sẻ rằng, trên thị trường bàn thờ hàng chợ vì chạy theo lợi nhuận, và dân thì ham mua đồ rẻ nên đã có những người thợ trà trộn cả gỗ tạp, gỗ ghép để đóng bàn thờ bán cho dân với giá rẻ. Vì giá rẻ nên bàn thờ đó không thể bền, đẹp như mong muốn.
Có cơ sở sản xuất còn dùng chất liệu gỗ, chất liệu màu sắc sơn son đơn giản, tiết kiệm, thậm chí họ dùng gỗ dổi, gỗ xoan… nhưng lại tận dụng 2 tấm gỗ rời ghép lại thành bàn thờ - dù biết đó là kiêng kị. Sơn còn dùng bằng sơn kém chất lượng để sơn bàn thờ.
Trong khi đó, bàn thờ nếu ghép 2 mảnh gỗ làm một sẽ nhanh dẫn đến cong vênh, rạn nứt, nhanh hỏng – nhưng quan trọng là trong phong thủy bàn thờ như thế sẽ làm ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ.
Việc phân biệt gỗ đóng bàn thờ rất khó, bởi sau khi làm ra thành phẩm, được sơn, trét cẩn thận thì ngay cả người thợ cũng khó phân biệt nổi. Vì thế, tốt nhất đặt cơ sở chuyên sản xuất bàn thờ - đồ thờ cúng theo đúng chủng loại gỗ, kích thước và chạm khắc tinh xảo. Nên chọn và kiểm tra gỗ từ mộc, rồi đặt hàng để tránh mua phải gỗ bị mọt, rác, sâu, giập. Sơn bàn thờ cũng đặt hàng là loại sơn tốt.
Một bàn thờ đúng chuẩn cần tuân thủ những quy định về thờ cúng để không gian thờ cúng trang nghiêm, tôn kính và có thẩm mỹ, đẹp cả văn hóa, mỹ thuật và có chiều sâu tâm linh cũng là niềm tự hào của con cháu với tổ tiên.
Bàn thờ gỗ mít có ưu điểm gì?
Các cụ xưa cho rằng, cây Mít luôn khác biệt và có ích hơn các cây khác: Quả Mít mọc ra từ thân – tượng trưng cho sự sinh sôi này nở, sung túc. Bàn thờ bằng gỗ mít thể hiện sự sum vầy, giàu sang, phát triển.
Cây Mít dễ trồng, sinh trưởng được cả ở nơi đất sỏi đá, cằn cỗi - mang ý nghĩa sự kiên cường vươn lên trong cả hoàn cảnh khó khăn.
Gỗ Mít vùng miền nào cũng có với ưu điểm vượt trội các loại gỗ khác là nhẹ, dễ tìm, dễ sản xuất, dễ chạm khắc, dễ treo, bền đẹp. Đặc biệt, tính chất gỗ Mít ổn định, mặt gỗ mịn, có hương thơm như mùi hương trầm… không mối mọt, ít cong vênh. Màu gỗ Mít để lâu lên nước gỗ màu sẫm đỏ rất cổ và linh thiêng.
Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) từng chia sẻ rằng, gỗ Mít có màu của nhà Phật, nên được các nhà tâm linh, phong thủy dùng tạc tượng, hoặc làm những đồ vật linh thiêng, trang nghiêm như bàn thờ.
Bên cạnh gỗ Mít còn làm bàn thờ bằng gỗ Vàng tâm - loại gỗ cũng có hương thơm gần mùi trầm hương, bền dẻo, có vân mây. Giá bàn thờ gỗ Vàng tâm bao giờ cũng cao hơn bàn thờ gỗ Mít.
Chọn gỗ làm bàn thờ không mọt, và cần thơm
Anh Nguyễn Trí Hiệp, chủ cơ sở sản Đồ thờ – Tượng phật Hiệp Thủy (Ngã tư Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, từ xưa tới nay làng nghề sản xuất bàn thờ và đồ thờ cúng có 4 loại gỗ chính là gỗ Mít, Dổi, Vàng tâm, Gụ - là các loại gỗ quý, thơm, có màu vàng sáng, dễ đục đẽo, chạm khắc, hiếm bị cong vênh, độ bền trên dưới 200 năm.
Gỗ Vàng tâm mùi thơm nhẹ, hương phần nào đó gần mùi trầm làm bàn thờ. Bàn thờ gỗ dổi thì nhẹ nên dễ vận chuyển, dễ treo và giá cả thì tùy chất liệu gỗ và độ tinh xảo của sản phẩm. Gần đây nhiều người còn dùng thêm gỗ nhập khẩu như gỗ Gõ đỏ, gỗ Dâu (Nam Phi, không phải gỗ dâu ta) làm bàn thờ đẹp, dễ chạm trổ, nhưng độ bền không bằng gỗ Mít, Dổi, Vàng tâm, Gụ.
Từ xưa các cụ chỉ dùng gỗ sạch, có tính chắc chắn, vĩnh viễn đóng bàn thờ. Ngày nay dân trong nghề vẫn coi gỗ gụ mít, gỗ gụ hương chắc chắn hơn, và giá gỗ hương có đắt hơn.
Nhưng nhiều thợ làng nghề chia sẻ rằng, trên thị trường bàn thờ hàng chợ vì chạy theo lợi nhuận, và dân thì ham mua đồ rẻ nên đã có những người thợ trà trộn cả gỗ tạp, gỗ ghép để đóng bàn thờ bán cho dân với giá rẻ. Vì giá rẻ nên bàn thờ đó không thể bền, đẹp như mong muốn.
Có cơ sở sản xuất còn dùng chất liệu gỗ, chất liệu màu sắc sơn son đơn giản, tiết kiệm, thậm chí họ dùng gỗ dổi, gỗ xoan… nhưng lại tận dụng 2 tấm gỗ rời ghép lại thành bàn thờ - dù biết đó là kiêng kị. Sơn còn dùng bằng sơn kém chất lượng để sơn bàn thờ.
Trong khi đó, bàn thờ nếu ghép 2 mảnh gỗ làm một sẽ nhanh dẫn đến cong vênh, rạn nứt, nhanh hỏng – nhưng quan trọng là trong phong thủy bàn thờ như thế sẽ làm ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ.
Việc phân biệt gỗ đóng bàn thờ rất khó, bởi sau khi làm ra thành phẩm, được sơn, trét cẩn thận thì ngay cả người thợ cũng khó phân biệt nổi. Vì thế, tốt nhất đặt cơ sở chuyên sản xuất bàn thờ - đồ thờ cúng theo đúng chủng loại gỗ, kích thước và chạm khắc tinh xảo. Nên chọn và kiểm tra gỗ từ mộc, rồi đặt hàng để tránh mua phải gỗ bị mọt, rác, sâu, giập. Sơn bàn thờ cũng đặt hàng là loại sơn tốt.
Một bàn thờ đúng chuẩn cần tuân thủ những quy định về thờ cúng để không gian thờ cúng trang nghiêm, tôn kính và có thẩm mỹ, đẹp cả văn hóa, mỹ thuật và có chiều sâu tâm linh cũng là niềm tự hào của con cháu với tổ tiên.
Chỉnh sửa cuối:
Ông Hoàng Bơ, Ông Bơ Thoải đều là những danh xưng của Ngài, ông là con Vua Cha Bát Hải ngự dưới Thủy cung làm việc ở Đền Vàng Thủy phủ. Diện mạo phi phương, khác thường sắc tướng, ông xứng đáng được tôn xưng là bậc quân tử tao nhân mặc khách, thường lên dương gian xuôi thuyền ngoạn cảnh. Ông chính là người em trai thân cận luôn đi bên cạnh đức Quan lớn Đệ Tam.
Ngoài ra Ngài còn hầu mẫu Thoải ở đền Cờn và Hàn Sơn Thanh hóa.
Truyền thuyết kể rằng, thời Nam Bắc Tống phân tranh, Bắc Tống bị bại, Ngài dùng thuyền ra biển Đông và thác hóa. Thân Ngài trôi vào cửa Cơn được ông Hoàng Chín đang tu luyện phép tiên ở đó vớt lên chôn cất. Sau này Ngài hiển ứng phù nhà Lý, Trần được nhân dân gọi là Quan Hoàng Bơ Thoải cung.
Ngoài ra còn một thần tích thờ Ngài ở Thái Bình. Ngài giáng sinh một gia đình hào kiệt ông Trần Thái Công và bà Đặng Thị ở thông Kênh Xuyên – Đông Xuyên – Tiền Hải – Thái Bình vào đúng giờ Ngọ ngày 13 tháng 6. Dung nghi tuấn tú, diện mạo khác thường nên đặt tên là Nguyễn Minh Đức. Sau này phù vua, lập nhiều công lao. Khi về trời Quốc Mẫu cho làm Phúc Thần Biển Đông, cho nhiệm vụ cai quản con dân ven biển. Vua lại phong “Đông Hải, Thủy Tinh, Bạch Long, Linh Phù, Hiển Ứng, Tịnh Tuệ, Bác Huệ, Minh Đức Đại vương, thượng đẳng thần” và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Quan Hoàng Bơ khi ngự đồng mặc áo màu trắng chữ thọ, thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp có nét, cài kim lệch màu trắng, tấu hương khai quang và cầm chèo dạo chơi sơn thủy.
Đền thờ Ngài là đền Hưng Long ở Tiền Hải – Thái Bình, hoặc có đền nhỏ thờ ở Hàn Sơn Thanh Hóa. Ngày hóa của Ngài 26 tháng 6.
Ngoài ra Ngài còn hầu mẫu Thoải ở đền Cờn và Hàn Sơn Thanh hóa.
Truyền thuyết kể rằng, thời Nam Bắc Tống phân tranh, Bắc Tống bị bại, Ngài dùng thuyền ra biển Đông và thác hóa. Thân Ngài trôi vào cửa Cơn được ông Hoàng Chín đang tu luyện phép tiên ở đó vớt lên chôn cất. Sau này Ngài hiển ứng phù nhà Lý, Trần được nhân dân gọi là Quan Hoàng Bơ Thoải cung.
Ngoài ra còn một thần tích thờ Ngài ở Thái Bình. Ngài giáng sinh một gia đình hào kiệt ông Trần Thái Công và bà Đặng Thị ở thông Kênh Xuyên – Đông Xuyên – Tiền Hải – Thái Bình vào đúng giờ Ngọ ngày 13 tháng 6. Dung nghi tuấn tú, diện mạo khác thường nên đặt tên là Nguyễn Minh Đức. Sau này phù vua, lập nhiều công lao. Khi về trời Quốc Mẫu cho làm Phúc Thần Biển Đông, cho nhiệm vụ cai quản con dân ven biển. Vua lại phong “Đông Hải, Thủy Tinh, Bạch Long, Linh Phù, Hiển Ứng, Tịnh Tuệ, Bác Huệ, Minh Đức Đại vương, thượng đẳng thần” và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Quan Hoàng Bơ khi ngự đồng mặc áo màu trắng chữ thọ, thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp có nét, cài kim lệch màu trắng, tấu hương khai quang và cầm chèo dạo chơi sơn thủy.
Đức Quốc Mẫu Liễu Hạnh được Giáo hội Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo tôn xưng là đấng Tối cao bậc Vô thượng Toàn năng Toàn thiện Toàn mĩ Toàn chân Hoàng Thiên Quốc Mẫu Ngọc cung nương dung Liễu Hạnh công chúa, là đấng Tối tôn chủ quản và tạo hóa ra vũ trụ cũng như Tiên Thánh Thần, Nhân, Ma, Quỷ, Súc sinh. Trên trời làm vị Tối thượng Thánh, hạ sinh thì lại là chuẩn mực nhân gian, với quyền năng cũng như đạo đức của Ngài cùng các giáng sinh, hiển hóa đã nâng Người lên vị trí trung tâm trong đạo Mẫu Việt nam nói chung và Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo nói riêng.
Lần hiển hóa thứ nhất, vì động lòng thương xót gia đình ông Phạm Thái Công hiệu Huyền Viên húy là Đức Chính và vợ Phạm Thái Bà hiệu Thuần Nhất ăn ở hiền lành phúc hậu, ngày đêm chỉ chăm chỉ làm việc phúc thiện, việc lành đức nào cũng làm không hề từ nan nhưng hiềm một nỗi tuổi già sức yếu mà vẫn chưa hề có con. Ngày đêm ông bà lễ đảo cầu khấn, cao xanh thương tình, Chúa tiên thương xót, quần thần đồng ý cho Quốc Mẫu giáng sinh, cũng chính ngày hôm đó ngày 15 tháng 6 năm Thuận Thiên thứ 6 nhà Lê (1433) Phạm Thái bà thụ thai.
Ngày Quốc Mẫu giáng sinh, triều thần văn võ bá quan cờ nhạc trống dong đưa tiễn Mẫu giáng hạ trần gian. Đêm đó Phạm Thái công nằm chiêm bao thấy có Tiên nữ đẹp tuyệt trần đến nhà mình, cúi thân cung kính rồi giật mình tỉnh giấc, liền lúc Thái bà sinh hạ một người con gái. Ông mới đặt tên là Tiên Nga, lúc đó là giờ Dần ngày 6 tháng 2 năm Giáp Dần Thái Bình nguyên niên (triều Lê Thái Tông 1434). Là Thiên Tiên hạ phàm, người sinh ra đã là người sắc nước hương trời, lầu thông kinh sử, học thông biết rộng, thấu biết lễ nghĩa đặc biệt là giữ trọn chữ hiếu với cha mẹ, dân chúng trong vùng ai ai cũng ngợi khen người con gái xinh đẹp mà hiếu thuận. Khi cha mẹ mất, Người chỉ ở một mình không lập gia đình, đức độ lại càng vang xa, cứu dân độ thế cả một vùng, cùng giúp đỡ dân chúng quanh vùng làm ăn, truyền bá thiện đức, khuyên nhủ chúng dân bỏ ác.
Ngày tháng thoi đưa, chẳng bấy lâu đã tới kì mãn hạn chầu tiên, tự nhiên nhớ lại gốc xưa vốn là Thiên tiên trên trời, biết sắp đến ngày hồi loan, ngày đêm trông ngóng về trời. Đêm mùng 1 tháng 3 năm Quý Tỵ 1473, bỗng một trận gió làm đổ lộc rung cây, có đám mây năm màu mùi thơm ngào ngạt, trên mây có loan xa chờ sẵn, lại thấy các Tiên nữ trên trời đều xuống phủ phục dưới chân Người. Mẫu quay lại nhìn ngắm gia viên, quan sát xóm làng rồi lên loan xa hồi cung lúc đó là giờ Dần ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ niên hiệu Hồng Đức thứ tư(1473).
Về trời lại thấy nhớ cảnh năm xưa, nhớ đến ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ xưa mà thổn thức trong lòng, ngày đêm mong ngày giáng hạ để được chăm sóc cha mẹ, lúc bấy giờ lại đầu thai tại xã An Thái, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam (Nam Định bây giờ)
Tại thôn Vân Cát có gia đình ông Lê Thái công cũng hiệu Đức Chính còn vợ là Trần thị hiệu Phúc Thuấn ăn ở hiền lành, chuyên lo việc thiện đức, họ chính là đầu thai chuyển thế của cha mẹ Họ Phạm ở Vỉ Nhuế năm xưa.
Năm 40 tuổi hai vợ chồng mới sinh được một người con trai đầu lòng tên là Lê Lục, Thiên Hựu nguyên niên đời vua Lê Anh Tông (1557) bà Trần thị có thai lần hai, lần này đến kì sinh mà không sinh được, ăn uống lạ kì, không bao giờ ăn thịt, chỉ ăn hoa quả, trong nhà thấy vậy tưởng ma quỷ nhiễu hại bèn mời thầy phù thủy về trừ tà trị bệnh nhưng không hề hiệu quả, trình trạng càng trầm trọng hơn.
Một ngày thượng tuần tháng tám, đêm thanh trăng tỏ, có một đạo nhân ăn mặc lạ kì xin vào chữa bệnh, Lê Thái công nghe thấy liền mời vào, thiết lập hương án, đạo nhân xõa tóc hành pháp, rồi rút búa trong tay ném xuống đất, Thái công tức thì mê man và thiếp đi và trong khi đó ông đã mơ thấy được lên Thiên đường và thấy Tiên chúa mặc xiêm y thanh thoát, hình dung sáng chói, chuẩn bị hạ giáng xuống trần gian. Khi tỉnh mộng thì đã lúc canh tàn, bà đã sinh ra một nữ tử, hương thơm ngào ngạt, ai ai cũng lấy làm vui mừng, lúc đó đạo nhân biến mất lúc nào không hay.
Khi đó là giờ Dần ngày 15 tháng 8 năm Đinh Tỵ niên hiệu Thiên Hựu nguyên niên triều vua Lê Anh Tông (1557). Ông Thái công mới đặt Tiên chúa tên Thắng hiệu Giáng Tiên.
Tiên chúa lớn lên trở thành một người con gái sắc đẹp tuyệt trần, nết na ưa nhìn, hiền lành thục nữ, trần gian hiếm có người nào như vậy. Không những vậy kinh văn sách sử, học vấn của Người cũng uyên thâm khó bậc nam nhi nào sách so được. Cầm, kì, thi, họa mọi thứ Người đều am tường thấu tỏ tường tận.
Một hôm nhân nghe tiếng đàn của Tiên chúa gẩy, chợt Thái công nhớ tiếng đàn này giống tiếng đàn năm xưa khi ông nằm mộng lên Thiên đình, nghĩ con gái mình chắc chắn là người nhà trời, sợ rằng sẽ khó nuôi, nên đem cho ông Trần Công làm nghĩa nữ.
Có hai vợ chồng ông Trần lão quan gần làng bên, không con cháu, một hôm dạo chơi gió mát trăng thanh, tự nhiên thấy ai bỏ một đứa trẻ ở bên gốc đào, ông Trần lão quan mới đem về nuôi đặt tên là Trần Đào Lang.
Đến năm Quý Dậu (1573) Gia Thái nguyên niên triều Lê Thế Tông, chàng Đào Lang 21 tuổi, đức Tiên chúa 17 tuổi, nhân lúc Trần Đào Lang sang nhà Trần lệnh công, thấy Tiên chúa đẹp tuyệt trần lại tài hoa vẹn đủ mới đem lòng yêu mến, mới đến cầu hôn.
Thoạt đầu, Tiên chúa không ý định thành hôn, chỉ muốn ở với mẹ cha phụng dưỡng, nhưng sau đó cha mẹ vun vào, và cũng cảm mến chàng Đào hiếu học, Tiên chúa đồng ý và hôn lễ được tác thành khi Tiên chúa 18 tuổi.
Về gia đình chồng, luôn giữ phép với cha mẹ chồng, giữ đạo vợ chồng, cuộc sống hạnh phúc và hai người đã khai sinh ra một nam tử đặt tên Trần Nhân, cảnh gia đình thật vui vầy sướng ca.
Nhưng mãn hạn về trời, Tiên chúa không bệnh mà mất, hưởng dương được 21 tuổi, Chúa hồi loan vào giờ Dần ngày 03 tháng 03 năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Thái ngũ niên triều vua Lê Thế Tông (1577).
Gia đình xóm làng ai nấy tiếc thương, tổ chức an táng cho Tiên chúa tại cây đa bóng.
Tiên chúa về chốn Thiên cung, trần duyên chưa hết, trong lòng còn bồi hồi không nguôi, được ba ngày trên Thiên giới, tức là 3 năm dưới hạ, vừa vào dịp đại tường của Tiên chúa (tức năm Kỷ Mão Quang Hưng nhị niên Vua Lê Thế Tôn 1579), một hôm bà Trần Thị (vợ ông Lê Thái công) vào phòng của Tiên chúa khi xưa thấy lòng đau dạ xót, nước mắt chứa chan rồi ngất đi.
Bỗng nhiên một cơn gió mát thổi đến, bà bừng tỉnh rồi thấy Tiên chúa hiện thân ôm lấy bà mà khóc, lúc đó Lê Thái công và hai ông bà Trần Công cùng người anh Lê Lục thấy vậy vội vã chạy vào nửa mừng nửa lo, chàng Đào Lang cũng vừa bồng con trên tay vừa than khóc thê lương.
Tiên chúa mới gạt nước mắt tâu rằng: “Con là Thiên tiên, chẳng phải người phàm, không phải không muốn ở cùng phụ mẫu song thân và phu quân, huynh đài, con cái, nhưng vì Thiên mệnh không khác, mong mọi người chớ sầu bi ai oán, công đức cao vời gia đình đều có Tiên tịch, mong ngày sớm hội ngộ mọi người chốn Thiên cung”
Dặn dò xong xuôi, Tiên chúa lạy tạ gia đình, lưu luyến mãi không dứt, xong rồi Tiên chúa biến mất.
Đào Lang càng thương nhớ Tiên chúa, việc học dở dang, con cái nheo nhóc, Tiên chúa động lòng ray rứt không nguôi, ngày đêm đều ngóng trông về nhà xưa quê cũ, thấy Trần Đào như vậy Tiên chúa lại một lần nữa hiện thân.
Đang ru con ngủ, Đào Lang thấy có tiếng gọi, chàng đứng dậy nhìn, nửa mờ nửa tỏ thấy Tiên chúa đã hiện ngay trước mặt mình, chàng níu áo Tiên chúa mà khóc, Tiên chúa an ủi: “Ta là Thiên tiên, chàng cũng mang Thiên tộc, nhân duyên tiền định, ắt sẽ gặp lại, không bao lâu nữa, Ta với chàng sẽ lại tái hợp” Tiên chúa lại nhờ Đào lang thường xuyên viếng thăm cha mẹ đôi bên của Tiên chúa, nuôi dạy con cái thật tốt, giữ trọn phần làm con. Nói xong Tiên chúa biến mất.
Sau lần đó, Tiên chúa dong chơi khắp hết đây đó, thưởng thiện phạt ác, làm phúc hành tai, những nơi Người đi qua đều phải kinh sợ hãi hùng. Chúa rất thích dọn quán bán hàng, hiện người thử thách chúng sinh, khi thì ở Đèo Ngang Ba Dội (Thanh Hóa Ninh Bình), khi thì Phố Cát Đại Đồng, người trần hư đốn thì bị giáng tai họa, kẻ chính tâm được ban ân thưởng phúc, Tiên chúa đẹp quá cho nên phàm phu tục tử thường ao ước đắm say, rồi duyên sự chẳng thành nên than rằng:
“Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Lên đèo Ba Dội nhớ cô bán hàng.
Ăn trần nhớ miếng cau khô
Qua đồi Phố Cát nhớ người năm xưa.”
“Ai lên Phố Cát Đại Đồng
Hỏi thăm cô Liễu có chồng hay chưa?
Có chồng hồi mãi năm xưa
Năm nay chồng vắng như chưa có chồng”
Ai đi rêu rao rồi xướng họa câu hát đó đều bị tai họa, người biết phải dốc lòng kính phục, tạ ơn chân thành, nguyện cầu lại được sở nguyện tòng tâm.
Vân du xứ Thanh Hoa, Ninh Bình, Người lại lên Lạng Sơn, tĩnh tâm tự tại, dọn quán bán hàng. Một hôm, khi vắng khách, Người cầm đàn gẩy và hát. Tiếng hát vừa dứt, tự nhiên có tiếng người đọc:
“Tam mộc sâm đình, tọa trước hảo hề nữ tử”
Người nhìn ra, thấy một viên quan, cân đai áo mão, cờ quạt nghiêm trang, Chúa biết là người đi sứ. Thấy thế, nhanh nhẹn ứng đối lại:
“Trùng sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân.”
Viên quan xuống ngựa, cúi đầu vái chào làm quen, lại ra lời đối:
“Sơn nhân bằng nhất ỷ, mạc phi Tiên nữ giáng phàm” (Người trên núi ngồi trên ghế kia, có phải chăng là Tiên nữ?)
Người liền ứng khẩu đối lại:
“Văn tử đới trường cân, tất thị học sinh thị trướng” (Nhà văn sĩ áo mạng cân đai, tất là học sinh bên trướng)
Câu đối của Người ý chỉ coi người đó như học sinh của mình vậy. Nghe xong nghoảnh lại thì không thấy đâu, chỉ thấy ghế trống trơn, tìm xung quanh thì ra đây là một ngôi đền bị tan hoang, nhìn trên vách thì thấy bốn chữ: “Mão Khẩu Công chúa” dưới tán cây xanh rì, người đó tán ra Mão Khẩu ở dưới mộc (cây) là Liễu Hạnh, đích thị là Liễu Hạnh Công chúa hiện thân. Cách đó không xa lại thấy chữ “Băng Mã Dĩ Tẩu”, băng ghép với mã là Phùng, chính là họ của người này, dĩ ghép với tẩu là khởi, ý tứ là muốn người họ Phùng này khởi dựng lại ngôi đền đã hoang tàn này.
Người đó chính là trạng Bùng Phùng Khắc Hoan, nhân đi sứ bên Trung Quốc đã được duyên phúc gặp Tiên chúa, lại được Người dặn dò hưng công lại ngôi đền thờ đó.
Sứ Tàu về, công việc mệt mỏi, trạng Bùng xin nghỉ, cùng hai người bạn văn nhân họ Ngô và họ Lý tới Hồ Tây dạo mát, ngoạn cảnh nước non, thấy một Tòa lâu đài ngay trên mặt nước liền rẽ vào chúc rượu vịnh thơ. Rượu men nồng thắm, ý thơ dồi dào, các văn nhân mặc khách cùng vịnh phú ngâm thơ cùng cô chủ quán tuyệt đẹp, ba ông ai cũng phục tài thơ phú của cô chủ quán.
Ra về lòng lưu luyến ái mộ, mấy tháng sau ba người lại rủ nhau ra Tây hồ, tới chốn cũ thì chỉ thấy mấy cây đào và bài thơ ở đó:
“Vân tác y thường, vân tác xa
Triêu du Đâu suất, mộ Yên hà
Thế nhân dục thức ngô danh tính
Nhất đại sơn nhân Ngọc Quỳnh Hoa”
Trạng Bùng tán thì ra đó chính là lời nói của Tiên chúa, ta chính là Thiên Tiên Ngọc Quỳnh Hoa. Phùng Khắc Hoan giật mình lạy tạ, kính trọng Tiên chúa càng thêm kính.
Tiên chúa phiêu du sơn thủy được 30 năm thì là lúc chàng Đào Lang đã hóa sinh chuyển thế, biết vậy nên người đã từ Tây Hồ về Thanh hoa nơi Đào lang đầu thai. Đang khi ngồi bên khe suối, bỗng thấy chàng thư sinh, hình dung tuấn tú đi tới, biết là Đào lang khi xưa, Người mới gọi với xin giúp đi đường. Đào Lang lúc này thụ sinh vào nhà họ Mai tên Mai Sinh ở làng Tây Mụ, huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh hóa, tưởng là gái giang hồ, rồi làm thinh bước đi thẳng không đáp trả. Mấy ngày sau, trong lòng áy náy khôn nguôi, chẳng may thân gái ở chốn rừng thiêng nước thẳm lỡ có chuyện gì thì sao. Vậy là Mai sinh đã quay lại nơi mấy hôm trước gặp tiểu thư kia, tới nơi, không thấy ai, lòng ủ rũ buồn rầu, chợt có tiếng chào hỏi từ phía sau, chàng Mai sinh vui mừng khôn xiết, chàng đâu biết được người con gái xinh đẹp đó chính là Tiên chúa, vợ kiếp trước của mình.
Hai người dọn về ở bên nhau từ đó chẳng cần mối mai, cưới hỏi gì cả, chỉ thề trước nhật nguyệt, phu thê sắt cầm, đó là vào năm Hoàng Định thập niên (Lê Kính Tông – 1609). Đức Tiên chúa sinh được một con trai đặt tên là Mai Cổn.
Gia đình thung huyên hòa hợp, sắt cầm hoan hỉ, Mai sinh đỗ đạt, Mai cổn khôi ngô phi phương.
Nhưng rồi một ngày cuối đông, tự nhiên Tiên chúa nước mắt chứa chan, Mai sinh hỏi, Tiên chúa rằng nói rằng :
"Ta là Thiên tiên trên trời, kiếp trước kết bề phu phụ với chàng, giờ tái hợp lại, Ta xuống trần làm ứng, đến lúc mãn hạn, nếu còn duyên phận, hẹn chàng kiếp sau tái ngộ".
Nói xong dặn dò mọi sự, nước mắt như mưa, xa giá đã đến, Tiên nữ hai hàng đón rước Tiên chúa thăng thiên. Hôm đó là cuối tháng chạp năm Canh Tuất Hoàng Định thập nhất niên (Lê Kính Tông – 1610).
Buồn thương vợ, Mai sinh từ quan về nơi chốn gặp khi xưa mà dựng lều, hai cha con từ trần tại đó.
Khi Tiên chúa tới ngự ở Phố Cát, dân thôn kính sợ, lập đền thờ khói hương, ai đi qua mà không lễ phép, không xuống ngựa, hạ võng đều bị khiển trách, chết không biết bao nhiêu. Triều đình ngỡ là yêu quái, ra lệnh cho Trịnh Hoàng Phúc lo việc trừ yểm. Trịnh Hoàng Phúc mới vời một phủ thủy nổi tiếng trong nước để giúp việc này.
Thầy phù thủy cùng Đệ tử đi tới Đèo Ngang (gần Phố Cát) thì gặp một bà già chống gậy đi qua. Phù thủy hỏi bà lão :
‘Nghe nói ở đây có yêu tinh hay nhiễu hại nhân gian phải không?’
Bà lão đáp :
‘Phải! Nhưng sao ông lại hỏi?’
‘Tôi là Pháp sư, tới đây để trừ yểm con yêu đó’
‘Cẩn thận! Con yêu đó lắm phép, ông không trừ được nó đâu, tôi nghĩ ông về thì hơn’
‘Bà lão lo gì! Con yêu này sẽ biết tay tôi’
Bà lão đột nhiên biến đâu mất chỉ thấy một cô gái đẹp nhìn Pháp sư một cách kiêu ngạo, Pháp sư nổi giận quát :
‘Người dám hỗn láo với ta hả?’
Nói xong vung gươm bắt khuyết chém về phía người con gái, cô gái vẫn ung dung cười kiêu ngạo và lùi dần về phía sau, Pháp sư hung hăng đuổi theo vấp phải một phiến đá hộc máu mà chết, còn cô gái biến mất. Pháp sư chết, quân triều đình tới đốt phá đền miếu, dân cư trong vùng đau ốm liên miên, bệnh tật nhiều vô kể, mới lập đàn, Tiên chúa sang lời nói là phải xin vua lập lại đền thờ cung phụng Tiên chúa.
Dân thôn đến cung tâu bày với Vua sự thể sự tình, vua cho sửa lại đền miếu nguy nga hơn xưa. Vua Lê Thần Tông sắc phong là Thượng đẳng thần ‘Mã Hoàng Công Chúa, Thượng đẳng Tối linh thần’ năm Dương Hòa nguyên niên (1635 - Ất Hợi), từ đó dân chúng nhờ phép Tiên chúa, hưởng ơn phúc, mọi sự như thường.
Thấy nhiều sự linh nghiệm, hiển ứng vô song, nên vua Lê Thần Tông còn phong cho Tiên chúa :
‘Thượng thượng thượng đẳng tối linh, vi bách thần chi thủ’
Đến đời Vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị, quân Xiêm nhiễu hại bờ cõi Đại Việt, vua sai Quận công Phan Văn Phái tới tiễu trừ, nhưng thế giặc hùng dũng khó mà phá nổi, khi dẫn quân tới Đèo Ngang có ghé vào đền Phố Cát thờ Tiên chúa, lễ lạy Tiên chúa cầu xin người âm phù đánh giặc rồi mới xuất quân, khi tới chiến trường, lúc giao chiến gió giông nổi lên, sấm chớp ầm ầm. Phan Văn Phái biết là có Tiên chúa phù trì, nên ông cho quân tấn công, không mấy chốc đã phá tan quân giặc. Phan Văn Phái cảm phục vô cùng, mang chiến thắng về triều tâu vua và không quên kể rõ công trạng mà Tiên chúa đã gia hộ, Lê Huyền Tông nhớ công đức tôn phong mĩ tự : ‘Hộ Quốc Bình Nhung’ và hạ chiếu gia phong: ‘Chế Thắng Hòa Diệu Đại vương’
Lại nói về Sòng Sơn Đại chiến, khi Tiên chúa đi du ngoạn bốn phương thấy cảnh trí ở Sòng sơn tú khí chung linh mới nán lại dọn quán bán hàng, những ai nghiêm chỉnh đứng đắn qua đường thì được tha, còn kẻ nào trăng hoa bất kính thì bị hành hạ cho điên đảo, có khi chết bất đắc kì tử, dân trong vùng phải lập đền thờ mới yên ổn.
Trong số những kẻ đắc tội có hoàng tử của vua Lê chúa Trịnh, cũng như bao kẻ tội đồ khác, Hoàng tử bị hành hạ cho điên đảo, ngày đêm về hành cung đều hoảng hốt tâm thần bất định. Lại chuyện Vua Lê chúa Trịnh khi về chốn tổ Lam Sơn đi qua đền Sòng không xuống cáo yết, tất thảy xe ngựa dựng đứng, ai không xuống ngựa đều bị vật ngã, vua nổi giận nhưng không biết thế nào, phải quay về kinh đô bàn với quần thần tìm cách tiêu diệt nữ quái ở Sòng sơn. Nói rồi ra lệnh truyền tới Thượng Sư Đạo Nội tới (Phái đạo sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ). Thượng sư Đạo Nội đã hóa , chỉ còn người con trai thứ ba tên Ngọc Quan đang tu luyện ở Từ Ninh, Hoằng Hóa.
Cờ rong trống mở, Ngọc Quan đem quân lính tới vùng Sòng sơn để tiễu trừ Tiên chúa, Người hay tin vẫn bình tĩnh an nhiên như thường. Ngọc Quan tính kế, định lừa Tiên chúa để đánh úp Người, dùng miếng vải điều thu hết thần thông của Tiên chúa, Người vờ như bị thu hết Thánh phép, lui về giếng âm dương, sau đó người ra lệnh Sơn thần, thổ địa, âm binh thần tướng của Người ra giao chiến với quân lính của Ngọc Quan, cuộc chiến gay go, quân lính hai bên chết vô số, cũng theo ý đồ của Tiên chúa, Chúa giả vờ thua trận, để bảo toàn cho tôi tớ của mình, theo Ngọc Quan về kinh đô, đứng trước sân rồng, Tiên chúa phán với Vua tôi rằng: ‘Hoàng tử nhà vua phạm tội dám xúc phạm thiên nhan, thói trăng hoa tráo trở, Vua tôi đi qua, không hạ kiệu cáo yết, bảo sao ta không hành phạt?’ Nói xong Tiên chúa ra phép cho Ngọc Quan cùng Đệ tử đau đớn quằn quại, thoát cái Tiên chúa đã bay lên trời, rồi cuối cùng Vua cúi đầu lạy tạ. Cho lập lại đền thờ, tuyên phụng Đại vương, đời đời hương khói, ai đi qua cửa đền đều phải xuống kiệu xuống ngựa, ngả mũ nón, không ai là không dốc lòng thành kính.
Vì thương xót sinh chúng, nhân loại và con dân của Người nên Người đã giáng sinh hiện thân làm Hoàng Thiên Quốc Mẫu Ngọc cung nương tại thế hiện tại, những Thần tích việc làm của Người còn tiếp tục đến vô tận, chúng ta sẽ là người viết tiếp những việc làm của Tiên chúa nơi thế gian này. Việc Tiên chúa hành tai hành ác cũng là để khuyến thiện trừng ác, Công lao của Người muôn dân quy phục, khói hương khẩn đảo, thực sự là một gương mẫu sáng chói soi tỏ cho nhân gian, nhân thế muôn đời học tập, hiếu nghĩa, trung trinh, nghiêm từ công dung ngôn hạnh. Thực là xứng đáng với mĩ hiệu tôn xưng đấng Tối cao bậc Vô thượng Toàn năng Toàn thiện Toàn mĩ Toàn chân Hoàng Thiên Quốc mẫu Ngọc cung nương dung Liễu Hạnh Công chúa.
(Trích sách Bản mệnh Căn đồng)
Lần hiển hóa thứ nhất, vì động lòng thương xót gia đình ông Phạm Thái Công hiệu Huyền Viên húy là Đức Chính và vợ Phạm Thái Bà hiệu Thuần Nhất ăn ở hiền lành phúc hậu, ngày đêm chỉ chăm chỉ làm việc phúc thiện, việc lành đức nào cũng làm không hề từ nan nhưng hiềm một nỗi tuổi già sức yếu mà vẫn chưa hề có con. Ngày đêm ông bà lễ đảo cầu khấn, cao xanh thương tình, Chúa tiên thương xót, quần thần đồng ý cho Quốc Mẫu giáng sinh, cũng chính ngày hôm đó ngày 15 tháng 6 năm Thuận Thiên thứ 6 nhà Lê (1433) Phạm Thái bà thụ thai.
Ngày Quốc Mẫu giáng sinh, triều thần văn võ bá quan cờ nhạc trống dong đưa tiễn Mẫu giáng hạ trần gian. Đêm đó Phạm Thái công nằm chiêm bao thấy có Tiên nữ đẹp tuyệt trần đến nhà mình, cúi thân cung kính rồi giật mình tỉnh giấc, liền lúc Thái bà sinh hạ một người con gái. Ông mới đặt tên là Tiên Nga, lúc đó là giờ Dần ngày 6 tháng 2 năm Giáp Dần Thái Bình nguyên niên (triều Lê Thái Tông 1434). Là Thiên Tiên hạ phàm, người sinh ra đã là người sắc nước hương trời, lầu thông kinh sử, học thông biết rộng, thấu biết lễ nghĩa đặc biệt là giữ trọn chữ hiếu với cha mẹ, dân chúng trong vùng ai ai cũng ngợi khen người con gái xinh đẹp mà hiếu thuận. Khi cha mẹ mất, Người chỉ ở một mình không lập gia đình, đức độ lại càng vang xa, cứu dân độ thế cả một vùng, cùng giúp đỡ dân chúng quanh vùng làm ăn, truyền bá thiện đức, khuyên nhủ chúng dân bỏ ác.
Ngày tháng thoi đưa, chẳng bấy lâu đã tới kì mãn hạn chầu tiên, tự nhiên nhớ lại gốc xưa vốn là Thiên tiên trên trời, biết sắp đến ngày hồi loan, ngày đêm trông ngóng về trời. Đêm mùng 1 tháng 3 năm Quý Tỵ 1473, bỗng một trận gió làm đổ lộc rung cây, có đám mây năm màu mùi thơm ngào ngạt, trên mây có loan xa chờ sẵn, lại thấy các Tiên nữ trên trời đều xuống phủ phục dưới chân Người. Mẫu quay lại nhìn ngắm gia viên, quan sát xóm làng rồi lên loan xa hồi cung lúc đó là giờ Dần ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ niên hiệu Hồng Đức thứ tư(1473).
Về trời lại thấy nhớ cảnh năm xưa, nhớ đến ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ xưa mà thổn thức trong lòng, ngày đêm mong ngày giáng hạ để được chăm sóc cha mẹ, lúc bấy giờ lại đầu thai tại xã An Thái, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam (Nam Định bây giờ)
Tại thôn Vân Cát có gia đình ông Lê Thái công cũng hiệu Đức Chính còn vợ là Trần thị hiệu Phúc Thuấn ăn ở hiền lành, chuyên lo việc thiện đức, họ chính là đầu thai chuyển thế của cha mẹ Họ Phạm ở Vỉ Nhuế năm xưa.
Năm 40 tuổi hai vợ chồng mới sinh được một người con trai đầu lòng tên là Lê Lục, Thiên Hựu nguyên niên đời vua Lê Anh Tông (1557) bà Trần thị có thai lần hai, lần này đến kì sinh mà không sinh được, ăn uống lạ kì, không bao giờ ăn thịt, chỉ ăn hoa quả, trong nhà thấy vậy tưởng ma quỷ nhiễu hại bèn mời thầy phù thủy về trừ tà trị bệnh nhưng không hề hiệu quả, trình trạng càng trầm trọng hơn.
Một ngày thượng tuần tháng tám, đêm thanh trăng tỏ, có một đạo nhân ăn mặc lạ kì xin vào chữa bệnh, Lê Thái công nghe thấy liền mời vào, thiết lập hương án, đạo nhân xõa tóc hành pháp, rồi rút búa trong tay ném xuống đất, Thái công tức thì mê man và thiếp đi và trong khi đó ông đã mơ thấy được lên Thiên đường và thấy Tiên chúa mặc xiêm y thanh thoát, hình dung sáng chói, chuẩn bị hạ giáng xuống trần gian. Khi tỉnh mộng thì đã lúc canh tàn, bà đã sinh ra một nữ tử, hương thơm ngào ngạt, ai ai cũng lấy làm vui mừng, lúc đó đạo nhân biến mất lúc nào không hay.
Khi đó là giờ Dần ngày 15 tháng 8 năm Đinh Tỵ niên hiệu Thiên Hựu nguyên niên triều vua Lê Anh Tông (1557). Ông Thái công mới đặt Tiên chúa tên Thắng hiệu Giáng Tiên.
Tiên chúa lớn lên trở thành một người con gái sắc đẹp tuyệt trần, nết na ưa nhìn, hiền lành thục nữ, trần gian hiếm có người nào như vậy. Không những vậy kinh văn sách sử, học vấn của Người cũng uyên thâm khó bậc nam nhi nào sách so được. Cầm, kì, thi, họa mọi thứ Người đều am tường thấu tỏ tường tận.
Một hôm nhân nghe tiếng đàn của Tiên chúa gẩy, chợt Thái công nhớ tiếng đàn này giống tiếng đàn năm xưa khi ông nằm mộng lên Thiên đình, nghĩ con gái mình chắc chắn là người nhà trời, sợ rằng sẽ khó nuôi, nên đem cho ông Trần Công làm nghĩa nữ.
Có hai vợ chồng ông Trần lão quan gần làng bên, không con cháu, một hôm dạo chơi gió mát trăng thanh, tự nhiên thấy ai bỏ một đứa trẻ ở bên gốc đào, ông Trần lão quan mới đem về nuôi đặt tên là Trần Đào Lang.
Đến năm Quý Dậu (1573) Gia Thái nguyên niên triều Lê Thế Tông, chàng Đào Lang 21 tuổi, đức Tiên chúa 17 tuổi, nhân lúc Trần Đào Lang sang nhà Trần lệnh công, thấy Tiên chúa đẹp tuyệt trần lại tài hoa vẹn đủ mới đem lòng yêu mến, mới đến cầu hôn.
Thoạt đầu, Tiên chúa không ý định thành hôn, chỉ muốn ở với mẹ cha phụng dưỡng, nhưng sau đó cha mẹ vun vào, và cũng cảm mến chàng Đào hiếu học, Tiên chúa đồng ý và hôn lễ được tác thành khi Tiên chúa 18 tuổi.
Về gia đình chồng, luôn giữ phép với cha mẹ chồng, giữ đạo vợ chồng, cuộc sống hạnh phúc và hai người đã khai sinh ra một nam tử đặt tên Trần Nhân, cảnh gia đình thật vui vầy sướng ca.
Nhưng mãn hạn về trời, Tiên chúa không bệnh mà mất, hưởng dương được 21 tuổi, Chúa hồi loan vào giờ Dần ngày 03 tháng 03 năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Thái ngũ niên triều vua Lê Thế Tông (1577).
Gia đình xóm làng ai nấy tiếc thương, tổ chức an táng cho Tiên chúa tại cây đa bóng.
Tiên chúa về chốn Thiên cung, trần duyên chưa hết, trong lòng còn bồi hồi không nguôi, được ba ngày trên Thiên giới, tức là 3 năm dưới hạ, vừa vào dịp đại tường của Tiên chúa (tức năm Kỷ Mão Quang Hưng nhị niên Vua Lê Thế Tôn 1579), một hôm bà Trần Thị (vợ ông Lê Thái công) vào phòng của Tiên chúa khi xưa thấy lòng đau dạ xót, nước mắt chứa chan rồi ngất đi.
Bỗng nhiên một cơn gió mát thổi đến, bà bừng tỉnh rồi thấy Tiên chúa hiện thân ôm lấy bà mà khóc, lúc đó Lê Thái công và hai ông bà Trần Công cùng người anh Lê Lục thấy vậy vội vã chạy vào nửa mừng nửa lo, chàng Đào Lang cũng vừa bồng con trên tay vừa than khóc thê lương.
Tiên chúa mới gạt nước mắt tâu rằng: “Con là Thiên tiên, chẳng phải người phàm, không phải không muốn ở cùng phụ mẫu song thân và phu quân, huynh đài, con cái, nhưng vì Thiên mệnh không khác, mong mọi người chớ sầu bi ai oán, công đức cao vời gia đình đều có Tiên tịch, mong ngày sớm hội ngộ mọi người chốn Thiên cung”
Dặn dò xong xuôi, Tiên chúa lạy tạ gia đình, lưu luyến mãi không dứt, xong rồi Tiên chúa biến mất.
Đào Lang càng thương nhớ Tiên chúa, việc học dở dang, con cái nheo nhóc, Tiên chúa động lòng ray rứt không nguôi, ngày đêm đều ngóng trông về nhà xưa quê cũ, thấy Trần Đào như vậy Tiên chúa lại một lần nữa hiện thân.
Đang ru con ngủ, Đào Lang thấy có tiếng gọi, chàng đứng dậy nhìn, nửa mờ nửa tỏ thấy Tiên chúa đã hiện ngay trước mặt mình, chàng níu áo Tiên chúa mà khóc, Tiên chúa an ủi: “Ta là Thiên tiên, chàng cũng mang Thiên tộc, nhân duyên tiền định, ắt sẽ gặp lại, không bao lâu nữa, Ta với chàng sẽ lại tái hợp” Tiên chúa lại nhờ Đào lang thường xuyên viếng thăm cha mẹ đôi bên của Tiên chúa, nuôi dạy con cái thật tốt, giữ trọn phần làm con. Nói xong Tiên chúa biến mất.
Sau lần đó, Tiên chúa dong chơi khắp hết đây đó, thưởng thiện phạt ác, làm phúc hành tai, những nơi Người đi qua đều phải kinh sợ hãi hùng. Chúa rất thích dọn quán bán hàng, hiện người thử thách chúng sinh, khi thì ở Đèo Ngang Ba Dội (Thanh Hóa Ninh Bình), khi thì Phố Cát Đại Đồng, người trần hư đốn thì bị giáng tai họa, kẻ chính tâm được ban ân thưởng phúc, Tiên chúa đẹp quá cho nên phàm phu tục tử thường ao ước đắm say, rồi duyên sự chẳng thành nên than rằng:
“Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Lên đèo Ba Dội nhớ cô bán hàng.
Ăn trần nhớ miếng cau khô
Qua đồi Phố Cát nhớ người năm xưa.”
“Ai lên Phố Cát Đại Đồng
Hỏi thăm cô Liễu có chồng hay chưa?
Có chồng hồi mãi năm xưa
Năm nay chồng vắng như chưa có chồng”
Ai đi rêu rao rồi xướng họa câu hát đó đều bị tai họa, người biết phải dốc lòng kính phục, tạ ơn chân thành, nguyện cầu lại được sở nguyện tòng tâm.
Vân du xứ Thanh Hoa, Ninh Bình, Người lại lên Lạng Sơn, tĩnh tâm tự tại, dọn quán bán hàng. Một hôm, khi vắng khách, Người cầm đàn gẩy và hát. Tiếng hát vừa dứt, tự nhiên có tiếng người đọc:
“Tam mộc sâm đình, tọa trước hảo hề nữ tử”
Người nhìn ra, thấy một viên quan, cân đai áo mão, cờ quạt nghiêm trang, Chúa biết là người đi sứ. Thấy thế, nhanh nhẹn ứng đối lại:
“Trùng sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân.”
Viên quan xuống ngựa, cúi đầu vái chào làm quen, lại ra lời đối:
“Sơn nhân bằng nhất ỷ, mạc phi Tiên nữ giáng phàm” (Người trên núi ngồi trên ghế kia, có phải chăng là Tiên nữ?)
Người liền ứng khẩu đối lại:
“Văn tử đới trường cân, tất thị học sinh thị trướng” (Nhà văn sĩ áo mạng cân đai, tất là học sinh bên trướng)
Câu đối của Người ý chỉ coi người đó như học sinh của mình vậy. Nghe xong nghoảnh lại thì không thấy đâu, chỉ thấy ghế trống trơn, tìm xung quanh thì ra đây là một ngôi đền bị tan hoang, nhìn trên vách thì thấy bốn chữ: “Mão Khẩu Công chúa” dưới tán cây xanh rì, người đó tán ra Mão Khẩu ở dưới mộc (cây) là Liễu Hạnh, đích thị là Liễu Hạnh Công chúa hiện thân. Cách đó không xa lại thấy chữ “Băng Mã Dĩ Tẩu”, băng ghép với mã là Phùng, chính là họ của người này, dĩ ghép với tẩu là khởi, ý tứ là muốn người họ Phùng này khởi dựng lại ngôi đền đã hoang tàn này.
Người đó chính là trạng Bùng Phùng Khắc Hoan, nhân đi sứ bên Trung Quốc đã được duyên phúc gặp Tiên chúa, lại được Người dặn dò hưng công lại ngôi đền thờ đó.
Sứ Tàu về, công việc mệt mỏi, trạng Bùng xin nghỉ, cùng hai người bạn văn nhân họ Ngô và họ Lý tới Hồ Tây dạo mát, ngoạn cảnh nước non, thấy một Tòa lâu đài ngay trên mặt nước liền rẽ vào chúc rượu vịnh thơ. Rượu men nồng thắm, ý thơ dồi dào, các văn nhân mặc khách cùng vịnh phú ngâm thơ cùng cô chủ quán tuyệt đẹp, ba ông ai cũng phục tài thơ phú của cô chủ quán.
Ra về lòng lưu luyến ái mộ, mấy tháng sau ba người lại rủ nhau ra Tây hồ, tới chốn cũ thì chỉ thấy mấy cây đào và bài thơ ở đó:
“Vân tác y thường, vân tác xa
Triêu du Đâu suất, mộ Yên hà
Thế nhân dục thức ngô danh tính
Nhất đại sơn nhân Ngọc Quỳnh Hoa”
Trạng Bùng tán thì ra đó chính là lời nói của Tiên chúa, ta chính là Thiên Tiên Ngọc Quỳnh Hoa. Phùng Khắc Hoan giật mình lạy tạ, kính trọng Tiên chúa càng thêm kính.
Tiên chúa phiêu du sơn thủy được 30 năm thì là lúc chàng Đào Lang đã hóa sinh chuyển thế, biết vậy nên người đã từ Tây Hồ về Thanh hoa nơi Đào lang đầu thai. Đang khi ngồi bên khe suối, bỗng thấy chàng thư sinh, hình dung tuấn tú đi tới, biết là Đào lang khi xưa, Người mới gọi với xin giúp đi đường. Đào Lang lúc này thụ sinh vào nhà họ Mai tên Mai Sinh ở làng Tây Mụ, huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh hóa, tưởng là gái giang hồ, rồi làm thinh bước đi thẳng không đáp trả. Mấy ngày sau, trong lòng áy náy khôn nguôi, chẳng may thân gái ở chốn rừng thiêng nước thẳm lỡ có chuyện gì thì sao. Vậy là Mai sinh đã quay lại nơi mấy hôm trước gặp tiểu thư kia, tới nơi, không thấy ai, lòng ủ rũ buồn rầu, chợt có tiếng chào hỏi từ phía sau, chàng Mai sinh vui mừng khôn xiết, chàng đâu biết được người con gái xinh đẹp đó chính là Tiên chúa, vợ kiếp trước của mình.
Hai người dọn về ở bên nhau từ đó chẳng cần mối mai, cưới hỏi gì cả, chỉ thề trước nhật nguyệt, phu thê sắt cầm, đó là vào năm Hoàng Định thập niên (Lê Kính Tông – 1609). Đức Tiên chúa sinh được một con trai đặt tên là Mai Cổn.
Gia đình thung huyên hòa hợp, sắt cầm hoan hỉ, Mai sinh đỗ đạt, Mai cổn khôi ngô phi phương.
Nhưng rồi một ngày cuối đông, tự nhiên Tiên chúa nước mắt chứa chan, Mai sinh hỏi, Tiên chúa rằng nói rằng :
"Ta là Thiên tiên trên trời, kiếp trước kết bề phu phụ với chàng, giờ tái hợp lại, Ta xuống trần làm ứng, đến lúc mãn hạn, nếu còn duyên phận, hẹn chàng kiếp sau tái ngộ".
Nói xong dặn dò mọi sự, nước mắt như mưa, xa giá đã đến, Tiên nữ hai hàng đón rước Tiên chúa thăng thiên. Hôm đó là cuối tháng chạp năm Canh Tuất Hoàng Định thập nhất niên (Lê Kính Tông – 1610).
Buồn thương vợ, Mai sinh từ quan về nơi chốn gặp khi xưa mà dựng lều, hai cha con từ trần tại đó.
Khi Tiên chúa tới ngự ở Phố Cát, dân thôn kính sợ, lập đền thờ khói hương, ai đi qua mà không lễ phép, không xuống ngựa, hạ võng đều bị khiển trách, chết không biết bao nhiêu. Triều đình ngỡ là yêu quái, ra lệnh cho Trịnh Hoàng Phúc lo việc trừ yểm. Trịnh Hoàng Phúc mới vời một phủ thủy nổi tiếng trong nước để giúp việc này.
Thầy phù thủy cùng Đệ tử đi tới Đèo Ngang (gần Phố Cát) thì gặp một bà già chống gậy đi qua. Phù thủy hỏi bà lão :
‘Nghe nói ở đây có yêu tinh hay nhiễu hại nhân gian phải không?’
Bà lão đáp :
‘Phải! Nhưng sao ông lại hỏi?’
‘Tôi là Pháp sư, tới đây để trừ yểm con yêu đó’
‘Cẩn thận! Con yêu đó lắm phép, ông không trừ được nó đâu, tôi nghĩ ông về thì hơn’
‘Bà lão lo gì! Con yêu này sẽ biết tay tôi’
Bà lão đột nhiên biến đâu mất chỉ thấy một cô gái đẹp nhìn Pháp sư một cách kiêu ngạo, Pháp sư nổi giận quát :
‘Người dám hỗn láo với ta hả?’
Nói xong vung gươm bắt khuyết chém về phía người con gái, cô gái vẫn ung dung cười kiêu ngạo và lùi dần về phía sau, Pháp sư hung hăng đuổi theo vấp phải một phiến đá hộc máu mà chết, còn cô gái biến mất. Pháp sư chết, quân triều đình tới đốt phá đền miếu, dân cư trong vùng đau ốm liên miên, bệnh tật nhiều vô kể, mới lập đàn, Tiên chúa sang lời nói là phải xin vua lập lại đền thờ cung phụng Tiên chúa.
Dân thôn đến cung tâu bày với Vua sự thể sự tình, vua cho sửa lại đền miếu nguy nga hơn xưa. Vua Lê Thần Tông sắc phong là Thượng đẳng thần ‘Mã Hoàng Công Chúa, Thượng đẳng Tối linh thần’ năm Dương Hòa nguyên niên (1635 - Ất Hợi), từ đó dân chúng nhờ phép Tiên chúa, hưởng ơn phúc, mọi sự như thường.
Thấy nhiều sự linh nghiệm, hiển ứng vô song, nên vua Lê Thần Tông còn phong cho Tiên chúa :
‘Thượng thượng thượng đẳng tối linh, vi bách thần chi thủ’
Đến đời Vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị, quân Xiêm nhiễu hại bờ cõi Đại Việt, vua sai Quận công Phan Văn Phái tới tiễu trừ, nhưng thế giặc hùng dũng khó mà phá nổi, khi dẫn quân tới Đèo Ngang có ghé vào đền Phố Cát thờ Tiên chúa, lễ lạy Tiên chúa cầu xin người âm phù đánh giặc rồi mới xuất quân, khi tới chiến trường, lúc giao chiến gió giông nổi lên, sấm chớp ầm ầm. Phan Văn Phái biết là có Tiên chúa phù trì, nên ông cho quân tấn công, không mấy chốc đã phá tan quân giặc. Phan Văn Phái cảm phục vô cùng, mang chiến thắng về triều tâu vua và không quên kể rõ công trạng mà Tiên chúa đã gia hộ, Lê Huyền Tông nhớ công đức tôn phong mĩ tự : ‘Hộ Quốc Bình Nhung’ và hạ chiếu gia phong: ‘Chế Thắng Hòa Diệu Đại vương’
Lại nói về Sòng Sơn Đại chiến, khi Tiên chúa đi du ngoạn bốn phương thấy cảnh trí ở Sòng sơn tú khí chung linh mới nán lại dọn quán bán hàng, những ai nghiêm chỉnh đứng đắn qua đường thì được tha, còn kẻ nào trăng hoa bất kính thì bị hành hạ cho điên đảo, có khi chết bất đắc kì tử, dân trong vùng phải lập đền thờ mới yên ổn.
Trong số những kẻ đắc tội có hoàng tử của vua Lê chúa Trịnh, cũng như bao kẻ tội đồ khác, Hoàng tử bị hành hạ cho điên đảo, ngày đêm về hành cung đều hoảng hốt tâm thần bất định. Lại chuyện Vua Lê chúa Trịnh khi về chốn tổ Lam Sơn đi qua đền Sòng không xuống cáo yết, tất thảy xe ngựa dựng đứng, ai không xuống ngựa đều bị vật ngã, vua nổi giận nhưng không biết thế nào, phải quay về kinh đô bàn với quần thần tìm cách tiêu diệt nữ quái ở Sòng sơn. Nói rồi ra lệnh truyền tới Thượng Sư Đạo Nội tới (Phái đạo sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ). Thượng sư Đạo Nội đã hóa , chỉ còn người con trai thứ ba tên Ngọc Quan đang tu luyện ở Từ Ninh, Hoằng Hóa.
Cờ rong trống mở, Ngọc Quan đem quân lính tới vùng Sòng sơn để tiễu trừ Tiên chúa, Người hay tin vẫn bình tĩnh an nhiên như thường. Ngọc Quan tính kế, định lừa Tiên chúa để đánh úp Người, dùng miếng vải điều thu hết thần thông của Tiên chúa, Người vờ như bị thu hết Thánh phép, lui về giếng âm dương, sau đó người ra lệnh Sơn thần, thổ địa, âm binh thần tướng của Người ra giao chiến với quân lính của Ngọc Quan, cuộc chiến gay go, quân lính hai bên chết vô số, cũng theo ý đồ của Tiên chúa, Chúa giả vờ thua trận, để bảo toàn cho tôi tớ của mình, theo Ngọc Quan về kinh đô, đứng trước sân rồng, Tiên chúa phán với Vua tôi rằng: ‘Hoàng tử nhà vua phạm tội dám xúc phạm thiên nhan, thói trăng hoa tráo trở, Vua tôi đi qua, không hạ kiệu cáo yết, bảo sao ta không hành phạt?’ Nói xong Tiên chúa ra phép cho Ngọc Quan cùng Đệ tử đau đớn quằn quại, thoát cái Tiên chúa đã bay lên trời, rồi cuối cùng Vua cúi đầu lạy tạ. Cho lập lại đền thờ, tuyên phụng Đại vương, đời đời hương khói, ai đi qua cửa đền đều phải xuống kiệu xuống ngựa, ngả mũ nón, không ai là không dốc lòng thành kính.
Vì thương xót sinh chúng, nhân loại và con dân của Người nên Người đã giáng sinh hiện thân làm Hoàng Thiên Quốc Mẫu Ngọc cung nương tại thế hiện tại, những Thần tích việc làm của Người còn tiếp tục đến vô tận, chúng ta sẽ là người viết tiếp những việc làm của Tiên chúa nơi thế gian này. Việc Tiên chúa hành tai hành ác cũng là để khuyến thiện trừng ác, Công lao của Người muôn dân quy phục, khói hương khẩn đảo, thực sự là một gương mẫu sáng chói soi tỏ cho nhân gian, nhân thế muôn đời học tập, hiếu nghĩa, trung trinh, nghiêm từ công dung ngôn hạnh. Thực là xứng đáng với mĩ hiệu tôn xưng đấng Tối cao bậc Vô thượng Toàn năng Toàn thiện Toàn mĩ Toàn chân Hoàng Thiên Quốc mẫu Ngọc cung nương dung Liễu Hạnh Công chúa.
(Trích sách Bản mệnh Căn đồng)
An Sinh Vương Trần Liễu lấy bà Lý Thị Thuận Thiên, một hôm bà mơ thấy có người mặc áo bào xanh tự xưng là người trời xuống đầu thai, giật mình tỉnh giấc, từ hôm đó bà mang thai, đủ ngày đủ tháng hạ sinh được một con trai, trong nhà ngào ngạt hương thơm và hào quang, thấy thế nên đặt tên con là Tuấn. Hôm đó vào ngày 10 tháng 12.
Sống trong một gia đình thân vương, được chăm nom, dạy dỗ học hành tử tế, lớn lên trở thành một trang tuấn kiệt xuất sắc, văn võ kiêm toàn, tài năng cái thế, trung trinh nhất mực.
Sau này Ngài giúp vua Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông, ngài lấy Trần Thị Anh Công chúa sinh hạ được 4 vương tử và 2 vương nữ. Các con của Ngài cùng các gia thân gia tướng đều anh dũng phi thường có công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Cuộc đời Ngài là tấm gương sáng về tinh thần trung hiếu nghĩa chí tín. Muôn đời về sau mãi mãi tôn vinh, các triều đại đều dùng những mĩ từ bậc nhất để tuyên tụng.
Vua Trần phong “Quốc công Tiết chế Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương” hay đức Thượng từ. Trần Anh Tông phong ông là “Thượng phụ Thượng Quốc công Bắc Bình Đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương”
Những năm tháng đất nước thái bình, Ngài lại về sống cuộc sống thanh đạm ở Vạn Kiếp và qua đời ở đó. Ngài mất 20 tháng 8.
Đền thờ Ngài rất nhiều nhưng có thể kể đến là Đền Kiếp Bạc (Hải Dương), Cố Trạch, Bảo Lộc (Nam Định), Trần Thương (Hà Nam)...
Đức Thánh Trần được các Thanh đồng có căn bên Trần triều hầu, nhưng thường đồng cao đức trọng mới hầu được Ngài, hầu đức Thánh Trần không lên đai thượng (một số người hầu đai thượng là đi ngược lại lối xưa). Ngài ngự đồng mặc áo mà đỏ, thêu hổ phù, thắt nét dài trên khăn xếp, chân mang hia, Ngài có thể múa kiếm hoặc cờ, cờ có thể bằng khăn tấu. Đức Thánh Trần ngự đồng thường chứng giáng cho Thanh đồng đội lệnh, trừ tà sát quỷ, chữa bệnh vô sinh ...
Sống trong một gia đình thân vương, được chăm nom, dạy dỗ học hành tử tế, lớn lên trở thành một trang tuấn kiệt xuất sắc, văn võ kiêm toàn, tài năng cái thế, trung trinh nhất mực.
Sau này Ngài giúp vua Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông, ngài lấy Trần Thị Anh Công chúa sinh hạ được 4 vương tử và 2 vương nữ. Các con của Ngài cùng các gia thân gia tướng đều anh dũng phi thường có công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Cuộc đời Ngài là tấm gương sáng về tinh thần trung hiếu nghĩa chí tín. Muôn đời về sau mãi mãi tôn vinh, các triều đại đều dùng những mĩ từ bậc nhất để tuyên tụng.
Vua Trần phong “Quốc công Tiết chế Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương” hay đức Thượng từ. Trần Anh Tông phong ông là “Thượng phụ Thượng Quốc công Bắc Bình Đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương”
Những năm tháng đất nước thái bình, Ngài lại về sống cuộc sống thanh đạm ở Vạn Kiếp và qua đời ở đó. Ngài mất 20 tháng 8.
Đền thờ Ngài rất nhiều nhưng có thể kể đến là Đền Kiếp Bạc (Hải Dương), Cố Trạch, Bảo Lộc (Nam Định), Trần Thương (Hà Nam)...
Theo giáo lí của Giáo hội Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo thì Ngọc Hoàng Thượng đế là hiện thân nam và Hoàng Thiên Quốc mẫu là hiện thân nữ của Đấng Tối Cao, khi đủ hai thân này thì vạn vật mới phát sinh. Chung quy lại thì mọi sự đều xuất phát từ Đấng Tối cao mà ra.
Ngọc Hoàng còn được gọi với nhiều danh hiệu khác nữa : Thượng đế, Đại Từ phụ, Đấng Tạo Hóa, Đức Chí tôn, người là một thân của Đấng Tối cao, tạo hóa ra vạn vật và vũ trụ.
Người có thân giáng trần tên là Trương Hữu Nhân, trang chủ của Trương Gia Loan, Người sống luôn thiện đức, quảng tế chúng sinh, nhẫn nhịn nhu hòa nên được gọi là Trương Bách Nhẫn.
Hằng năm vào ngày 9 tháng riêng là ngày mà người giáng hạ trần gian vi hành chứng chiếu.
Đền thờ Ngọc Hoàng Thượng đế là đền Đậu An (An Viên – Tiên Lữ - Hưng Yên) ngoài ra còn rất nhiều đền thờ trong Nam ngoài Bắc thờ cúng Người, khu vực trong các đền phủ đều phối thờ, đặc biệt khu người Hoa rất tín ngưỡng Người.
(Trích sách Bản Mệnh Căn Đồng - GHĐMVN-HTTTG)
Người có thân giáng trần tên là Trương Hữu Nhân, trang chủ của Trương Gia Loan, Người sống luôn thiện đức, quảng tế chúng sinh, nhẫn nhịn nhu hòa nên được gọi là Trương Bách Nhẫn.
Hằng năm vào ngày 9 tháng riêng là ngày mà người giáng hạ trần gian vi hành chứng chiếu.
Đền thờ Ngọc Hoàng Thượng đế là đền Đậu An (An Viên – Tiên Lữ - Hưng Yên) ngoài ra còn rất nhiều đền thờ trong Nam ngoài Bắc thờ cúng Người, khu vực trong các đền phủ đều phối thờ, đặc biệt khu người Hoa rất tín ngưỡng Người.
(Trích sách Bản Mệnh Căn Đồng - GHĐMVN-HTTTG)
Tam tòa Thánh mẫu gồm 3 vị Thánh Mẫu khác nhau ám chỉ về hệ thống cai quản ba miền của vũ trụ bao gồm miền trời, miền núi & miền sông nước.
Tượng mẫu thượng thiên (còn gọi là Mẫu Đệ Nhất) cai quản miền trời. Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi, đó là 4 vị nữ thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn hóa nông nghiệp lúa nước. Đền thờ Mẫu thượng thiên có ở khắp mọi nơi nhưng các nơi chính vẫn là những nới Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích. Ngày hội chính của Mẫu là ngày 3/3 âm lịch.
Tượng mẫu đệ nhị (còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn) cai quản miền rừng núi. Mẫu Thượng Ngàn gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng chính là Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn). Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng Ngàn. Ngày hội chính của mẫu thượng ngàn là ngày 20/9 âm lịch.
Tượng mẫu thoải (còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy) cai quản miền sông nước. Mẫu Thoải gắn với đời sống thủy sinh của dân tộc Việt từ xa xưa, liên quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước. Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. Ngày hội chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn.
Trên đây là một số ý nghĩa khái quát về Tam Tòa Thánh Mẫu, ở kỳ tới chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về sự tích Tam tòa Thánh Mẫu và các thánh Mẫu khác. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về việc thờ thánh Mẫu và cần đặt đóng tượng Mẫu có thể liên hệ Đồ thờ Tâm linh để được tư vấn chi tiết hơn.
Tượng mẫu đệ nhị (còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn) cai quản miền rừng núi. Mẫu Thượng Ngàn gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng chính là Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn). Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng Ngàn. Ngày hội chính của mẫu thượng ngàn là ngày 20/9 âm lịch.
Tượng mẫu thoải (còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy) cai quản miền sông nước. Mẫu Thoải gắn với đời sống thủy sinh của dân tộc Việt từ xa xưa, liên quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước. Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. Ngày hội chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn.
Trên đây là một số ý nghĩa khái quát về Tam Tòa Thánh Mẫu, ở kỳ tới chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về sự tích Tam tòa Thánh Mẫu và các thánh Mẫu khác. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về việc thờ thánh Mẫu và cần đặt đóng tượng Mẫu có thể liên hệ Đồ thờ Tâm linh để được tư vấn chi tiết hơn.
Phụ tùng máy xúc tại Hà Nội rất nhiều. Nhưng để tìm được địa chỉ bán phụ tùng uy tín, chất lượng là chuyện không dễ.
Với hàng ngàn mặt hàng phụ tùng với nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Từ hàng chính hãng đến hàng nhập từ các nước Nhật, Hàn, Đài Loan, Anh, Đức…Sự đa dạng về nguồn gốc phụ tùng lại làm người mua bối rối. Bởi bạn sẽ khó chọn được 1 phụ tùng chất lượng, phù hợp giữa hàng ngàn phụ tùng cùng loại như vậy.
Điều này sẽ làm tốn thời gian khi tìm mua phụ tùng lúc cần.
Đó là chưa kể đến việc bạn mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.
Khi lắp vào thay thế, máy hoạt động lúc được, lúc không, phụ tùng bị hư hỏng khi mua về lắp chưa được bao lâu. Làm tốn thời gian, hiệu quả công việc giảm. Rồi còn làm hư luôn phụ tùng khác. Lại thêm nơi bán chối bỏ trách nhiệm về phụ tùng đã cấp. Dẫn đến phải tốn tiền mua mới, sửa chữa. Đúng là tiền mất tật mang.
Vậy nên, để không phải tốn thời gian khi mua phụ tùng cũng như tránh mua phải hàng dởm khi tìm mua phụ tùng máy xúc tại Hà Nội, bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về nơi cung cấp phụ tùng máy xúc, kiểm tra hàng trước khi đặt mua.
Địa chỉ bán phụ tùng máy xúc tại Hà Nội uy tín
Có 1 cách đơn giản để các bạn mua được phụ tùng chất lượng, đó là liên hệ đến công ty TNHH Hanoi Vietnam để được báo hàng, báo giá sản phẩm.
Khi đến với công ty chúng tôi, bạn hoàn toàn yên tâm khi:
- Hanoi Vietnam là đơn vị chuyên phụ tùng thay thế cho máy đào, máy xúc, máy ủi, máy xúc lật…, máy công trình, xe cơ giới
- Chúng tôi đặt chữ TÍN làm đầu, chịu trách nhiệm về phụ tùng đã cấp cho khách hàng.
- Ngoài ra, nếu máy của bạn đang khó ở, ương ngạnh sẽ được đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề tư vấn, bắt bệnh của máy để mua đúng phụ tùng cần thay thế. Tránh trường hợp tốn tiền oan vì thuốc này chữa bệnh kia.
- Đồng thời, bạn dễ dàng tìm mua phụ tùng thay thế cho máy mà không cần phải liên hệ nhiều địa chỉ cung cấp phụ tùng khác nhau. Vì phụ tùng động cơ, phụ tùng thủy lực, phụ tùng điện luôn có hàng sẵn tại kho. Đây là 3 nhóm phụ tùng chính, thường xuyên được thay thế khi bảo dưỡng, sửa chữa cho máy xúc.
- Hoàn toàn yên tâm vì chất lượng phụ tùng. Hàng mới 100%, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Sản phẩm được bảo hành theo hãng sản xuất tùy vào từng phụ tùng cụ thể.
- Giá cả hợp lý, cạnh tranh.
Do vậy, nếu bạn cần mua phụ tùng máy xúc tại Hà Nội, hãy gọi cho chúng tôi qua số 0906601755 để được tư vấn và báo giá. XIn cảm ơn.
Với hàng ngàn mặt hàng phụ tùng với nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Từ hàng chính hãng đến hàng nhập từ các nước Nhật, Hàn, Đài Loan, Anh, Đức…Sự đa dạng về nguồn gốc phụ tùng lại làm người mua bối rối. Bởi bạn sẽ khó chọn được 1 phụ tùng chất lượng, phù hợp giữa hàng ngàn phụ tùng cùng loại như vậy.
Điều này sẽ làm tốn thời gian khi tìm mua phụ tùng lúc cần.
Đó là chưa kể đến việc bạn mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.
Khi lắp vào thay thế, máy hoạt động lúc được, lúc không, phụ tùng bị hư hỏng khi mua về lắp chưa được bao lâu. Làm tốn thời gian, hiệu quả công việc giảm. Rồi còn làm hư luôn phụ tùng khác. Lại thêm nơi bán chối bỏ trách nhiệm về phụ tùng đã cấp. Dẫn đến phải tốn tiền mua mới, sửa chữa. Đúng là tiền mất tật mang.
Vậy nên, để không phải tốn thời gian khi mua phụ tùng cũng như tránh mua phải hàng dởm khi tìm mua phụ tùng máy xúc tại Hà Nội, bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về nơi cung cấp phụ tùng máy xúc, kiểm tra hàng trước khi đặt mua.
Địa chỉ bán phụ tùng máy xúc tại Hà Nội uy tín
Có 1 cách đơn giản để các bạn mua được phụ tùng chất lượng, đó là liên hệ đến công ty TNHH Hanoi Vietnam để được báo hàng, báo giá sản phẩm.
Khi đến với công ty chúng tôi, bạn hoàn toàn yên tâm khi:
- Hanoi Vietnam là đơn vị chuyên phụ tùng thay thế cho máy đào, máy xúc, máy ủi, máy xúc lật…, máy công trình, xe cơ giới
- Chúng tôi đặt chữ TÍN làm đầu, chịu trách nhiệm về phụ tùng đã cấp cho khách hàng.
- Ngoài ra, nếu máy của bạn đang khó ở, ương ngạnh sẽ được đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề tư vấn, bắt bệnh của máy để mua đúng phụ tùng cần thay thế. Tránh trường hợp tốn tiền oan vì thuốc này chữa bệnh kia.
- Đồng thời, bạn dễ dàng tìm mua phụ tùng thay thế cho máy mà không cần phải liên hệ nhiều địa chỉ cung cấp phụ tùng khác nhau. Vì phụ tùng động cơ, phụ tùng thủy lực, phụ tùng điện luôn có hàng sẵn tại kho. Đây là 3 nhóm phụ tùng chính, thường xuyên được thay thế khi bảo dưỡng, sửa chữa cho máy xúc.
- Hoàn toàn yên tâm vì chất lượng phụ tùng. Hàng mới 100%, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Sản phẩm được bảo hành theo hãng sản xuất tùy vào từng phụ tùng cụ thể.
- Giá cả hợp lý, cạnh tranh.
Do vậy, nếu bạn cần mua phụ tùng máy xúc tại Hà Nội, hãy gọi cho chúng tôi qua số 0906601755 để được tư vấn và báo giá. XIn cảm ơn.