Chủ đề tương tự
kebuomhoa nói:Em mới lấy bằng, kinh nghiệm đi xe còn ít. Nên cứ đi xe là bị tắt máy. Em bị tắt máy trong các trường hợp:
- Đi tới bùng bình đông xe
- Qua ngã 4, 3 kẹt xe
- Lên dốc cầu dốc
- Lên dốc cầu kẹt xe
- Kẹt xe đèn đỏ
Em nghĩ rằng mình bị tắt máy do dở côn nhanh quá và không chịu về số thấp!
Bây giờ em đi xe đều dở côn rất chậm, từ từ và tới bùng binh, ngã 3,4, lên dốc cầu em đều đi số 1.
Như vậy, em có đang làm đúng không? Vì đi chậm quá các xe sau cứ ý ơi làm em hết sức khó chịu.
Bạn đang làm đúng rồi đấy. Tuy nhiên không nhất thiết phải đi hoàn toàn số 1, nếu tốc độ và tua máy đủ thì qua số 2 luôn. Cứ tập chuyển số theo chân ga và chân côn sao cho phù hợp ở tốc độ để không bị gằn máy. Kiên nhẫn, từ từ rồi cũng làm được. Cố lên !
Last edited by a moderator:
Ai mới lái cũng hay bị vậy. Chẳng qua là Bác chưa quen chân côn, chân ga đồng thời phối hợp với các kỹ năng khác như phán đoán tình huống, nghe tiếng máy, đi đúng số (không bị ép ga hoặc ép số), canh trớn ,...Khi Bác chạy quen rồi thì bác sẽ thấy điều khiển xe nhịp nhàng, đủ trớn, đủ đà,...thì sẽ không bị tắt máy nữa. Một số kinh nghiệm nhỏ Bác thử để ý xem:
- Xe dừng hẳn: Bắt buộc phải trả về số 1 để depart lại. Sau khi depart nếu thấy đường có nguy cơ kẹt tiếp thì Bác khoan hảy sang số 2 mà chuẩn bị rà côn để giảm tốc và để tránh xe bị tắt máy. Còn nếu đường thoáng, xe vẫn lăn bánh đều đều không có nguy cơ kẹt tiếp thì Bác sang số 2 ngay.
- Xe bò bò tốc độ 5 - 10km/g chưa đủ trớn: Số 2, nhưng lưu ý nếu đang đi lên hoặc vướng vật cản dưới bánh xe thì Bác phải đệm thêm ga nhẹ nhẹ chút chút
- Khi đi số 1 và 2 thường nếu xe chưa đủ trớn thì Bác phối hợp thật tốt chân côn và chân ga để xe không bị giật hoặc tắt máy (ở mức nào đó thì chạy lâu Bác sẽ cảm nhận được, còn giờ Bác chưa cảm nhận được nên hay bị xe sau í ới là đúng rồi), thời gian rà côn không được kéo dài hoặc lạm dụng quá. Còn khi xe đủ trớn rồi thì Bác đã chuyển tiếp sang số 3.
- Từ số 3 trở đi thì xe ít bị tắt máy hơn. Nếu có tình huống phải giảm tốc thì Bác rà thắng từ từ đến mức nào đó (đi lâu sẽ cảm nhận được) là Bác biết xe đã hết trớn thì cắt côn ngay để về số thấp hơn.
Tóm lại, bác nên chú ý hơn vào đà và trớn của xe thay vì chỉ chú ý vào đi số nào. Tất nhiên để như vậy cũng cần có thời gian chứ mới lái thì chưa cảm nhận hết được, hoặc cảm nhận được nhưng chưa phối hợp xử lý khéo léo được. Ngoài ra các Bác khác trên đây có lẽ sẽ trao đổi thêm với Bác các kinh nghiệm khác.
- Xe dừng hẳn: Bắt buộc phải trả về số 1 để depart lại. Sau khi depart nếu thấy đường có nguy cơ kẹt tiếp thì Bác khoan hảy sang số 2 mà chuẩn bị rà côn để giảm tốc và để tránh xe bị tắt máy. Còn nếu đường thoáng, xe vẫn lăn bánh đều đều không có nguy cơ kẹt tiếp thì Bác sang số 2 ngay.
- Xe bò bò tốc độ 5 - 10km/g chưa đủ trớn: Số 2, nhưng lưu ý nếu đang đi lên hoặc vướng vật cản dưới bánh xe thì Bác phải đệm thêm ga nhẹ nhẹ chút chút
- Khi đi số 1 và 2 thường nếu xe chưa đủ trớn thì Bác phối hợp thật tốt chân côn và chân ga để xe không bị giật hoặc tắt máy (ở mức nào đó thì chạy lâu Bác sẽ cảm nhận được, còn giờ Bác chưa cảm nhận được nên hay bị xe sau í ới là đúng rồi), thời gian rà côn không được kéo dài hoặc lạm dụng quá. Còn khi xe đủ trớn rồi thì Bác đã chuyển tiếp sang số 3.
- Từ số 3 trở đi thì xe ít bị tắt máy hơn. Nếu có tình huống phải giảm tốc thì Bác rà thắng từ từ đến mức nào đó (đi lâu sẽ cảm nhận được) là Bác biết xe đã hết trớn thì cắt côn ngay để về số thấp hơn.
Tóm lại, bác nên chú ý hơn vào đà và trớn của xe thay vì chỉ chú ý vào đi số nào. Tất nhiên để như vậy cũng cần có thời gian chứ mới lái thì chưa cảm nhận hết được, hoặc cảm nhận được nhưng chưa phối hợp xử lý khéo léo được. Ngoài ra các Bác khác trên đây có lẽ sẽ trao đổi thêm với Bác các kinh nghiệm khác.
2 tuần trước em cũng lên diễn đàn hỏi về cách chạy xe số sàn, các bác trên này chỉ em nhiều cách hay lắm, sau 2 tuần e chạy nội thành + đường trường liên tục bằng xe số sàn, kết quả đến hnay e lái cứng hơn rất rất nhiều ( tự cảm nhận). E rút ra kinh nghiệm như thế này ạ, 1 bên học hỏi 1 bên thực hành ngay chắc chắn sẽ tiến bộ rất nhanh. Quan trọng nếu bác có những thói quen xấu khi lái xe bác phải kiên quyết thay đổi. & lái nhiều sẽ quen chân ngay thôi( như e do thói quen lái xe số tự động lâu năm nên khi ngồi lái số sàn ngồi lùi ra xa, dẫn tới đạp không hết côn gây vào số khó + xe bị khựng, một bác trên diễn đàn chỉ ra khuyết điểm của em, e thay đổi ngay quả thật khắc phục ngay được tình trạng ban đầu)
Chúc bác học thêm nhiều kinh nghiệm trên diễn đàn và ngày càng lái cứng & lái an toàn!
Chúc bác học thêm nhiều kinh nghiệm trên diễn đàn và ngày càng lái cứng & lái an toàn!
kebuomhoa nói:Em mới lấy bằng, kinh nghiệm đi xe còn ít. Nên cứ đi xe là bị tắt máy. Em bị tắt máy trong các trường hợp:
- Đi tới bùng bình đông xe
- Qua ngã 4, 3 kẹt xe
- Lên dốc cầu dốc
- Lên dốc cầu kẹt xe
- Kẹt xe đèn đỏ
Em nghĩ rằng mình bị tắt máy do dở côn nhanh quá và không chịu về số thấp!
Bây giờ em đi xe đều dở côn rất chậm, từ từ và tới bùng binh, ngã 3,4, lên dốc cầu em đều đi số 1.
Như vậy, em có đang làm đúng không? Vì đi chậm quá các xe sau cứ ý ơi làm em hết sức khó chịu.
Có 1 lưu ý là số cao thì có thể thả nhanh côn chứ số thấp thì côn lại phải từ từ. Nhất là trường hợp của bác chuyển động chậm thì côn càng phải từ từ. Nếu côn thả nhanh quá thì việc chết là bình thường. Chủ yếu là do chưa quen chân côn và số kết hợp nên mới xảy ra tình trạng đó
Thông tin của các Bác bổ ích qúa! Em cũng đang quan tâm tới vấn đề này, đi số tự đông giờ hư chân hết rùi!
Nofear126 nói:2 tuần trước em cũng lên diễn đàn hỏi về cách chạy xe số sàn, các bác trên này chỉ em nhiều cách hay lắm, sau 2 tuần e chạy nội thành + đường trường liên tục bằng xe số sàn, kết quả đến hnay e lái cứng hơn rất rất nhiều ( tự cảm nhận). E rút ra kinh nghiệm như thế này ạ, 1 bên học hỏi 1 bên thực hành ngay chắc chắn sẽ tiến bộ rất nhanh. Quan trọng nếu bác có những thói quen xấu khi lái xe bác phải kiên quyết thay đổi. & lái nhiều sẽ quen chân ngay thôi( như e do thói quen lái xe số tự động lâu năm nên khi ngồi lái số sàn ngồi lùi ra xa, dẫn tới đạp không hết côn gây vào số khó + xe bị khựng, một bác trên diễn đàn chỉ ra khuyết điểm của em, e thay đổi ngay quả thật khắc phục ngay được tình trạng ban đầu)
Chúc bác học thêm nhiều kinh nghiệm trên diễn đàn và ngày càng lái cứng & lái an toàn!
Cám ơn các bác đã chĩ dẫn cụ thể. Cho em hỏi làm sao mình xác định đuợc khoảng cách phù hợp của ghế ngồi và chân côn, chân thắng, chân ga. Và chỉnh các gương chiếu hậu như thế nào là đúng