Ngày mai là 16/04 năm 2016
Giờ, ký ức tuổi thơ trong em bùng lên ... 16/04/1972 một ngày Hà Nội dữ dội kiên cường.
Ngày 16/04/1972 em 12 tuổi HS lớp 3 . Sáng đó - một sáng chủ nhật Hà Nội thanh bình. Anh ba của em (23 tuổi, tốt nghiệp khóa 1 quay phim trường Điện Ảnh VN đã gia nhập quân đội. Nhận lon thiếu úy quay phim xưởng phim QĐND.) Ảnh từ đơn vị về khu tập thể, dắt em bỏ lên khung chiếc xe đạp sterling (chiếc xe kỷ niệm tài sản giá trị nhất của gia đình - kỷ vật của Ba chúng em từ thời KCCP) lưng đeo cái máy quay phim loại "lên dây cót" và bảo "Anh cho em lên nóc Bách hóa tổng hợp Hà Nội để ngắm thành phố". Thế là đạp xe đi.
Tiếp tục hồi tưởng ... Mình xin kể với bạn bè và mọi người rằng, nhửng điều mình tiếp tục kể sẽ là sự kiện dưới ánh mắt của đứa trẻ lớp 4 tới lớp 6 hệ 10 năm. Hồi đó mình nghĩ gì sẽ kể lại như vậy nhé! Mọi cmt trong thớt này dưới mọi quan điểm với mọi thái độ về những sự kiện trong thời kỳ đó của 2 miền mình đều đọc, tiếp thu, nghĩ ... nhưng có thể không phúc đáp bởi nếu đáp bằng quan điểm hay giải thích bằng kiến thức của mình - lão già đang sống bây giờ thì không khách quan. Mình tiếp thu và trân trọng mọi ý kiến bạn sẽ cmt vô topic này bởi kiến thức, quan điểm, thái độ của mỗi người là của riêng các bạn, viết vào đây là tán thưởng ý kiến "HỒI TƯỞNG" của mình rồi.
Nhé!
Khi tới Bách hóa tổng hợp Hà Nội, đầu phố Hàng Bài, góc Tràng Tiền ... để xe thế nào thì em không nhớ, nhưng em nhớ nhất là: anh ba dắt tay đi bộ lên lầu ...lên ...lên ... mở cửa ra sân thượng thì òa vào mắt là một trận địa pháo cao xạ của tự vệ Hà Nội mũ cối xanh có sao "tự vệ" hình quả trám, bộ đồ công nhân màu tím. các cô chú anh chị đều trên tư thế ... ngồi chơi túm năm tụm ba đọc báo, đọc sách ... Thấy anh ba em vô, họ òa lên "Anh Th ... anh Th đến rồi!" Hóa ra là cuộc dạo chơi có hẹn trước. 4 khẩu 14,5mm đặt trên giá súng, xung quanh chất bao cát như lô cốt ... có 4 ụ như vậy.
judo nói: ↑
12t sao mới học lớp 3 Bác ? hay là tính hệ 10 năm?
1969, em 8 tuổi đi học lớp 1. 1972 tháng 4 là cuối lớp 3. Tháng 9/1972 thì vô lớp 4 hệ 10 năm.
Ha Sonata, Thứ sáu lúc 21:37
Ngay trên nóc , cạnh sân thượng này là cái còi báo động phòng không gồm 6 cái loa phễu dài chĩa ra 6 hướng mà khi nó hú thì cã khu Hoàn Kiếm, Hai Bà ... xung quanh đều nghe rõ.
Chưa kịp xem gì, nói chuyện với ai thì "Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội sáu mươi cây số, các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu! Đồng bào mau chóng xuống hầm trú ẩn gần nhất!" rồi "Hú hú hú..." đinh tai nhức óc!
Nghe còi báo động, anh Ba quát "bịt tai lại!" và kẹp tôi vào nách nhãy liền mấy bước dài qua cái góc lối xuống với đống bao cát. Anh đè ngay tôi xuống hét vào lỗ tai "nằm im để anh làm nhiệm vụ"!
Tuổi thơ mấy năm chiến tranh phá hoại rồi, nghe lệnh là hiểu. tôi nằm quỳ phủ phục xuống góc tường như mắt hướng về hướng mấy ụ súng.
Chỉ 2 phút sau "đồng bào chú ý đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 20 cây số. các lục lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu!!" Trước mắt tôi, tự vệ đã vào vị trí. Mỗi khẩu đội có 4 người, 1 người cầm cờ đứng trên đống bao cát chỉ huy. 2 người cạnh khẩu súng, 1 người cạnh đống thùng đạn. Tiếng súng rộ lên từ hướng hồ Tây - Trúc bạch. các khẩu đội hướng nòng súng về vên ấy. rồi ùng oàng ùng oàng này một chát chúa ...... khác khẩu đội trước mắt tôi bắt đầu bắn những tràng dài. Nằm gần đó, tiếng súng đanh lắm. Chỉ nghe "păng păng păng ...."
Giờ nghĩ lại, tôi suy luận rằng: sau sự kiện Mậu Thân 1968, các năm 1969 -1972, Mỹ dời ném bom MB vào từ vĩ tuyến 20 trở vô. HN và gần hết MB đã được sống trong hòa bình. Chúng tôi đã được về sống ở Thủ đô. Nay, máy bay Mỹ chưa vào thì các LLVT đã được báo trước "16/04 máy bay mỹ sẽ tái oanh tạc phá hoại MB" nên các LLVT từ Tự vệ tới chủ lực phòng không đã sẵn sàng chiến đấu trước nhiều tiếng đồng hồ chờ máy bay Mỹ vào.
Anh Ba của tôi lúc đó thấp thoáng chạy từ vị trí này tới vị trí khác hướng ống kính máy quay lên trời, rồi hướng về các ụ súng ... anh quay phim trong khói lửa đầu nòng của 4 khẩu đại liên.
Cứ nổ dữ dội chừng 3 phút lại ngừng khoảng 5 phút. các hiệu lệnh, dõng dạc đanh thép. Không thấy phát đạn hay hỏa tiễn nào bắn vào nóc nhà Bách Hóa Tổng hợp nơi có trân địa phòng không mà tôi nằm kế bên.
4 đợt như thế thì TP chìm vào yên ắng. Trận chiến khoảng nửa tiếng thì còi báo yên hú lên với loa truyền thanh "Máy bay địch đã bay xa. Đồng bào trở về vị trí sản xuất lao động..."
Đó là sự kiện đế quốc Mỹ tái oanh tạc phá hoại miền Bắc từ 16/04/1972 - 31/12/1972. Hà Nội bị oanh kích bằng bom và tên lửa không đối đất.
Sau báo yên, anh tôi chạy đi chạy lại trao đổi với cô chú này kia rồi chạy lại tôi, xách tay, nói ngắn "Ta về nhanh em nhé! Chú ý nghe khẩu lệnh." rồi dắt tay tôi đi xuống cầu thang. máy quay anh mang sau lưng như súng.
Chúng em về tới nhà tập thể ở phố Ngõ Trạm, tiểu khu 20 khu Hoàn Kiếm cạnh chợ Hàng Da là buổi trưa.
Trưởng ban điều hành khu đã đứng ở cổng cùng tự vệ khu. Ông báo "mọi gia đình hành trang vào ba lô, sáng mai xe của Bộ sẽ đưa tất cả trẻ em đang đi học vào trại sơ tán. các thanh niên từ 18 tuổi chiều nay có mặt ở Ban Điều Hành tiểu khu, các bậc cha mẹ vào cơ quan nhận nhiệm vụ chiến đấu."
Bomlaem nói: ↑
12 tuổi = lớp6 bây giờ
Sau Mậu Thân, anh được đưa từ Quảng Trị ra Bắc theo đường Trường Sơn, vào trại, học chậm 1 năm. 9/1969 8 tuổi vào lớp 1. Đông Triều.
Sáng hôm sau từ 5h00, nhà tôi:
- Ba ở chiến trường Quảng Trị, Má về cục quân Y
- Chị Hai: Đại úy về đơn vị
- Anh Ba: trung úy về đơn vị : cục điện ảnh QĐ, TCCT
- Chị Tư: đang du học ở Sophia Bungari (cùng ông BT bộ NNFTNT CDP sau này)
- Anh Năm: học lớp 8 được vào danh sách "học sinh nam, cấp III, theo đoàn đi Sơn tây"
- Chị Sáu: lớp 6 và tôi lớp 3 theo đoàn khác đi về xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
6 giờ sáng là nhóm tuổi nào theo danh sách gọi vào hàng nấy tập trung đầy đủ điểm danh. Ô tô tải tới đón xếp dài dài trước phố Ngõ Trạm. Chúng tôi ai cũng 1 ba lô con cóc bộ đội lên vai. Nhà : đồ "quý" bỏ vô cái rương gỗ mỗi chiều 80cm x1,2m x cao 80cm khóa lại nhét dưới gầm phản. Cửa nhà khóa lại. Niêm phong của BQT.
Vấn đề ở đây là: trước mắt tôi, toàn khu phố không hề bấn loạn. Nhà nào nhà nấy, ai vào việc nấy, tuổi nào đoàn nấy, cha mẹ nào cơ quan nấy. Mọi người bình tĩnh đi vào đoàn mình, đến khu sẽ đến, tổ chức ngay ngắn trật tự chu đáo.
Đoàn xe đưa chúng tôi ra ngoại ô hướng về Hà Đông. Hai bên đường là tấp nập những hàng quân, những dòng người xe đạp thồ chở gia đình về nơi sơ tán. Không hề hoảng loạn.
Ngồi trong xe, lòng tôi chỉ mơ ước sao cho mình mau lớn lên để được cầm súng ra trận, vào Nam đánh Mỹ. Nghĩ tới anh ba được về đơn vị để ra tiền tuyến ... Bọn trẻ con chúng tôi có cha mẹ làm chung cơ quan Bộ, hầu hết đều biết nhau từ trước qua các hoạt động tập thể, cắm trại Đồ sơn (mỗi năm 1 lần vào đầu kỳ nghỉ hè), sinh hoạt những ngày cuối tuần. Chúng tôi biết ai là con ai.... nên nói chuyện vui vẻ, hòa đồng lễ phép. Chú chỉ huy đoàn xe ngồi trên xe tôi. Ổng làm bên vụ Quản Trị của Bộ. cạnh ổng là chú Bình bí thư Đoàn cơ quan Bộ, người hay tổ chức cho chúng tôi xem phim cuối tuần ở hội trường Bộ. Chẳng có ai xa lạ. Chúng tôi đi trong kỷ luật.
Đoàn sơ tán của thiếu nhi cơ quan Bộ - nơi Ba , Má chúng tôi công tác ... được đưa về xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây.
Vừa tới nơi, đoàn xe dừng tại cổng làng. Nơi đóvuawf băng qua cánh đồng. Bên trái có cây gạo cổ thụ cực to. Dưới gốc cây treo 1 vỏ quả bom to đùng dùng làm kẻng báo động. Cạnh đó là trạm gác của dân quân. Chân cây gạo còn có cái miếu thờ thổ thần. Trước khi vào tới cây gạo là cái giếng làng to, miệng giếng chừng 2m xây thành bằng gạch, xung quanh là sàn gạch. Nước giếng trong vắt. Từ giếng làng nhìn vô: bên phải là ao làng to lắm! Có bến xây gạch bậc bước xuống rồi cái cầu gỗ dài đi ra. Nhìn vô chính diện là đình làng cổ kính có cổng rồng phượng mặt trời. Sân đình rộng mênh mông (dưới mắt đứa trẻ lớp 3). Sân đình này là nơi chúng tôi được tập trung ăn cơm tập thể ngày 2 bữa. BCH trung tâm sơ tán đóng trong đình này.
Pakyto nói: ↑
A Tư đừng kể nữa có đám kia sẽ nhào vào nói a bị nhồi sọ đó!
Sau Mậu Thân mình từ Quảng Trị được đưa ra tới Hải Phòng. Mình 7 tuổi bị ốm đưa vào bv Việt - Tiệp. Vô phòng mổ ruột thừa, bị BS đè nằm trên bàn mổ, mình hô to "Đả đảo quân giết người! Hồ Chủ Tịch muôn năm! Nguyễn Văn Trỗi ơi em theo anh đây!" - Thề độc à chuyện thật! Mình có phải "bị nhồi sọ" không?
Happy Guy6 nói: ↑
Kinh thật. Mổ ruột thừa mà cũng phải chửi Mỹ - ngụy với hô khẩu hiệu cho bằng được. Cái xã hội gì mà nhồi sọ dân thấy ớn, đến cả đứa con nít cũng không tha.
1969 thì em từ Ba Lòng Quảng Trị ra tới Hải Phòng. Em chưa được đi học nên chưa bị nhồi sọ. Trong lòng đứa bé lúc đó chỉ có nghe loáng thoáng người lớn, bộ đội nói chuyện với nhau và loa truyền thanh hô khẩu hiệu thui bác à. Em khi đó chưa biết chữ.
Chúng tôi được tập trung ở sân đình xếp hàng theo từng lớp tuổi.
"Cô phụ trách" của lớp 3 của tôi rất béo, tóc dài. Tôi nhớ tên cô là Cô Bình.
Chúng tôi chỉ nghe gọi tên là vào hàng. Tôi nhớ là tâm trạng căng thẳng lắng nghe và chấp hành chứ không ai đùa nghịch để người lớn phải quát nạt cả.
Cô phụ trách trao đổi với chỉ huy rồi tay cầm xấp giấy ghi tên từng người, địa chỉ và dẫn chúng tôi đi hàng đôi về thôn.
Chúng tôi ra cổng Đình, rẽ trái và đi ... Bên trái là tường rồi ngõ. bên phải là những rặng tre già che ánh nắng. Cứ 1 đoạn là những cái ao nhỏ, có cái cầu ván nhỏ đi xuống. Nền đường trong thôn từng đoạn lát gạch rộng chừng 40cm. (Giờ nhớ lại đoán thế). Có đoạn là đường đất đắp. Đi chừng lúc lâu nửa tiếng thì cô phụ trách gọi "Ông Tam ơi!" và bảo chị em tôi (tôi và chị Sáu) "Hai cháu ở nhà này. Vào nhận chỗ ngủ đặt ba lô rửa mặt mũi chân tay. Chờ cô gọi thì ra, theo cô quay về đình ăn trưa". Cửa mở. Một cụ ông tóc bạc phơ, mắt kèm nhèm ra . Họ nói với nhau vài câu. Cụ ông nhìn ... chị em tôi đồng thanh "Chúng cháu chào ông ạ!". Ông cười và bảo "Vào đây, theo ông vào đây!". Cô phụ trách lại dẫn các bạn còn lại đi tiếp.
Tôi và chị Sáu theo ông vô nhà.
Ông lững thững dẫn chúng tôi qua cổng vào nhà. Nền gạch từ ngõ qua cổng với 2 cánh cửa gỗ đã cũ lắm rồi. Có 2 mái chữ A. Vào là nền gạch, bên trái là vườn nhãn, chuối có 1 đống rơm to đánh quanh cái cột ở giữa. Bên phải là nền đất, 1 cây nhãn to sum suê lắm. 1 cái hầm trú ẩn chữ A dưới bụi tre tiếp đó. rồi lại bụi tre bao quanh gần vuôn theo bức tường đá ong xưa lắm rồi. căn nhà ngói bên trái lại nhìn xuôi theo hướng từ cổng vào. Chúng tôi rẽ trái vào sân gạch thì trước mặt là gian bếp. Bên trái là nhà ngói quá cũ 2 gian. căn nhà trên 1 thềm cao hơn mặt sân hôn nửa mét.
Ông cụ bước lên nhà qua 3 bậc gạch lẩm bẩm "vào đây vào đây".
Trước mắt chúng tôi là gian thờ, bộ bàn nước 2 băng có dựa , trụ cột rồi tới cái phản gỗ. Ngưỡng cửa vào gian trong tối mờ. xích qua phải có 1 cái chõng tre to kê cạnh 1 cái ... quan tài đỏ sậm sát vách tường. Ông cụ chỉ cái chõng: "Các cháu ở đây nhé!"
Hai chị em tôi nhìn nhau mặt tái mét không còn giọt máu.
Chừng 1 tiếng sau, cô Bình đến gọi "ăn cơm ăn cơm các con ơi!". Chúng tôi mùng như được quà mẹ về chợ. Chỉ mong mau thoát khỏi cái chõng cạnh quan tài. Chỉ mong gặp cô đề đạt nguyện vọng chuyển nhà. (Bởi cô Bình là bạn của chị Hai chúng tôi)
Nói chuyện đó sau. Kỷ niệm tràn về với ... bữa ăn.
Những ngày đó, chúng tôi được ăn su hào triền miên bất tận. Su hào luộc, nước luộc làm canh. Su hào kho nước màu. Su hào thái lát xào. Su hào xắt sợi xào. Su hào nấu canh. lá su hào luộc. Củ su hào phơi khô ... ối giờ ơi ... gần năm chục năm đã trôi qua mà giờ ra Hà Nội ông Gừng mà đãi tôi ăn su hào thì tôi sẽ gởi e-mail kiến nghị BĐH bem nick ổng vĩnh viễn. Tôi hứa đấy!
gakho nói: ↑
Tại sao trước khi mổ phải hô khẩu hiệu? Nếu không hô họ có mổ cho khg bác?
Lúc đó tôi cho rằng tôi sắp bị giết. Hô khẩu hiệu và đả đảo nhằm vào "bọn y bác sĩ" đang đè tôi ra. (tôi tưởng chúng là bọn ngụy đã giết anh Trỗi)
Ở Chàng Sơn này, nhà nào cũng có nghề đan quạt nan. Những cái quạt hình trái tim to bằng cái quạt giấy. Nan tre ngâm màu xanh đỏ .... đan ra cái quạt có hình màu. Đẹp lắm!
Cái quan tài ở nhà ông chủ là do "ông chỉ còn độc thân, mua sẵn chờ khi ông mất thì hàng xóm làm ma chay hộ." - ông giải thích cho chúng tôi nghe như thế.
Có đêm ngủ, tỉnh dậy tôi thấy tôi đang gác chân ôm sát cái quan tài.
Vậy mà chúng tôi chỉ ở vùng này chừng 2 tuần.
Một ngày, có tin báo "Địch sắp đánh bom. Báo động di chuyển!". Chúng tôi lại được đưa qua Đan Phượng Hà Tây. Qua khỏi thị trấn Phùng, lên mặt đê Phùng qua bên kia đi theo đường nhỏ chừng vài km nữa....
Tới Đan Phượng, chị em tôi được bố trí ở trong 1 nhà bà cụ có nghề làm tương đỗ (tương đậu nành để làm thức chấm, như tương làng Bần, ở Hưng Yên). Kể từ đây tôi tập ăn cay., bởi người Đan Phượng thích ăn cay và tương làng này làm bỏ sẵn ớt xay, màu đỏ cả chai. Tương Phùng này cay xé lưỡi
Ngôi nhà chúng tôi ở ngay bên đường cái, chỉ cách rặng tre. Sân nhà không lát gạch mà là đất nện. Ở sân dầy những cái hũ vại làm tương to như những cái thùng phi.
Hồi đó, ở Đan Phượng chúng tôi được đi học trở lại, trường làng.
Thầy tôi già lắm, phải gần sáu mươi rồi. Ông bảo "Tập làm văn, thầy cho đề kể chuyện con chó nhà em. các em phải nhớ chỉ kể về con chó. Nếu kể về con khác là lạc đề, thầy sẽ cho không điểm. Những kẻ hỏi một đường trả lời một nẻo là bọn tâm thần , ngu dại đấy các con ạ!"
Chúng tôi viết bằng bút có quản bằng tre ngòi được ghim buộc và quản bằng chun.
Ở vùng Đan Phượng này, có căn cứ pháo cao xạ và tên lửa SAM. Xe to lắm! cái bánh xe cao hơn cái đầu bọn trẻ lớp 3 chúng tôi. Chúng tôi thường ra đồng thả diều ngay cạnh trận địa pháo cao xạ. Nằm nép vào bờ ruộng xem bộ đội pháo cao xạ bắn máy bay mỹ. Sau này tôi biết loại pháo đó là 57mm bắn mỗi kẹp đạn 5 viên nổ "oành oành oành oành oành" sướng tai lắm!
Tại đấy, tôi lần đầu tiên thấy tên lửa SAM đuổi máy bay "con ma, thần sấm". Cũng lần đầu chúng tôi được cùng cả làng chạy ra đồng bắt phi công Mỹ.
Tôi không biết xã mà chúng tôi sơ tán về ở Đan Phượng là xã nào nhưng ở đấy đúng là nơi lần đầu biết được ruộng dâu, nong tằm và khung cửi dệt vải. Ở đó đến khoảng 3 tháng sau thì chuyển về Chương Mỹ Hà Tây. Đó là một xã gì không nhớ nhưng có nghề trồng mía và làm đường mật.
Thời kỳ này chúng tôi rất thiếu thốn đói khổ.
Buổi sáng, trước khi đi học, chị sáu tôi gói cho tôi 1 thìa đường vàng trong gói giấy bằng 2 ngón tay, lâu lâu mở ra liếm 1 phát, chép chép...
Lúc này, ở cùng chúng tôi có 2 chị em bạn H, con bác Hinh - nhà văn LTK. Chúng tôi vừa đồng hương vừa cùng trang lứa, ra Bắc cùng đợt.
Có lần, thấy tôi liếm liếm gói đường, thằng H "Cho tao liếm phát!". Tôi mở gói cầm 2 tay chìa cho nó, nó táp phát một hết thìa đường tiêu chuẩn của tôi.
Có lần tôi và H cùng leo lên bệ sau cái cột tìm xem 2 chị dấu cái gì? Chúng tôi lục được cây kem đánh răng Hoa Mai. 2 thằng liếm nếm thử thấy ngòn ngọt! Thế là thay nhau nặn măm bằng hết.
Lần khác, 2 chị cho mỗi đứa 1 quả chuối. H ăn xong phần nó, "mày cho tao nếm phát!". Tôi chìa quả chuối đã bóc vỏ cho nó, nó táp phát "bụp" hết 2/3 quả chuối khẩu phần của tôi.
Đau nhất là ... chúng tôi cùng người lớn đẩy sau xe cải tiến chở mía thu hoạch về khu ép mía thành nước. Thèm quá, H đứng lên ngọn 1 cây mía. Tôi đẩy đi ... cây mía ở lại. Tôi giả vờ chạy theo một lúc thì bỏ xe mía, quay lại tìm H. Chúng tôi chui vào bụi tre bẻ mía gặm tước vỏ ăn, không rửa. Ngọt lịm! Dân quân bắt được đưa về sân kho HTX. Phụ trách đoàn phải đến nhận để kiểm điểm vì tội "ăn cắp tài sản của HTX".
Cũng giai đoạn này, cái đói đưa chúng tôi đến cái thèm.
Máy bay Mỹ ném bom. Có người trong thôn chết. Chúng tôi đi theo đám ma 'tùng ... xèng..." ra đồng chờ người ta chôn người mất. Nhìn bát cơm trắng (cơm không độn nhé!) trên nóc quan tài lại có quả trứng luộc. Thằng nào cũng thèm. Chôn người mất xong, mộ đất đắp lên, bát cơm quả trứng bó hương nghi ngút ... Chúng tôi kiên nhẫn chờ ... người lớn về xong là bọn trẻ con tranh nhau bát cơm quả trứng trên mả đó. "Bọn sơ tán" ít người, không bao giờ thắng.
Nỗi khát khao thèm muốn 1 thời đó giờ tạo cho tôi thói quen ăn trứng luộc, chiên hàng ngày. Tối coi tv có thể hút hết 20 trứng gà luộc "la cót" đơn giản.
Ngày ngày sau giờ học, tôi và H ra đồng, vườn, bụi, bờ ao bắt cóc, nhái về đưa 2 chị.
Con nhỏ thì thả xuống hố "tăng xê" (trú ẩn tránh bom cá nhân) chờ nó lớn. Con to thì các chị: chặt đầu cái "bụp" , mổ bụng, lột da, lôi ruột bỏ, chỉ lấy phần thịt trắng... nấu ăn "cải thiện". các món: chả cóc, cóc băm nấu cháo, cóc xào tía tô, ếch om tía tô ...
mazda6. nói: ↑
Anh @Ha Sonata còn quên một món su hào " nổi tiếng" hồi đó là.... su hào để cả củ muối dưa...nén cả vại.. đến bữa lầy ra một củ.. gọt vỏ.. thái ra... ăn!!. Món đó hình như sau này bọn tàu gọi là " ca la thầu" thì phải????
Dạ, ca la thầu là su hào muối với xì dầu, đen thui. Do TQ viện trợ. Hồi đó, mỗi khi mậu dịch quốc doanh (em thấy ở cửa hàng MDQD chợ Hàng Da và cửa hàng cung cấp cho cán bộ bìa B,C ở phố Nhà Thờ) nhận hàng, mở thùng sắt như cái thùng xăng ấy, lật nắp lên là nguyên thùng ca la thầu. Thế là viết bảng: hàng hôm nay có : ca la thầu. Sản phẩm này rất ngon! Sau này (sau 1980) tới bây giờ, người Hà Nội chế ra su hào muối như bác kể và gọi luôn là "ca la thầu" đó ạ.
Một ngày nọ em ốm (để được ăn cháo thịt hoặc sữa của bếp ăn tập thể trường: "ốm".)
Chị Sáu em lấy sữa bột trong hộp guigoz (hộp ăn hết từ lâu, còn cái vỏ, chị Hai nhận sữa phân phối bỏ vô gởi tiếp tế cho.) nấu cho nồi cháo sữa. Ăn xong cháo sữa nóng xong, mình ốm thật. Tiêu chảy "thổ tả" ròng rã từ trưa tới chiều. Cô y tá của trường phát hiện do ăn sữa bột , cô bảo "Sữa này là loại nước bạn Trung Quốc cho ngựa ăn viện trợ cho ta." phải cho cáng lên phòng y tế để thụt rửa ruột. Tới tối thì đỡ. Nhưng sốt ly bì tới ngày hôm sau.
Chừng vài tháng, không nhớ cụ thể, chắc khoảng tháng 8/1972 thì tình hình "Báo yên". Chúng tôi được về HN trở lại. Khi đó anh ba của tôi đã vô chiến trường lâu rồi từ hồi tháng 5/72 và đã hy sinh ở Thành cổ Quảng Trị ngày 18/07/1972 khi làm phóng viên quay phim chiến trường. Sau này nghe kể lại: anh tôi quay phim, nhảy xuống hào lụm lựu đạn trong thùng mà đối phương trước khi rút đi để lại. Khi đối phương phản công cận quá thì anh tôi tham gia chiến đấu chống phản kích, rút chốt lựu đạn định ném, nhưng lựu đạn nổ ngay trên tay (chắc là M26) và anh ấy hy sinh. Ba tôi lúc đó chỉ huy chiến đấu cùng mặt trận. Ông biết tin anh tôi hy sinh nhưng không hề báo về nhà. Ông được xã đội trưởng du kích báo cụ thể nơi chôn cất anh ấy, đặt bia gỗ.
Hễ những ai có "tuổi thơ đi qua chiến tranh" ngoài Bắc thì không thể nào quên được tiếng còi,tiếng kẻng báo động và báo yên,Đài truyền thanh thì phát đi giục giã "Đồng bào chú ý!Đồng bào chú ý!Máy bay địch đang bay vào thành phố...."
Nhớ lại thời đó, ai mặc áo trắng thì bị mắng xơi xả,nhất là vụ Bà,Cô nào có chiếc nón mà bên trong chóp gắng cái gương nhỏ thì dễ bị nghi là gián điệp.....Tụi em thường hay đi nhặt giấy bạc mà người lớn giải thích là cái đó do Địch thả làm nhiễu Ra-đa...
Học sinh đi học thường học vào ban đêm,trang bị tối thiểu là chiếc mũ rơm,túi cứu thuơng và chiếc đèn dầu để trong ống Bơ.....Vậy mà đã gần năm mươi năm rồi!!!
MINA,
"Thời đó miền Bắc đào đâu ra lon guigoz?"
Ba tôi gởi từ Quảng Trị ra khi có ông nào cùng đơn vị ra Bắc an dưỡng.
Cùng trong nhà Ba tôi, các chú em của ông đều là sĩ quan VNCH: có ông là giảng viên sĩ quan Đà lạt, có ông là trưởng ty chiêu hồi Bình Thuận, có ông là đại tá ở Cần Thơ. Bà nội tôi ở Quê và có nhà ở Huế ngay đường Trần Hưng Đạo trước xéo cổng chợ Đông Ba. Nhà mở "fec ma ci" cạnh nhà may Nam Việt.
Tháng 11/1972, Ba tôi về Hà Nội họp.
Khi Anh chị em chúng tôi trở về HN thì khu tập thể đã được xây dựng 1 hầm trú ẩn 2 tầng ngay sân. Tầng dưới cùng là hệ thống chỉ huy của cơ quan bộ đó. Tầng trên là nơi trú ẩn của mọi gia đình trong khu tập thể. Dọc con phố Ngõ Trạm đã được đào và xây dụng dãy hầm trú ẩn nửa chìm nửa nổi suốt con phố từ cửa nhà 12 tới hết trường PTC1 Thăng Long tới giáp phố Phùng Hưng.
Về HN tôi lên lớp 4.
Khai giảng tháng 9 như mọi năm. Học tới ngày 18/12/1972 thì ...
Tối đó 18/12/1972, còi báo động rú lên... chúng tôi xuống hầm ngay cửa nhà. Các ông thì xuống tầng 2 để làm việc. Bọn trẻ con chúng tôi và phụ nữ thì ở tầng 1. Khi đó, ba tôi từ chiến trường ra nên không có phận sự ở tầng dưới, ông ở trên cùng chúng tôi. Cạnh ông có ông bà TC nữa ... Tôi còn nhớ rõ chuyện vui này ...
Ông TC ở cửa hầm hóng hóng thì bà TC từ dưới la to "ông vác cái đầu ông xuống đây cho tôi kẻo hói bóng thế kia thì lộ bem, máy bay nó bắn".
Ông TC đáp: "cái đầu xúp lơ trái mùa của bà mới phải trốn. Đầu tôi tên lửa nó bắn vào thì trơn trượt đi chỗ khác là ta an toàn."
Cả hầm mấy chục người cười như nắc nẻ.
Bỗng có tiếng "ì ...ì .... ì..." trầm đục vọng lên mỗi lúc 1 rõ dần.
ba tôi - người ở chiến trường Quảng Trị mới ra, có kinh nghiệm, nên ông biết ngay là gì. Ông thất sắc la to "Bê năm hai .... bê năm hai .... hai.... ai...ai..." kinh hoàng! "Tất cả nằm xuống hết tầng 2, vệ binh mở cửa ngay cho bà con xuống!"
Chỉ mấy chục giây sau là tiếng "păng păng păng ... păng păng păng ...." kéo dài cả phút mới dứt. (Khi trúng bom, càng gần điểm nổ thì nghe tiếng càng căng, nhỏ đanh... càng xa thì mới nghe thấy "ầm ầm"...
Khu tập thể nơi chúng tôi trú ẩn ở phố Ngõ trạm, cách khu phố Khâm Thiên chỉ chừng 1000m đường chim bay. là quá gần trung tâm nổ. Đó là âm thanh trận bom rái thảm của B52 Mỹ rải trúng phố Khâm Thiên đêm 18/12/1972.
Kết thúc trận bom, khoảng 2p đồng hồ là sự tĩnh lặng, tĩnh lặng ... của kinh hoàng và sự chết!
Rồi yên hẳn thì "òa..." lên, chúng tôi bung lên mặt phố, ào ra đường nhốn nháo nhìn nha, hỏi, giải thích, đoán ... rồi đùng đùng già trẻ lớn bé chạy về hướng khu Cửa Nam nơi phát lên khói lửa rực trời của một khu phố vừa bị san phẳng sau trận B52 rải thảm.
Sự cháy tới đó : trẻ em thì hiếu kỳ a dua, người lớn thì mệnh lệnh, la hét "cuốc, xẻng, xà beng ..." "tao đi đâu tao với ai, thằng ấy đâu?" Tất cả đều chạy về Cửa Nam. Già trẻ lớn bé đều hướng về đó trong sự tìm kiếm cứu rỗi ... khi đó chưa thấy ánh mắt căm thù.
Chúng tôi chạy tới qua Cửa Nam, tới đầu Khâm Thiên thì bị tự vệ chặn lại. Chỉ cho lực lượng cứu hộ và tự vệ có băng đỏ, có công cụ cứu hộ, có chỉ huy ... vào khu vực khói lửa để hỗ trợ .
Thế mà ... Thủ Đô đã không mở chiến dịch triệt để sơ tán trong đợt bom Mỹ 12 ngày đêm từ 18/12 - 30/12/1972 đánh Hà Nội. HÌnh như đây là trận quyết chiến. Chúng tôi được nghỉ học nhưng chỉ được thông báo "Hành trang gọn gàng, sẵn sàng sơ tán, có lệnh mới đi, xuống hầm trú ẩn". Hầm thì có sẵn rong khu tập thể rồi. Bọn trẻ con chúng tôi luôn xúm quanh cái loa truyền thanh màu xanh hòa bình vuông mỗi chiều 30cm mà nhà nước đã bắc sẵn vào từng nhà để nghe tin tức. Tin quân ta đánh vào Quảng Trị, Bình Long, An Lộc ... Anh ba đã "đi B" vào Nam không biết đang chiến đấu ở đâu. Trong mỗi hộ trong nhà tập thể đó đều có treo bản đồ "Hành chính Việt nam". các anh chị lớp 7 lớp 8 thường xuyên giải thích cho bọn trẻ con chúng tôi "ta d9nh1 vào đâu?". Nhà ai cũng có người đang ra trận. Tôi chỉ mong anh ba về để được ăn thịt hộp, uống sữa guigoz... Khi đó anh tôi đã hy sinh từ tháng 7 nhưng chỉ mình Ba biết thôi.
Tất cả các gia đình đều hấp sắn khô, có nhiêu gạo nấu cơm hết để nắm. Còn nhiêu phiếu thịt, đậu phụ, nước mắm ... đi mua hết để làm lương khô. các cửa hàng cung cấp, MDQD đông nghị từ mờ sáng toàn hàng xếp gạch đánh dấu chỗ. Mỗi khi máy bay Mỹ vào, đứa nào hóng được là hóng. Đứa nào bị lôi đầu vào hầm là chỉ mong chen ra được. Tự vệ của khu tập thể phải la mắng.
12 ngày đêm đó, máy bay Mỹ vào ra liên tục nhưng chỉ có phản lực. Chúng tôi đã phân biệt được tiếng rít xoẹt 1 phát" của máy bay cánh cụp cánh xòe F111. B52 chỉ rải 1 trận ở Khâm Thiên. Còn lại là rải các căn cứ, ga xa ngoài ngoại ô Hà Nội như Đài phát thanh TNVN ở Thường Tín, rồi khu Gia Lâm, ... Máy bay Mỹ bị bắn rơi ở làng hoa Ngọc Hà là chúng tôi nô nức đi xem xác nó nườm nượp.
Sáng ra, Cha, Mẹ, ba, má, anh, chị ... lên cơ quan làm việc bình thường. Bọn trẻ học sinh chúng tôi được nghỉ học ở nhà thì ..lớn có chi đoàn thanh niên khu phố sinh hoạt, nhỏ có chi đội thiếu niên tiền phong sinh hoạt nghe các anh chị phụ trách điểm danh, đọc báo, phân công... rồi nghe đài, giải thích, bàn tán ... chơi trên nóc hầm. Trên đó có đắp đất trồng chuối nhiều bụi, có 2 chuồng thỏ mà tôi nuôi ... vui lắm!
Thời đó nhỏ, cũng chẳng biết tại sao thằng Mỹ nó không thả bom vào các cơ quan Bộ Ngoại Giao, phủ Chủ Tịch, Ngân hàng NNVN... toàn các trung tâm tòa nhà to đùng ....
Kết thúc tháng 12/1972 Mỹ ngưng ném bom. Chúng tôi òa lên niềm vui đi học, hiệp định Paris với trao trả tù binh, Ba tôi vào Lộc Ninh để tham gia phái đoàn LHQS 4 bên. Anh Hai vào Quảng Trị phục vụ tại căn cứ CPCMLTCHMNVN.
Từ đó, trong suốt năm 1973 là hàng ngày đọc báo theo dỏi cắm cờ giành đất giữa 2 bên. Mỗi khi nghe tin "Lộc Ninh bị ném bom" là lo cho ba trong đó.
Tháng 05 năm 74, chú SL từ Lộc Ninh ra. Ba gởi về mấy hộp thịt, 1 hộp sữa, mấy gói mì ăn liền 2 con tôm, và 1 trái sầu riêng. má tôi bày lên bản thờ để cúng, nhớ Miền Nam.
Nghe có chú SL ra, các chú bác bên Ban Thống Nhất, đức Cha Nghiêm cũng tới nhà uống trà hỏi chuyện Ban Liên hợp QS 4 bên. Một lúc thì khu tập thể "báo động" vì có phản ảnh "mùi chuột chết thối quá không biết từ đâu?". Chú L (gốc Huế) từ nhà trong cùng cách khoảng 40m cùng chú A con rể cụ lão thành Lg.Kh.Th, có con trai là TA cùng lớp tôi, giờ làm cực to bên cục...) đi lùng sục từ trong ra. Nhà tôi là căn nhà để xe cũ của toà nhà "dinh ngài Thống đốc NH Đông Dương thời Pháp thuộc" ở sát cổng, mặt hướng ra hầm trú ẩn.... toán lùng sục ập vô nhà tôi thì khẳng định rằng mùi thối từ cái quả to gần bằng quả mít sần sùi đặt trên bàn thờ mà Má tôi giải thích là "trái sầu riêng từ miền Nam gởi ra". Khu tập thể được 1 phen nhốn nháo mà hú vía sầu riêng.
Tí dê nói: ↑
Hehe, chẳng lẽ gởi sầu riêng trên máy bay mà không bị an ninh hàng không phát hiện hả bác?
Hồi đó các chú bác vào ra theo máy bay vận tải quân sự bác à.
Sao mà Sầu riêng ra Bắc được thì thằng bé như em chịu.
Tuy nhiên cũng xin thổ lộ là chú SL là công tác cùng Ba em, nghe đâu là trung tá. Sau giải phóng ông về Huế, làm chỉ huy trưởng ... tỉnh Bình Trị Thiên. Sau này, em có đưa Ba ra Huế thăm chú SL. Nhà ông ở cạnh Nhà hàng cơm Huế - Ông Táo . Em chỉ nhớ vậy, không sợt mạng để tìm chi tiết. Mỗi lần ra Huế em đều đến thăm chú SL giò là cụ già không nhớ ai nữa.
Từ 1973 - 1975 mình yên ổn đi học các lớp 5,6,7 Trường phổ thông cấp II...
Chương trình học văn, sử thich nhất là thầy chủ nhiệm Vũ Hoàng T luôn kèm vào tư liệu về "Chiến thắng Đường 9 Nam Lào đập tan Cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân Sài Gòn bắt sống lữ đoàn trưởng thiết giáp - đại tá Nguyễn Văn Thọ.... Tấm gương sáng của anh hùng Lê Mã Lương bộ binh, trúng đạn hỏng 1 mắt vẫn kiên cường bám chốt..."
Khi đó, tôi được học về "Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam càng nhìn càng thấy sáng" - đối lập với "Chủ nghĩa anh hùng cá nhân kiểu Mỹ" như thế nào.
Khi đó, trong lớp 6A của tôi có nhóm 3 "hs lưu ban" tên Điệp, Giang, Hùng rất càn quấy .. bắn tin sẽ làm hại thầy chủ nhiệm sao đó. Buổi lên lớp Thầy VHT chủ chiệm đã giảng cho chúng tôi biết "Ngửa mặt lên giời nhổ nước bọt thì hậu quả sẽ ra sao?" ...
Những năm đó tôi đi bộ đi học từ khu chợ Hàng Da qua phố Nhà Thờ để học. Thường ngồi uống nước "Bát bửu lường xà" ngay cổng Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Đá bóng thì kéo nhau ra bãi giữa dưới chân cầu Long Biên ...
Thực phẩm: tôi thường được giao đi mua thực phẩm cho gia đình ở cửa hàng "Bìa C" ở phố nhà thờ. Thực phẩm viện trợ có : mỡ cừu trắng bóc, ca la thầu Trung quốc đen mun, thịt kho, đậu phụ, ...cả rau muống khô TQ nữa.
Đá bóng ở Long Biên là những ngày bắt đầu biết đến cuộc chiến "Quân khu". Ở khu Long Biên, có Khu tập thể K95 - nhà ở tập thể của CBCS BTL CAVT. Bọn thanh thiếu niên bên đó là con em công an vũ trang. Gấu lắm! Mà chúng có đàn anh chỉ huy. các "quân khu" khác như "Nhà Thờ" (con em TCG phố nhà thờ, Nhà chung) QK43 Điện biên Phủ (con em khu tập thể sĩ quan Bộ TTM) Nam Đồng (khu TT Nam Đồng, con em Bộ QP và các tướng lãnh đang ở B2), ... nhiều lắm! Khu này qua khu khác bị trấn là tất yếu. Trẻ con đi đá bóng thì bị trấn cặp, trấn bóng, trấn dép Tiền Phong, trấn cả guốc mộc, trấn mũ, quần , áo .... Bọn em bắt đầu thủ trong cặp vũ khí của mình.
Em được đàn anh Hai Kao dắt đi thọ học thầy T.B khu Khâm Thiên nên được các đàn anh Khâm Thiên chăm sóc "bảo vệ". Mặc dù học hàng ngày phải qua khu Nhà Thờ nhưng quân Nhà Thờ lại không đụng tới tụi em. vẫn thường trốn ra sau Nhà Thờ Lớn để hút thuốc lá được.
Cuối 1974, đầu 1975 là mình đang học lớp 6. Chiến thắng Ban Mê Thuột làm mọi người mọi nhà từ già đến trẻ cứ dí tai vào loa truyền thanh để nghe tin chiến thắng. Chúng tôi chỉ có tin chiến thắng để nghe. Những từ "địch phản kích, địch nống ra vùng giải phóng ..." có lẽ để chỉ những bước lùi của Quân Giải Phóng. Đọc báo cho cả lớp nghe trước giờ học, sinh hoạt đọc báo nghe đài giữa giờ học ... trở thành nếp sinh hoạt ở trường chúng tôi.
Giờ, ký ức tuổi thơ trong em bùng lên ... 16/04/1972 một ngày Hà Nội dữ dội kiên cường.
Ngày 16/04/1972 em 12 tuổi HS lớp 3 . Sáng đó - một sáng chủ nhật Hà Nội thanh bình. Anh ba của em (23 tuổi, tốt nghiệp khóa 1 quay phim trường Điện Ảnh VN đã gia nhập quân đội. Nhận lon thiếu úy quay phim xưởng phim QĐND.) Ảnh từ đơn vị về khu tập thể, dắt em bỏ lên khung chiếc xe đạp sterling (chiếc xe kỷ niệm tài sản giá trị nhất của gia đình - kỷ vật của Ba chúng em từ thời KCCP) lưng đeo cái máy quay phim loại "lên dây cót" và bảo "Anh cho em lên nóc Bách hóa tổng hợp Hà Nội để ngắm thành phố". Thế là đạp xe đi.
Tiếp tục hồi tưởng ... Mình xin kể với bạn bè và mọi người rằng, nhửng điều mình tiếp tục kể sẽ là sự kiện dưới ánh mắt của đứa trẻ lớp 4 tới lớp 6 hệ 10 năm. Hồi đó mình nghĩ gì sẽ kể lại như vậy nhé! Mọi cmt trong thớt này dưới mọi quan điểm với mọi thái độ về những sự kiện trong thời kỳ đó của 2 miền mình đều đọc, tiếp thu, nghĩ ... nhưng có thể không phúc đáp bởi nếu đáp bằng quan điểm hay giải thích bằng kiến thức của mình - lão già đang sống bây giờ thì không khách quan. Mình tiếp thu và trân trọng mọi ý kiến bạn sẽ cmt vô topic này bởi kiến thức, quan điểm, thái độ của mỗi người là của riêng các bạn, viết vào đây là tán thưởng ý kiến "HỒI TƯỞNG" của mình rồi.
Nhé!
Khi tới Bách hóa tổng hợp Hà Nội, đầu phố Hàng Bài, góc Tràng Tiền ... để xe thế nào thì em không nhớ, nhưng em nhớ nhất là: anh ba dắt tay đi bộ lên lầu ...lên ...lên ... mở cửa ra sân thượng thì òa vào mắt là một trận địa pháo cao xạ của tự vệ Hà Nội mũ cối xanh có sao "tự vệ" hình quả trám, bộ đồ công nhân màu tím. các cô chú anh chị đều trên tư thế ... ngồi chơi túm năm tụm ba đọc báo, đọc sách ... Thấy anh ba em vô, họ òa lên "Anh Th ... anh Th đến rồi!" Hóa ra là cuộc dạo chơi có hẹn trước. 4 khẩu 14,5mm đặt trên giá súng, xung quanh chất bao cát như lô cốt ... có 4 ụ như vậy.
judo nói: ↑
12t sao mới học lớp 3 Bác ? hay là tính hệ 10 năm?
1969, em 8 tuổi đi học lớp 1. 1972 tháng 4 là cuối lớp 3. Tháng 9/1972 thì vô lớp 4 hệ 10 năm.
Ha Sonata, Thứ sáu lúc 21:37
Ngay trên nóc , cạnh sân thượng này là cái còi báo động phòng không gồm 6 cái loa phễu dài chĩa ra 6 hướng mà khi nó hú thì cã khu Hoàn Kiếm, Hai Bà ... xung quanh đều nghe rõ.
Chưa kịp xem gì, nói chuyện với ai thì "Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội sáu mươi cây số, các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu! Đồng bào mau chóng xuống hầm trú ẩn gần nhất!" rồi "Hú hú hú..." đinh tai nhức óc!
Nghe còi báo động, anh Ba quát "bịt tai lại!" và kẹp tôi vào nách nhãy liền mấy bước dài qua cái góc lối xuống với đống bao cát. Anh đè ngay tôi xuống hét vào lỗ tai "nằm im để anh làm nhiệm vụ"!
Tuổi thơ mấy năm chiến tranh phá hoại rồi, nghe lệnh là hiểu. tôi nằm quỳ phủ phục xuống góc tường như mắt hướng về hướng mấy ụ súng.
Chỉ 2 phút sau "đồng bào chú ý đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 20 cây số. các lục lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu!!" Trước mắt tôi, tự vệ đã vào vị trí. Mỗi khẩu đội có 4 người, 1 người cầm cờ đứng trên đống bao cát chỉ huy. 2 người cạnh khẩu súng, 1 người cạnh đống thùng đạn. Tiếng súng rộ lên từ hướng hồ Tây - Trúc bạch. các khẩu đội hướng nòng súng về vên ấy. rồi ùng oàng ùng oàng này một chát chúa ...... khác khẩu đội trước mắt tôi bắt đầu bắn những tràng dài. Nằm gần đó, tiếng súng đanh lắm. Chỉ nghe "păng păng păng ...."
Giờ nghĩ lại, tôi suy luận rằng: sau sự kiện Mậu Thân 1968, các năm 1969 -1972, Mỹ dời ném bom MB vào từ vĩ tuyến 20 trở vô. HN và gần hết MB đã được sống trong hòa bình. Chúng tôi đã được về sống ở Thủ đô. Nay, máy bay Mỹ chưa vào thì các LLVT đã được báo trước "16/04 máy bay mỹ sẽ tái oanh tạc phá hoại MB" nên các LLVT từ Tự vệ tới chủ lực phòng không đã sẵn sàng chiến đấu trước nhiều tiếng đồng hồ chờ máy bay Mỹ vào.
Anh Ba của tôi lúc đó thấp thoáng chạy từ vị trí này tới vị trí khác hướng ống kính máy quay lên trời, rồi hướng về các ụ súng ... anh quay phim trong khói lửa đầu nòng của 4 khẩu đại liên.
Cứ nổ dữ dội chừng 3 phút lại ngừng khoảng 5 phút. các hiệu lệnh, dõng dạc đanh thép. Không thấy phát đạn hay hỏa tiễn nào bắn vào nóc nhà Bách Hóa Tổng hợp nơi có trân địa phòng không mà tôi nằm kế bên.
4 đợt như thế thì TP chìm vào yên ắng. Trận chiến khoảng nửa tiếng thì còi báo yên hú lên với loa truyền thanh "Máy bay địch đã bay xa. Đồng bào trở về vị trí sản xuất lao động..."
Đó là sự kiện đế quốc Mỹ tái oanh tạc phá hoại miền Bắc từ 16/04/1972 - 31/12/1972. Hà Nội bị oanh kích bằng bom và tên lửa không đối đất.
Sau báo yên, anh tôi chạy đi chạy lại trao đổi với cô chú này kia rồi chạy lại tôi, xách tay, nói ngắn "Ta về nhanh em nhé! Chú ý nghe khẩu lệnh." rồi dắt tay tôi đi xuống cầu thang. máy quay anh mang sau lưng như súng.
Chúng em về tới nhà tập thể ở phố Ngõ Trạm, tiểu khu 20 khu Hoàn Kiếm cạnh chợ Hàng Da là buổi trưa.
Trưởng ban điều hành khu đã đứng ở cổng cùng tự vệ khu. Ông báo "mọi gia đình hành trang vào ba lô, sáng mai xe của Bộ sẽ đưa tất cả trẻ em đang đi học vào trại sơ tán. các thanh niên từ 18 tuổi chiều nay có mặt ở Ban Điều Hành tiểu khu, các bậc cha mẹ vào cơ quan nhận nhiệm vụ chiến đấu."
Bomlaem nói: ↑
12 tuổi = lớp6 bây giờ
Sau Mậu Thân, anh được đưa từ Quảng Trị ra Bắc theo đường Trường Sơn, vào trại, học chậm 1 năm. 9/1969 8 tuổi vào lớp 1. Đông Triều.
Sáng hôm sau từ 5h00, nhà tôi:
- Ba ở chiến trường Quảng Trị, Má về cục quân Y
- Chị Hai: Đại úy về đơn vị
- Anh Ba: trung úy về đơn vị : cục điện ảnh QĐ, TCCT
- Chị Tư: đang du học ở Sophia Bungari (cùng ông BT bộ NNFTNT CDP sau này)
- Anh Năm: học lớp 8 được vào danh sách "học sinh nam, cấp III, theo đoàn đi Sơn tây"
- Chị Sáu: lớp 6 và tôi lớp 3 theo đoàn khác đi về xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
6 giờ sáng là nhóm tuổi nào theo danh sách gọi vào hàng nấy tập trung đầy đủ điểm danh. Ô tô tải tới đón xếp dài dài trước phố Ngõ Trạm. Chúng tôi ai cũng 1 ba lô con cóc bộ đội lên vai. Nhà : đồ "quý" bỏ vô cái rương gỗ mỗi chiều 80cm x1,2m x cao 80cm khóa lại nhét dưới gầm phản. Cửa nhà khóa lại. Niêm phong của BQT.
Vấn đề ở đây là: trước mắt tôi, toàn khu phố không hề bấn loạn. Nhà nào nhà nấy, ai vào việc nấy, tuổi nào đoàn nấy, cha mẹ nào cơ quan nấy. Mọi người bình tĩnh đi vào đoàn mình, đến khu sẽ đến, tổ chức ngay ngắn trật tự chu đáo.
Đoàn xe đưa chúng tôi ra ngoại ô hướng về Hà Đông. Hai bên đường là tấp nập những hàng quân, những dòng người xe đạp thồ chở gia đình về nơi sơ tán. Không hề hoảng loạn.
Ngồi trong xe, lòng tôi chỉ mơ ước sao cho mình mau lớn lên để được cầm súng ra trận, vào Nam đánh Mỹ. Nghĩ tới anh ba được về đơn vị để ra tiền tuyến ... Bọn trẻ con chúng tôi có cha mẹ làm chung cơ quan Bộ, hầu hết đều biết nhau từ trước qua các hoạt động tập thể, cắm trại Đồ sơn (mỗi năm 1 lần vào đầu kỳ nghỉ hè), sinh hoạt những ngày cuối tuần. Chúng tôi biết ai là con ai.... nên nói chuyện vui vẻ, hòa đồng lễ phép. Chú chỉ huy đoàn xe ngồi trên xe tôi. Ổng làm bên vụ Quản Trị của Bộ. cạnh ổng là chú Bình bí thư Đoàn cơ quan Bộ, người hay tổ chức cho chúng tôi xem phim cuối tuần ở hội trường Bộ. Chẳng có ai xa lạ. Chúng tôi đi trong kỷ luật.
Đoàn sơ tán của thiếu nhi cơ quan Bộ - nơi Ba , Má chúng tôi công tác ... được đưa về xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây.
Vừa tới nơi, đoàn xe dừng tại cổng làng. Nơi đóvuawf băng qua cánh đồng. Bên trái có cây gạo cổ thụ cực to. Dưới gốc cây treo 1 vỏ quả bom to đùng dùng làm kẻng báo động. Cạnh đó là trạm gác của dân quân. Chân cây gạo còn có cái miếu thờ thổ thần. Trước khi vào tới cây gạo là cái giếng làng to, miệng giếng chừng 2m xây thành bằng gạch, xung quanh là sàn gạch. Nước giếng trong vắt. Từ giếng làng nhìn vô: bên phải là ao làng to lắm! Có bến xây gạch bậc bước xuống rồi cái cầu gỗ dài đi ra. Nhìn vô chính diện là đình làng cổ kính có cổng rồng phượng mặt trời. Sân đình rộng mênh mông (dưới mắt đứa trẻ lớp 3). Sân đình này là nơi chúng tôi được tập trung ăn cơm tập thể ngày 2 bữa. BCH trung tâm sơ tán đóng trong đình này.
Pakyto nói: ↑
A Tư đừng kể nữa có đám kia sẽ nhào vào nói a bị nhồi sọ đó!
Sau Mậu Thân mình từ Quảng Trị được đưa ra tới Hải Phòng. Mình 7 tuổi bị ốm đưa vào bv Việt - Tiệp. Vô phòng mổ ruột thừa, bị BS đè nằm trên bàn mổ, mình hô to "Đả đảo quân giết người! Hồ Chủ Tịch muôn năm! Nguyễn Văn Trỗi ơi em theo anh đây!" - Thề độc à chuyện thật! Mình có phải "bị nhồi sọ" không?
Happy Guy6 nói: ↑
Kinh thật. Mổ ruột thừa mà cũng phải chửi Mỹ - ngụy với hô khẩu hiệu cho bằng được. Cái xã hội gì mà nhồi sọ dân thấy ớn, đến cả đứa con nít cũng không tha.
1969 thì em từ Ba Lòng Quảng Trị ra tới Hải Phòng. Em chưa được đi học nên chưa bị nhồi sọ. Trong lòng đứa bé lúc đó chỉ có nghe loáng thoáng người lớn, bộ đội nói chuyện với nhau và loa truyền thanh hô khẩu hiệu thui bác à. Em khi đó chưa biết chữ.
Chúng tôi được tập trung ở sân đình xếp hàng theo từng lớp tuổi.
"Cô phụ trách" của lớp 3 của tôi rất béo, tóc dài. Tôi nhớ tên cô là Cô Bình.
Chúng tôi chỉ nghe gọi tên là vào hàng. Tôi nhớ là tâm trạng căng thẳng lắng nghe và chấp hành chứ không ai đùa nghịch để người lớn phải quát nạt cả.
Cô phụ trách trao đổi với chỉ huy rồi tay cầm xấp giấy ghi tên từng người, địa chỉ và dẫn chúng tôi đi hàng đôi về thôn.
Chúng tôi ra cổng Đình, rẽ trái và đi ... Bên trái là tường rồi ngõ. bên phải là những rặng tre già che ánh nắng. Cứ 1 đoạn là những cái ao nhỏ, có cái cầu ván nhỏ đi xuống. Nền đường trong thôn từng đoạn lát gạch rộng chừng 40cm. (Giờ nhớ lại đoán thế). Có đoạn là đường đất đắp. Đi chừng lúc lâu nửa tiếng thì cô phụ trách gọi "Ông Tam ơi!" và bảo chị em tôi (tôi và chị Sáu) "Hai cháu ở nhà này. Vào nhận chỗ ngủ đặt ba lô rửa mặt mũi chân tay. Chờ cô gọi thì ra, theo cô quay về đình ăn trưa". Cửa mở. Một cụ ông tóc bạc phơ, mắt kèm nhèm ra . Họ nói với nhau vài câu. Cụ ông nhìn ... chị em tôi đồng thanh "Chúng cháu chào ông ạ!". Ông cười và bảo "Vào đây, theo ông vào đây!". Cô phụ trách lại dẫn các bạn còn lại đi tiếp.
Tôi và chị Sáu theo ông vô nhà.
Ông lững thững dẫn chúng tôi qua cổng vào nhà. Nền gạch từ ngõ qua cổng với 2 cánh cửa gỗ đã cũ lắm rồi. Có 2 mái chữ A. Vào là nền gạch, bên trái là vườn nhãn, chuối có 1 đống rơm to đánh quanh cái cột ở giữa. Bên phải là nền đất, 1 cây nhãn to sum suê lắm. 1 cái hầm trú ẩn chữ A dưới bụi tre tiếp đó. rồi lại bụi tre bao quanh gần vuôn theo bức tường đá ong xưa lắm rồi. căn nhà ngói bên trái lại nhìn xuôi theo hướng từ cổng vào. Chúng tôi rẽ trái vào sân gạch thì trước mặt là gian bếp. Bên trái là nhà ngói quá cũ 2 gian. căn nhà trên 1 thềm cao hơn mặt sân hôn nửa mét.
Ông cụ bước lên nhà qua 3 bậc gạch lẩm bẩm "vào đây vào đây".
Trước mắt chúng tôi là gian thờ, bộ bàn nước 2 băng có dựa , trụ cột rồi tới cái phản gỗ. Ngưỡng cửa vào gian trong tối mờ. xích qua phải có 1 cái chõng tre to kê cạnh 1 cái ... quan tài đỏ sậm sát vách tường. Ông cụ chỉ cái chõng: "Các cháu ở đây nhé!"
Hai chị em tôi nhìn nhau mặt tái mét không còn giọt máu.
Chừng 1 tiếng sau, cô Bình đến gọi "ăn cơm ăn cơm các con ơi!". Chúng tôi mùng như được quà mẹ về chợ. Chỉ mong mau thoát khỏi cái chõng cạnh quan tài. Chỉ mong gặp cô đề đạt nguyện vọng chuyển nhà. (Bởi cô Bình là bạn của chị Hai chúng tôi)
Nói chuyện đó sau. Kỷ niệm tràn về với ... bữa ăn.
Những ngày đó, chúng tôi được ăn su hào triền miên bất tận. Su hào luộc, nước luộc làm canh. Su hào kho nước màu. Su hào thái lát xào. Su hào xắt sợi xào. Su hào nấu canh. lá su hào luộc. Củ su hào phơi khô ... ối giờ ơi ... gần năm chục năm đã trôi qua mà giờ ra Hà Nội ông Gừng mà đãi tôi ăn su hào thì tôi sẽ gởi e-mail kiến nghị BĐH bem nick ổng vĩnh viễn. Tôi hứa đấy!
gakho nói: ↑
Tại sao trước khi mổ phải hô khẩu hiệu? Nếu không hô họ có mổ cho khg bác?
Lúc đó tôi cho rằng tôi sắp bị giết. Hô khẩu hiệu và đả đảo nhằm vào "bọn y bác sĩ" đang đè tôi ra. (tôi tưởng chúng là bọn ngụy đã giết anh Trỗi)
Ở Chàng Sơn này, nhà nào cũng có nghề đan quạt nan. Những cái quạt hình trái tim to bằng cái quạt giấy. Nan tre ngâm màu xanh đỏ .... đan ra cái quạt có hình màu. Đẹp lắm!
Cái quan tài ở nhà ông chủ là do "ông chỉ còn độc thân, mua sẵn chờ khi ông mất thì hàng xóm làm ma chay hộ." - ông giải thích cho chúng tôi nghe như thế.
Có đêm ngủ, tỉnh dậy tôi thấy tôi đang gác chân ôm sát cái quan tài.
Vậy mà chúng tôi chỉ ở vùng này chừng 2 tuần.
Một ngày, có tin báo "Địch sắp đánh bom. Báo động di chuyển!". Chúng tôi lại được đưa qua Đan Phượng Hà Tây. Qua khỏi thị trấn Phùng, lên mặt đê Phùng qua bên kia đi theo đường nhỏ chừng vài km nữa....
Tới Đan Phượng, chị em tôi được bố trí ở trong 1 nhà bà cụ có nghề làm tương đỗ (tương đậu nành để làm thức chấm, như tương làng Bần, ở Hưng Yên). Kể từ đây tôi tập ăn cay., bởi người Đan Phượng thích ăn cay và tương làng này làm bỏ sẵn ớt xay, màu đỏ cả chai. Tương Phùng này cay xé lưỡi
Ngôi nhà chúng tôi ở ngay bên đường cái, chỉ cách rặng tre. Sân nhà không lát gạch mà là đất nện. Ở sân dầy những cái hũ vại làm tương to như những cái thùng phi.
Hồi đó, ở Đan Phượng chúng tôi được đi học trở lại, trường làng.
Thầy tôi già lắm, phải gần sáu mươi rồi. Ông bảo "Tập làm văn, thầy cho đề kể chuyện con chó nhà em. các em phải nhớ chỉ kể về con chó. Nếu kể về con khác là lạc đề, thầy sẽ cho không điểm. Những kẻ hỏi một đường trả lời một nẻo là bọn tâm thần , ngu dại đấy các con ạ!"
Chúng tôi viết bằng bút có quản bằng tre ngòi được ghim buộc và quản bằng chun.
Ở vùng Đan Phượng này, có căn cứ pháo cao xạ và tên lửa SAM. Xe to lắm! cái bánh xe cao hơn cái đầu bọn trẻ lớp 3 chúng tôi. Chúng tôi thường ra đồng thả diều ngay cạnh trận địa pháo cao xạ. Nằm nép vào bờ ruộng xem bộ đội pháo cao xạ bắn máy bay mỹ. Sau này tôi biết loại pháo đó là 57mm bắn mỗi kẹp đạn 5 viên nổ "oành oành oành oành oành" sướng tai lắm!
Tại đấy, tôi lần đầu tiên thấy tên lửa SAM đuổi máy bay "con ma, thần sấm". Cũng lần đầu chúng tôi được cùng cả làng chạy ra đồng bắt phi công Mỹ.
Tôi không biết xã mà chúng tôi sơ tán về ở Đan Phượng là xã nào nhưng ở đấy đúng là nơi lần đầu biết được ruộng dâu, nong tằm và khung cửi dệt vải. Ở đó đến khoảng 3 tháng sau thì chuyển về Chương Mỹ Hà Tây. Đó là một xã gì không nhớ nhưng có nghề trồng mía và làm đường mật.
Thời kỳ này chúng tôi rất thiếu thốn đói khổ.
Buổi sáng, trước khi đi học, chị sáu tôi gói cho tôi 1 thìa đường vàng trong gói giấy bằng 2 ngón tay, lâu lâu mở ra liếm 1 phát, chép chép...
Lúc này, ở cùng chúng tôi có 2 chị em bạn H, con bác Hinh - nhà văn LTK. Chúng tôi vừa đồng hương vừa cùng trang lứa, ra Bắc cùng đợt.
Có lần, thấy tôi liếm liếm gói đường, thằng H "Cho tao liếm phát!". Tôi mở gói cầm 2 tay chìa cho nó, nó táp phát một hết thìa đường tiêu chuẩn của tôi.
Có lần tôi và H cùng leo lên bệ sau cái cột tìm xem 2 chị dấu cái gì? Chúng tôi lục được cây kem đánh răng Hoa Mai. 2 thằng liếm nếm thử thấy ngòn ngọt! Thế là thay nhau nặn măm bằng hết.
Lần khác, 2 chị cho mỗi đứa 1 quả chuối. H ăn xong phần nó, "mày cho tao nếm phát!". Tôi chìa quả chuối đã bóc vỏ cho nó, nó táp phát "bụp" hết 2/3 quả chuối khẩu phần của tôi.
Đau nhất là ... chúng tôi cùng người lớn đẩy sau xe cải tiến chở mía thu hoạch về khu ép mía thành nước. Thèm quá, H đứng lên ngọn 1 cây mía. Tôi đẩy đi ... cây mía ở lại. Tôi giả vờ chạy theo một lúc thì bỏ xe mía, quay lại tìm H. Chúng tôi chui vào bụi tre bẻ mía gặm tước vỏ ăn, không rửa. Ngọt lịm! Dân quân bắt được đưa về sân kho HTX. Phụ trách đoàn phải đến nhận để kiểm điểm vì tội "ăn cắp tài sản của HTX".
Cũng giai đoạn này, cái đói đưa chúng tôi đến cái thèm.
Máy bay Mỹ ném bom. Có người trong thôn chết. Chúng tôi đi theo đám ma 'tùng ... xèng..." ra đồng chờ người ta chôn người mất. Nhìn bát cơm trắng (cơm không độn nhé!) trên nóc quan tài lại có quả trứng luộc. Thằng nào cũng thèm. Chôn người mất xong, mộ đất đắp lên, bát cơm quả trứng bó hương nghi ngút ... Chúng tôi kiên nhẫn chờ ... người lớn về xong là bọn trẻ con tranh nhau bát cơm quả trứng trên mả đó. "Bọn sơ tán" ít người, không bao giờ thắng.
Nỗi khát khao thèm muốn 1 thời đó giờ tạo cho tôi thói quen ăn trứng luộc, chiên hàng ngày. Tối coi tv có thể hút hết 20 trứng gà luộc "la cót" đơn giản.
Ngày ngày sau giờ học, tôi và H ra đồng, vườn, bụi, bờ ao bắt cóc, nhái về đưa 2 chị.
Con nhỏ thì thả xuống hố "tăng xê" (trú ẩn tránh bom cá nhân) chờ nó lớn. Con to thì các chị: chặt đầu cái "bụp" , mổ bụng, lột da, lôi ruột bỏ, chỉ lấy phần thịt trắng... nấu ăn "cải thiện". các món: chả cóc, cóc băm nấu cháo, cóc xào tía tô, ếch om tía tô ...
mazda6. nói: ↑
Anh @Ha Sonata còn quên một món su hào " nổi tiếng" hồi đó là.... su hào để cả củ muối dưa...nén cả vại.. đến bữa lầy ra một củ.. gọt vỏ.. thái ra... ăn!!. Món đó hình như sau này bọn tàu gọi là " ca la thầu" thì phải????
Dạ, ca la thầu là su hào muối với xì dầu, đen thui. Do TQ viện trợ. Hồi đó, mỗi khi mậu dịch quốc doanh (em thấy ở cửa hàng MDQD chợ Hàng Da và cửa hàng cung cấp cho cán bộ bìa B,C ở phố Nhà Thờ) nhận hàng, mở thùng sắt như cái thùng xăng ấy, lật nắp lên là nguyên thùng ca la thầu. Thế là viết bảng: hàng hôm nay có : ca la thầu. Sản phẩm này rất ngon! Sau này (sau 1980) tới bây giờ, người Hà Nội chế ra su hào muối như bác kể và gọi luôn là "ca la thầu" đó ạ.
Một ngày nọ em ốm (để được ăn cháo thịt hoặc sữa của bếp ăn tập thể trường: "ốm".)
Chị Sáu em lấy sữa bột trong hộp guigoz (hộp ăn hết từ lâu, còn cái vỏ, chị Hai nhận sữa phân phối bỏ vô gởi tiếp tế cho.) nấu cho nồi cháo sữa. Ăn xong cháo sữa nóng xong, mình ốm thật. Tiêu chảy "thổ tả" ròng rã từ trưa tới chiều. Cô y tá của trường phát hiện do ăn sữa bột , cô bảo "Sữa này là loại nước bạn Trung Quốc cho ngựa ăn viện trợ cho ta." phải cho cáng lên phòng y tế để thụt rửa ruột. Tới tối thì đỡ. Nhưng sốt ly bì tới ngày hôm sau.
Chừng vài tháng, không nhớ cụ thể, chắc khoảng tháng 8/1972 thì tình hình "Báo yên". Chúng tôi được về HN trở lại. Khi đó anh ba của tôi đã vô chiến trường lâu rồi từ hồi tháng 5/72 và đã hy sinh ở Thành cổ Quảng Trị ngày 18/07/1972 khi làm phóng viên quay phim chiến trường. Sau này nghe kể lại: anh tôi quay phim, nhảy xuống hào lụm lựu đạn trong thùng mà đối phương trước khi rút đi để lại. Khi đối phương phản công cận quá thì anh tôi tham gia chiến đấu chống phản kích, rút chốt lựu đạn định ném, nhưng lựu đạn nổ ngay trên tay (chắc là M26) và anh ấy hy sinh. Ba tôi lúc đó chỉ huy chiến đấu cùng mặt trận. Ông biết tin anh tôi hy sinh nhưng không hề báo về nhà. Ông được xã đội trưởng du kích báo cụ thể nơi chôn cất anh ấy, đặt bia gỗ.
Hễ những ai có "tuổi thơ đi qua chiến tranh" ngoài Bắc thì không thể nào quên được tiếng còi,tiếng kẻng báo động và báo yên,Đài truyền thanh thì phát đi giục giã "Đồng bào chú ý!Đồng bào chú ý!Máy bay địch đang bay vào thành phố...."
Nhớ lại thời đó, ai mặc áo trắng thì bị mắng xơi xả,nhất là vụ Bà,Cô nào có chiếc nón mà bên trong chóp gắng cái gương nhỏ thì dễ bị nghi là gián điệp.....Tụi em thường hay đi nhặt giấy bạc mà người lớn giải thích là cái đó do Địch thả làm nhiễu Ra-đa...
Học sinh đi học thường học vào ban đêm,trang bị tối thiểu là chiếc mũ rơm,túi cứu thuơng và chiếc đèn dầu để trong ống Bơ.....Vậy mà đã gần năm mươi năm rồi!!!
MINA,
"Thời đó miền Bắc đào đâu ra lon guigoz?"
Ba tôi gởi từ Quảng Trị ra khi có ông nào cùng đơn vị ra Bắc an dưỡng.
Cùng trong nhà Ba tôi, các chú em của ông đều là sĩ quan VNCH: có ông là giảng viên sĩ quan Đà lạt, có ông là trưởng ty chiêu hồi Bình Thuận, có ông là đại tá ở Cần Thơ. Bà nội tôi ở Quê và có nhà ở Huế ngay đường Trần Hưng Đạo trước xéo cổng chợ Đông Ba. Nhà mở "fec ma ci" cạnh nhà may Nam Việt.
Tháng 11/1972, Ba tôi về Hà Nội họp.
Khi Anh chị em chúng tôi trở về HN thì khu tập thể đã được xây dựng 1 hầm trú ẩn 2 tầng ngay sân. Tầng dưới cùng là hệ thống chỉ huy của cơ quan bộ đó. Tầng trên là nơi trú ẩn của mọi gia đình trong khu tập thể. Dọc con phố Ngõ Trạm đã được đào và xây dụng dãy hầm trú ẩn nửa chìm nửa nổi suốt con phố từ cửa nhà 12 tới hết trường PTC1 Thăng Long tới giáp phố Phùng Hưng.
Về HN tôi lên lớp 4.
Khai giảng tháng 9 như mọi năm. Học tới ngày 18/12/1972 thì ...
Tối đó 18/12/1972, còi báo động rú lên... chúng tôi xuống hầm ngay cửa nhà. Các ông thì xuống tầng 2 để làm việc. Bọn trẻ con chúng tôi và phụ nữ thì ở tầng 1. Khi đó, ba tôi từ chiến trường ra nên không có phận sự ở tầng dưới, ông ở trên cùng chúng tôi. Cạnh ông có ông bà TC nữa ... Tôi còn nhớ rõ chuyện vui này ...
Ông TC ở cửa hầm hóng hóng thì bà TC từ dưới la to "ông vác cái đầu ông xuống đây cho tôi kẻo hói bóng thế kia thì lộ bem, máy bay nó bắn".
Ông TC đáp: "cái đầu xúp lơ trái mùa của bà mới phải trốn. Đầu tôi tên lửa nó bắn vào thì trơn trượt đi chỗ khác là ta an toàn."
Cả hầm mấy chục người cười như nắc nẻ.
Bỗng có tiếng "ì ...ì .... ì..." trầm đục vọng lên mỗi lúc 1 rõ dần.
ba tôi - người ở chiến trường Quảng Trị mới ra, có kinh nghiệm, nên ông biết ngay là gì. Ông thất sắc la to "Bê năm hai .... bê năm hai .... hai.... ai...ai..." kinh hoàng! "Tất cả nằm xuống hết tầng 2, vệ binh mở cửa ngay cho bà con xuống!"
Chỉ mấy chục giây sau là tiếng "păng păng păng ... păng păng păng ...." kéo dài cả phút mới dứt. (Khi trúng bom, càng gần điểm nổ thì nghe tiếng càng căng, nhỏ đanh... càng xa thì mới nghe thấy "ầm ầm"...
Khu tập thể nơi chúng tôi trú ẩn ở phố Ngõ trạm, cách khu phố Khâm Thiên chỉ chừng 1000m đường chim bay. là quá gần trung tâm nổ. Đó là âm thanh trận bom rái thảm của B52 Mỹ rải trúng phố Khâm Thiên đêm 18/12/1972.
Kết thúc trận bom, khoảng 2p đồng hồ là sự tĩnh lặng, tĩnh lặng ... của kinh hoàng và sự chết!
Rồi yên hẳn thì "òa..." lên, chúng tôi bung lên mặt phố, ào ra đường nhốn nháo nhìn nha, hỏi, giải thích, đoán ... rồi đùng đùng già trẻ lớn bé chạy về hướng khu Cửa Nam nơi phát lên khói lửa rực trời của một khu phố vừa bị san phẳng sau trận B52 rải thảm.
Sự cháy tới đó : trẻ em thì hiếu kỳ a dua, người lớn thì mệnh lệnh, la hét "cuốc, xẻng, xà beng ..." "tao đi đâu tao với ai, thằng ấy đâu?" Tất cả đều chạy về Cửa Nam. Già trẻ lớn bé đều hướng về đó trong sự tìm kiếm cứu rỗi ... khi đó chưa thấy ánh mắt căm thù.
Chúng tôi chạy tới qua Cửa Nam, tới đầu Khâm Thiên thì bị tự vệ chặn lại. Chỉ cho lực lượng cứu hộ và tự vệ có băng đỏ, có công cụ cứu hộ, có chỉ huy ... vào khu vực khói lửa để hỗ trợ .
Thế mà ... Thủ Đô đã không mở chiến dịch triệt để sơ tán trong đợt bom Mỹ 12 ngày đêm từ 18/12 - 30/12/1972 đánh Hà Nội. HÌnh như đây là trận quyết chiến. Chúng tôi được nghỉ học nhưng chỉ được thông báo "Hành trang gọn gàng, sẵn sàng sơ tán, có lệnh mới đi, xuống hầm trú ẩn". Hầm thì có sẵn rong khu tập thể rồi. Bọn trẻ con chúng tôi luôn xúm quanh cái loa truyền thanh màu xanh hòa bình vuông mỗi chiều 30cm mà nhà nước đã bắc sẵn vào từng nhà để nghe tin tức. Tin quân ta đánh vào Quảng Trị, Bình Long, An Lộc ... Anh ba đã "đi B" vào Nam không biết đang chiến đấu ở đâu. Trong mỗi hộ trong nhà tập thể đó đều có treo bản đồ "Hành chính Việt nam". các anh chị lớp 7 lớp 8 thường xuyên giải thích cho bọn trẻ con chúng tôi "ta d9nh1 vào đâu?". Nhà ai cũng có người đang ra trận. Tôi chỉ mong anh ba về để được ăn thịt hộp, uống sữa guigoz... Khi đó anh tôi đã hy sinh từ tháng 7 nhưng chỉ mình Ba biết thôi.
Tất cả các gia đình đều hấp sắn khô, có nhiêu gạo nấu cơm hết để nắm. Còn nhiêu phiếu thịt, đậu phụ, nước mắm ... đi mua hết để làm lương khô. các cửa hàng cung cấp, MDQD đông nghị từ mờ sáng toàn hàng xếp gạch đánh dấu chỗ. Mỗi khi máy bay Mỹ vào, đứa nào hóng được là hóng. Đứa nào bị lôi đầu vào hầm là chỉ mong chen ra được. Tự vệ của khu tập thể phải la mắng.
12 ngày đêm đó, máy bay Mỹ vào ra liên tục nhưng chỉ có phản lực. Chúng tôi đã phân biệt được tiếng rít xoẹt 1 phát" của máy bay cánh cụp cánh xòe F111. B52 chỉ rải 1 trận ở Khâm Thiên. Còn lại là rải các căn cứ, ga xa ngoài ngoại ô Hà Nội như Đài phát thanh TNVN ở Thường Tín, rồi khu Gia Lâm, ... Máy bay Mỹ bị bắn rơi ở làng hoa Ngọc Hà là chúng tôi nô nức đi xem xác nó nườm nượp.
Sáng ra, Cha, Mẹ, ba, má, anh, chị ... lên cơ quan làm việc bình thường. Bọn trẻ học sinh chúng tôi được nghỉ học ở nhà thì ..lớn có chi đoàn thanh niên khu phố sinh hoạt, nhỏ có chi đội thiếu niên tiền phong sinh hoạt nghe các anh chị phụ trách điểm danh, đọc báo, phân công... rồi nghe đài, giải thích, bàn tán ... chơi trên nóc hầm. Trên đó có đắp đất trồng chuối nhiều bụi, có 2 chuồng thỏ mà tôi nuôi ... vui lắm!
Thời đó nhỏ, cũng chẳng biết tại sao thằng Mỹ nó không thả bom vào các cơ quan Bộ Ngoại Giao, phủ Chủ Tịch, Ngân hàng NNVN... toàn các trung tâm tòa nhà to đùng ....
Kết thúc tháng 12/1972 Mỹ ngưng ném bom. Chúng tôi òa lên niềm vui đi học, hiệp định Paris với trao trả tù binh, Ba tôi vào Lộc Ninh để tham gia phái đoàn LHQS 4 bên. Anh Hai vào Quảng Trị phục vụ tại căn cứ CPCMLTCHMNVN.
Từ đó, trong suốt năm 1973 là hàng ngày đọc báo theo dỏi cắm cờ giành đất giữa 2 bên. Mỗi khi nghe tin "Lộc Ninh bị ném bom" là lo cho ba trong đó.
Tháng 05 năm 74, chú SL từ Lộc Ninh ra. Ba gởi về mấy hộp thịt, 1 hộp sữa, mấy gói mì ăn liền 2 con tôm, và 1 trái sầu riêng. má tôi bày lên bản thờ để cúng, nhớ Miền Nam.
Nghe có chú SL ra, các chú bác bên Ban Thống Nhất, đức Cha Nghiêm cũng tới nhà uống trà hỏi chuyện Ban Liên hợp QS 4 bên. Một lúc thì khu tập thể "báo động" vì có phản ảnh "mùi chuột chết thối quá không biết từ đâu?". Chú L (gốc Huế) từ nhà trong cùng cách khoảng 40m cùng chú A con rể cụ lão thành Lg.Kh.Th, có con trai là TA cùng lớp tôi, giờ làm cực to bên cục...) đi lùng sục từ trong ra. Nhà tôi là căn nhà để xe cũ của toà nhà "dinh ngài Thống đốc NH Đông Dương thời Pháp thuộc" ở sát cổng, mặt hướng ra hầm trú ẩn.... toán lùng sục ập vô nhà tôi thì khẳng định rằng mùi thối từ cái quả to gần bằng quả mít sần sùi đặt trên bàn thờ mà Má tôi giải thích là "trái sầu riêng từ miền Nam gởi ra". Khu tập thể được 1 phen nhốn nháo mà hú vía sầu riêng.
Tí dê nói: ↑
Hehe, chẳng lẽ gởi sầu riêng trên máy bay mà không bị an ninh hàng không phát hiện hả bác?
Hồi đó các chú bác vào ra theo máy bay vận tải quân sự bác à.
Sao mà Sầu riêng ra Bắc được thì thằng bé như em chịu.
Tuy nhiên cũng xin thổ lộ là chú SL là công tác cùng Ba em, nghe đâu là trung tá. Sau giải phóng ông về Huế, làm chỉ huy trưởng ... tỉnh Bình Trị Thiên. Sau này, em có đưa Ba ra Huế thăm chú SL. Nhà ông ở cạnh Nhà hàng cơm Huế - Ông Táo . Em chỉ nhớ vậy, không sợt mạng để tìm chi tiết. Mỗi lần ra Huế em đều đến thăm chú SL giò là cụ già không nhớ ai nữa.
Từ 1973 - 1975 mình yên ổn đi học các lớp 5,6,7 Trường phổ thông cấp II...
Chương trình học văn, sử thich nhất là thầy chủ nhiệm Vũ Hoàng T luôn kèm vào tư liệu về "Chiến thắng Đường 9 Nam Lào đập tan Cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân Sài Gòn bắt sống lữ đoàn trưởng thiết giáp - đại tá Nguyễn Văn Thọ.... Tấm gương sáng của anh hùng Lê Mã Lương bộ binh, trúng đạn hỏng 1 mắt vẫn kiên cường bám chốt..."
Khi đó, tôi được học về "Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam càng nhìn càng thấy sáng" - đối lập với "Chủ nghĩa anh hùng cá nhân kiểu Mỹ" như thế nào.
Khi đó, trong lớp 6A của tôi có nhóm 3 "hs lưu ban" tên Điệp, Giang, Hùng rất càn quấy .. bắn tin sẽ làm hại thầy chủ nhiệm sao đó. Buổi lên lớp Thầy VHT chủ chiệm đã giảng cho chúng tôi biết "Ngửa mặt lên giời nhổ nước bọt thì hậu quả sẽ ra sao?" ...
Những năm đó tôi đi bộ đi học từ khu chợ Hàng Da qua phố Nhà Thờ để học. Thường ngồi uống nước "Bát bửu lường xà" ngay cổng Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Đá bóng thì kéo nhau ra bãi giữa dưới chân cầu Long Biên ...
Thực phẩm: tôi thường được giao đi mua thực phẩm cho gia đình ở cửa hàng "Bìa C" ở phố nhà thờ. Thực phẩm viện trợ có : mỡ cừu trắng bóc, ca la thầu Trung quốc đen mun, thịt kho, đậu phụ, ...cả rau muống khô TQ nữa.
Đá bóng ở Long Biên là những ngày bắt đầu biết đến cuộc chiến "Quân khu". Ở khu Long Biên, có Khu tập thể K95 - nhà ở tập thể của CBCS BTL CAVT. Bọn thanh thiếu niên bên đó là con em công an vũ trang. Gấu lắm! Mà chúng có đàn anh chỉ huy. các "quân khu" khác như "Nhà Thờ" (con em TCG phố nhà thờ, Nhà chung) QK43 Điện biên Phủ (con em khu tập thể sĩ quan Bộ TTM) Nam Đồng (khu TT Nam Đồng, con em Bộ QP và các tướng lãnh đang ở B2), ... nhiều lắm! Khu này qua khu khác bị trấn là tất yếu. Trẻ con đi đá bóng thì bị trấn cặp, trấn bóng, trấn dép Tiền Phong, trấn cả guốc mộc, trấn mũ, quần , áo .... Bọn em bắt đầu thủ trong cặp vũ khí của mình.
Em được đàn anh Hai Kao dắt đi thọ học thầy T.B khu Khâm Thiên nên được các đàn anh Khâm Thiên chăm sóc "bảo vệ". Mặc dù học hàng ngày phải qua khu Nhà Thờ nhưng quân Nhà Thờ lại không đụng tới tụi em. vẫn thường trốn ra sau Nhà Thờ Lớn để hút thuốc lá được.
Cuối 1974, đầu 1975 là mình đang học lớp 6. Chiến thắng Ban Mê Thuột làm mọi người mọi nhà từ già đến trẻ cứ dí tai vào loa truyền thanh để nghe tin chiến thắng. Chúng tôi chỉ có tin chiến thắng để nghe. Những từ "địch phản kích, địch nống ra vùng giải phóng ..." có lẽ để chỉ những bước lùi của Quân Giải Phóng. Đọc báo cho cả lớp nghe trước giờ học, sinh hoạt đọc báo nghe đài giữa giờ học ... trở thành nếp sinh hoạt ở trường chúng tôi.
Chủ đề tương tự
Người đăng:
langdangphieubat
Ngày đăng:
Người đăng:
ghien cafe
Ngày đăng:
Người đăng:
viet xuan
Ngày đăng: