Mình chuẩn bị xuyên Việt, đi các tỉnh miền núi phía Bắc.
Anh em ai biết món ngon miền núi các tỉnh phía Bắc chỉ giúp nhé!
1. Món "hạt ngô xào nếp" ngon mà lạ?
Mấy năm trước rồi, mình phượt độc hành đến TP Cao Bằng.
Chiều ngày đó, mình được chị Thái, chủ nhân ks Á Đông tp Cao Bằng đãi cơm cùng gia đình.
Bữa ăn có nhiều món, nhưng ấn tượng nhất với mình là món bắp (ngô) xào với nếp. (hình dưới đây, món dưới cùng bên phải).
Chị Thái đã giải thích với mình tên gọi món này "đặc sản Cao Bằng ....." mà mình quên mất rồi.
ACE nào biết món NGÔ xào với nếp này GỌI LÀ MÓN GÌ? (hình cận cảnh)
Vui lòng cho biết! Tôi xin chân thành cám ơn!
Update danh sách món
3. Thịt bằm cuộn lá vả nướng , mùi vị rất lạ và thơm ngon.
4. Nộm da trâu gác bếp. Tất cả do một cô gái Thái, đầu bó Tằng cẩu chế biến.
Nếu có thể anh @Ha Sonata nên yêu cầu món nộm da trâu gác bếp này. Rất ngon
5. Nhứa phò : Thịt gói lá nướng
Thịt lợn băm nhỏ, rau thơm, gia vị, mắc khén, gói lá nướng kẹp trên than?
@Mọ (gà, cá),
canh bon,
nạp (nạp) sống và nạp (lạp) chín! Anh Hà nên ăn thử nhé! Em ăn ở vùng Điện Biên - Lai Châu! Em kg có hình ảnh nhưng anh nên thử để biết ẩm thực người đồng bào TB!
Lạp trâu sống
Lạp (tiếng Thái: ลาบ), là một món ăn của Lào và của vùng Isan ở Đông Bắc Thái Lan. Đây là một món gỏi với nguyên liệu là các loại thịt. Món ăn này được xem là quốc thực của Lào. Trong các sách dạy nấu ăn quốc tế, món này thường được hướng dẫn với tên gỏi Lào.
Lạp thường được làm với thịt gà, bò, vịt, gà tây, lợn và cá (có khi dùng cả thịt hổ, gọi là Lạp hổ), trộn với nước mắm, nước chanh và các loại rau thơm. Thịt có thể còn sống hoặc đã nấu chín; thịt được bằm nhuyễn và trộn với ớt, lá bạc hà và nhiều loại rau. Thính (gạo rang xay- khao khua) cũng là một nguyên liệu quan trọng của món ăn này. Món ăn này được ăn nguội kèm với cơm nếp và rau sống.[4] Món lạp truyền thống ở Thái Lan lại được trộn với húng Thái (Thai holy basil- bai kraphao).
Có nhiều loại lạp ở miền Đông Bắc Thái Lan không dùng chanh và nước mắm, thay vào đó là các loại nước chấm khác. "Lạp pa" (tiếng Thái:ลาบปลา)[5] là một loại lạp được làm từ cá xay trộn với gia vị. Có loại lạp khác gọi là "lu" (tiếng Thái: หลู้),[6] trộn thịt bò sống xay nhuyễn hoặc thịt lợn với tiết, mật (heo/bò), và gia vị. "Lu" thường được ăn với rau, bia hoặc một loại rượu địa phương gọi là "lao khao". Cá để chế biến món lạp phải còn tươi, to từ nửa cân trở lên, nếu cá bé sẽ nhiều xương, ít thịt khó làm và cho thành phẩm kém ngon.
Làm lạp ngon là phải khéo léo bóc da rồi lọc hết xương, lạng thịt ra mà không để dính nước, nếu để dính nước sẽ có mùi tanh. Gia vị có rất nhiều loại: thính gạo rang, gừng tươi giã nhỏ, mùi tầu, húng, hạt tiêu, ớt tươi nướng giã nhuyễn... Món lạp cá ăn ngay mà không để lâu, dùng đưa cay hoặc ăn cùng cơm, xôi đều rất tuyệt. Khi ăn món lạp cá, có thể ăn kèm với rau thơm sẽ thêm vị bùi rất lạ.
6. Cháo ấu tẩu tp Hà Giang
7. Thắng cố ngựa ô
8. Bê chao Mộc châu
9. Nậm pịa của Mai Châu và tp Sơn La
10. Thịt gác bếp nướng ăn với xôi nếp nương tp Sơn La
11. Đặc sản Cao Bằng còn có phở Vịt Quay.
12. Nam Định còn món phở áp chảo rất là thơm ngon nha mý a
PHỞ BÒ ÁP CHẢO
Nhắc đến Nam Định, nhiều du khách nhớ đến món phở bò gia truyền ngon nổi tiếng. Món ăn này đã theo chân những người con thành Nam đến mọi miền đất nước, nhưng chỉ khi về mảnh đất sản sinh ra món ăn này, bạn mới cảm nhận được những nét riêng mà không thể nhầm lẫn.
Nếu bạn để ý một chút sẽ thấy sợi bánh phở ở Nam Định nhỏ và mềm mượt hơn. Những miếng thịt bò được thái mỏng, trước khi cho vào bát phở được xào thơm phức, đậm đà. Điều đặc biệt làm nên sự khác lạ của bát phở chính là bí quyết pha chế nước dùng với vị ngọt, đậm đà.
Nhiều người đến Nam Định cũng tìm ăn cho bằng được món phở bò áp chảo cụ Tặng bởi cách nấu rất riêng. Thịt bò được xào cùng với rau cải và cà chua cùng chút gia vị trước khi cho vào phát bở, khiến bạn cảm nhận vị rất lạ.
Du khách có thể thưởng thức món phở ở phố Hai Bà Trưng, đường Điện Biên, phở bò áp chảo cụ Tặng phố Hàng Tiện với giá 25.000 - 30.000 đồng.
13. Ra Nam Định thì sáng ăn bánh cuốn Làng Kênh, rồi ra bờ hồ uống ly cf là chuẩn men
14. @maihoa:
Mấy món em đã ăn:
Sơn La có châu chấu rang, cá suối, rượu ngâm trái gì có chữ túc, lợn bản nướng với món chấm tên là chẩm chéo
Hoà Bình có ba ba rang muối, cá (trắm?) gói lá đem hấp
Lạng Sơn có vịt quay và phở vịt quay
15. Khâu nhục là món ăn vùng Việt bắc - Đông bắc mà lần này nhất định phải tái nạm!
16. Gỏi cá suối Điện Biên. (trộn với chuối).
16. Hải Phòng
Món bánh đa cua Hải Phòng nhất định phải tìm về gốc.
Phở Bò Hải Phòng: Phở bò Gia truyền TỨ NHUẦN ở 221 Hai Bà Trưng, Cát dài, Hải phòng đây ha! "1 trong 10 quán phở ngon nhất Hải Phòng"
17.Phở Hùng Vân Đặc sản Bún Cua Biển, Phở Ngàu Nằm), 23 Trần Quốc Toản, P. Trần Phú, Móng Cái, Quảng Ninh
Lên Móng cái, sáng làm tô bún bề bề nhe anh!
18. Thanh Hóa
Bánh cuốn Thanh Hóa
Gỏi cá nhệch Nga Sơn ;
Về Nga Sơn Thanh Hóa nhất định phải ghé ăn gỏi cá nhệch!
Nem Thanh Hóa
Chả tôm Th.H
Bánh khoái tép.
Bánh ích
Bánh răng bừa
19. Ninh Bình:
Ta qua Ninh Bình, đặc sản dê núi Ninh Bình không thể bỏ qua.
về Ninh Bình ngoài dê núi và cơm cháy ra thì nếu may mắn anh còn có thể gặp một vài món.
Anh em ai biết món ngon miền núi các tỉnh phía Bắc chỉ giúp nhé!
1. Món "hạt ngô xào nếp" ngon mà lạ?
Mấy năm trước rồi, mình phượt độc hành đến TP Cao Bằng.
Chiều ngày đó, mình được chị Thái, chủ nhân ks Á Đông tp Cao Bằng đãi cơm cùng gia đình.
Bữa ăn có nhiều món, nhưng ấn tượng nhất với mình là món bắp (ngô) xào với nếp. (hình dưới đây, món dưới cùng bên phải).
Chị Thái đã giải thích với mình tên gọi món này "đặc sản Cao Bằng ....." mà mình quên mất rồi.
ACE nào biết món NGÔ xào với nếp này GỌI LÀ MÓN GÌ? (hình cận cảnh)
Vui lòng cho biết! Tôi xin chân thành cám ơn!
Update danh sách món
- Đúng là ngô bung với nếp rồi!
- Bánh cuốn nước: Bánh cuốn cũng tráng và nhân mọc nhĩ thịt băm, nhưng nước lèo là nước hầm xương cho thêm chút nhân, chút hành và ngò xắt nhuyễn, thêm 1 cái giò. Ăn buổi sáng trời lạnh, ngon tuyệt Sapa,Sơn La cũng có nhưng kèm cả măng chua ngon hơn nhiều
3. Thịt bằm cuộn lá vả nướng , mùi vị rất lạ và thơm ngon.
4. Nộm da trâu gác bếp. Tất cả do một cô gái Thái, đầu bó Tằng cẩu chế biến.
Nếu có thể anh @Ha Sonata nên yêu cầu món nộm da trâu gác bếp này. Rất ngon
5. Nhứa phò : Thịt gói lá nướng
Thịt lợn băm nhỏ, rau thơm, gia vị, mắc khén, gói lá nướng kẹp trên than?
@Mọ (gà, cá),
canh bon,
nạp (nạp) sống và nạp (lạp) chín! Anh Hà nên ăn thử nhé! Em ăn ở vùng Điện Biên - Lai Châu! Em kg có hình ảnh nhưng anh nên thử để biết ẩm thực người đồng bào TB!
Lạp trâu sống
Lạp (tiếng Thái: ลาบ), là một món ăn của Lào và của vùng Isan ở Đông Bắc Thái Lan. Đây là một món gỏi với nguyên liệu là các loại thịt. Món ăn này được xem là quốc thực của Lào. Trong các sách dạy nấu ăn quốc tế, món này thường được hướng dẫn với tên gỏi Lào.
Lạp thường được làm với thịt gà, bò, vịt, gà tây, lợn và cá (có khi dùng cả thịt hổ, gọi là Lạp hổ), trộn với nước mắm, nước chanh và các loại rau thơm. Thịt có thể còn sống hoặc đã nấu chín; thịt được bằm nhuyễn và trộn với ớt, lá bạc hà và nhiều loại rau. Thính (gạo rang xay- khao khua) cũng là một nguyên liệu quan trọng của món ăn này. Món ăn này được ăn nguội kèm với cơm nếp và rau sống.[4] Món lạp truyền thống ở Thái Lan lại được trộn với húng Thái (Thai holy basil- bai kraphao).
Có nhiều loại lạp ở miền Đông Bắc Thái Lan không dùng chanh và nước mắm, thay vào đó là các loại nước chấm khác. "Lạp pa" (tiếng Thái:ลาบปลา)[5] là một loại lạp được làm từ cá xay trộn với gia vị. Có loại lạp khác gọi là "lu" (tiếng Thái: หลู้),[6] trộn thịt bò sống xay nhuyễn hoặc thịt lợn với tiết, mật (heo/bò), và gia vị. "Lu" thường được ăn với rau, bia hoặc một loại rượu địa phương gọi là "lao khao". Cá để chế biến món lạp phải còn tươi, to từ nửa cân trở lên, nếu cá bé sẽ nhiều xương, ít thịt khó làm và cho thành phẩm kém ngon.
Làm lạp ngon là phải khéo léo bóc da rồi lọc hết xương, lạng thịt ra mà không để dính nước, nếu để dính nước sẽ có mùi tanh. Gia vị có rất nhiều loại: thính gạo rang, gừng tươi giã nhỏ, mùi tầu, húng, hạt tiêu, ớt tươi nướng giã nhuyễn... Món lạp cá ăn ngay mà không để lâu, dùng đưa cay hoặc ăn cùng cơm, xôi đều rất tuyệt. Khi ăn món lạp cá, có thể ăn kèm với rau thơm sẽ thêm vị bùi rất lạ.
6. Cháo ấu tẩu tp Hà Giang
7. Thắng cố ngựa ô
8. Bê chao Mộc châu
9. Nậm pịa của Mai Châu và tp Sơn La
10. Thịt gác bếp nướng ăn với xôi nếp nương tp Sơn La
11. Đặc sản Cao Bằng còn có phở Vịt Quay.
12. Nam Định còn món phở áp chảo rất là thơm ngon nha mý a
PHỞ BÒ ÁP CHẢO
Nhắc đến Nam Định, nhiều du khách nhớ đến món phở bò gia truyền ngon nổi tiếng. Món ăn này đã theo chân những người con thành Nam đến mọi miền đất nước, nhưng chỉ khi về mảnh đất sản sinh ra món ăn này, bạn mới cảm nhận được những nét riêng mà không thể nhầm lẫn.
Nếu bạn để ý một chút sẽ thấy sợi bánh phở ở Nam Định nhỏ và mềm mượt hơn. Những miếng thịt bò được thái mỏng, trước khi cho vào bát phở được xào thơm phức, đậm đà. Điều đặc biệt làm nên sự khác lạ của bát phở chính là bí quyết pha chế nước dùng với vị ngọt, đậm đà.
Nhiều người đến Nam Định cũng tìm ăn cho bằng được món phở bò áp chảo cụ Tặng bởi cách nấu rất riêng. Thịt bò được xào cùng với rau cải và cà chua cùng chút gia vị trước khi cho vào phát bở, khiến bạn cảm nhận vị rất lạ.
Du khách có thể thưởng thức món phở ở phố Hai Bà Trưng, đường Điện Biên, phở bò áp chảo cụ Tặng phố Hàng Tiện với giá 25.000 - 30.000 đồng.
13. Ra Nam Định thì sáng ăn bánh cuốn Làng Kênh, rồi ra bờ hồ uống ly cf là chuẩn men
14. @maihoa:
Mấy món em đã ăn:
Sơn La có châu chấu rang, cá suối, rượu ngâm trái gì có chữ túc, lợn bản nướng với món chấm tên là chẩm chéo
Hoà Bình có ba ba rang muối, cá (trắm?) gói lá đem hấp
Lạng Sơn có vịt quay và phở vịt quay
15. Khâu nhục là món ăn vùng Việt bắc - Đông bắc mà lần này nhất định phải tái nạm!
16. Gỏi cá suối Điện Biên. (trộn với chuối).
16. Hải Phòng
Món bánh đa cua Hải Phòng nhất định phải tìm về gốc.
Phở Bò Hải Phòng: Phở bò Gia truyền TỨ NHUẦN ở 221 Hai Bà Trưng, Cát dài, Hải phòng đây ha! "1 trong 10 quán phở ngon nhất Hải Phòng"
17.Phở Hùng Vân Đặc sản Bún Cua Biển, Phở Ngàu Nằm), 23 Trần Quốc Toản, P. Trần Phú, Móng Cái, Quảng Ninh
Lên Móng cái, sáng làm tô bún bề bề nhe anh!
18. Thanh Hóa
Bánh cuốn Thanh Hóa
Gỏi cá nhệch Nga Sơn ;
Về Nga Sơn Thanh Hóa nhất định phải ghé ăn gỏi cá nhệch!
Nem Thanh Hóa
Chả tôm Th.H
Bánh khoái tép.
Bánh ích
Bánh răng bừa
19. Ninh Bình:
Ta qua Ninh Bình, đặc sản dê núi Ninh Bình không thể bỏ qua.
về Ninh Bình ngoài dê núi và cơm cháy ra thì nếu may mắn anh còn có thể gặp một vài món.
- Trước hết nói về Dê !! Dê núi Ninh Bình được thả rông trong núi, nên nhỏ và ít thịt hơn dê Ninh Thuận. Do vậy thịt mỏng. Nhưng nó lại rất giòn và ngọt thịt. Khác hẳn dê trong này. Có ai đó viết ăn dê NB chả khác gì dê trong này thì có thể họ bị cho ăn bê chăng !?!
- Cơm cháy cũng khác các nơi đó là cơm cháy Ninh Bình làm bằng gạo nếp là chủ yếu. Chi pha gạo tẻ vô chút chút thôi. Nên nó xốp và giòn hơn cơm cháy ở các nơi.
- Mùa này anh thăm 3 hang Bích Động thì gặp may anh có thể yêu cầu món cá Tràu nướng. Cá Tràu là họ cá lóc cá quả nhưng nhỏ hơn và đặc biệt là chỉ sopngs trong hang sâu. Đến mùa mưa lũ ( T7, T8 ) mới theo nước từ hang sâu đổ ra cả đàn. Cá tràu tuy bé nhưng thịt ko tanh, dai thơm và ngọt hơn hẳn so với cá lóc.
- Có món cũng tương đối nổi tiếng nếu anh ghé thăm nhà thờ Đá Kim Sơn Phát Diệm. Đó là GỎI NHỆCH. Món này chắc cũng khó vì con nhệch thường chỉ xuất hiện vào khoảng trước hoặc sau tết. Nó là một loại cá trình nước lợ. Vùng Kim Sơn nhiều. Con Nhệch này giống lươn, nhưng bắt rất khó. Thợ bảo nếu không cẩn thận nó thường thọc đầu nó vào người bắt rất mạnh và gây chấn thương. Nó cái đầu tất cứng, có người nói nó dùng để khoan lỗ trong bờ sông. Tuy là cá nhưng thịt nó trắng và dai như thịt gà. Món gỏi nhệch thì nổi tiếng của Kim Sơn xưa nay rồi.
- Món Cá rô tổng trường là món anh tìm được khi về Trường Yên ( quê ngoại nhà em ) thăm Đền vua Đinh Vua Lê và Tràng An, Bái Đính. ( Thực ra hồi nhỏ em chả để ý đến cá rô. Cá chép sông Hoàng Long thì em thích. ) . Cá rô Tổng Trường là cá rô vùng đầm lầy hay ruộng lúa trũng và sông hồ lẫn trong các thung lũng vùng Trường Yên. Vì cả năm mới có một mùa cạn nước mà bắt được nên cá rô to, thịt béo, dai, ngọt... đem nướng hay kho, nấu canh đều rất ngon.
- Còn một món nữa mà riêng em rất thích đó là món mắm tép. Con tép vùng Ninh Bình là loại tép riu. Nó nhỏ xíu và do ở vùng núi đá vôi nên tép, tôm khi rang lên nó đều lên màu rất đỏ đẹp và vỏ giòn cứng, thịt săn chắc. Tép họ đi riu về còn nhảy tanh tách, đem vô đãi rửa sạch rồi cho vô cối dã cùng với một chén cơm nấu còn nóng. Chế muối, vừa ăn rồi cho tất cả vô một cái chĩnh. Phủ một tấm vải màn lên rồi phơi nắng một buổi và mang vô bếp để khoảng 2-3 ngày. Lúc này, mắm lên men đỏ thắm và thơm lừng. Vị chua chua ngọt ngọt. Mắm này ăn ngay cũng ngon cẩn thận thì thái chỉ gừng ra trộn với chén mắm rồi cho vô hấp. Đem mắm này chấm với thịt ba chỉ luộc, gừng thái chỉ, khế chua thái lát,...... thì dùng một lần không bao giờ quên hương vị của nó.
Chỉnh sửa cuối: