Giao Thông
22/3/19
1.115
2.720
131
34
6 km khép kín của Vành đai 2 TP. HCM có tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng, trung bình hơn 2.800 tỷ đồng cho một km. Vậy tại sao không làm đường trên cao để tiết kiệm vốn đầu tư?

Screen Shot 2022-11-22 at 11.48.52.png

Chi phí giải phóng mặt bằng chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn​

Sở Giao thông vận tải đã báo cáo UBND TP.HCM danh mục 7 dự án giao thông dự kiến chuẩn bị trình hội đồng nhân dân TP xem xét thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm nay. Hai đoạn vành đai 2 nằm trong số 7 dự án quan trọng trên.

Đáng chú ý, 2 đoạn của vành đai 2 gồm: Đoạn 1 dài 3,5 km từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, kinh phí đầu tư dự kiến gần 8.600 tỷ đồng, trong đó phần giải phóng mặt bằng hơn 6.400 tỷ (chiếm 74% nguồn vốn). Đoạn 2 dài 2,8 km, từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng, tổng vốn hơn 8.400 tỷ đồng, trong đó khoảng 5.500 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng (chiếm 65%).

Như vậy nếu chia trung bình một km đường của đoạn này sẽ có tổng chi phí hơn 2.800 tỷ đồng. Thuộc vào nhóm có chi phí cao nhất trong các dự án giao thông trên cả nước.

Tại sao không làm trên cao để tiết kiệm chi phí?​

Screen Shot 2022-11-22 at 11.47.44.png

Vị trí các đoạn chưa khép kín của Vành đai 2

Được biết với khoản đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng thì số tiền để chi trả cho việc giải phóng mặt bằng là gần 12.000 tỷ đồng chiếm tới 70% tổng chi phí. Nhiều ý kiến cho rằng tổng tiền đền bù quá lớn, chiếm hơn 2 phần của tổng vốn. Vậy tại sao không làm trên cao tương tự như Vành đai 3 đoạn qua thành phố Thủ Đức để tiết kiệm chi phí?

Tuy nhiên, đại diện Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết đường trên cao hay dưới đất đều phải giải phóng mặt bằng, tương ứng số làn xe đã được quy hoạch. Vành đai 2 quy mô 6-10 làn, nên ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng tương đương nhau, chi phí làm trên cao còn đắt hơn nhiều so với đi thấp.

Phương án làm trên cao hai đoạn Vành đai 2 qua Thủ Đức không được tính đến do không khả thi và chưa phù hợp quy hoạch. Tuyến đường đi thấp và giai đoạn đầu cũng được tính toán giải phóng mặt bằng toàn bộ, làm trước đường song hành hai bên để kết nối vào các khu dân cư, đô thị dọc bên, phát huy hiệu quả đầu tư. Phần đất trống ở giữa chưa làm trong giai đoạn đầu nhằm mục đích dự trữ mở rộng tuyến sau này, khi lưu lượng giao thông tăng lên.

Screen Shot 2022-11-22 at 11.57.55.png

Một đoạn của Vành đai 2 ở TP Thủ Đức

Dưới góc nhìn chuyên gia, TS Chu Công Minh, chuyên ngành cầu đường thuộc Đại học Bách Khoa TP HCM, cho biết đường trên cao bản chất là làm cầu cạn, nên phần xây lắp cần nguồn vốn lớn, chưa kể giải pháp kỹ thuật cũng phức tạp hơn so với đi thấp ở mặt đất.

Đường trên cao sẽ giúp giảm giao cắt với các tuyến phía dưới, giúp xe chạy nhanh, thông suốt, không phải tổ chức nhiều nút giao. Tuy nhiên, đường trên cao lại chỉ chủ yếu phục vụ cho xe chạy mà khó phát triển đô thị, khai thác quỹ đất dọc bên.

Bên cạnh đó, nếu làm đường trên cao khi làm trong đô thị phải đánh giá thêm nhiều yếu tố về mỹ quan, do có thể che tầm nhìn các khu nhà cao tầng, ô nhiễm tiếng ồn. Điều này không phù hợp với Vành đai 2 bởi ngoài kết nối giao thông, tuyến còn mục tiêu kích thích phát triển vùng lân cận, hình thành các đô thị mới...", chuyên gia ngành cầu đường thuộc Đại học Bách Khoa TP HCM cho biết.

Các bác nghĩ sao về lý do không thể xây đường khép kín vành đai 2 trên cao?

Xem thêm:
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
22/1/19
4.457
8.233
113
Thay vì GPMB với bề rộng tới 67m để vừa làm đường chính, vừa làm đường song hành, thì GPMB khoảng 45m thôi. Giai đoạn 1 làm đường chính với 2 lane cơ giới, 2 lane hỗn hợp và 2 đường song hành ở dưới mặt đất. Giai đoạn 2 sẽ làm đường trên cao chồng lên lane chính của giai đoạn 1.
Làm vậy sẽ tiết kiệm được khoảng 30% chi phí GPMB. Vừa giúp tránh lãng phí, vì giờ nói là bề rộng 67m nhưng mới chỉ xây lane hỗn hợp ở 2 bên, ở giữa vẫn chừa trống vì chưa đủ tiền làm hết. Lại còn giải quyết được câu chuyện quá tải trong tương lai, vì đường rộng vậy mà chỉ có giao cắt đồng mức thì kiểu gì cũng kẹt xe và bắt buộc phải làm thêm cầu vượt để giảm tải.
Còn nếu vấn đề là do có bác nào đó đã lỡ "đầu tư" đất cát ở khu vực đó bao năm qua để chờ "bị giải tỏa" rồi thì chịu, hông biết nói sao ...
 
Hạng F
29/10/14
8.701
11.591
113
Thay vì GPMB với bề rộng tới 67m để vừa làm đường chính, vừa làm đường song hành, thì GPMB khoảng 45m thôi. Giai đoạn 1 làm đường chính với 2 lane cơ giới, 2 lane hỗn hợp và 2 đường song hành ở dưới mặt đất. Giai đoạn 2 sẽ làm đường trên cao chồng lên lane chính của giai đoạn 1.
Làm vậy sẽ tiết kiệm được khoảng 30% chi phí GPMB. Vừa giúp tránh lãng phí, vì giờ nói là bề rộng 67m nhưng mới chỉ xây lane hỗn hợp ở 2 bên, ở giữa vẫn chừa trống vì chưa đủ tiền làm hết. Lại còn giải quyết được câu chuyện quá tải trong tương lai, vì đường rộng vậy mà chỉ có giao cắt đồng mức thì kiểu gì cũng kẹt xe và bắt buộc phải làm thêm cầu vượt để giảm tải.
Còn nếu vấn đề là do có bác nào đó đã lỡ "đầu tư" đất cát ở khu vực đó bao năm qua để chờ "bị giải tỏa" rồi thì chịu, hông biết nói sao ...
Anh ko phải dậy khôn. Giải phóng mặt bằng càng nhiều thì các ảnh ăn càng đậm. Làm như anh thì ăn được xíu các ảnh ko làm
 
Hạng D
22/1/19
4.457
8.233
113
Anh ko phải dậy khôn. Giải phóng mặt bằng càng nhiều thì các ảnh ăn càng đậm. Làm như anh thì ăn được xíu các ảnh ko làm
Nói thực tế thôi anh, chứ em biết là mình chả dạy được ai, và cũng hông có nhu cầu nè :p
 
12.000.000.000.000 đồng

thì mới chỉ bằng Tổng thu Ngân sách Tiền sử dụng Đất từ việc cho Chuyển đổi Mục đích Sử dụng Đất của Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng trong 240 năm

(Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng có diện tích bằng diện tích Lãnh thổ Quốc đảo Singapore)

số liệu Thu Ngân sách do anh @hector87 cung cấp
 
  • Like
Reactions: xlive
Hạng B2
12/12/14
327
4.999
93
44
anh @buffet và anh @hector87 rất ủng hộ mức giá đền bù theo Giá Thị Trường
Có gì bức xúc ? Ai bảo ngu, tầm nhìn quy hoạch kiểu gì vậy? lúc chưa ai ở sao không thu hồi, để ở đông rồi thu hồi, mà nhà khu thu hồi chắc chắn là có bà con cán bộ.