Phi vụ sáp nhập 2 hãng ô tô lớn của Nhật Bản chưa bắt đầu đã bị phản đối quyết liệt bởi chính người trong cuộc. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố về cấu trúc, cách vận hành và công nghệ kỹ thuật khác xa nhau của Nissan và Honda.
Giữa tình hình suy thoái vì đại dịch, Chính quyền Nhật Bản lại tiếp tục thúc đẩy việc sáp nhập giữa 2 hãng ô tô Nissan Motor Co. và Honda Motor Co.. Tuy nhiên, câu trả lời lần này của Nissan và Honda lại là
Không. Thậm chí, một cựu giám đốc Nissan cho biết: “
Chỉ những người không hiểu về ngành công nghiệp xe hơi mới cho rằng việc sáp nhập Nissan-Honda là hợp lý".
Liên minh Nissan - Renault - Mitsubishi
Tờ Financial Times cho biết, ý tưởng sáp nhập này được cố vấn của thủ tướng Shinzo Abe đưa ra từ năm ngoái, giữa bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và nhu cầu phát triển xe điện tự lái. Ý tưởng này bắt nguồn từ việc nhiều hãng trên thế giới liên kết với nhau nhằm tạo nên một liên minh vững chắc, chia sẻ những kiến thức về công nghệ và cùng nhau cắt giảm chi phí nghiên cứu.
Xét thấy Nissan đang gặp vấn đề lớn khi sếp lớn Carlos Ghosn bị bắt và vượt biên, liên minh Nissan-Renault (trong đó có Mitsubishi) có dấu hiệu trục trặc. Thêm vào đó, tình hình hỗn loạn do COVID-19 gây ra càng làm các vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí, nó có thể khiến cho Nissan và Mitsubishi gặp khủng hoảng dẫn đến phá sản. Vì vậy, chính quyền Nhật lại một lần nữa kỳ vọng việc hợp tác với Honda sẽ giúp Nissan vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, một lần nữa, đề xuất này bị phản bác từ cả 2 phía.
Về phần Honda, nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 tại Nhật với doanh số hằng năm 4,8 triệu xe, cho rằng cấu trúc của 2 thương hiệu khó lòng sáp nhập. Liên minh Nissan-Renault-Mitsubishi vận hành vô cùng phức tạp, và việc xuất hiện thêm yếu tố thứ 4 là Honda là việc vô cùng khó. Dù Nissan và Honda có quy mô và lượng bán xe mỗi năm tương đương nhau nhưng mô hình vận hành lại khác biệt.
Honda kiếm được nhiều lợi nhuận từ xe máy hơn ô tô, cho phép họ chống chọi với suy thoái tốt hơn Nissan. Không chỉ có mảng xe máy, Honda còn sống tốt nhờ vào mảng sản xuất động cơ thuộc hàng lớn nhất thế giới cùng các sản phẩm khác như máy bay phản lực tư nhân, máy cắt cỏ và động cơ cho thuyền bè... Trong khi đó, Nissan gần như chỉ sống nhờ vào mảng sản xuất ô tô.
Về công nghệ, hai công ty này cũng có những chiến lược phát triển khác nhau. Nếu như Nissan là công ty tiên phong về công nghệ xe điện thì Honda lại hướng sự quan tâm vào mảng xe chạy bằng hydro (hydrogen-powered).
Trong lĩnh vực xe tự lái, Renault và Nissan đã hợp tác với Waymo để phát triển dịch vụ vận tải tự hành ở Paris và Nhật Bản. Ngược lại, Honda đầu tư vào Cruise, đơn vị của General Motors về xe tự hành.
Bản thân Nissan cũng cũng phản đối ý tưởng này và cho rằng đây là thời điểm để họ tập trung đưa liên minh hiện tại đi đúng hướng, chứ không phải là tìm đường sáp nhập vào công ty khác. Ý tưởng sáp nhập nhanh chóng bốc hơi trước khi nó đến tai ban quản trị của cả hai công ty.
Thậm chí, một cựu giám đốc Nissan cho biết: “
Chỉ những người không hiểu về ngành công nghiệp xe hơi mới cho rằng việc sáp nhập Nissan-Honda là hợp lý".
Nhật Bản hiện đang có 8 công ty sản xuất ô tô lớn. 4 trong số đó là
Mazda, Subaru, Suzuki và Daihatsu đã có mỗi quan hệ khá bền chặt về cổ phần và công nghệ với
Toyota rồi.
Mở rộng ra quốc tế, công ty mẹ Peugeot là PSA Group đã sáp nhập với Fiat Chrysler Automobiles NV. Công ty Ford Motor Co. cũng liên minh với Volkswagen AG để cắt giảm chi phí.
Chỉ có Honda là nằm ngoài cuộc chơi này. Vì vậy, việc chính quyền Nhật muốn nhúng tay vào việc sáp nhập Honda là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vì các lý do nêu trên, Honda từ chối sáp nhập với Nissan.
Các bác nghĩ sao về điều này? Đề xuất sáp nhập giữa Honda và Nissan có thể thành sự thật hay không? Những lý do hãng đưa ra có hợp lý?