Chủ đề tương tự
binhbp nói:Em mới khám sức khoẻ, kết quả tương đối tốt nhưng riêng phần xét nghiệp máu có ghi là HỒNG CẦU TĂNG . Các bác cho em hỏi hồng cầu tăng nghĩa là sao, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ? Cám ơn các bác nhiều!
Nghĩa là khg khí nơi bác ở hơi loãng (do vùng cao, ăn nhiều thịt rừng) nên Hồng cầu tăng.
Khg biết về bệnh học có vấn đề gì khg...nhưng "theo em nhớ" thì tốt và làm cho bác "đẹp trai"
(Cụ Hưng 02 có thấy sai thì PM đừng có chọc quê em)
Giỡn chơi cho vui thôi chứ em nghĩ bác Bình thường (vì bất thường thì BS đã yêu cầu này nọ rồi)...chỉ đáng ngại khi bác bị tăng hồng cầu nguyên phát (mãn tính) thôi.
Last edited by a moderator:
bomdien liều nhỉ, định tranh phần bác sĩ luôn àh
Anh cũng bị hồng cầu cao, thằng bạn bác sĩ nó bảo là mày hút thuốc nhiều quá nên bị, mà mình chưa định bỏ thuốc nên cũng không dám hỏi nó nếu cao thì có bị làm sao không.
Chờ bác Hungo2 tư vấn. Không tin Bờm Duợc sư được.
Anh cũng bị hồng cầu cao, thằng bạn bác sĩ nó bảo là mày hút thuốc nhiều quá nên bị, mà mình chưa định bỏ thuốc nên cũng không dám hỏi nó nếu cao thì có bị làm sao không.
Chờ bác Hungo2 tư vấn. Không tin Bờm Duợc sư được.
Last edited by a moderator:
binhbp nói:Em mới khám sức khoẻ, kết quả tương đối tốt (Bác sĩ không nhắc nhở em phải lưu ý đến vấn đề gì cả) nhưng riêng phần xét nghiệm máu có ghi là HỒNG CẦU TĂNG . Các bác cho em hỏi hồng cầu tăng nghĩa là sao, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ? Cám ơn các bác nhiều!
Chào bác!
Em xin chia sẽ với bác về vấn đề "Tăng Hồng Cầu" trong xét nghiệm máu của bác một cách tổng quát vì:
- Tăng bao nhiêu? tăng chỉ đơn thuần là hồng cầu hay là các thành phần khác của hồng cầu?
- Bác được lấy máu lúc nào?
- Liên quan đến bữa ăn, môi trường sống, tiền sử bệnh lí, tình trạng sức khỏe hiện tại...?
Bàn luận sơ bộ về hồng cầu:
- Số lượng hồng cầu bình thường trung bình: Nam: 4,2 triệu/ml máu. Nữ: 3,8 triệu/ml máu.
- Chức năng:
+ Vận chuyển khí O2 và CO2.
+ Điều hòa cân bằng acid-base trong máu.
+ Tạo độ nhớt của máu.
- Các hình thái rối lọan số lượng hồng cầu:
+ Bệnh tăng hồng cầu nguyên phát: Đây là bệnh hiếm gặp, không có tính di truyền, xãy ra ở người lớn, tỉ lệ nam > nữ.
+ Hội chứng tăng hồng cầu thứ phát: Số lượng hồng cầu tăng lên sau bữa ăn, khi ra nhiều mồ hôi, ói nhiều, tiểu ban đêm nhiều, tiêu lỏng nhiều, sau họat động thể lực mạnh và kéo dài, người sống ở vùng địa lí cao, bệnh đa hồng cầu, bệnh tim bẩm sinh ...
Còn nhiều điều để bàn với bác về: triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng bổ sung, chẩn đóan, hướng điều trị, dự phòng ... Nhưng trong khuôn khổ diễn đàn thì chúng ta tạm thời trao đổi như thế.
Trường hợp của bác thì em nghĩ bác chỉ bị tăng hồng cầu thứ phát. Tuy nhiên để an tâm hơn, bác nên đến gặp BS đã khám cho bác hoặc một BS chuyên khoa về Huyết Học để được trao đổi cụ thể hơn.
Chúc bác vui và lái xe an tòan.
ales nói:gửi bác Hungo2, em xét nghiệm công thức máu ở Hoà Hảo, bác sĩ bảo em bị đa hồng cầu, bác tư vấn giúp em nên phải đi khám lại ở đâu? có cách đều trị nào cho bệnh đó không? và với bệnh đó thì "thời gian sử dụng" của em còn khoảng bao lâu, chân thành cám ơn bác.
Chào bác! đầu tiên em xin chia sẽ với bác vì không may bác mắc phải căn bệnh này. Em xin sơ lược một ít thông tin để bác rõ thêm:
1. Sơ lược về bệnh Đa Hồng Cầu:
Là một dạng bệnh tăng sinh tủy. Do tủy xương họat động quá mạnh, tạo ra quá nhiều tế bào máu, trong đó hồng cầu chiếm đa số làm cho máu bị cô đặc, làm cho có nguy cơ bị tắc nghẽn trong hệ thống tuần hòan. Đây là một bệnh do có một dòng tế bào bất thường bị thay đổi gen gây ra vì thế có thể xem như là một bệnh ung thư máu dòng hồng cầu.
2. Triệu chứng:
Đỏ da, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, mất sức, sụt cân, rối lọan tâm sinh lí, đau đầu, chóng mặt, tê ần người, yếu liệt nửa người, ù tai, giảm thính lực, có thể xuất huyết tiêu hóa, rối lọan chuyển hóa ... rất nhiều.
3. Dịch tể:
- Người sống ở vùng núi cao có thể bị bệnh
- Bệnh dể gặp hơn ở những người bị: tăng huyết áp, béo phì, rượu ...
4. Nguyên nhân:
- Nguyên phát trong bệnh cảnh tăng sinh tủy
- Thứ phát: bệnh lí tim, hô hấp, gan, thận, bất thường Hb, u bướu, bất thường vận chuyển oxy ...
5. Chẩn đóan:
- Hct > 54% (nam)
- Hb > 16g%
6. Điều trị:
- Trích huyết
- Thuốc bằng hóa chất
7. Tiến triển:
- Lọan sinh tủy: thời gian sống trung bình # 10 năm.
- Chuyển sang giai đọan cấp.
Em chỉ có thể nói sơ qua cho bác. Tuy nhiên để biết được cụ thể hơn tình trạng bệnh thì bác nên đến khám tại BS chuyên khoa và BV chuyên khoa. Tại TP HCM bác có thể đến BV huyết học hay trung tâm truyền máu huyết học để được khám và tư vấn cụ thể hơn.
Chúc bác mau khỏe.
Bệnh tăng hồng cầu</h1> [/list]
Bệnh tăng hồng cầu là một dạng bệnh tăng sinh tủy. Tăng hồng cầu là tình trạng tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều hồng câu làm cho máu tăng độ quánh, cô đặc hơn và gây nguy cơ tắc nghẽn máu trong hệ tuần hoàn.
[*] (2014 lượt xem) [/list]
Bệnh tăng hồng cầu thường gặp ở những người béo phì, tăng huyết áp, người bị bệnh động mạch vành… Tăng hồng cầu cũng được xem là một dạng ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, bệnh tiến triển chậm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tăng hồng cầu được xác định bằng cách đếm hồng cầu trong máu. Ở người bình thường, 1mm3 có 3,7 đến 4 triệu hồng câu, những người có lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu/ mm3 được xem là thiếu máu, và người có lượng hồng cầu trên 5triệu/ mm3 được xem là tăng hồng cầu.
Hồng cầu. - Ảnh minh họa.
<h3>Nguyên nhân</h3> Có hai thể tăng hồng cầu: thể nguyên phát và thể thứ phát (hội chứng tăng hồng cầu).
Tăng hồng cầu thứ phát hay hội chứng tăng hồng cầu là một hiện tượng nhất thời khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải do ra quá nhiều mồ hôi, nôn mửa, , bỏng nặng hoặc bị sốc…Ngoài ra, tăng hồng cầu thứ phát còn có các nguyên nhân khác như: ống ở vùng núi cao, do suy tim, do bệnh nặng đường hô hấp…
Còn đối với tăng hồng cầu nguyên phát thì đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh này, nhưng có thể do một số nguyên nhân như: trạng thái thiếu oxy mãn tính của tủy xương, ung thư, người bệnh quá thừa yếu tố nội tại, bệnh của hệ thống tạo máu ở tủy, tăng tổng lượng máu. Bệnh phát triển chậm và ít gặp, bệnh không có tính di truyền và thường xảy ra ở người lớn. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần nữ giới.
<h3>Triệu chứng</h3>
Các đầu ngón tay có máu tụ đỏ bầm hoặc tím là một trong những triệu chứng của bệnh tăng hồng cầu. - Ảnh minh họa.
Người bệnh tăng hồng cầu thường có các biểu hiện:
Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau cương, đau viêm các dây thần kinh.
Da đỏ hoặc xanh tím ở mặt, môi, cổ và các đầy chi, đặc biệt là khi trời lạnh.
Lách to, cứng nhẵn.
Nghẽn mạch, tăng áp lực tâm thu và phì đại tim, gan to. Bệnh cũng có thể phối hợp với viêm bể thận, u nang thận…
<h3>Điều trị</h3>
Bệnh cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh các biến chứng. - Ảnh minh họa.
Bệnh tăng hồng cầu phát triển chậm trong khoảng thời gian từ 5 đến 20 năm, trong thời gian đó cơ thể bệnh nhân vẫn bình thường. Bệnh có lúc tăng lúc giảm, nếu được điều trị bệnh sẽ tiến triển chậm hơn và lượng hồng cầu có thể duy trì ở mức ổn định trong nhiều năm.
Trong trường hợp bệnh nhân không được điều trị, bệnh vẫn âm thầm phát triển và có thể dẫn đến các biến chứng như: suy tim, tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa và tiết niệu, nhiễm trùng… Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tiến triển thành các bệnh lý ác tính về mài như tăng hồng cầu non, tăng bạch cầu… Một khi bệnh đã có biến chứng thường sẽ rất khó được chẩn đoán chính xác và gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị, vì vậy bệnh nhân tăng hồng cầu càng được phát hiện sớm càng có nhiều hy vọng.
Việc điều trị thườn sử dụng 2 phương pháp là dùng thuốc và trích máu.
Dùng thuốc: Hiện nay, có 3 loại thuốc chính được sử dụng để giảm số lượng hồng cầu trong máu là hydroxyurea, interferon-alfa và anagrelide.
Trích máu: Trích máu định kỳ là liệu pháp quan trọng nhất trong xử trí đa hồng cầu, duy trì lượng hematocrit không vượt quá 45%, nhưng phương pháp điều trị này làm tăng nguy cơ thiếu sắt và có thể gây ra các rối loạn huyết động ở một số bệnh nhân. Ngoài ra, trích máu cũng kích thích tủy xương và quá trình sinh mẫu tiểu cầu, từ đó làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Ngoài hai phương pháp điều trị trên, người bệnh cần phải có một thói quen sống lành mạnh. Ăn uống sinh hoặt phải điều độ, tránh thức khuya, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động quá mức và tránh làm các việc nặng. Không nên ăn nhiều dầu mỡ, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá. Cần ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là uống nhiều nước để tránh tình trạng cô đặc máu gây nghẽn mạch.
<h3>Phòng bệnh</h3>
Để phòng bệnh, tốt nhất nên có một chế độ sống lành mạnh. - Ảnh minh họa.
Vì chưa xác định được nguyên nhân cơ bản của bệnh nên cũng không có cách phòng tránh, tuy nhiên, nên giữ một chế độ sống lành mạnh để phòng tránh các bệnh có thể dẫn đến tăng hồng cầu.
Trích trên mạng.
Bệnh tăng hồng cầu là một dạng bệnh tăng sinh tủy. Tăng hồng cầu là tình trạng tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều hồng câu làm cho máu tăng độ quánh, cô đặc hơn và gây nguy cơ tắc nghẽn máu trong hệ tuần hoàn.
[*] (2014 lượt xem) [/list]
Bệnh tăng hồng cầu thường gặp ở những người béo phì, tăng huyết áp, người bị bệnh động mạch vành… Tăng hồng cầu cũng được xem là một dạng ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, bệnh tiến triển chậm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tăng hồng cầu được xác định bằng cách đếm hồng cầu trong máu. Ở người bình thường, 1mm3 có 3,7 đến 4 triệu hồng câu, những người có lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu/ mm3 được xem là thiếu máu, và người có lượng hồng cầu trên 5triệu/ mm3 được xem là tăng hồng cầu.
Hồng cầu. - Ảnh minh họa.
<h3>Nguyên nhân</h3> Có hai thể tăng hồng cầu: thể nguyên phát và thể thứ phát (hội chứng tăng hồng cầu).
Tăng hồng cầu thứ phát hay hội chứng tăng hồng cầu là một hiện tượng nhất thời khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải do ra quá nhiều mồ hôi, nôn mửa, , bỏng nặng hoặc bị sốc…Ngoài ra, tăng hồng cầu thứ phát còn có các nguyên nhân khác như: ống ở vùng núi cao, do suy tim, do bệnh nặng đường hô hấp…
Còn đối với tăng hồng cầu nguyên phát thì đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh này, nhưng có thể do một số nguyên nhân như: trạng thái thiếu oxy mãn tính của tủy xương, ung thư, người bệnh quá thừa yếu tố nội tại, bệnh của hệ thống tạo máu ở tủy, tăng tổng lượng máu. Bệnh phát triển chậm và ít gặp, bệnh không có tính di truyền và thường xảy ra ở người lớn. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần nữ giới.
<h3>Triệu chứng</h3>
Các đầu ngón tay có máu tụ đỏ bầm hoặc tím là một trong những triệu chứng của bệnh tăng hồng cầu. - Ảnh minh họa.
Người bệnh tăng hồng cầu thường có các biểu hiện:
Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau cương, đau viêm các dây thần kinh.
Da đỏ hoặc xanh tím ở mặt, môi, cổ và các đầy chi, đặc biệt là khi trời lạnh.
Lách to, cứng nhẵn.
Nghẽn mạch, tăng áp lực tâm thu và phì đại tim, gan to. Bệnh cũng có thể phối hợp với viêm bể thận, u nang thận…
<h3>Điều trị</h3>
Bệnh cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh các biến chứng. - Ảnh minh họa.
Bệnh tăng hồng cầu phát triển chậm trong khoảng thời gian từ 5 đến 20 năm, trong thời gian đó cơ thể bệnh nhân vẫn bình thường. Bệnh có lúc tăng lúc giảm, nếu được điều trị bệnh sẽ tiến triển chậm hơn và lượng hồng cầu có thể duy trì ở mức ổn định trong nhiều năm.
Trong trường hợp bệnh nhân không được điều trị, bệnh vẫn âm thầm phát triển và có thể dẫn đến các biến chứng như: suy tim, tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa và tiết niệu, nhiễm trùng… Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tiến triển thành các bệnh lý ác tính về mài như tăng hồng cầu non, tăng bạch cầu… Một khi bệnh đã có biến chứng thường sẽ rất khó được chẩn đoán chính xác và gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị, vì vậy bệnh nhân tăng hồng cầu càng được phát hiện sớm càng có nhiều hy vọng.
Việc điều trị thườn sử dụng 2 phương pháp là dùng thuốc và trích máu.
Dùng thuốc: Hiện nay, có 3 loại thuốc chính được sử dụng để giảm số lượng hồng cầu trong máu là hydroxyurea, interferon-alfa và anagrelide.
Trích máu: Trích máu định kỳ là liệu pháp quan trọng nhất trong xử trí đa hồng cầu, duy trì lượng hematocrit không vượt quá 45%, nhưng phương pháp điều trị này làm tăng nguy cơ thiếu sắt và có thể gây ra các rối loạn huyết động ở một số bệnh nhân. Ngoài ra, trích máu cũng kích thích tủy xương và quá trình sinh mẫu tiểu cầu, từ đó làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Ngoài hai phương pháp điều trị trên, người bệnh cần phải có một thói quen sống lành mạnh. Ăn uống sinh hoặt phải điều độ, tránh thức khuya, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động quá mức và tránh làm các việc nặng. Không nên ăn nhiều dầu mỡ, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá. Cần ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là uống nhiều nước để tránh tình trạng cô đặc máu gây nghẽn mạch.
<h3>Phòng bệnh</h3>
Để phòng bệnh, tốt nhất nên có một chế độ sống lành mạnh. - Ảnh minh họa.
Vì chưa xác định được nguyên nhân cơ bản của bệnh nên cũng không có cách phòng tránh, tuy nhiên, nên giữ một chế độ sống lành mạnh để phòng tránh các bệnh có thể dẫn đến tăng hồng cầu.
Trích trên mạng.