[BCOLOR=#ff0000]
-- UPDATE 09/9/2016 --[/BCOLOR]
Em thấy rất nhiều bác vô comment ý kiến nhưng có vẻ hơi lạc đề. Có lẽ em nên làm rõ nội dung của bài viết này.
1) Với công nghệ hiện tại, số sàn gần như THUA KÉM số tự động về mọi mặt... CHẤM HẾT và KHÔNG CẦN BÀN CẢI (em có nêu rõ trong bài viết nhưng em nhắc lại 1 lần nữa)
2) Tuy nhiên nếu có thể thực hiện các kỹ năng chuyên sâu khi lái số sàn như REV-MATCH DOWNSHIFT hay HEEL-TOE DOWNSHIFT thì chúng ta sẽ ở một thế giới hoàn toàn khác. Chấp nhận bỏ qua tất cả sự tiện nghi mà số tự động mang lại, chúng ta sẽ ưu tiên và trân trọng cái CẢM GIÁC mà số sàn mang lại. Lúc đó lái xe trở nên một nghệ thuật. Khi chúng ta xem nó là nghệ thuật thì có lẽ không có gì so sánh được.
Và cảm hứng của em bắt đầu từ video clip này:
[BCOLOR=#ff0000]
---------------------------------[/BCOLOR]
Công nghệ hiện nay phát triển vượt bậc. Mọi thứ xung quanh cuộc sống đều trở nên tự động hóa. Nhiều lúc em lại thấy ngộ ngộ khi những công việc đơn giản hằng ngày mà loài người hoàn toàn có thể làm được cũng trở nên tự động. Ví dụ như cái bồn cầu có chức năng tự rửa mà tinhte vừa mới review cách đây vài hôm...[pagebreak][/pagebreak]
Trong khi chúng ta tung hô và hoan nghênh sự ra đời liên tục của công nghệ tự động (là một điều tốt), chúng ta dần dần để những công việc thường quy hằng ngày cho những chiếc máy vi tính, những con robot... thực hiện dùm mình. Giới trẻ nói chung thường không nhận ra được là mình đang đánh mất đi cái gọi là "cảm giác" khi chính mình sử dụng bộ não và điều khiển chân tay thực hiện những động tác đó...
ĐIỀU KHIỂN HỘP SỐ SÀN LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÔNG VIỆC EM CHO LÀ THƯỜNG QUY... và chúng ta dần đánh mất đi bản năng và cảm giác đó với hộp số tự động...
1) Số sàn có nhanh hơn số tự động?
Câu trả lời là không. Số sàn hiện nay chậm hơn hộp số các hộp số tự động ly hợp kép (dual clutch) rất nhiều. Tuy nhiên nếu điêu khiển đúng thì số sàn nhanh hơn hầu hết các hộp số tự động đơn thuần.
2) Số sàn có tiết kiệm nhiên liệu hơn số tự động?
Câu trả lời là khó. Thế hệ trước hộp số tự động thường chỉ có 4 cấp và thiết kế điều khiển thô sơ nên tốn xăng hơn số sàn. Nhưng những thế hệ số tự động mới 6-7-8-9-10 cấp hiện nay được chứng minh là tiết kiệm nhiên liệu hơn số sàn, đặc biệt là những đoạn đường kẹt xe.
3) Số sàn thường dùng cho việc đua xe?
Câu trả lời cũng là không. Dần dần ngành đua xe đã chuyển sang sử dụng hộp số tự động ly hợp kép hoặc là hộp số tới (sequential) với full automatic clutch (côn tự động).
4) Số sàn bềnh hơn số tự động?
Lý thuyết là đúng nhưng thực tế thì nếu không biết điều khiển thì số sàn sẽ mau hư hơn cả số tự động. Số tự động hiện nay thiết kế rất tốt và bền được điều khiển chính xác bằng máy vi tính nên hoạt động rất ổn định.
...
và nhiều cái bất lợi nữa của hộp số tự động nếu so với số sàn... kể cả cái bất lợi của số sàn là khi chúng ta đang vi vu với bạn gái thì đâu còn có tay nữa mà sờ mó...
Tóm lại là số sàn gần như thua số tự động về mọi mặt. Vậy em lấy lý do gì để biện minh cho sự lựa chọn mua xe số sàn của mình. Đó chính là cái
"cảm giác" mà em luôn cảm thấy phấn khích khi em toàn quyền làm chủ được chiếc xe...
Nhiều bác sẽ nói rằng hộp số tự động cũng có chế độ manual thì nếu muốn tự mình chuyển số thì cứ chuyển qua chế độ này là xong... có việc gì phải xoắn? Đối với em như vậy là chưa đủ, cái đó chỉ đạt được 30% cái cảm giác mà em nêu trên.
"CẢM GIÁC" điều khiển số sàn chỉ thật sự thỏa mãn và phấn khích khi chúng ta kế hợp: ga, phanh,
côn và cần số một cách hài hòa và nhịp nhàng. Lúc đó mọi thứ tựa như hoạt động cùng nhau như được lập trình sẵn. Cái cảm giác đó thật là sảng khoái...
Em chỉ đề cập đến động tác trả số (down shift) trong bài này. Vì trả số là động tác khó nhất trong điều khiển số sàn. Nghệ thuật trong động tác trả số là
revolution matching (rev-match). Nghĩa là việc trả số phải khớp với vòng tua máy ngay lúc đó để khi nhả côn thì máy sẽ không bị khựng.
Ví dụ 1: khi chúng ta điều khiển xe sau lưng một chiếc xe tải, để vượt thì chúng ta phải trả số rồi tăng tốc để vượt. Việc trả số này cần rev-match để có thể trả số một cách mượt mà. Động tác trả số có rev-match này em tạm gọi là
rev-match downshift.
Ví dụ 2: khi chúng ta đang đi đường thẳng bon bon và chuẩn bị vào cua. Chúng ta phải giảm tốc và trả số. Và đương nhiên chúng ta cần trả số rev-match và phanh cùng một lúc để khi ra cua thì chúng ta đã sẵn sàng ở số thấp để tăng tốc ra cua. Động tác trả số này em gọi là
heel-toe downshift.
1) REV-MATCH DOWNSHIFT
Động tác trả số này dễ hơn là heel-toe downshift nhưng nó là nền tảng để thực hiện heel-toe downshift. Động tác này được thực hiện như sau:
Bước 1: Chân phải nhả ga
Bước 2: Chân trái nhấn côn
Bước 3: Tay phải trả số
Bước 4: Chân phải nhấp ga (chỉ nhấp để tăng tua máy rồi nhả)
Bước 5: Chân trái nhả côn
Bước 6: Chân phải nhấn ga tiếp tục điều khiển xe như bình thường.
Bước 4 là bước quan trọng vì khi trả số thì tua máy phải tăng lên. Muốn tăng tua máy lên thì chúng ta phải nhấp ga. Khi tua máy đã được gia tăng thì ta nhả côn. Nếu thực hiện chuẩn xác thì việc trả số này sẽ rất là mượt và không hề gây khựng xe. Lý thuyết phía sau động tác này được diễn giải qua video này (tiếng Anh):
Thường ta thực hiện rev-match downshift khi chúng ta muốn trả số để qua mặt xe phía trước hoặc chúng ta muốn tăng tốc đột ngột vì lý do nào đó.
2) HEEL-TOE DOWNSHIFT
Heel-toe downshift cũng chính là rev-match downshift nhưng chỉ có 1 cái khác là chúng ta vừa phanh giảm tốc độ xe, vừa trả số, vừa rev-match cùng một lúc! Như trong ví dụ 2 mà em đã nếu bên trên. Khi chúng ta vô cua thì trước hết ta phải nhấn phanh để giảm tốc. Nhưng vì ta cũng muốn tăng tốc thật nhanh khi ra cua nên chúng ta phải trả số trong lúc phanh (tiết kiệm thời gian và khi ra cua chúng ta chỉ cần nhấn ga tăng tốc). Việc tra số này cần phải rev-macth vì nếu không rev-match thì xe sẽ bị khựng, có thể dẫn đến mất lái nếu đang chạy ở tốc độ nhanh. Heel-toe được thực hiện như sau:
Bước 1: Chân phải nhả ga và chuyển sang nhấn phanh
Bước 2: Chân trái nhấn côn
Bước 3: Tay phải trả số
Bước 4: Chân phải (lúc đó vẫn còn đang nhấn phanh) tiếp tục giữ chân phanh và xoay bàn chân lệch qua bên phải để nhấp ga (chỉ nhấp ga rồi nhả) cùng 1 lúc.
Bước 5: Chân trái nhả côn. Nếu tốc độ đã được giảm đến mức phù hợp thì chân phải nhả phanh luôn.
Bước 6: Chân phải nhấn ga điều khiển xe tiếp tục.
Bước 4 là bước rất khó vì chúng ta phải nhấn phanh và nhấp ga cùng 1 lúc! Nếu chúng ta thực hiện được động tác này một cách nhuần nhiễn thì việc ôm cua, trả số, ra cua tăng tốc là rất chuyên nghiệp. Đảm bảo đây là cách nhanh nhất để ôm cua. Heel-toe downshift không nhất thiết chỉ áp dụng lúc ôm cua mà còn có thể áp dụng khi chúng ta giảm tốc độ vào giao lộ và chúng ta trả số cùng một lúc. Thao tác được diễn giải qua video này:
Cả 2 động tác trả số bên trên đều khó thực hiện và đòi hỏi sự tập luyện trở thành thói quên. Tốc độ thực hiện giữa các bước thao tác, nhấp ga nhiều hay ít đều phải là "cảm giác" chứ không hề có một công thức nào. Do vậy mới nói con người rất hoàn hảo, chúng ta không cần máy móc điều khiển cho chúng ta. Chúng ta có thể tự làm và tận hưởng cái "cảm giác" thật mãn nguyện đó.
Còn đoạn clip này là lúc em chạy track Happyland có quay phim nhiều góc độ để thấy được thao tác heel-toe downshift. Đây là clip đua nên các bác sẽ có cảm giác hộp số sẽ không sống thọ và đương nhiên nó sẽ không thọ vì là đua mà. Em dẫn chứng để cho các bác thấy động tác heel-toe downshift nó như thế nào thôi. (Và thật sự khi đua mà không heel-toe downshift thì hộp số chắc chắn chết...)
Gửi đến các bác clip đua thứ hai với động tác vô trả số mướt hơn tí và khi vô cua em vẫn heel-toe downshift bình thường.
Bỏ công sức ra để luyện tập những động tác phức tạp này để cuối cùng nhận được sự sảng khoái trong lái xe. Cái cảm giác mọi thứ đều rập khuông như được lập trình sẵn và tiếng pô ré lên mỗi khi trả số là một cảm giác không thể tả! Đây là lý do duy nhất mà em quyết chọn mua số sàn. Và cũng là lý do duy nhất mà em dùng để thuyết phục một người nào đó mua số sàn. Nếu người đó không cảm nhận được sự sảng khoái này thì số sàn không phải dành cho họ.
SỐ SÀN ĐỐI VỚI LÀ EM SƯỚNG. VÌ SƯỚNG NHIỀU QUÁ NÊN NÓ CHE ĐI TẤT CẢ NHỮNG CÁI KHỔ!