Hạng B2
21/5/18
122
28
28
37
Hà Nội
mast.com.vn
Bất kể xế mới hay tài xế đã lái xe lâu năm, thói quen vừa đạp ga và đạp chân phanh một cách "vô tội vạ" là điều không khó tìm thấy. Hành động này trước tiên sẽ gây hao mòn phanh, tiêu tốn nhiên liệu lãng phí và về lâu dài cũng sẽ khiến chủ xe mất tiền sửa chữa, nâng cấp cho động cơ xe. Do đó, hãy lưu ý và sử dụng những kĩ năng đạp ga xe ô tô đúng cách sau đây để tránh các tác hại trên, đồng thời duy trì sức vận hành mạnh mẽ cho xe.

1. Nhấn ga khi bắt đầu khởi động xe

dap_chan_ga_oto_dung_cach_530c80ed448044d9b82bf3ca17e6e3b4_grande.jpg


Khi tiến hành khởi động xe, tài xế không nên vội vàng và thao tác quá nhanh chóng. Hãy từ từ nhấn ga, dùng phần mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống dưới và chờ cho đến khi động cơ hoạt động. Sau đó, chú ý giảm ga dần dần để động cơ của xe chạy ở chế độ không tải. Trong bước này, bạn cần chậm rãi nhấc mũi bàn chân. Bộ phận lò xo hồi vị đồng thời cũng sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu.

2. Tăng ga nhẹ nhàng để di chuyển

Sau khi khởi động, ô tô ở trạng thái đứng yên thường có sức ỳ rất lớn. Muốn xe di chuyển không hao tốn nhiều nhiên liệu do cần tăng sức kéo, tài xế hãy tăng ga một cách nhẹ nhàng.

Ở một vài trường hợp, động cơ lúc này rất dễ bị tắt đột ngột, nhất là khi tải trọng xe hoặc sức cản của mặt đường quá lớn. Cách khắc phục vấn đề này là nhấn ga thật nhiều, đều đặn và không quá mạnh.

3. Không nhấn ga đột ngột để tăng tốc

dap_chan_ga_oto_dung_cach_1_ea4e0dae87b54e84bb8746aafe49f9c1_grande.jpg


Trong quá trình vận hành, nếu bạn cần tăng tốc, bí quyết là hãy đạp ga thật nhẹ nhàng để tốc độ xe tăng dần. Kĩ năng này nhằm duy trì tuổi thọ cho bộ động cơ của xe và giữ an toàn cho người ngồi trên xe nhờ xe không bị tăng tốc đột ngột.

4. Nhả đều ga để giảm tốc độ

Ở chiều hướng ngược lại, khi bạn muốn giảm tốc độ của ô tô, đồng thời để mức nhiên liệu được tiết kiệm tối ưu nhất, hãy nhả ga từ từ. Bên cạnh đó, để duy trì trạng thái chuyển động hiện tại của xe (không tăng/giảm tốc trong một khoảng thời gian) bạn cần chú ý đến đồng hồ tốc độ sau đó điều chỉnh bàn đạp ga ở mức độ nhất định ...

dap_chan_ga_oto_dung_cach_2_0ed277945d784289abaf2939bdd14508_grande.jpg


Trong thao tác này, nhiều người lầm tưởng chỉ cần giữ nguyên bàn đạp ga thì xe sẽ chạy đều. Tuy nhiên, trên thực tế, hành động này sẽ khiến xe chạy lúc nhanh lúc chậm bởi còn chịu tác động từ sức cản chuyển động của mặt đường.

5. Tăng ga khi cần chuyển về số thấp

Cuối cùng, để điều khiển xe chuyển từ số cao về số thấp khi đang di chuyển trên đường, tài xế đừng quên nhấn tăng ga để đảm bảo đồng tốc trong lúc gài số. Kĩ năng này sẽ giúp lái xe tránh được hiện tượng bánh răng trong hộp xe bị kẹt hay sứt mẻ và gây ra âm thanh khó chịu ...
 
Hạng B2
23/12/15
106
116
43
Hiện rất nhiều bác tài áp dụng như bác chủ mà vô tình làm kẹt đường, vô tình gây ra tiêu hao "nhiên liệu và thời gian" cho bản thân và nhiều xa khác. Tại các ngã tư khi đèn xanh nhiều bác tài áp dụng theo bác chủ mà xe thoát ra khỏi ngã tư rất chậm.
Chúng ta không nên tăng tốc như một tay đua mà cần tăng tốc hợp lý trong khả năng quan sát an toàn. Thử hình dung mọi người có ý thức việc tăng tốc nhanh (trong mức an toàn) thì tình trạng giao thông sẽ giảm kẹt rất nhiều.
Đừng vì tiết kiệm một ít nhiên liệu mà ảnh hưởng đến nhiều người khác.
 
Hạng B2
3/7/15
251
234
43
54
Hiện rất nhiều bác tài áp dụng như bác chủ mà vô tình làm kẹt đường, vô tình gây ra tiêu hao "nhiên liệu và thời gian" cho bản thân và nhiều xa khác. Tại các ngã tư khi đèn xanh nhiều bác tài áp dụng theo bác chủ mà xe thoát ra khỏi ngã tư rất chậm.
Chúng ta không nên tăng tốc như một tay đua mà cần tăng tốc hợp lý trong khả năng quan sát an toàn. Thử hình dung mọi người có ý thức việc tăng tốc nhanh (trong mức an toàn) thì tình trạng giao thông sẽ giảm kẹt rất nhiều.
Đừng vì tiết kiệm một ít nhiên liệu mà ảnh hưởng đến nhiều người khác.
Cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Nếu áp dụng đúng thì nó sẽ tốt và ngược lai. Còn như bác nói là do áp dụng một cách máy móc.