Gà cúng, một trong những món đồ không thể thiếu trong mỗi mâm cổ của người dân việt nam. Đặc biệt là mâm cỗ ngày tết, tuy nhiên để có thể làm gà cúng đúng chuẩn và đẹp mắt thì cần phải có một số mẹo nhỏ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn
cách làm gà cúng đẹp và vừa ý trong những dịp lễ quan trọng.
Bước 1: lựa chọn gà cúng
Việc lựa chọn một con gà trống cúng cần phải chỉnh chu từ chút một, chúng ta cần phải lựa chọn một con gà cúng đẹp để trình bày lên mâm đĩa cúng tốt nhất. Theo quan niệm dân gian, gà cúng tốt gà gà sống phải có mào đỏ tươi, nhú cao đều nhau, lông mượt và nhanh nhẹn, chân nhỏ và khỏe mạnh.
Bước 2: thịt gà cúng
Chuẩn bị:
– 1 con dao thật sắc
– Bát nhỏ để đựng tiết gà
– Nước sôi
– Muối và nước sạch để rửa gà
Cách làm:
Túm 2 chân gà vào làm một và bẻ nhẹ cánh, sau đó dốc ngược đầu gà xuống dưới phần đĩa để chuẩn bị sẵn. Giữ chặt vừa đủ, không cầm quá chặt để tránh làm tím phần cánh gà.
Vặt lông phía dưới cổ và cắt tiết theo nguyên tắc truyền thống “ trống cắt tai, mái cắt cổ” để có được nhiều tiết gà nhất nhưng không làm tím gà. Nếu khi luộc tiếc mà chưa hết sẽ làm gà bị đen. Chúng ta cần phải hứng tiết chảy khoảng 5 phút, sau đó cho đầu gà vào cánh để một lúc cho gà chết hẳn rồi hãy đem vặt lông.
Cho gà vào nồi nước đun sôi. Trụng gà qua vài lần rồi nhấc gà ra. Vặt lông gà theo chiều xuôi và nhanh tay. Bóc lớp màng ở chân, mào, lưỡi gà và mỏ.
Sau khi vặt lông xong, xát muối đều lên thân để làm sạch lông măng và khử mùi hôi.
Có 2 cách để mổ gà, là mổ moi và mổ phanh. Thông thường, gà để cúng sẽ dùng phương pháp mổ moi, để sau khi lược thì gà sẽ trông đẹp hơn khi trình bày. Đầu tiên, chúng ta rạch 1 dường nhỏ diều khoảng 2-3 cm. Sau đó lôi toàn bộ diều và phần cuống họng gà ra. Tiếp theo, rạch 1 đường khoảng tầm 4 cm ở gần phần hậu môn gà ( cách vị trí hậu môn gà từ 2 đến 3 cm). Rồi thò tay vào bên trong, nhẹ nhàng lôi dần dần hết phần nội tạng của gà ra bên ngoài. Tránh trường hợp để nát và vỡ mặt gà. Sau đó bỏ riêng ra 1 chỗ.