Bạn chưa rành lái ô tô và bỡ ngỡ không biết mình nên bắt đầu tìm hiểu từ đâu? Đừng lo lắng. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những chỉ dẫn cụ thể nhất, từ cơ bản đến nâng cao để bạn luôn vững tay lái khi điều khiển những chiếc xe số tự động nhé. Xe trang bị hộp số tự động AT (Automatic Transmission) giúp bỏ gần hết thao tác sang số bằng tay và bỏ hẳn thao tác đạp côn của chân trái. Xe số tự động cơ nhiều ưu điểm như khó chết máy, dễ dàng khởi động ngang dốc, vận hành êm ái và xe ít bị giật.
Những ký hiệu cần biết trước khi chính thức đọc hướng dẫn lái xe số tự động
Lái xe ô tô tương đối không dễ dàng đối với những người mới bắt đầu, đặc biệt là những người chưa bao giờ sở hữu hay để tâm đến loại phương tiện bốn bánh này. Khác với xe máy là chỉ cần leo lên xe và rồ ga chạy, lái xe hơi đòi hỏi nhiều hơn vậy. Trong bất kì hướng dẫn lái xe số tự động nào, để lái được thành thạo một chiếc ô tô, điều đầu tiên bạn cần làm là có được hiểu biết rõ ràng về các bộ phận mà bạn sẽ sử dụng để lái cũng nhưng các thông số, ký hiệu đi kèm với các bộ phận đó. Tuy nhiên, may mắn cho những ai đang muốn được hướng dẫn lái xe số tự động là loại xe này dễ sử dụng hơn khá nhiều so với xe số sàn.
Hướng dẫn lái xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn vì không có chân côn
Trước hết, với hướng dẫn lái xe số tự động, bạn phải sử dụng cả tay và chân, trong đó: hai tay dùng để điều khiển vô lăng và cần số; chân trái KHÔNG DÙNG (ở xe số sàn chân trái dùng để đạp chân côn); chân phải dùng để đạp ga hoặc phanh. Hãy học thuộc lòng điều này trước khi bước chân lên ghế lái bất kì chiếc xe nào: chân GA nằm phía bên PHẢI. Có lẽ không cần phải nói bạn cũng có thể hình dung được những sự việc khủng khiếp thế nào sẽ xảy ra nếu tài xế đạp nhầm phanh thành chân ga. Vậy nên chúng tôi hi vọng sẽ không có bất kì ai nhầm chân ga và chân thắng với nhau để tránh các tai nạn đáng tiếc.
Phức tạp hơn với bộ cần số ở hướng dẫn lái xe số tự động
- Một ưu điểm nữa khi học hướng dẫn lái xe số tự động so với xe số sàn là cần số trên xe số tự động được thiết kế thông minh, mặc dù hơi nhiều và khó nhớ khi mới bắt đầu vì các kí hiệu đều là viết tắt từ tiếng Anh, nhưng sẽ dễ sử dụng hơn nhiều và không tốn công sức khi bạn đã rành. Thiết kế cần số xe tự động được đánh giá là linh động và đa dạng hơn nhiều so với cần số sàn – cần số xe sàn chỉ có 1 kiểu duy nhất với các vị trí số được cố định theo hình cái thang nằm ngang. Tùy nhà sản xuất mà cần số xe tự động được sáng tạo với nhiều vị trí và hình dạng khác nhau do cần số được liên kết điện tử với hộp số (bạn nên cân nhắc điều này khi có ý định mua xe số tự động nhé, chúng quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm lái xe lắm đấy!).
- Trên thị trường, thịnh hành và dễ sử dụng nhất với người bắt đầu học hướng dẫn lái xe số tự động vẫn là cần số có vị trí các số nằm trên đường thẳng hay đường zigzag được đặt chính giữa ghế lái và ghế phụ lái (dạng center console, phổ biến ở những dòng xe sedan hoặc xe SUV). Bên cạnh đó, một số xe được thiết kế phá cách với cần số dạng tròn, dạng treo trên bánh lái (với các xe dạng mini van, xe bán tải, có tác dụng tiết kiệm không gian sàn xe), dạng nút bấm (với các dòng xe thể thao),…
- Tuy thiết kế là tùy chỉnh nhưng hầu hết các chức năng đều được cố định và không có sự khác biệt lớn giữa các dòng xe. Về cơ bản, khi đọc hướng dẫn lái xe số tự động bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những ký hiệu sau:
+ P (Parking) = đậu xe
+ R (Reverse) = lùi xe
+ N (Neutral) = trạng thái lái tự do
+ D (Drive) = chạy tốc độ thường
- 4 chế độ R, P, N, D là những chế độ cơ bản nhất mà bất kì chiếc xe số tự động nào cũng có. Ngoài ra ở một số dòng xe cao cấp bộ cần số còn được nâng cấp với các chức năng phụ và tùy chỉnh như:
+ D3 (Drive 3) = chạy xe tốc độ chậm (ở những đoạn đường gồ ghề, khó đi)
+ D1 và D2 (Drive 1 và Drive 2) = chạy ở những đoạn đường khó đi hoặc cần tăng tốc. Thường thì khi đổ đèo các tài xế rất hay sử dụng những số này để đảm bảo an toàn
+ OD (Overdrive) = chế độ để vượt dốc, đổ đèo
+ M (Manual) +/- (chế độ +/- có thể nằm ở lẫy số trên vô lăng) = thiết lập cần số ở chế độ có thể điều chỉnh như số sàn, cho phép sang số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc ngược lại (dấu +/- lần lượt là tăng và giảm số)
+ S (Sport) = chế độ xe thể thao, chức năng gần tương tự chế độ M, cho phép người lái chuyển số theo ý muốn
+ L (Low): chế độ số thấp dùng trong các trường hợp xe tải nặng, lên/xuống dốc
+ B (Brake): chế độ số hãm, dùng để hãm tốc động cơ khi xe xuống dốc
3 điều bạn cần lưu ý trong hướng dẫn lái xe số tự động
Nếu bạn là người mới bắt đầu, sau khi đã học thuộc các chế độ lái khả dụng trên cần số của xe mình, bạn cần ghi nhớ và thường xuyên thực hành một vài kiểm tra để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lái xe của mình.
Bước 1: Kiểm tra an toàn trước khi khởi động động cơ xe. Việc đầu tiên trong hướng dẫn lái xe số tự động không gì khác hơn là mở cửa và bước chân vào xe. Chú ý là chúng ta nên quan sát xem đằng trước, đằng sau có người đang đi tới không trước khi mở cửa và bước lên xe. Sau khi đã ngồi vào ghế lái và đóng cửa xe lại, hãy cảm nhận xem bạn có thể ngồi thoải mái trên ghế lái chưa. Nếu chưa hãy điều chỉnh vị trí và độ ngả của ghế để bạn có tư thế thoải mái nhất. Ghế ngồi có vị trí quá gần hoặc quá xa với vô lăng sẽ khiến bạn khó điều khiển bánh lái, khó kiểm soát chân ga và chân phanh, sàn ghế quá cao hay quá thấp cũng gây khó khăn trong việc cảm nhận những vật cản xung quanh và tốc độ xe chạy, từ đó dẫn đến những phán đoán sai hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng động lạ, gây khó khăn đặc biệt khi lái đường dài. Sau khi điều chỉnh ghế lái phù hợp hãy thắt dây an toàn cũng như kiểm tra kính, gương chiếu hậu, kiểm tra phanh (thắng) tay xem nó đã ở vị trí phanh hay chưa, kiểm tra cần số xem có đang ở vị trí P hay chưa và hãy đặt chân vào đúng chân PHANH. Bây giờ khi, tất cả đã vào vị trí và bạn đã sẵn sàng, hãy đạp chân phanh và khởi động động cơ. Ở một vài loại xe hướng dẫn lái xe số tự động không yêu cầu bạn phải đạp phanh chân hoặc vẫn có thể để cần số ở N để khởi động. Tuy nhiên vì sự an toàn và để tạo thành một thói quen cho những người mới học lái, chung tôi vẫn khuyên bạn nên tuân thủ việc chỉnh cần số P-đạp chân phanh-khởi động mỗi lần chuẩn bị cho xe lăn bánh.
Bước 2: Cho xe di chuyển và điều chỉnh trong quá trình lái xe. Để xe di chuyển, nguời lái cần gạt cần số từ P sang D, đạp ga và để xe chạy bình thường. Trong trường hợp cần lùi xe, gạt cần số sang R. Trong quá trình chạy, nếu gặp địa hình ghập ghềnh, khó khăn hoặc các địa hình dốc cao, bạn có thể gạt cần số sang các chế độ D3, D2 hay D1 để dễ dàng vượt qua và trở về lại D khi đường đã bình thường trở lại.
Hướng dẫn lái xe số tự động cho rằng các bác tài nên thực hiện việc chuyển từ D sang các chế độ D1, 2, 3 và ngược lại khi xe đang chạy với vận tốc vừa phải để đảm bảo an toàn.
Trên đường di chuyển, để ngừng đèn đỏ bạn không cần phải chuyển cần số về P mà vẫn có thể để ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng để xe dừng. Thật ra, bạn không nên chuyển cần số về P khi dừng đèn đỏ để tránh gây hại cho hộp số xe trong trường hợp xe bị đâm từ phía sau.
Bên cạnh đó, ở một vài dòng xe chế độ tự động unlock khóa cửa xe được tích hợp với chế độ số P khiến kẻ gian dễ mở cửa xe và khống chế bạn trong các tình huống xấu. Nếu xe dừng lâu bạn có thể chuyển cần số sang chế độ N và kéo thắng tay. Các chế độ N được dùng khi phải đẩy xe lên dốc hoặc khi xe bạn được xe khác kéo. Các chế độ L, B được khuyến cáo trong hướng dẫn lái xe số tự động là nên sử dụng trong trường hợp xe xuống dốc, đổ đèo, giảm tốc. Chế độ S, M được sử dụng nếu muốn tăng tốc nhanh hay muốn có trải nghiệm lái mang tính thể thao, tăng tính kích thích cho người lái.
Bước 3: Cho xe dừng khi đến điểm đích. Trên đường bằng và đường dốc, để dừng xe khi đã đến điểm đích bạn cần đạp phanh chân, gạt cần số về N, kéo phanh tay. Khi xe đã dừng hẳn, chuyển cần số về P và nhả phanh chân để cố định xe ở một vị trí. Tuân thủ theo các bước trong hướng dẫn lái xe số tự động này không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn mà còn giúp hộp số bền hơn, hạn chế ma sát các chi tiết cơ khí bên trong hộp số. Tuyệt đối không trả số về N và tắt động cơ khi dừng xe để tiết kiệm nhiên liệu vì điều này cực kì nguy hiểm. Thứ nhất, chúng khiến vô lăng trở nên khó điều khiển hơn (vì tắt máy đồng nghĩa với việc khóa bộ lái trợ lực, bánh lái sẽ rất khó để xoay). Thứ hai, trong trường hợp tắt máy xe khi chạy xe tốc độ cao, xe dễ tăng nhanh tốc độ theo quán tính, muốn xe dừng phải đạp phanh chân nhiều, lâu dài dẫn đến tình trạng mất phanh gây nguy hiểm cho người lái.
Vậy hy vọng sau bài viết này các bạn có thể lái thành thạo và thoải mái các chiếc xe có chế độ lái tự động và luôn gặp nhiều may mắn, an toàn khi tham gia giao thông. Để tham khảo thêm về lái xe số tự động, cũng như các khóa học lái xe ô tô tại Thanh Hóa và Đồng Nai. Vui lòng liên hệ
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE CHUYÊN NGHIỆP (Các cơ sở thuộc hệ thống trung tâm)
1.CƠ SỞ 1: ĐC: Góc Hùng Vương, Kp 3, Đường Lê Lợi, Trảng Bom, Đồng Nai
2. CƠ SỞ 2: ĐC: Ngã Tư Lộc An, TT. Long Thành, Long Thành, Đồng Nai
3. CƠ SỞ 3: ĐC: Số 479, KP 3, đường 30 tháng 04, TT.Trảng Bom, Đồng Nai.
Email: [email protected]
Hotline: 0907 219 222 - 0707 219 222
Website.http://daylaixechuyennghiep.net
4. CƠ SỞ 4 TẠI TỈNH THANH HÓA
ĐC: Số 669, Đ.Lam Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa
Email: [email protected]
Hotline: 0836 219 222 - 0907 219 222
Website.http://daylaixechuyennghiep.net
Những ký hiệu cần biết trước khi chính thức đọc hướng dẫn lái xe số tự động
Lái xe ô tô tương đối không dễ dàng đối với những người mới bắt đầu, đặc biệt là những người chưa bao giờ sở hữu hay để tâm đến loại phương tiện bốn bánh này. Khác với xe máy là chỉ cần leo lên xe và rồ ga chạy, lái xe hơi đòi hỏi nhiều hơn vậy. Trong bất kì hướng dẫn lái xe số tự động nào, để lái được thành thạo một chiếc ô tô, điều đầu tiên bạn cần làm là có được hiểu biết rõ ràng về các bộ phận mà bạn sẽ sử dụng để lái cũng nhưng các thông số, ký hiệu đi kèm với các bộ phận đó. Tuy nhiên, may mắn cho những ai đang muốn được hướng dẫn lái xe số tự động là loại xe này dễ sử dụng hơn khá nhiều so với xe số sàn.
Hướng dẫn lái xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn vì không có chân côn
Trước hết, với hướng dẫn lái xe số tự động, bạn phải sử dụng cả tay và chân, trong đó: hai tay dùng để điều khiển vô lăng và cần số; chân trái KHÔNG DÙNG (ở xe số sàn chân trái dùng để đạp chân côn); chân phải dùng để đạp ga hoặc phanh. Hãy học thuộc lòng điều này trước khi bước chân lên ghế lái bất kì chiếc xe nào: chân GA nằm phía bên PHẢI. Có lẽ không cần phải nói bạn cũng có thể hình dung được những sự việc khủng khiếp thế nào sẽ xảy ra nếu tài xế đạp nhầm phanh thành chân ga. Vậy nên chúng tôi hi vọng sẽ không có bất kì ai nhầm chân ga và chân thắng với nhau để tránh các tai nạn đáng tiếc.
Phức tạp hơn với bộ cần số ở hướng dẫn lái xe số tự động
- Một ưu điểm nữa khi học hướng dẫn lái xe số tự động so với xe số sàn là cần số trên xe số tự động được thiết kế thông minh, mặc dù hơi nhiều và khó nhớ khi mới bắt đầu vì các kí hiệu đều là viết tắt từ tiếng Anh, nhưng sẽ dễ sử dụng hơn nhiều và không tốn công sức khi bạn đã rành. Thiết kế cần số xe tự động được đánh giá là linh động và đa dạng hơn nhiều so với cần số sàn – cần số xe sàn chỉ có 1 kiểu duy nhất với các vị trí số được cố định theo hình cái thang nằm ngang. Tùy nhà sản xuất mà cần số xe tự động được sáng tạo với nhiều vị trí và hình dạng khác nhau do cần số được liên kết điện tử với hộp số (bạn nên cân nhắc điều này khi có ý định mua xe số tự động nhé, chúng quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm lái xe lắm đấy!).
- Trên thị trường, thịnh hành và dễ sử dụng nhất với người bắt đầu học hướng dẫn lái xe số tự động vẫn là cần số có vị trí các số nằm trên đường thẳng hay đường zigzag được đặt chính giữa ghế lái và ghế phụ lái (dạng center console, phổ biến ở những dòng xe sedan hoặc xe SUV). Bên cạnh đó, một số xe được thiết kế phá cách với cần số dạng tròn, dạng treo trên bánh lái (với các xe dạng mini van, xe bán tải, có tác dụng tiết kiệm không gian sàn xe), dạng nút bấm (với các dòng xe thể thao),…
- Tuy thiết kế là tùy chỉnh nhưng hầu hết các chức năng đều được cố định và không có sự khác biệt lớn giữa các dòng xe. Về cơ bản, khi đọc hướng dẫn lái xe số tự động bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những ký hiệu sau:
+ P (Parking) = đậu xe
+ R (Reverse) = lùi xe
+ N (Neutral) = trạng thái lái tự do
+ D (Drive) = chạy tốc độ thường
- 4 chế độ R, P, N, D là những chế độ cơ bản nhất mà bất kì chiếc xe số tự động nào cũng có. Ngoài ra ở một số dòng xe cao cấp bộ cần số còn được nâng cấp với các chức năng phụ và tùy chỉnh như:
+ D3 (Drive 3) = chạy xe tốc độ chậm (ở những đoạn đường gồ ghề, khó đi)
+ D1 và D2 (Drive 1 và Drive 2) = chạy ở những đoạn đường khó đi hoặc cần tăng tốc. Thường thì khi đổ đèo các tài xế rất hay sử dụng những số này để đảm bảo an toàn
+ OD (Overdrive) = chế độ để vượt dốc, đổ đèo
+ M (Manual) +/- (chế độ +/- có thể nằm ở lẫy số trên vô lăng) = thiết lập cần số ở chế độ có thể điều chỉnh như số sàn, cho phép sang số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc ngược lại (dấu +/- lần lượt là tăng và giảm số)
+ S (Sport) = chế độ xe thể thao, chức năng gần tương tự chế độ M, cho phép người lái chuyển số theo ý muốn
+ L (Low): chế độ số thấp dùng trong các trường hợp xe tải nặng, lên/xuống dốc
+ B (Brake): chế độ số hãm, dùng để hãm tốc động cơ khi xe xuống dốc
3 điều bạn cần lưu ý trong hướng dẫn lái xe số tự động
Nếu bạn là người mới bắt đầu, sau khi đã học thuộc các chế độ lái khả dụng trên cần số của xe mình, bạn cần ghi nhớ và thường xuyên thực hành một vài kiểm tra để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lái xe của mình.
Bước 1: Kiểm tra an toàn trước khi khởi động động cơ xe. Việc đầu tiên trong hướng dẫn lái xe số tự động không gì khác hơn là mở cửa và bước chân vào xe. Chú ý là chúng ta nên quan sát xem đằng trước, đằng sau có người đang đi tới không trước khi mở cửa và bước lên xe. Sau khi đã ngồi vào ghế lái và đóng cửa xe lại, hãy cảm nhận xem bạn có thể ngồi thoải mái trên ghế lái chưa. Nếu chưa hãy điều chỉnh vị trí và độ ngả của ghế để bạn có tư thế thoải mái nhất. Ghế ngồi có vị trí quá gần hoặc quá xa với vô lăng sẽ khiến bạn khó điều khiển bánh lái, khó kiểm soát chân ga và chân phanh, sàn ghế quá cao hay quá thấp cũng gây khó khăn trong việc cảm nhận những vật cản xung quanh và tốc độ xe chạy, từ đó dẫn đến những phán đoán sai hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng động lạ, gây khó khăn đặc biệt khi lái đường dài. Sau khi điều chỉnh ghế lái phù hợp hãy thắt dây an toàn cũng như kiểm tra kính, gương chiếu hậu, kiểm tra phanh (thắng) tay xem nó đã ở vị trí phanh hay chưa, kiểm tra cần số xem có đang ở vị trí P hay chưa và hãy đặt chân vào đúng chân PHANH. Bây giờ khi, tất cả đã vào vị trí và bạn đã sẵn sàng, hãy đạp chân phanh và khởi động động cơ. Ở một vài loại xe hướng dẫn lái xe số tự động không yêu cầu bạn phải đạp phanh chân hoặc vẫn có thể để cần số ở N để khởi động. Tuy nhiên vì sự an toàn và để tạo thành một thói quen cho những người mới học lái, chung tôi vẫn khuyên bạn nên tuân thủ việc chỉnh cần số P-đạp chân phanh-khởi động mỗi lần chuẩn bị cho xe lăn bánh.
Bước 2: Cho xe di chuyển và điều chỉnh trong quá trình lái xe. Để xe di chuyển, nguời lái cần gạt cần số từ P sang D, đạp ga và để xe chạy bình thường. Trong trường hợp cần lùi xe, gạt cần số sang R. Trong quá trình chạy, nếu gặp địa hình ghập ghềnh, khó khăn hoặc các địa hình dốc cao, bạn có thể gạt cần số sang các chế độ D3, D2 hay D1 để dễ dàng vượt qua và trở về lại D khi đường đã bình thường trở lại.
Hướng dẫn lái xe số tự động cho rằng các bác tài nên thực hiện việc chuyển từ D sang các chế độ D1, 2, 3 và ngược lại khi xe đang chạy với vận tốc vừa phải để đảm bảo an toàn.
Trên đường di chuyển, để ngừng đèn đỏ bạn không cần phải chuyển cần số về P mà vẫn có thể để ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng để xe dừng. Thật ra, bạn không nên chuyển cần số về P khi dừng đèn đỏ để tránh gây hại cho hộp số xe trong trường hợp xe bị đâm từ phía sau.
Bên cạnh đó, ở một vài dòng xe chế độ tự động unlock khóa cửa xe được tích hợp với chế độ số P khiến kẻ gian dễ mở cửa xe và khống chế bạn trong các tình huống xấu. Nếu xe dừng lâu bạn có thể chuyển cần số sang chế độ N và kéo thắng tay. Các chế độ N được dùng khi phải đẩy xe lên dốc hoặc khi xe bạn được xe khác kéo. Các chế độ L, B được khuyến cáo trong hướng dẫn lái xe số tự động là nên sử dụng trong trường hợp xe xuống dốc, đổ đèo, giảm tốc. Chế độ S, M được sử dụng nếu muốn tăng tốc nhanh hay muốn có trải nghiệm lái mang tính thể thao, tăng tính kích thích cho người lái.
Bước 3: Cho xe dừng khi đến điểm đích. Trên đường bằng và đường dốc, để dừng xe khi đã đến điểm đích bạn cần đạp phanh chân, gạt cần số về N, kéo phanh tay. Khi xe đã dừng hẳn, chuyển cần số về P và nhả phanh chân để cố định xe ở một vị trí. Tuân thủ theo các bước trong hướng dẫn lái xe số tự động này không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn mà còn giúp hộp số bền hơn, hạn chế ma sát các chi tiết cơ khí bên trong hộp số. Tuyệt đối không trả số về N và tắt động cơ khi dừng xe để tiết kiệm nhiên liệu vì điều này cực kì nguy hiểm. Thứ nhất, chúng khiến vô lăng trở nên khó điều khiển hơn (vì tắt máy đồng nghĩa với việc khóa bộ lái trợ lực, bánh lái sẽ rất khó để xoay). Thứ hai, trong trường hợp tắt máy xe khi chạy xe tốc độ cao, xe dễ tăng nhanh tốc độ theo quán tính, muốn xe dừng phải đạp phanh chân nhiều, lâu dài dẫn đến tình trạng mất phanh gây nguy hiểm cho người lái.
Vậy hy vọng sau bài viết này các bạn có thể lái thành thạo và thoải mái các chiếc xe có chế độ lái tự động và luôn gặp nhiều may mắn, an toàn khi tham gia giao thông. Để tham khảo thêm về lái xe số tự động, cũng như các khóa học lái xe ô tô tại Thanh Hóa và Đồng Nai. Vui lòng liên hệ
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE CHUYÊN NGHIỆP (Các cơ sở thuộc hệ thống trung tâm)
1.CƠ SỞ 1: ĐC: Góc Hùng Vương, Kp 3, Đường Lê Lợi, Trảng Bom, Đồng Nai
2. CƠ SỞ 2: ĐC: Ngã Tư Lộc An, TT. Long Thành, Long Thành, Đồng Nai
3. CƠ SỞ 3: ĐC: Số 479, KP 3, đường 30 tháng 04, TT.Trảng Bom, Đồng Nai.
Email: [email protected]
Hotline: 0907 219 222 - 0707 219 222
Website.http://daylaixechuyennghiep.net
4. CƠ SỞ 4 TẠI TỈNH THANH HÓA
ĐC: Số 669, Đ.Lam Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa
Email: [email protected]
Hotline: 0836 219 222 - 0907 219 222
Website.http://daylaixechuyennghiep.net
Chủ đề tương tự
Người đăng:
oto_bangb2
Ngày đăng:
Người đăng:
Iloovecar
Ngày đăng:
Người đăng:
guitarbmt
Ngày đăng: