Hello các bác, Trong quá trình làm việc thì em nhận được nhiều phản hồi từ các lái xe là khi xe bị tổn thất, không biết báo lên bảo hiểm để ghi nhận và xử lí tổn thất cho lái xe như thế nào. Em xin hướng dẫn các bác như sau:
Trên giấy chứng nhận bảo hiểm của tất cả các hãng đều có số hotline trực 24/7. Các bác có thể lưu luôn số đó vào danh bạ, và giấy chứng nhận luôn để trên xe. Khi xe bị tai nạn, lái xe hết sức bình tĩnh, ngay lập tức lái xe báo ngay lên số hotline trên và làm theo hướng dẫn của tổng đài. Tránh trường hợp quên chưa báo ngay. Đó là tổng đài ghi âm và lưu vết cuộc gọi nên khi lái xe gọi, tổng đài chưa nghe máy, họ sẽ thường gọi lại, quan trọng là họ đã ghi nhận được thời điểm cuộc gọi đó lên tổng đài là ngay sau khi tổn thất. Hoặc sau đó chủ xe giải quyết trường hợp khẩn cấp ( đưa người đi cấp cứu...) và gọi lại hướng dẫn.
Lưu ý quyền lợi của 2 gói bảo hiểm:
1, Bảo hiểm TNDS đối với bên thứ 3: bên Bảo hiểm đại diện cho chủ xe để đền bù thiệt hại về người và tài sản của người khác khi chủ xe va chạm vào. ( chứ không đền bù gì về người và xe của chủ xe nhé).
- Về người: 100.000.000đ/ người/ vụ. ( khi người khác bị tử vong trả tối đa là 100tr hoặc để lại tỉ lệ thương tật vĩnh viễn trả theo tỉ lệ đó)
- Về tài sản: 100.000.000đ/ vụ
Bảo hiểm trên Đều có xác nhận của cơ quan công an và giữ nguyên hiện trường. Bảo hiểm căn cứ vào kết luận của công an để chi trả bồi thường hay không. Còn va chạm nhẹ thì thường 2 bên tự hòa giải.
Gói bảo hiểm trên theo quy định của BỘ TÀI CHÍNH, quyền lợi đều giống nhau, khác nhau về cách giải quyết linh động, nhanh hay chậm của hãng bảo hiểm đó thôi.
2, Bảo hiểm vật chất xe ( hay gọi là thân vỏ xe/ bảo hiểm 2 chiều): bảo hiểm cho xe của chính chủ xe đó khi xe bị đâm va ( bất ngờ, không phải cố ý), cháy nổ, lật đổ, hoặc mất cắp toàn bộ xe. Việc này do tự chủ xe gây ra hoặc người khác va chạm vào xe mình, và chủ xe đi đúng luật là được bảo hiểm.
-> Va chạm từ nhẹ đến nặng đều được bảo hiểm, tùy mức độ nghiêm trọng vụ việc mới cần cơ quan công an can thiệp. Còn lại là giám định viên của hãng bảo hiểm đó và chủ xe tự làm việc với nhau.
Một điểm nhấn mạnh là khi mua bảo hiểm, các bác lưu ngay số của người bán bảo hiểm và trưởng phòng bán bảo hiểm đó. Tránh trường hợp nhân viên đó nghỉ thì còn gọi tới số trưởng phòng ( số cố định) để được hỗ trợ khi cần thiết. ( Điểm này em thấy nhiều bác tâm sự là quên không lưu, đến khi gặp sự cố không nhớ ai bán cho mình khiến tổng đài khó tra và giải quyết lâu hơn).
Thân ái !!!