Indochine có đầy đủ sự sang trọng, quyến rũ để thuyết phục tất cả
“Cùng với sự phát triển của kinh tế, thu nhập và đòi hỏi của người dân cũng đang đổi khác. Mọi người đang dần hướng tới chân thiện mỹ, tới những giá trị đẹp đẽ hơn. Ngoài ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu của con người bây giờ là một không gian sống duy mỹ, thể hiện được gu nghệ thuật – thẩm mỹ của chủ nhân. Indochine có đầy đủ sự sang trọng, quyến rũ để thuyết phục tất cả” -KTS Bùi Đình Trường
Sang trọng, quý phái nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, dung dị, những mảnh ghép tưởng như trái ngược nhưng hòa hợp một cách đặc biệt trong phong cách thiết kế Đông Dương nổi tiếng (Indochine).
Ra đời cách đây cả thế kỷ và từng có khoảng thời gian hoàng kim, tới hiện tại, bóng dáng của Indochine đang trở lại và thổi hồn vào mọi góc cạnh của cuộc sống.
Nhắc tới phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine), cho dù là dân “ngoại đạo” với kiến trúc, người Hà Nội truyền thống ai cũng đều bị thu hút bởi vẻ đẹp mê hoặc của những công trình kết hợp giữa phong cách Việt Nam và kiến trúc cổ điển Pháp.
Ở trung tâm thủ đô, nhà hát lớn Hà Nội, khách sạn Sofitel Legend Metropole, trụ sở Ngân hàng Nhà nước hay đại học Tổng hợp Hà Nội… chính là những công trình đặc trưng cho lối kiến trúc kinh điển ấy.
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nằm tại góc phố Lý Thường Kiệt – Lê Thánh Tông ngày nay, hay từng được gọi là đại học Đông Dương những năm đầu thế kỷ 20, là một trong những công trình đầu tiên được thổi hồn Indochine. Đó là những mái vòng bề thế có độ cao bằng hai tầng nhà, là những cột trụ lớn vững chãi mang đúng phong cách châu Âu. Tuy nhiên, đó cũng là nơi mà bất kì người Việt nào ngước mắt lên cũng tìm thấy những điểm quen thuộc ở mái ngói bát giác, khung cửa sổ hình chữ nhật được che bởi ô văng ngói hay hình hoa văn chữ triện vốn phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ.
Đại học Tổng hợp Hà Nội -công trình vượt thời gian với dấu ấn Indochine đậm nét.
Theo KTS Bùi Đình Trường (GĐ Công ty tư vấn Kiến trúc Việt), chính sự kết hợp ấy đã làm nên sức sống của phong cách Indochine. Những công trình gắn với phong cách thiết kế này sau nhiều thập kỷ vẫn là những nơi đẹp nhất tại Hà Nội được nhiều người tìm tới.
Sau nhiều thăng trầm, hiện tại, theo ông, xu hướng Indochine đang trở lại mạnh mẽ. Indochine hiện có thể tìm thấy ở bất kì đâu, không chỉ tại nhà riêng mà ngay tại những quán cafe, quán ăn với những hình ảnh quen thuộc của gạch bông, nền tường tông màu ấm, những tấm rèm cửa hoa văn con công,…
“Cùng với sự phát triển của kinh tế, thu nhập và đòi hỏi của người dân cũng đang đổi khác. Mọi người đang dần hướng tới chân thiện mỹ, tới những giá trị đẹp đẽ hơn. Ngoài ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu của con người bây giờ là một không gian sống duy mỹ, thể hiện được gu nghệ thuật – thẩm mỹ của chủ nhân. Indochine có đầy đủ sự sang trọng, quyến rũ để thuyết phục tất cả”, vị chuyên gia quy hoạch – kiến trúc nói.
Chờ đợi một “cộng đồng Indochine” đúng nghĩa
Ở góc độ khác, sự trở lại của Indochine theo giới chuyên gia còn ở yếu tố hợp thời. Như giải thích của chuyên gia Bùi Đình Trường, giá trị cốt lõi của Indochine là ở yếu tố nghệ thuật và tận hưởng hai chìa khóa đặc biệt quan trọng với con người hiện đại để giải tỏa cho cuộc sống ngày càng áp lực.
Lấy ví dụ về Nhà hát lớn Hà Nội, theo KTS Trường, không phải ngẫu nhiên, đó là nơi mà bất kì ai bước chân vào cũng có cảm giác thăng hoa trong sự bay bổng, sáng tạo. Một không gian nghệ thuật được tìm thấy ở kiến trúc mái vòm Gothic cong, ở những đèn chùm lớn, những bức bích họa kiểu Pháp tinh tế. Thậm chí, với Indochine, một không gian nghệ thuật có thể tìm thấy ở những chi tiết nhỏ nhất trên tay nắm cửa, ô văng, trên bức tranh treo tường với những trang trí hình mai rùa với những độ cong, dài hài hòa, hay là những họa tiết Tùng – Cúc – Trúc – Mai vốn quen thuộc với tiềm thức người Việt.
Vào một ngôi nhà theo phong cách Indochine, theo vị chuyên gia, sẽ cho cảm giác hoàn toàn khác biệt. Với hệ thống cửa bố được bố trí dày đặc, đề cao sự thông thoáng và ánh sáng tự nhiên, đó là nơi mang đến năng lượng tự nhiên tràn ngập. Ngoài ra, sự kết hợp hài hòa với chất liệu thiên thô mộc về gỗ, tre, nứa,… tạo nên một tổng thể đặc trưng nổi bật và sang trọng.
Khẳng định giá trị của phong cách Đông Dương, giới chuyên gia trong nghề thừa nhận, Indochine đang có rất nhiều không gian để phát triển. Thực tế, dù đang nở rộ trong một vài năm gần đây nhưng phong cách thiết kế này hiện phần lớn mang tính “tự phát” và chỉ được đưa vào những kiến trúc nhà ở riêng tư để đáp ứng nhu cầu của gia chủ. Một số không gian thương mại dù đang áp dụng nhưng chưa thực sự chuẩn mực.
Một căn hộ với nội thất Indochine đặc trưng của cư dân tại KĐT Vinhomes ( Nguồn: Lê Viết Dũng/Woodplus).
“Với nhu cầu lớn và những giá trị về nhiều mặt, dư địa để Indochine phát triển trong đời sống là rất lớn. Sẽ vô cùng ý nghĩa nếu hiện tại chúng ta có một công trình tầm cỡ để tập hợp, tạo nên một cộng đồng mang tinh thần Indochine đúng nghĩa. Đó sẽ không những là nơi những con người yêu cái đẹp, yêu nét truyền thống trong Indochine được thỏa sức tận hưởng mà còn là chốn để thực sự lưu giữ và phát triển những giá trị lịch sử truyền thống quý giá”, KTS Bùi Đình Trường nói.
Nguồn: Trường Thịnh Dantri.com.vn
XEM THÊM:
BOIS ĐƯA PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TRỞ LẠI VỚI NHỊP SỐNG HÀ NỘI HIỆN ĐẠI.
BOIS ĐƯA PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TRỞ LẠI VỚI NHỊP SỐNG HÀ NỘI HIỆN ĐẠI. Hà Nội đẹp, Hà Nội hào hoa và lịch lãm…Cái…
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỒ GỖ GRAND BOIS
Phong cách Đông Dương Indochine hiện đại. Với những thông tin chi tiết về phong cách Indochine sẽ giúp bạn chọn lựa được…
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỒ GỖ GRAND BOIS
Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nội thất,Bois Indochinois đã thiết kế sản xuất và thi công nhiều công trình đồ…
SỬ DỤNG ĐỒ GỖ GRANDBOIS TRONG CÁC PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT
SỬ DỤNG ĐỒ GỖ GRANDBOIS trong các phong cách thiết kế nội thất Không ít người mê đắm những sản phẩm của GRANDBOIS và họ…
BOIS INDOCHINOIS NỘI THẤT PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG CÓ THẬT SỰ CHẤT LƯỢNG ?
BOIS INDOCHINOIS nội thất phong cách ĐÔNG DƯƠNG có thật sự CHẤT LƯỢNG -Trong cuộc đời của mỗi người trước…
NHÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUYÊN NGHIỆP ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Trịnh Hữu Ngọc ra đời ngày 6/10/1912 tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang; bố là thợ máy tàu thủy xưởng Ba Son – Sài…