Lơ Xe
6/6/04
15.553
12.405
113
Vietnam
www.otosaigon.com
201A59B536E94B0A902C0DC4F74B388A.jpg
Chào các bác,

Malaysia và Thái Lan là 2 nước trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện hành trình Caravan đến Tây Tạng và Everest Base Camp (EBC), Với hy vọng Việt Nam sẽ là đoàn Caravan thứ 3 sẽ chinh phục hành trình "để đời" này trong đầu tháng 7 năm 2013 với hành trình dài khoảng 15.000 cây số và kéo dài hơn 1 tháng.

Tuy thời gian vẫn còn dài, nhưng công tác tổ chức cần phải chuẩn bị chu đáo để các thành viên tham dự có thời gian độ xe, luyệt tập sức khoẻ tốt để tham gia chương trình, chương trình cũng sẽ giới hạn không quá 15 xe và 1 xe không quá 3 thành viên. Con số đẹp nhất vẫn là 12 xe
080402cool_prv.gif
.

Trong hành trình hơn 30 ngày và có 1 số ngày phải ngủ ngoài lều với nhiệt độ âm 10-15 độ C và không khĩ loãng ở Tây Tạng còn 60% so với bình thường .. vì thế các thành viên cần phải rèn luyện sức khoẻ để chuẩn bị tốt cho hành trình trong đời và tự hào là những người đầu tiên chinh phục cung đường Caravan đầu tiên của VN đến EBC.

Dự kiến ban đầu đoàn sẽ đi qua cung đường Cam - Thái và Lào, nhưng BTC sẽ quyết định sẽ khỏi hành tại thủ đô Hà Nội và đi qua cửa khẩu Lào Cai và chi phí tạm tính cho mỗi thành viên tầm 5.000 USD và 1.500 USD chi phí cho 1 xe tham dự. Hy vọng BTC sẽ kêu gọi tài trợ cho phần chi phí xe để hỗ trợ chương trình.

8C65DFAE38AE43D19DE7527A2EA0CFF7.jpg
Lộ trình dự kiến​
96BA43B561DF4E6884E1272D475A4989.jpg
Bản đồ của hành trình từ Sài Gòn đến Tây Tạng và EBC​
042C659CFCBA4D73A666DE80F2CA7AED.jpg
Mr Somkat người đã từng dẫn đoàn Malaysia và Thái Lan đi EBC sẽ dẫn đoàn Việt Nam​
5148A0EB4DC8433F824717D4D0954E4B.jpg
Cung đường địa hình lên EBC​
B455425D24EB4491994451F079298210.jpg
Đoàn Caravan của Thái chinh phục EBC​
 
Last edited by a moderator:
Lơ Xe
6/6/04
15.553
12.405
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Re:Kế hoạch hành trình đoàn xe Caravan đầu tiên của Việt Nam đến Tây Tạng &Everest Base Camp

D4A1AB43B9484785B483465194A7485C.jpg
Đoàn Caravan của Malaysia mất hơn 45 ngày cho hành trình đến EBC​
F064958105DB42F5ABD98A19F5376301.jpg
7DFF246AB19B45D0BA34C23B93606DBB.jpg
Cung đường "off-road" lên EBC không được xây dựng nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu của nhọn núi Everest​
1A335272DE4549C1A76BD4754FBF85A0.jpg
Đoàn VN đặc "1 cục đá" cho hành trình lên EBC có độ cao 5.364 mét
080402cool_prv.gif
 
Lơ Xe
6/6/04
15.553
12.405
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Re:Kế hoạch hành trình đoàn xe Caravan đầu tiên của Việt Nam đến Tây Tạng &Everest Base Camp

88B111F7DEB74E88939D8BC20730D5A5.jpg
1 trong những địa điểm thăm qua của đoàn là cung điện Potala - Tây Tạng trước khi lên EBC​
 
Lơ Xe
6/6/04
15.553
12.405
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Re:Kế hoạch hành trình đoàn xe Caravan đầu tiên của Việt Nam đến Tây Tạng &Everest Base Camp

<h1>Thăm cung điện Potala - Tây Tạng</h1> Cung điện Potala - trái tim Lhasa - hành cung uy nghi nhất, đẹp nhất, ý nghĩa nhất trong mọi chuyến hành hương Tây Tạng. Nếu Jokhang Temple được coi là điểm đến tâm linh Phật giáo thì Bố Đạt La cung có thể coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hoá Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma. Xem chi tiết tại link sau
 
Lơ Xe
6/6/04
15.553
12.405
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Re:Kế hoạch hành trình đoàn xe Caravan đầu tiên của Việt Nam đến Tây Tạng &Everest Base Camp

Về mặt lịch sử, Potala Palace hay Bố Đạt La cung được khởi công từ thời vua Songtsen Gampo nhưng lúc đó mới ở dạng hành cung nhỏ. Đến đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso thì Potala mới chính thực được chọn làm cung điện của Hoàng Mạo Giáo và nơi đây được kiến thiết lại với quy mô cực lớn, xây cất trong suốt 50 năm mới hoàn thành, tính đến nay đã hơn 6 thế kỷ mà không bị biến động thiên tạo hay nhân tạo nào làm hư hại. Sau này, cùng với sự ra đời của cung điện mùa hè Norbulingka, nơi đây chính thức trở thành cung điện mùa đông của các đời Lạt Ma.

Về mặt kiến trúc, Potala toạ lạc trên đỉnh Hồng Đồi (Red Hill hay Marpori) cao 300m so với mặt bằng thành phố - ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara); là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa: hai ngọn đồi còn lại là: đồi Chokpori tượng trưng cho Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapani), và đồi Pongwari tượng trưng cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri).
IMG_3817_661858978.jpg
IMG_3808_378003092.jpg
IMG_3809_140810082.jpg
Nhìn vào chính giữa cung Potala là Hồng Cung (Red Palace), tường đắp màu son đỏ mà theo văn hoá người Tạng đó là biểu trưng quyền lực
IMG_3810_618365323.jpg
Trên nóc của Hồng Cung là nơi lưu giữ thi hài của các Đạt Lai Lạt Ma
IMG_3813_501648327.jpg
Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị. Kiến trúc lưỡng tông Hồng-Bạch này còn áp dụng cho tất cả các cung điện lớn nhỏ khác xây trong Tây Tạng
IMG_3820_154370781.jpg
Nhìn sang 2 bên ở chánh Tây và chánh Đông là các vọng gác; cánh trái trên hình là Namgyal Dratsang - nơi sinh hoạt của Tăng ni
IMG_3835_204988475.jpg
Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được 270m; diện tích hơn 360km2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1000 phòng nhỏ với gần chục ngàn Phật điện; vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá, và bùn; độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3600m, là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới. Phải nói rằng đó là một kỳ quan tôn giáo không chỉ riêng trong Lhasa mà của toàn nhân loại!
IMG_3827_233054590.jpg
Lộ trình khám phá cung điện Potala cho mọi du khách: xuất phát từ cửa vào phía Đông bên phải, leo các bậc đá đi lên, du khách sẽ đến được Bạch Cung. Sau khi thăm hết Bạch Cung sẽ theo đường liên thông (trên nóc toà nhà có màu vàng nằm giữa 2 cung) để đi sang mái của Hồng Cung. Thăm Hồng Cung từ tầng cao nhất xuống dưới rồi ra ở cửa sau Hồng Cung, từ đó men theo con đường kora phía Tây để đi ra khỏi Potala. Chú ý: vọng gác và khu điện Namgyal Dratsang không mở cửa cho khách thăm quan; từ cửa vào Bạch Cung cho đến lúc ra cửa sau của Hồng Cung du khách sẽ không được chụp ảnh; các phòng điện nhạy cảm của Potala đều đóng cửa; trong mỗi khu điện thờ mở cửa và ở các hành lang đều gắn camera theo dõi chặt chẽ! Trước đây phía ngoài Potala cung là hồ nước lớn, giờ đã bị lấp đi, xây thành quảng trường lớn. Con đường mới đang được trồng tỉa lại, chạy trước mặt cung điện
IMG_3839_968669155.jpg
Bỏ qua đường vào ở cổng chính, chúng tôi vào từ cổng chánh Tây của Potala ... và như thế tôi đã đến đây ... Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. Trên tấm bia đá ghi: Cung điện Potala được Unesco đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1994
IMG_3843_112039678.jpg
Ở cổng này có bàn kiểm tra hộ chiếu khách du lịch, nếu bạn mang hộ chiếu Việt Nam thì thủ tục kiểm tra nhanh chóng đến bất ngờ, sau đó là khu vực máy scan an ninh - mọi thứ chất lỏng dạng chai lọ cỡ vừa và lớn cùng với đồ dao kéo, đồ bắt cháy ... đều phải bỏ lại. Sau cửa này du khách mới thực sự đặt chân vào quần thể cung Potala, hình ảnh chánh Tây của cung - khu vực này không mở cửa cho khách vào thăm
IMG_3845_414402084.jpg
IMG_3850_397683650.jpg
IMG_3849_723371446.jpg
Con đường từ của phía Tây hợp lưu với đường vào từ cổng chính đi đến trạm soát vé thứ hai
IMG_3853_656917349.jpg
IMG_3856_114807699.jpg
IMG_3857_378480788.jpg
Từ đây ngước nhìn lên, cung Potala cao vời vợi ... chỉ vài trăm bậc đá nữa là tới được cửa vào Bạch Cung; mới nghe tưởng dễ dàng nhưng có leo từng bậc Potala mới thấy cái khắc nghiệt của thời tiết Lhasa; trong điều kiện không khí loãng bằng 68% mức thông thường, ở độ cao hơn 3600m, du khách ai cũng thở khò khè trong gió khan và nắng cháy, lại không được quên chụp ảnh xung quanh
IMG_3860_531391975.jpg
IMG_3862_627632777.jpg
IMG_3866_992914768.jpg
IMG_3868_762838044.jpg
IMG_3870_683908575.jpg
Con đường trắng tưởng như vô tận sẽ kết thúc ở cửa lớn dẫn vào khu vực tiền sảnh Bạch Cung. Lên đến đây, ai cũng phải dừng lại thở lấy sức, đồng thời đợi các đoàn đi trước vào hết bên trong để khỏi chen chúc
IMG_3875_778692133.jpg
IMG_3880_666019163.jpg
IMG_3881_873451383.jpg
IMG_3885_173084381.jpg
Từ đây đã có cái nhìn bao quát hơn về quảng trường phía trước Potala cung
IMG_3886_534730123.jpg
IMG_3896_627405493.jpg
Tiền sảnh Bạch Cung
IMG_3895_272290142.jpg
IMG_3892_763063136.jpg
Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun đỏ thắm buộc vải ngũ sắc, phía trên cánh cổng khổng lồ là phù điêu 7 con sư tử trắng với dòng chữ: Cánh cổng dẫn đến sự phồn vinh (The gate of storing prosperity). Nếu được vào cửa chính Hồng Cung, du khách sẽ gặp cổng lớn khác cũng bằng gỗ đỏ nhưng buộc lụa trắng, phía trên là dòng chữ: Con đường dẫn đến sự giác ngộ tâm thức hoàn toàn (The path to perfect spiritual enlightenment). Tuy nhiên cổng chính Hồng Cung thì hiếm ai được ngắm, lý do vì lộ trình đi thăm Potala xuất phát từ Bạch Cung rồi đi thông vào Hồng Cung từ trên nóc, đến lúc xuống thì ra bằng cửa hậu nên không qua cửa chính. Thông tin vừa nêu được người viết tham khảo từ sách The Potala do Unesco xuất bản.
IMG_3887_807680537.jpg
Hai bên cổng là mural của Tứ Đại Thiên Vương (Four Guardian Kings), được xem là tứ tướng hộ pháp của Đại thừa Mật tông. Vị mặt vàng là Bắc Vương Đa Văn Thiên tay cầm lọng, vị mặt đỏ là Tây Vương Quảng Mục Thiên tay cầm stupa, vị mặt xanh là Nam Vương Tăng Trưởng Thiên tay cầm kiếm, và vị mặt trắng là Đông Vương Trì Quốc Thiên tay cầm đàn. Những bức hoạ hình này là những mural lớn nhất, đẹp nhất, và chi tiết nhất về bốn Thiên Vương có thể nhìn thấy trong Tây Tạng
IMG_3888_493101172.jpg
Trong truyện Phong thần của Hứa Trọng Lâm có tích Ma Giai Tứ Tướng với câu chuyện bốn anh em họ Ma (Ma Lễ Thanh, Ma Lễ Hải, Ma Lễ Hồng, và Ma Lễ Thọ) phò Trụ Vương Ân Thọ đánh Tây Kỳ có nét tương đồng với tứ đại thiên vương. Tuy nhiên khắc hoạ của Ma Giai Tứ Tướng mang phong cách của Đạo giáo chứ không phải Phật giáo, xét về niên đại cũng ra đời trước rất lâu - khi đó nhắm vào cuối thời Ân Thương trước công nguyên và nhà Chu dựng cơ nghiệp đất Thần Châu; còn Phật giáo phải đến thời Đường sau công nguyên mới trực tiếp ảnh hưởng vào Tây Tạng. Các bức tranh tường của bốn vị Hộ pháp ở cung Potala thể hiện thuần tuý quan niệm của người Tạng chứ không hề có sự lai tạp nào.
IMG_3899_322630692.jpg
Tiếp tục đi qua các dãy hàng lang ngắn, du khách sẽ đến được sân trong của Bạch Cung (tiếng Tạng gọi là Deyangshar) vốn là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội Phật giáo
IMG_3905_393991802.jpg
Bên phải sân là khu nhà 2 tầng màu vàng là nơi sinh sống của Tăng ni, bên trái là phòng tu học của Tăng ni, còn ở giữa là chính điện Bạch Cung
IMG_3910_652539388.jpg
Bạch Cung nhô cao kỳ vĩ giữa nền trời xanh thẳm, tuy chỉ có 5 tầng lầu nhưng kiến trúc Bạch Cung tiêu biểu cho lối xây thượng thu hạ thách độc đáo mang màu sắc Tây Tạng, những tường xây bằng đá phiến trát đất sét trắng nghiêng vào bên trong chứ không thẳng đứng, mỗi tầng lầu là các cửa sổ lớn và ban công phủ vải bạt đen, trên mái vòm vuông vức sử dụng màu đỏ và màu vàng để trang trí.
IMG_3913_863301287.jpg
IMG_3912_401001374.jpg
Tổng hoà 3 màu sắc trắng, đỏ, vàng tượng trưng cho hoà bình, quyền lực, và sự viên mãn.
IMG_3914_240527453.jpg
IMG_3915_229572283.jpg
IMG_3918_329519210.jpg
IMG_3920_514281657.jpg
IMG_3923_675597732.jpg
... Như bị lường gạt, các đoàn khách đi lướt qua các gian điện thờ, ngắm nhìn các pho tượng và tranh tường trong chớp mắt, chưa kịp hiểu mình đang ở đâu thì đã bước tới cửa sau của Hồng Cung
IMG_3922_305622762.jpg
Ra đến ngoài cửa sau của Hồng Cung, khách du lịch ai cũng thấy hụt hẫng! Nội cung chiến thành vĩ đại của người Tạng đó sao? cung điện mùa đông của Đạt Lai Lạt Ma chỉ là nhiêu đó? Có lẽ do chủ ý của Trung Quốc làm khách thăm quan không ai chiêm ngưỡng được vẻ đẹp quý báu thực sự của Potala: hàng người này đến hàng người khác xô đẩy luồn lách trong những hành lang nhỏ tối om om; giọng hướng dẫn viên oang oang vẳng vào từng góc nhỏ; những căn phòng đóng cửa, những ổ khoá im lìm, camera bí mật bố trí ở tất cả các cửa ra vào; ánh sáng vàng vọt le lói trên cao không đủ soi tỏ bệ thờ, những pho tượng nghìn tuổi được khoá sau những hàng rào gỗ cao quá đầu người, những tấm thangka và tranh tường khuất sau lưới sắt, những mandala 3D cất trong tủ kính mờ, những câu kinh Phạn-Tạng cuộn thành từng gói nằm phủ bụi trên kệ; những tấm biển chú thích sơ sài dưới chân những Stupa vàng ròng cực lớn ... Người ta không cảm thấy được sự thâm nghiêm và cao quý của nơi đây, cái hồn xưa cũ của Potala dường như đi vắng!
IMG_3929_123511461.jpg
Chúng tôi men theo con đường phía sau để đi xuống. Được biết con đường này vốn dành cho các nhà sư cưỡi ngựa lên Potala, riêng Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 còn lái xe ôtô lên xuống!
IMG_3938_621082133.jpg
IMG_3940_561550594.jpg
IMG_3926_242000129.jpg
Khu vực công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao
IMG_3930_516113555.jpg
IMG_3942_339948044.jpg
Cánh cổng cuối cùng của quần thể cung Potala, ra khỏi đây, chúng tôi lại bắt đầu một cuộc đi dạo mới, đó là đi hết vòng Kora lớn theo tường bao ngoài dưới chân cung điện
IMG_3948_467975068.jpg
Con đường này đẹp tuyệt vời! hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường, chốc chốc lại có người đi tra dầu bôi trơn cho từng chiếc, những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa cái nắng trưa oi ả. Ở đây, người viết gặp nhiều người Tạng hơn cả, khác với bên trong cung điện Potala đa phần là khách thập phương
IMG_3952_604699169.jpg
IMG_3953_872868221.jpg
IMG_3955_260472114.jpg
IMG_3956_402892296.jpg
IMG_3960_677275191.jpg
IMG_3949_866289951.jpg
Ngước nhìn lên có thể thấy phía sau của cung Potala
IMG_3958_827885197.jpg
IMG_3957_720928616.jpg
Ba stupa lớn trong công viên phía sau cung Potala
IMG_3963_394728445.jpg
Con đường Kora kết thúc cũng là lúc du khách đến bến xe buýt trước cửa cung Potala
 
Lơ Xe
6/6/04
15.553
12.405
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Re:Kế hoạch hành trình đoàn xe Caravan đầu tiên của Việt Nam đến Tây Tạng &Everest Base Camp

EXPEDITION EVEREST BASE CAMP 2013

Program 27 days / 26 nights
Period August 2012
Sector Vietnam – China – Tibet expedition

Details and informations
1 unit of GMS rally car and 3 staffs drive from Bangkok – Tay Trang – Dien Bien Phu – Sapa – Lao Cai and wait the convoy come from Ho Chi Minh city
The convoy going to cross the border Lao Cai (Vietnam) to Hekou (China) together and the staff of China side will wait for border clearance before leaving Hekou – Jian Shui – Kunming and start the expedition until end of program back to Vietnam via Gouyiguan border facing with Huu Nghi Vietnam border and rive to Hanoi and down South until Ho Chi Minh city

Tour fare in US$ per person in twin sharing: 5,000 USD$
Vehicle permission fee 1.500USD$ (per unit)
The tour price is base on 25 – 40 pax (no FOC)

Tour cost are inclusive of

- Accommodation at hotel 3 / 4 stars with daily breakfast in China for 26 nights (with 2 nights camping)
- Experience Tour leader from GMS Rally and China and Tibet with 2 service cars and 6 staffs
- take care the convoy throughout the itinerary
- Accommodations and meals of staffs team service from Thailand and China
- Full board meals 52 meals during the trip in China
- Official Permission enter in China and Tibet
- Entrances fee on site and palace throughout the itinerary
- Two (2) big oxygen tank for whole group with 1 oxygen pillow per person / Parking fee
- Tibet tour guide will accompany the convoy since the convoy enter to Tibet
Tour fare are exclusive of

- Gasoline throughout the program (distance approx. 9500Kms in total)
- Gasoline (Bensin 10RMB i.e. 1.56US$/liter) (Diesel 8RMB i.e. 1.33USD$/liter)
- Personal expenses and other expense didn’t mention in the program
- Visa China
(Avoid to stay in single due to problem High Altitude sickness in the night time,better to be 2 persons in the room)
The reservation and booking should be confirm 3 month prior to the departure date for official permission both in China and Tibet

Somsak Burapapipath
GMS Rally
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
11/12/09
1.038
31
0
Re:Kế hoạch hành trình đoàn xe Caravan đầu tiên của Việt Nam đến Tây Tạng &Everest Base Camp

Hoành tráng! Chừng nào phải nộp tiền quyết tâm vậy bác?
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
6/11/07
2.412
6.655
113
Re:Kế hoạch hành trình đoàn xe Caravan đầu tiên của Việt Nam đến Tây Tạng &Everest Base Camp

15 xe có hơi ít k bác , 20 xe cho nhiều thành viên có thêm cơ hội
Có cho e ké thì 1 Navara :)
 
Hạng B2
15/11/12
123
1
18
40
Quận 8
Re:Kế hoạch hành trình đoàn xe Caravan đầu tiên của Việt Nam đến Tây Tạng &Everest Base Camp

Hành trình đáng để đi, nhưng mà cái phí khoảng 6.500 usd. Phấn đấu dữ lắm đây