<h2>Dù mượn tay Savills để hợp thức hóa việc bán nhà qua sàn cho đúng luật, nhưng Keangnam lại bị phát giác ở chứng cứ: hóa đơn của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội cấp cho người mua là Công ty TNHH 1TV Keangnam
Vina, nội dung đăng tải trên truyền hình không phải là thông báo bán nhà mà là quảng cáo logo khu căn hộ Keangnam Landmark Tower.</h2>Sự việc khách hàng mua căn hộ Keangnam tố chủ đầu tư không bán nhà qua sàn đã được Infonet tìm hiểu, phản ánh và vụ việc ngày càng hé lộ những chứng cứ chứng tỏ chủ đầu tư Hàn Quốc này thiếu minh bạch trong việc bán căn hộ đắt nhất Hà Nội.
Những chứng cứ mà phía Savills cung cấp tới Tòa án huyện Từ Liêm để chứng minh việc chuyển nhượng một số căn hộ thuộc dự án Keangnam HaNoi Landmark Tower đã thực hiện giao dịch mua bán tại Sàn Savills đã bị đại diện ủy quyền một số chủ căn hộ phản bác vì không phù hợp.
Trong số các tài liệu mà Công ty TNHH Savills Việt Nam (gọi tắt là Cty Savills) đã cung cấp tới Tòa án huyện Từ Liêm có bản photo trích nội dung đăng thông báo bán nhà Khu căn hộ Keangnam Landmark Tower trên Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam vào các ngày 31/7, 1/8 và 2/8/2008 và hóa đơn giá trị gia tăng ngày 8/8/2008 của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội cấp cho người mua là Công ty TNHH 1TV Keangnam Vina.
Trao đổi với PV Infonet, bà Nguyễn Thị Hằng Nga, giảng viên Học viện Tư Pháp (Bộ Tư pháp) – người đại diện ủy quyền của một số chủ căn hộ cho biết: những chứng cứ trên không đúng theo quy định tại mục 3 phần 3 Thông tư 13/2008/BXD. Theo quy định này, thời gian thực hiện công khai các thông tin về bất động sản tối thiểu là 7 ngày tại Sàn giao dịch.
Trong thời hạn nêu trên các thông tin về tên dự án, loại, số lượng bất động sản, địa điểm và thời gian tổ chức việc bán phải được Sàn giao dịch đăng tải trên 3 số báo liên tiếp và 1 lần trên đài truyền hình địa phương. Do không bán căn hộ Dự án Keangnam Landmark Tower nên Sàn Savills không có các chứng cứ thể hiện việc Sàn đã công khai các thông tin về căn hộ dự án Keangnam tối thiểu 7 ngày tại Sàn.
Nội dung ghi trong hóa đơn là quảng cáo logo khu căn hộ Keangnam Landmark Tower và hóa đơn được ghi rõ đơn vị cấp là Cty Keangnam.
Mặt khác, theo hóa đơn giá trị gia tăng ngày 8/8/2008 của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội thì người mua dịch vụ là Công ty TNHH 1TV Keangnam Vina (gọi tắt là Cty Keangnam) chứ không phải là Sàn Savills như quy định tại mục 3 phần 3 Thông tư 13/2008/BXD.
Nội dung ghi trong hóa đơn là quảng cáo logo khu căn hộ Keangnam Landmark Tower và hóa đơn được ghi rõ đơn vị cấp là Cty Keangnam.
Hơn nữa, nội dung đăng tải trên truyền hình không phải là thông báo bán nhà mà là quảng cáo logo khu căn hộ Keangnam Landmark Tower. Điều này có thể khẳng định Sàn Savills không thực hiện các nghĩa vụ về việc công bố thông tin tại Sàn cũng như trên báo chí, truyền hình về Dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower như quy định tại mục 3 phần 3 Thông tư 13/2008/BXD.
Trần Như Trung, Phó Giám đốc Savills Hà Nội: "Cty Savills đã công khai các căn hộ trong 7 ngày từ ngày 29/7/2008 đến ngày 5/8/2008 đồng thời tư vấn hỗ trợ Cty Keangnam đăng tải thông tin bán căn hộ trên Thời báo Kinh tế Việt Nam tại ba số báo liên tiếp các ngày 31/7, 1/8 và 2/8/2008. Đăng thông báo trên đài truyền hình HN ngày 1/8/2008.[class="pbody"]Theo phân tích của bà Nga, các chủ căn hộ không đến địa điểm đăng ký của Sàn Savills trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trên thông báo hoạt động của Sàn Savills gửi Sở Xây dựng Hà Nội tại tầng 13 Tòa nhà Pacific Place – 83B Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Các chủ căn hộ chỉ đến mua căn hộ tại K1 Khu Nhà mẫu Keangnam, đây cũng là địa điểm của Cty Keangnam được ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư.
Do đó, các chủ căn hộ đã ký bản đăng ký với Cty Keangnam và đó cũng là một trong những căn cứ được nêu trong hợp đồng mua bán căn hộ. Vì thế, không có bản đăng ký do các chủ căn hộ ký với Sàn Savills như quy định tại quy trình cấp giấy xác nhận qua Sàn do Cty Savills quy định. Sàn Savills không bán căn hộ của dự án Keangnam Landmark Tower nên Sàn Savills không có các chứng cứ thể hiện việc Sàn đã công khai các thông tin về bất động sản theo đúng quy định tại mục 3 phần III Thông tư 13/2008/BXD của Bộ Xây dựng tại Sàn giao dịch.
Mặt khác, cũng theo quy định tại quy trình này, sau khi khách hàng ký hợp đồng và thanh toán lần đầu, giám đốc Sàn sẽ ký xác nhận qua sàn và gửi cho chủ đầu tư và Sở Xây dựng. Các chủ căn hộ đã thanh toán lần đầu tiền mua căn hộ vào ngày ký hợp đồng (từ tháng 8/2008 đến tháng 5/2010) nhưng Sàn Savills đã không gửi giấy xác nhận qua sàn đến Sở Xây dựng để báo cáo nhằm khẳng định các căn hộ đã được giao dịch theo đúng quy định của pháp luật như quy định tại Thông tư 13/2008/BXD của Bộ Xây dựng.
Điều đáng nói, chỉ sau khi các chủ căn hộ khởi kiện về việc Cty Keangnam đã không bán các căn hộ qua Sàn giao dịch BĐS vào ngày 4/3/2013 thì Sàn Savills đột nhiên cấp xác nhận đã giao dịch qua sàn cho các căn hộ sau khi các chủ căn hộ đã ký hợp đồng mua bán từ 3 đến 5 năm.
“Điều này lại thêm một lần nữa chứng minh Giấy xác nhận qua sàn chỉ là việc cấp khống để Cty Keangnam và Cty Savills hợp thức hóa một việc làm vi phạm pháp luật”, bà Nguyễn Thị Hằng Nga nói.
Trước đó, trả lời PV Infonet về sự việc khách hàng mua căn hộ Keangnam tố Savills tiếp tay xác nhận khống, ông Trần Như Trung, Phó Giám đốc Savills Hà Nội nói rằng "Cty Savills đã công khai các căn hộ trong 7 ngày từ ngày 29/7/2008 đến ngày 5/8/2008 đồng thời tư vấn hỗ trợ Cty Keangnam đăng tải thông tin bán căn hộ trên Thời báo Kinh tế Việt Nam tại ba số báo liên tiếp các ngày 31/7, 1/8 và 2/8/2008. Đăng thông báo trên đài truyền hình HN ngày 1/8/2008. Như vậy đáp ứng yêu cầu pháp luật".
Nhóm PV Kinh tế