Khi lái xe trên đường yêu cầu vô lăng phải chuyển động êm dịu và ổn định cả trên đường phố (đường nhẵn, bằng phẳng) và đường ngoài thành phố (đường mấp mô).
Vô lăng được lắp ở phần đầu của trục lái. Trục này được gắn với bảng táp lô và khung xe.
Bên trong trục lái có một trục được làm bằng kim loại được gọi là trục chính. Trục chính có nhiệm vụ truyền lực từ vô lăng đến thanh răng và bánh răng hoặc cơ cấu lái mỗi khi người lái tác dụng lực vào vô lăng.
Hệ thống treo đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển sự di chuyển của bánh trước và bánh sau, cả theo phương thẳng đứng và phương ngang. Khi những bộ phận này bị mòn chúng làm cho hệ thống lái bị rung lắc trong suốt quá trình chuyển động của xe.
Đối với xe cầu trước chủ động, hệ thống lái sẽ có những hư hỏng đặc trưng riêng vì ở loại xe này công suất động cơ sẽ được truyền tới cầu trước (các bánh trước) thay vì truyền tới cầu sau (các bánh sau) trong khi ở phía cuối của trục lái lại được lắp với rất nhiều bộ phận có chuyển động như ngỗng trục, khớp cầu, thanh ngang nên khi có công suất động cơ đặt lên sẽ làm cho chúng mòn rất nhanh.
Khắc phục sự cố:
Thứ 1: Kiểm tra trục dẫn động cầu trước
Các khớp nối có thể bị mòn gây ra sự rung động ở cuối trục. Do các lực tác động lên nó phức tạp nên rất khó để mô phỏng điều kiện làm việc của trục. Để kiểm tra: thay mới trục sau đó kiểm tra lại xem nó có bị rung lắc nữa không.
Thứ 2: Kiểm tra xem đĩa phanh trước có bị cong vênh hay không.
Nguyên nhân: Khi lái xe xuống dốc dài hoặc trong điều kiện như đua xe sẽ dẫn đến đĩa phanh bị quá nhiệt (do lực ma sát và áp lực đặt lên đĩa phanh lớn) làm cho đĩa phanh bị cong vênh. Khi đĩa phanh bị cong vênh sẽ gây ra hiện tượng vô lăng bị lắc khi đạp phanh.
Kiểm tra: Dùng tay quay đĩa phanh. Yêu cầu đĩa phanh phải quay trơn, không bị sít và không có điểm dừng cứng (dừng đột ngột) trong một vòng quay. Nếu đĩa phanh bị cong vênh cần tiến hành thay thế. Đĩa phanh có thể gia công để nắn thẳng lại nhưng khi đó sẽ làm giảm khối lượng đĩa phanh dẫn đến thoát nhiệt kém vì vậy khuyến cáo không nên sửa chữa với hiện tượng đĩa phanh bị cong vênh.
Đĩa thắng trước, Bố thắng và cụm ca líp/
Thứ 3: Kiểm tra độ mòn của khớp cầu trên và dưới. Khi khớp cầu ở hệ thống treo bị mòn sẽ làm cho vô lăng bị rung. Khớp cầu là hạng mục được kiểm tra thường xuyên khi tiến hành bảo dưỡng. Kiểm tra xem khớp cầu dưới và đầu thanh kéo có bị quá mòn không.
Rotuyn lái và khớp cầu trên, dưới
Thứ 4: Kiểm tra phần trong rotuyn và đầu rotuyn.
Rotuyn lái và đầu thanh kéo là hạng mục kiểm tra thường xuyên giữa các kỳ bảo dưỡng. Để kiểm tra rotuyn lái và đầu thanh kéo cần có 2 người: một người ở buồng lái đẩy vô lăng tiến, lùi (về phía trước và sau), một người ở dưới quan sát. Nếu phát hiện thấy sự dịch chuyển của bất kỳ bộ phận nào của hệ thống lái thì cần tiến hành thay thế.
Thứ 5: Kiểm tra bệ máy (giá bắt động cơ lên khung xe).
Động cơ được bắt lên khung xe bởi giá đỡ bệ máy. Những giá đỡ này được làm bằng cao su giảm chấn. Khi những giá đỡ này bị mòn nó sẽ làm cho xe bị rung khi tăng tốc.
(Nguồn: visuantoancuaban.com)