Tập Lái
12/11/10
2
0
0
Là biểu tượng du lịch của đảo quốc sương mù, là hình ảnh quá đỗi quen thuộc với người dân London, vẫn ít ai biết được rằng, lịch sử hình thành của taxi đen lại trải qua nhiều thăng trầm và biến cố...
Thế kỉ 17 đã ghi nhận chiếc taxi đầu tiên ra đời. Thực chất, đó là loại xe ngựa kéo bốn bánh, dành để cho thuê được Hackney sáng tạo nên. Bởi tính tiện lợi, phương tiện chuyên chở này đã trở nên rất thịnh hành vào thời gian đó. Người dùng gọi một chiếc, trả tiền và lái xe sẽ đánh ngựa đến nơi khách yêu cầu. Năm 1635, dịch vụ thuê xe ngựa kéo Hackney chính thức được cấp phép và đi vào hoạt động tại Anh.
taxi1.jpg

Chiếc "taxi" đầu tiên tại London
Hơn 200 năm sau, cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp, cơ giới hoá mới bắt đầu xâm nhập vào lĩnh vực vận chuyển thuê. Năm 1897, chiếc taxi chạy điện đầu tiên xuất hiện trên đường phố London, với tên gọi Berseys. Thế nhưng, vì tiếng kêu quá lớn của động cơ, người ta buộc phải đặt cho chúng biệt danh là những chú "chim ồn ào". Ngoài khả năng gây náo động rất đáng nể, "chim ồn ào" cũng không phải một chiếc xe để người ta có thể tin tưởng. Sau khi gây ra khá nhiều vụ tai nạn, Berseys khiến lòng tin của công chúng dành cho nó cứ bốc hơi dần, và đến năm 1900 thì nó gần như bị người dân kì thị.
 

Prunel-1903.JPG

Chiếc Prunel
Đến năm 1903, phiên bản động cơ xăng đầu tiên của taxi ra đời. Đó là chiếc Prunel của một người Pháp. Những mẫu xe khác cũng lần lượt xuất hiện như Rational, Simplex, Herald... tuy nhiên, cái tên của chúng đã nhanh chóng bị chìm vào quên lãng. Một nỗ lực giới thiệu mẫu 200 Ford Bs cũng không thành vì thiếu hụt tài chính. Phải đến năm 1906, 500 chiếc taxi hiệu Renault được giới thiệu tại công ty General Cab mới tạo nên được "cuộc cách mạng" cho ngành dịch vụ taxi ở London. Đây cũng là năm mà Văn phòng xe công ban hành thêm những quy định chặt chẽ về hoạt động của xe taxi.
Tất cả những chiếc taxi đen ở London bắt buộc phải vượt qua được kỳ kiểm tra phù hợp. Điều này có nghĩa là xe phải quay đầu được trong một vòng tròn nhỏ cỡ 7.6m; trần xe phải đủ cao để một người khách khi đội mũ quả dưa có thể ngồi được thoải mái; cửa lên phải thấp, cách mặt đất chỉ khoảng 38cm; và phải thuận tiện cho người đi xe lăn có thể lên được.
Đến năm 1907, đồng hồ đo Taximeter được bắt buộc sử dụng. Đó cũng là thời điểm và lí do để những chiếc taxi chính thức được mang tên là "taxi". Năm này cũng ghi nhận thế độc tôn của mẫu xe hiệu Unic của Mann & Overton trên thị trường xe taxi London.
1907-unic.jpg

1907 Unic
Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, các nhà sản xuất chuyển hướng sang sản xuất đạn dược và vũ khí. Rất nhiều tài xế cũng chuyển hướng hoạt động đẩy ngành dịch vụ taxi đối mặt trước một khó khăn vô cùng lớn. Có thời điểm, người ta không thấy có chiếc taxi nào xuất hiện trên đường phố London.
Một năm sau khi chiến tranh kết thúc (1919), London tiếp tục chứng kiến sự ra đời của mẫu Beardmore đầu tiên và năm 1923 là MK2. Thêm vào đó, những quy định được sửa đổi lại vào năm 1927 đã thu hút thêm nhiều nhà sản xuất nhập cuộc. Đầu năm 1928, các quy định về hoạt động kinh doanh taxi chính thức có hiệu lực. Đó cũng là năm hãng thương mại Morris giới thiệu chiếc taxi của riêng mình. Đến năm 1929, MK3 Beardmore ra đời. Cùng với Morris, nó nhanh chóng xác lập được vị trí  và trở nên rất phổ biến.
Không chịu kém cạnh, Mann và Overton ngay lập tức đỡ đầu cho dự án sản xuất những chiếc taxi hiệu Austin trên cơ sở mẫu xe 12/4 và đặt tên cho nó là 'High Lot', để cạnh tranh với Beardmore và Morris. Năm 1934, phiên bản 'Low Loader" của Ausitn tiếp tục được giới thiệu và trở thành mẫu xe được ưa chuộng nhất thập kỉ đó. Không chỉ rẻ tiền, phiên bản mới còn vận hành khá an toàn và lại được sản xuất với số lượng lớn. Nó đã đẩy các nhãn hiệu khác rơi vào thế bí.
Austin124.jpg

High Lot nhanh chóng đầy các đối thủ vào thế bí vì có quá nhiều ưu điểm
Nhưng chưa hết những biến cố, chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra lại thêm một lần nữa dội bom vào ngành dịch vụ mang tên taxi. Hoạt động sản xuất xe bị ngừng trệ trong suốt thời gian xảy ra chiến sự. Rất nhiều xe taxi bị chuyển mục đích sử dụng thành phương tiện khai hoả bổ sung. Với lượng tài xế đã giảm xuống đáng kể, mạng lưới phân phối xăng dầu gần như tê liệt, hoạt động taxi lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đó cũng là thời kì khủng hoảng của taxi London.
Năm 1948, chiếc Austin FX3 xuất hiện đánh dấu sự phục hồi của ngành thương mại taxi. Thiết kế 3 cửa, cửa lên rộng và chỗ để hành lý tiện dụng, nhà sản xuất còn tung ra nhiều lựa chọn động cơ: phiên bản chạy xăng 2.2 lít số tay và phiên bản chạy dầu diesel được bổ sung ngay sau đó. Tiếp theo, một mẫu Austin sở hữu động cơ diesel 2.2 lít ra đời, phiên bản chạy xăng được nâng cấp lên tỉ số nén 9:1. Nhờ đó, Austin tiếp tục thống trị thị trường sản xuất xe taxi tại Anh đến tận cuối những năm 50. Trong khoảng 10 năm, đã có hơn 7.000 xe FX3 ra đời.
AustinFX3.jpg

Xe Austin FX3
 
austinFX4.jpg

Austin FX4
Năm 1958, mẫu Austin FX4  tiếp tục làm khuynh đảo thị trường và trở thành biểu tượng vận chuyển hành khách tại Anh. Thiết kế thân xe được thay đổi một cách ấn tượng. Cửa kính xe được cải tiến. Không giống như FX3, FX4 có 4 cửa và khoang để hành lý rất rộng. Mẫu mới tiếp tục ứng dụng kiểu cửa sau có khớp bản lề dành cho hành khách lên xuống. Các phanh thuỷ lực học và nhiều cải tiến khác đồng thời xuất hiện như hàng ghế sau dành chỗ cho 2 đến 3 người, ghế ngồi có thể ngả ra sau cũng được bổ sung. Thêm hệ thống chiếu sáng và sưởi ấm mới, chiếc taxi đã trở nên tiện nghi và sang trọng hơn hẳn. Mẫu xe đã được sản xuất liên tục trong 39 năm với 7 biến thể động cơ khác nhau. Năm 1997, những chiếc FX4 cuối cùng xuất  xưởng và hiện giờ, đôi khi người ta vẫn còn thấy một vài chiếc chạy trên đường phố London. Có đến 75.000 chiếc đã ra đời trong suốt gần 40 năm tồn tại như thế.
Năm 1958, mẫu Austin FX4  tiếp tục làm khuynh đảo thị trường và trở thành biểu tượng vận chuyển hành khách tại Anh. Thiết kế thân xe được thay đổi một cách ấn tượng. Cửa kính xe được cải tiến. Không giống như FX3, FX4 có 4 cửa và khoang để hành lý rất rộng. Mẫu mới tiếp tục ứng dụng kiểu cửa sau có khớp bản lề dành cho hành khách lên xuống. Các phanh thuỷ lực học và nhiều cải tiến khác đồng thời xuất hiện như hàng ghế sau dành chỗ cho 2 đến 3 người, ghế ngồi có thể ngả ra sau cũng được bổ sung. Thêm hệ thống chiếu sáng và sưởi ấm mới, chiếc taxi đã trở nên tiện nghi và sang trọng hơn hẳn. Mẫu xe đã được sản xuất liên tục trong 39 năm với 7 biến thể động cơ khác nhau. Năm 1997, những chiếc FX4 cuối cùng xuất  xưởng và hiện giờ, đôi khi người ta vẫn còn thấy một vài chiếc chạy trên đường phố London. Có đến 75.000 chiếc đã ra đời trong suốt gần 40 năm tồn tại như thế.
Một mẫu xe cũng "sống" rất lâu trong lịch sử taxi London là Metrocab. Nó xuất hiện từ năm 1987 và còn tồn tại trong suốt 20 năm tiếp theo. Mẫu taxi này có thân xe được làm bằng sợi thuỷ tinh và trang bị động cơ của Ford Transit. Đến năm 2006, nó chính thức bị "khai tử" và nhường chỗ cho một nhân vật mới là TX4. Chiếc xe này sử dụng động cơ VM Diesel Turbo và đạt tiêu chuẩn xả thải Euro 4. Sau đó, mẫu Mercedes Vito Cab 2008 trang bị động cơ diesel turbo 2.2 lít được  hiệp hội xe xanh thành phố EcoCity Vehicles đưa vào hoạt động và hoàn thiện đội ngũ taxi đen ở London. Cho đến ngày nay, ngành dịch vụ taxi tại London vẫn được coi là hệ thống chuyên chở hành khách công cộng đầu tiên trên thế giới.
metrocab.jpg

Metrocab bị khai tử năm 2006
để nhường chỗ cho...

mercedes-vito-taxi.jpg

Mercedes Vito Cab 2008
Trên thực tế, những chiếc taxi ở London không hoàn toàn là màu đen. Chúng có thể được dán quảng cáo ở khắp xe nhưng phải trừ phần đuôi vì đây là nơi gắn số đăng ký và giấy phép lái xe.
Ngày xưa, hầu hết những người làm nghề lái taxi đều phải thuê xe của một ông chủ, giờ đây thì gần như ai cũng hành nghề bằng xe của chính mình. Người lái taxi đen ở thủ đô London phải vượt qua một kỳ sát hạch về kiến thức rất khó khăn. Để vượt qua kỳ thi này họ phải học trong vòng hai năm, và phải nhớ được khoảng 25.000 con đường gần trung tâm London, đồng thời cũng phải biết cách tìm ra con đường ngắn nhất.
Có một điều thú vị là có thể người lái xe sẽ không dừng lại khi bạn vẫy họ nếu biển báo “taxi” trên nóc xe không bật sáng. Những người làm nghề lái taxi không phải thắt dây an toàn khi đang làm việc, do đó nếu bạn nhìn thấy họ đang đeo dây an toàn thì có thể là họ đang trên đường trở về nhà, và tất nhiên sẽ không dừng lại để đón khách. Một chú ý nữa là những người lái taxi không bắt buộc phải đưa lại tiền thừa cho khách hàng. Họ có thể gửi đến nhà cho khách qua đường bưu điện nếu như đồng tiền trả có mệnh giá quá lớn.
Giá cước taxi được Quốc hội quy định trên cơ sở thời gian và khoảng cách, cộng thêm cả một số khoản khác như: số lượng hành khách phụ trội, hành lý vượt quá 60cm chiều dài, thuê vào ban đêm, cuối tuần hay vào kỳ nghỉ...
Thêm một số thông tin về lịch sử ra đời xe taxi trên thế giới:
>> Từ "taxi" bắt nguồn từ "Taximeter", dụng cụ đo thời gian và quãng đường xe đi để cho phép tài xế dễ tính tiền khách. Wilhelm Bruhn, một người Đức đã sáng tạo ra công cụ này từ năm 1891. Nhưng ban đầu, Taximeter bị coi là một "phiền phức" vì nó khiến các tài xế không tự quyết định được giá cả.
>> Daimler Victoria là cái tên gắn liền với sự ra đời của dòng xe taxi bởi đây là hãng sản xuất xe taxi đầu tiên trên thế giới. Ngày 26/06/1896, Friedrich Greiner, người chuyên hoạt động vận tải ở Stuttgart đã đặt hàng  một chiếc xe đặc biệt với Daimler Motoren Gesellchaft (DMG) tại Cannstatt: ông muốn có một chiếc Daimler được trang bị đồng hồ tính tiền theo km (taximeter), có thể sử dụng một phiên bản xe lan đô của chiếc Daimler Victoria như một chiếc taxi. Chiếc xe có số đặt hàng là 1.329 và được cung cấp cho khách hàng vào tháng 07/1897.
>> Người đầu tiên bị thiệt mạng vì tai nạn taxi là Henry Bliss, một công dân Mỹ 60 tuổi. Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 13/9/1899 tại New York. Năm đó, ở đường phố New York mới có khoảng vài trăm chiếc taxi hoạt động.
>> Ngoài taxi đen ở London rất nổi tiếng, thêm một thương hiệu taxi vàng tại New York cũng được rất nhiều người trên thế giới biết đến. Ý tưởng về loại hình taxi vàng được Harry Allen khởi xướng. Ban đầu, anh chỉ có ý định sơn màu vàng chiếc taxi của mình cho nổi bật, không ngờ sau đó, nó đã trở thành một trào lưu tại New York.
 
Theo mycar.vn